Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 10, 2018

Dựng lại cơ đồ từ sự điêu tàn của làng lụa Mã Châu

Ông Trần Hữu Phương từng gồng mình đứng giữa những thân dâu cuối cùng bên bờ sông Thu Bồn, đơn thương độc mã trong cuộc chiến sống còn, quyết không để tiếng lạch cạch của khung cửi, con thoi biến mất vĩnh viễn ở làng lụa Mã Châu... 

Nghệ nhân Trần Hữu Phương bên khung cửi...

Ông Phương là người rất kiên định với lụa và xem nghề ươm tơ, dệt lụa là cuộc sống của mình. Nhờ có ông, làng lụa Mã Châu bên bờ sông Thu Bồn đã khôi phục nghề dệt lụa truyền thống

Ông Hoàng Châu Sinh (nguyên chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, Quảng Nam)

15 thg 10, 2018

Những cánh cổng ở làng homestay An Bàng

Từ một làng chài nghèo khó, An Bàng (Hội An, Quảng Nam) sau hơn 5 năm đã vươn mình thành một làng homestay nổi tiếng khắp thế giới.

Một cánh cổng ở làng homestay An Bàng. Ảnh: H.V.M 

Khởi phát cho mô hình homestay ở đây là Lê Ngọc Thuận (hiện là Chủ tịch Hiệp hội homestay tỉnh Quảng Nam), một người con của làng An Bàng.

14 thg 10, 2018

Bánh tráng sắn

Bánh tráng sắn-loại bánh tráng mà chỉ ở vùng trung du các địa phương Đại Lộc, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam)… mới có. Những quả đồi như bát úp, thường khô hạn vì thiếu nước tưới thì chỉ có sắn (có nơi bà con còn gọi là khoai mì hay khoai xiêm) mới trụ nổi.
Hom sắn (gốc sắn cưa thành từng đoạn khoảng 10cm) cắm xuống đất, không phân tro, tưới tắm gì mà vẫn chịu thương chịu khó đâm chồi, nảy lá. Và chỉ một năm sau là mỗi gốc cho một chùm củ lúc lỉu, mập mạp. Sắn là cây lương thực quan trọng của người dân quê Quảng Nam chỉ sau cây lúa. 

Bánh tráng sắn, món ăn dân dã của người Quảng. Ảnh: K.E 

1 thg 10, 2018

Châu Ấn thuyền và những "phố Nhật" ở Hội An chỉ còn trong tranh vẽ

Công viên văn hóa chủ đề “Ấn tượng Hội An” (ở Cồn Bắp, Hội An) có rất nhiều thứ để xem ngắm và trải nghiệm. Nhưng ấn tượng hơn cả với tôi là không gian “Châu Ấn thuyền” – phòng tái hiện một phần bức tranh quý hiếm “Châu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển” của Nhật Bản.

Châu Ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển” bằng tranh động (Gif) trưng bày trong Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An. Ảnh: T.L 

29 thg 9, 2018

Phố Hội sông Hoài êm ả khi chiều buông

Nếu có dịp ghé phố cổ Hội An - di sản văn hóa thế giới - vào một buổi hoàng hôn giữa mùa trăng thu, du khách sẽ có những cảm nhận khác lạ, mới mẻ.

Phố cổ Hội An, di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 1999, là điểm đến không thể thiếu của du khách khi tham quan miền Trung. Đô thị cổ Hội An nằm hai bên bờ sông Hoài - một nhánh hạ lưu sông Thu Bồn - tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam.

27 thg 9, 2018

Lễ cầu mưa của người Cor

Trong đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Cor, lễ cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng, có từ rất lâu. Đây là một nghi lễ truyền thống, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cây cối sinh chồi nảy lộc, đâm hoa kết trái. Bên cạnh đó, nghi lễ cầu mưa còn thể hiện khát vọng sống của người Cor về ước mong xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp, ấm no, gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc.

