Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền phong. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 1, 2022

Làng làm đũa cau Nàng Rưng tất bật đón Tết

Từ những cây cau rừng hay còn gọi là cau Nàng Rưng, qua đôi tay chế tác của người dân ở xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), đã trở thành món hàng được nhiều người ưa chuộng trong dịp Tết.

Nằm bên ga tàu ở thôn 1, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh được biết đến với nghề làm đũa cau Nàng Rưng. Ở đây hiện có 20 hộ dân theo nghề. Những ngày cuối năm, người dân làng nghề tất bật để làm đũa phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày Tết.

13 thg 1, 2022

Bí ẩn chín khẩu đại bác cổ tại Huế được vua phong ‘Thượng tướng quân’

“Cửu vị thần công” tại Huế hiện là bảo vật quốc gia. Dưới thời vua Gia Long, 9 khẩu thần công được phong danh hiệu “Thần oai vô địch Thượng tướng quân”.

Theo các sử liệu, 9 khẩu thần công mà dân Huế thường kính cẩn gọi là “Cửu vị thần công” được làm bằng đồng, đúc từ tháng 1 đến tháng 12/1804, dưới thời vua Gia Long.

Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế

An Định cung là khu cung điện nổi tiếng tọa lạc bên bờ sông An Cựu, trên trục đường Phan Đình Phùng, TP Huế ngày nay. Nơi đây từng là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử cho đến lúc trở thành hoàng đế. Sau này, biệt cung được vua Bảo Đại thừa kế và từng sống ở đây khi đã thoái vị.

Cung An Định có diện tích rộng hơn 23.460 m², xây dựng trên địa hình bằng phẳng, nằm trong hệ thống các cung điện của triều Nguyễn. Cung điện được vua Khải Ðịnh cho xây dựng vào năm 1917, trên cơ sở của một vương phủ nhỏ. Cung điện quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Khi còn nguyên vẹn, cung có khoảng 10 công trình.

Đặc sắc kiến trúc lăng đá võ quan tại Bắc Giang

Lăng đá họ Ngọ còn gọi là Linh Quang Từ được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) tại làng Thái Thọ, xã Thái Sơn (Hiệp Hòa, Bắc Giang). Đây là nơi lưu giữ thi hài Phương quận công Ngọ Công Quế, một võ quan nổi tiếng dưới triều vua Lê Hy Tông (1679 - 1705). Công trình được chạm khắc công phu, mang đậm dấu ấn điêu khắc thời Lê - Mạc, được bảo tồn gần như nguyên vẹn kể từ khi xây dựng.

Lăng đá có hình chữ nhật, chia làm hai lớp. Cửa lăng hướng về phía Nam, nơi có hồ nước trong xanh. Tương truyền, Quận công thuê thợ đánh đá và đục chạm ngay tại chỗ theo quy cách rồi mới chuyển về lăng. Một lần, khi xe chở voi đá, ngựa đá qua cửa đền Y Sơn gần đó, xe không đi được. Sau khi ông làm lễ và cúng vào đền đôi ngựa đá và voi đá, từ đó việc đánh đá xây lăng mới trôi chảy.

Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ

Làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) nằm ven bờ sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội chưa đến 20km.

Nếu Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) là làng Việt cổ điển hình của vùng trung du Bắc Bộ, thì nơi đây lại là nơi mang những đặc trưng của làng cổ ven sông… Ngay lối vào làng Cự Đà hiện vẫn còn rất nhiều những cổng cổ, khắc chữ Hán.

11 thg 1, 2022

Ô mai - vị Hà Nội vấn vương lòng người

Đến với Hà Nội, không thể không nhắc nhớ tới ô mai, thứ quà lâu đời và gây thương nhớ.

Vị chua ngọt, vị gừng khiến ô mai hấp dẫn đủ mọi lứa tuổi. Phạm Hương

Ô mai được xem là một thức quà vặt chinh phục được sở thích của mọi lứa tuổi, từ trẻ em, người lớn đến các bậc bô lão bởi hương vị tinh tế và loại hình sản phẩm ngày càng đa dạng.