Người Cor cầu mưa, cầu no ấm


Già làng Hồ Văn Nghĩa (76 tuổi), thôn 3, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), cho biết: “Lễ cầu mưa, là một lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực, được diễn ra trong thời gian hạn hán kéo dài nhiều tháng. Từ bao đời nay, cuộc sống của người Cor còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, họ tin thần linh phù hộ sẽ đáp ứng mong muốn nếu họ thực tâm nguyện cầu”. Hằng năm, vào khoảng tháng 6 (âm lịch), sau khi dọn sạch rẫy cũ, việc gieo trồng lúa rẫy và hoa màu của mùa vụ đã xong, người Cor tổ chức lễ cầu mưa, để hạt giống nảy mầm, cây cối xanh tươi và phát triển tốt. 

Những người già dân tộc Cor am hiểu phong tục tập quán thực hiện trang trí và dựng cây nêu chuẩn bị lễ cầu mưa của làng. 

23 thg 9, 2018

Kiệt tác nghệ thuật của Phật viện lớn nhất vương quốc Chăm Pa

Đài thờ Đồng Dương cùng các hiện vật khác được khai quật ở Phật viện Đồng Dương chính là chứng tính quan trọng nhất về sự tồn tại của trung tâm Phật giáo lớn nhất vương quốc Chăm Pa một thời. 

Được lưu giữ ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đài thờ Đồng Dương là tên gọi của những đài thờ lớn được phát hiện tại Phật viện Đồng Dương, một trung tâm Phật giáo nằm ở đô thành Indrapura (nay nằm ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam) thời kỳ vương triều Indrapura của người Chăm.

2 thg 9, 2018

Trời mưa, ăn xôi gấc nóng đỏ ngọt vị gấc quê nhà

Không biết đã bao nhiêu lần được ăn món xôi gấc má nấu nữa, chỉ biết rằng đó là món điểm tâm ngon nhất theo tôi suốt những năm tháng tuổi thơ.

Trái gấc và các nguyên liệu làm món xôi gấc. Ảnh: Thanh Ly 

Ngày tôi chân ướt chân ráo lên thành phố trọ học, lần đầu theo bạn cùng quê dạo một vòng quanh phố vào buổi sáng sớm, mùi súp, thịt nướng, mùi bánh mì ốp la lan tỏa trong không khí không làm tôi thấy đói bụng mà lại khiến tôi nhớ các món điểm tâm giản dị nơi quê nhà. Khi thì củ khoai nướng, sắn luộc, miếng bánh đúc, có hôm được đổi vị với đĩa xôi gấc nóng hổi má vừa mới nấu.

27 thg 8, 2018

Đình làng kỳ sự: Cả làng chuyền tay giữ 32 đạo sắc phong

Dù mưa bom bão đạn hay trong cơn 'đại hồng thủy' thì người làng Mỹ Xuyên Đông (TT.Nam Phước, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) vẫn chuyền tay nhau gìn giữ nguyên vẹn hàng chục đạo sắc phong vua ban.

Vào dịp lễ tế hằng năm, 32 đạo sắc phong được thỉnh về đình làng. ẢNH: HOÀNG SƠN 

Đình làng kỳ sự: Ngôi đình 4 xe tăng kéo không đổ

Nhiều đình làng xứ Quảng đang lưu giữ nhiều câu chuyện văn hóa thú vị về những lễ hội, nghi thức độc đáo… Trong khi đó, một số đình khác lại mang những câu chuyện tâm linh kỳ bí.

Đình làng Thạch Tân từng bị 4 xe tăng kéo nhưng không sập. ẢNH: HOÀNG SƠN 

Khá hoảng sợ trước việc 4 chiếc xe tăng rồ ga, nhả khói nhưng ngôi đình được dựng bằng gỗ không suy suyển, quân địch đành phải bỏ ý định giật sập ngôi đình và “lui binh”.

22 thg 8, 2018

Ký ức Hội An

Chính thức được ra mắt từ tháng 5/2018, tại Hội An, cho đến nay, vở diễn sân khấu thực cảnh mang tên "Ký ức Hội An" đã là sản phẩm nghệ thuật biểu diễn độc đáo và đẹp mắt của người Việt. 

Nằm trong chuỗi các hoạt động tại hệ thống công viên văn hóa chủ đề - Hội An Impression Theme Park, chương trình "Ký ức Hội An" hướng tới mục đích lan tỏa những nét đẹp của Hội An xưa và nay. Với 5 màn diễn trong thời gian khoảng hơn 60 phút, chương trình đã phần nào tái tạo một cách ngắn gọn quá trình hình thành, phát triển của vùng đất Hội An trong đó nhấn mạnh đến sự hội nhập, giao thoa từ rất sớm của những nền văn hóa đa dạng tại đây.

Chùa Cầu biểu tượng của Hội An được đưa vào trong khung cảnh của buổi diễn "Ký ức Hội An".

10 thg 8, 2018

Chợ sâm giá hàng chục triệu đồng một kg ở Quảng Nam

Từ ngày 1 đến ngày 3 hàng tháng, người dân mang sâm Ngọc Linh trồng trên ngọn núi cao nhất miền Trung xuống bán. 

Chợ sâm Ngọc Linh được tổ chức tại nhà thi đấu huyện Nam Trà My (Quảng Nam) từ ngày 1 đến ngày 3 hàng tháng. Đã bước sang lần thứ 10, mỗi phiên chợ quy tụ hàng chục gian hàng của người dân, doanh nghiệp địa phương bán hàng chục kg sâm thu về vài tỷ đồng. 

1 thg 8, 2018

Cù Lao Chàm - Nơi ngư dân làm bảo tồn

Những vịnh biển xanh ngắt níu chân du khách ở Cù Lao Chàm. 

Cách TP. Hội An 15km về phía đông, Cù Lao Chàm là nơi cư ngụ của khoảng 610 hộ dân mà điều đặc biệt là khi hỏi bất kì ai về túi nilon, bạn sẽ nhận được những cái lắc đầu. Nơi mà từ bến tàu, âu thuyền đến những bãi tắm đông đúc người vẫn sạch bóng, chỉ có cát trắng biển xanh đêm ngày. Nơi mà mỗi ngư dân, cư dân của đảo đều là những nhà bảo tồn, dù không chuyên nhưng mỗi ngày họ bảo vệ từng con cua, tổ yến đến rạn san hô bằng cả tấm lòng.

23 thg 7, 2018

Công viên bảo tồn động vật hoang dã trên sông tại Quảng Nam

River Safari là thánh địa của 39 loài thú hoang dã quý hiếm với 42.000 cá thể gồm hổ Bengan, sư tử trắng, tê giác, linh dương, hươu cao cổ...

Mô hình River Safari – Khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã đầu tiên trên thế giới được khởi xướng tại Singapore. Đây cũng được xem là khu River Safari lớn nhất thế giới với hơn 52.000 cá thể động vật hoang dã thuộc 42 loài. Chi phí để phát triển River Safari tốn kém và khó vận hành gấp cả chục lần so với mô hình vườn thú thông thường. Vì vậy, mô hình vườn thú trên sông trên thế giới chỉ đếm trên đầu ngón tay. 

Hoa ngô đồng khoe sắc trên đảo Cù Lao Chàm


Cù Lao Chàm vẫn được biết đến là một xã đảo nhỏ nhắn của thành phố Hội An, xinh đẹp ẩn mình giữa thiên nhiên. Nhiều du khách sau khi thăm quan phố cổ Hội An thường tới nơi này để tận hưởng vẻ đẹp yên bình, hoang sơ. 

18 thg 7, 2018

Bếp lửa trong đời sống của người Cor

Đối với người Cor ở huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), bếp lửa có vai trò, vị trí quan trọng, vừa là chỗ đun nấu, bảo quản lương thực, vừa đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, ấm no, hạnh phúc. Chính vì lẽ đó, các gia đình người Cor luôn quây quần sinh hoạt bên không gian bếp lửa.

Khởi nguồn sự sống


Khi tìm hiểu về bếp lửa, chúng tôi được ông Trần Văn Thái (74 tuổi), dân tộc Cor hiện đang sinh sống tại thôn 2A, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) chia sẻ: Bếp lửa với người Cor luôn chiếm một vị trí trong không gian sinh hoạt của gia đình. Bếp lửa tuy nhỏ bé, nhưng mang trong mình cả hơi thở cuộc sống sinh hoạt và nét đẹp văn hóa truyền thống của người Cor vùng cao, cho nên bếp lửa cũng có lúc vui, lúc buồn. Đối với đồng bào dân tộc Cor, ngọn lửa trong căn bếp không chỉ là biểu tượng của sự sống mà còn thể hiện sự chống chọi mãnh liệt của con người với thiên nhiên khắc nghiệt.