Trùng trục xào hành răm ngọt ngào phù sa sông Tích

Đĩa trùng trục với màu trắng ngọc ngà, hòa với màu xanh rau răm và màu đỏ của cà chua, thơm nức. Chao ôi, vào mùa đông lạnh mà ăn món nóng này với cơm thì thật là tuyệt.

Món trùng trục xào hành răm. Trần Minh Ý

Nhà tôi gần đoạn cuối cùng của sông Tích (H.Chương Mỹ, Hà Nội), khi nó gặp và hòa vào dòng chảy của sông Bùi ở ngã ba làng Tiên Trượng và Bùi Xá.

Độc đáo bảo vật quốc gia Cửa võng tại đình làng Thổ Hà ở Bắc Giang

Cửa võng ở đình Thổ Hà thuộc làng Thổ Hà, xã Vân Hà (huyện Việt Yên, Bắc Giang) được chạm khắc công phu, tinh xảo trên từng thớ gỗ, có giá trị về nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển nghề gốm. Cửa võng này vừa được công nhận bảo vật quốc gia.

Cửa võng đình làng Thổ Hà làm bằng chất liệu gỗ sơn son thếp vàng và gốm. Cửa võng được tạo tác vào khoảng giai đoạn 1685-1692, với chiều cao 4,9m và chiều rộng 4,3m.

Cửa võng đình làng Thổ Hà được công nhận bảo vật quốc gia

Kỳ lạ tượng rồng đá 'miệng cắn thân, chân xé mình' ở Bắc Ninh

Rồng đá ở đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh là pho tượng có hình dạng độc đáo, chưa từng có trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Di tích đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh ở thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứ

9 thg 1, 2022

Ngắm kiến trúc Hội quán của người Hoa xưa ở Hà Nội sau khi được phục dựng

Với diện tích lên tới 1.800 m² trên phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), ít ai biết đến công trình Hội quán Quảng Đông mới được phục dựng ở đây là một quần thể kiến trúc cổ kính độc đáo đã tồn tại hơn một trăm năm.

Ngay dưới thời Tây Sơn, năm 1801, người Quảng Đông đã dựng Hội quán. Sau đó hơn mười năm, cộng đồng Phúc Kiến cũng dựng Hội quán. Hai tòa hội quán là nơi thờ của bà Thiên Hậu, nơi tụ họp của người Hoa.

8 thg 1, 2022

Khám phá vẻ đẹp kiến trúc của ngôi chùa Khmer tại Hà Nội

Tại Thủ đô Hà Nội có một ngôi chùa Phật giáo Nam tông khang trang với lối kiến trúc đậm nét văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ.

Ngôi chùa Khmer này nằm trong quần thể Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) với tổng diện tích 0,8ha. Ngôi chùa là nơi sinh hoạt tôn giáo, văn hóa của đồng bào Khmer giữa Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt vào các ngày lễ, Tết truyền thống của đồng bào Khmer, các vị sư sãi tập trung về đây tổ chức các hoạt động tôn giáo, văn hóa hết sức ý nghĩa nên thu hút rất đông du khách đến tham quan.

7 thg 1, 2022

Ba pho tượng Tam Thế bằng đá 'độc nhất vô nhị'

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, ba pho tượng Tam Thế tại di tích chùa Linh Ứng, thôn Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) được các nhà nghiên cứu đánh giá là độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Trải qua thăng trầm lịch sử, chùa bị phá hủy nhiều lần, hiện vật gốc còn lưu lại là ba pho tượng Tam Thế tạc bằng đá

3 thg 1, 2022

Hàng nghìn con vạc trú ngụ ở ngôi chùa trăm tuổi xứ Kiên Giang

Chùa DoungLeySiRiVanSa còn gọi là chùa Đường Xuồng Mới ở xã Định Hòa, huyện Gò Quao, Kiên Giang được xây dựng cách đây hơn 110 năm, với kiến trúc độc đáo. Đáng chú ý, hơn 2 thập kỷ qua, ngôi chùa này là nơi trú ngụ của nghìn con vạc.