16 thg 7, 2018

Làng gốm Thanh Hà 500 năm tuổi

Những gì còn lại ở làng gốm hơn 500 tuổi này vẫn là một minh chứng sống động về một nghề thủ công đã từng có thời kỳ phát triển rực rỡ ở Hội An.

Làng gốm Thanh Hà nằm bên sông Thu Bồn, cách khu phố cổ Hội An 3 km về phía tây, có nguồn gốc từ Thanh Hóa, được hình thành từ cuối thế kỷ 15; tiếp thu những tinh hoa của xứ Quảng và đã phát triển rực rỡ vào thế kỷ 16, 17 cùng đô thị Hội An. Gốm Thanh Hà từng là một mặt hàng được mua bán trao đổi khắp các tỉnh miền trung.

11 thg 7, 2018

Phơi mít chín làm món ăn

Mít chín đồng loạt ăn không hết, bán giá rẻ nên người dân Quảng Nam bổ ra lấy múi phơi khô.

Mít được người dân huyện trung du Tiên Phước (Quảng Nam) trồng quanh vườn. Nơi đây được biết đến là vựa mít lớn nhất tỉnh, loại cây này ra quả từ tháng Giêng, đến tháng 5 chín rộ. 

4 thg 7, 2018

Trong tượng đài quy mô nhất Đông Nam Á của Việt Nam có gì?

Không gian trưng bày bên trong tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng sẽ chuyển tải đến du khách những câu chuyện xúc động về sự cống hiến, hy sinh lớn lao của các Mẹ Việt Nam anh hùng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Nằm ở xã Tam Phú, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng khánh thành năm 2015, được đánh giá là công trình tượng đài có quy mô lớn nhất Đông Nam Á

16 thg 6, 2018

Kỳ thú Tam Hải

Mặc cho cái nắng hè chói chang tuôn tràn trên mọi nẻo đường đi lối về của mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió khiến cho ai nấy đều cảm thấy oi bức, ngột ngạt, thì ở xứ biển Tam Hải, một xã đảo xa xôi cách trở của Quảng Nam, bầu không khí vẫn mát rượi như thể có một chiếc điều hoà khổng lồ từ ngoài biển thổi vào. Tam Hải vào hè đẹp mơ màng, bình yên với những rặng dừa xanh xoè ô che bóng, với những ghềnh đá tuyệt đẹp phủ đầy rêu xanh, và cả những ngõ nhỏ bình yên đằm thắm sắc tranh quê...

Từ Đà Nẵng, theo con đường ven biển hướng vào phía Quảng Nam, chúng tôi chạy xe máy một mạch qua cầu Cửa Đại, vào tới làng bích hoạ nổi tiếng Tam Thanh, rồi từ đó rẽ phải xuống Tam Hải. Cả chặng dài gần trăm cây số đường sá thênh thang, có đoạn chẳng có bóng người.


Tam Hải cách Tp. Đà Nẵng gần 100km, cách phố cổ Hội An khoảng 70km, và cách thành phố Tam Kỳ (tỉnh lị của Quảng Nam) chừng 40km. Từ các địa điểm trên, du khách có thể đi xe máy đến Tam Hải. Để sang được hòn đảo xinh đẹp này du khách có thể đi bằng thuyền máy từ xã Tam Tiến sang theo hướng Bắc, hoặc đi dọc Quốc lộ 1 rồi rẽ về phía biển chừng 10 km, qua một con phà ở cửa sông Kỳ Hà.
Tam Hải là xã đảo nằm tách biệt với đất liền, ba bề bốn bên đều là nước, trước mặt biển cả mênh mông, sau lưng có dòng Trường Giang thơ mộng. Nếu nhìn trên bản đồ, Tam Hải trông giống như hình con cá voi khổng lồ đang bơi từ ngoài biển vào, còn cái đuôi chính là ghềnh đá Bàn Than đang vung ra phía biển.