Chùa DoungLeySiRiVanSa (chùa Đường Xuồng Mới) được xây dựng vào năm 1910, với diện tích hơn 1,6ha.

Hoa mai anh đào nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen

Những ngày nghỉ Tết Dương lịch, hàng nghìn du khách mỗi ngày đổ về ngắm hoa mai anh đào đang nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.

2 thg 1, 2022

Chiều biên giới đẹp nao lòng với trăm hoa khoe sắc

Khung cảnh hoa đào, hoa mận, hoa ban sớm bung nở, khoe sắc dưới nắng chiều cuối năm bên những nóc nhà của đồng bào người Nùng tại huyện biên giới Hạ Lang (Cao Bằng) khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.

Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng hiện nay gồm 8 điểm di tích thành phần, phân bố trên địa bàn 3 thôn của xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội).

Ngày 9/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2383/QĐ-TTG về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt đối với khu di tích Đền Phù Đổng. Trong ảnh: Đền Thượng (đền thờ Thánh Gióng). Theo truyền thuyết, đền có từ thời Hùng Vương và được dựng trên nền nhà cũ của mẹ Gióng. Đến thế kỷ XI, vua Lý Thái Tổ cho tu bổ đền.

26 thg 12, 2021

Bước qua đình làng về miền cổ tích

Khu vực ngoại thành phía Nam Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng về quần thể kiến trúc đình làng cổ kính với cảnh sắc thiên nhiên được ví như miền cổ tích.

Cách trung tâm Hà Nội 25km về phía Nam, làng An Duyên (Tô Hiệu, Thường Tín, HN) có tên nôm là làng Mui.

Bánh đa xúc hến Đô Lương thơm lừng...

Gạo tẻ thơm bùi hòa với vừng đen hảo hạng và chất cay nồng của tiêu, tỏi, ớt tạo nên hương vị đặc trưng của bánh đa Đô Lương (Nghệ An). Chiếc bánh chỉ bé vừa chiếc đĩa, nhưng khi ăn có đủ vị bùi, mặn, cay,…không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu nước ngoài.

Trải qua 300 năm, người dân làng Vĩnh Đức (thị trấn Đô Lương, Nghệ An) vẫn luôn duy trì và phát triển nghề làm bánh đa. Những ngày cuối năm, làng nghề lại càng sôi động, tất bật sản xuất bánh đa phục vụ ngày Tết.

22 thg 12, 2021

Ngôi đền thờ phụng 8 vị vua nhà Lý được cấu trúc theo kiểu 'kinh đô'

Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) cùng với khu lăng mộ các vua nhà Lý là di tích quốc gia đặc biệt. Đây cũng là công trình văn hóa, lịch sử quan trọng nhất của thành phố trẻ Từ Sơn.

Nằm cách Hà Nội chỉ chừng 20km về phía Bắc, đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) tọa lạc tại xóm Thượng, thôn Đình Bảng (nay là khu phố Thượng, phường Đình Bảng, TP. Từ Sơn, Bắc Ninh).

Là một quần thể tín ngưỡng thờ 8 vị vua đầu tiên của nhà Lý, đền Đô được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vào ngày 25/01/1991. Năm 2014, nơi đây cùng với khu lăng mộ các vua nhà Lý đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

18 thg 12, 2021

Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng

Sản phẩm mỳ chũ của huyện miền núi Lục Ngạn, Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi. Thế nhưng, quy trình làm ra sợi mỳ mỏng manh, thơm ngon, dẻo dai đó thì không phải ai cũng biết.


Như "ngọc càng mài càng sáng", sợi mỳ chũ cũng phải trải qua một quy trình khắt khe cùng đôi bàn tay khéo léo của người thợ làm mỳ. Mỳ chũ kén gạo. Ngoài gạo Bao Thai thơm ngon được cấy trên vùng đồi Lục Ngạn thì chỉ có những hạt gạo trắng trong, căng tròn của quê lúa Thái Bình mới được dùng làm nguyên liệu làm mỳ.