Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà thờ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà thờ. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 7, 2017

Nhà thờ Cái Bè - Tiền Giang

Nhiều ý kiến cho rằng đây chính là nhà thờ đẹp nhất của vùng Tây Nam Bộ. 

Tọa lạc bên ngã ba sông Cái Bè - nơi tụ họp của chợ nổi Cái Bè nổi tiếng, nhà thờ Cái Bè (thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) nổi bật giữa một vùng sông nước tấp nập thuyền bè qua lại.

24 thg 6, 2017

Tiểu Vương cung thánh đường Phú Nhai

Được xây dựng trên diện tích hàng nghìn mét vuông, Vương cung thánh đường Phú Nhai nằm trên địa phận xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường (Nam Định) là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam với lối kiến trúc Gothic kiểu Pháp hùng vĩ. 

Nhà thờ Phú Nhai nguyên thủy được tạo dựng bằng gỗ, lợp bồi do linh mục Chính xứ Emmanuel Rianô Hòa cho xây dựng vào năm 1866. Vào năm 1881, Giám mục Hòa cùng với linh mục Barquerô Ninh xây nhà thờ thứ hai theo kiến trúc Á Đông và hai tháp chuông. Sau thời gian bị chiến tranh làm hư hại, vào ngày 17/3/2003 Nhà thờ đã được khởi công trùng tu tôn tạo lại bởi Giám mục Đaminh Nguyễn Chu Trinh. Đến 26/9/2004 thì Nhà thờ Phú Nhai hoàn thành như diện mạo hiện nay.

Nhà thờ Phú Nhai có chiều dài 80m, rộng 35m, chiều cao là 30m. Đặc biệt, Nhà thờ Phú Nhai có hai tháp chuông cao 44m ở phía trước với 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang, trong đó có quả nặng 2 tấn chỉ sử dụng trong các dịp đại lễ.

Tiểu Vương cung thánh đường Phú Nhai.

21 thg 6, 2017

Nhà thờ Tắc Sậy - Cha Diệp

1.
Lần đầu tiên tôi nghe đến tên Cha Diệp là vào năm 2001. Khi ấy, trên đường trở về từ một chuyến công tác ở Cà Mau, các bạn nhân viên cùng đi với tôi - là người công giáo - xin được dừng xe ở Tắc Sậy để viếng Cha Diệp.

Đó là một ngôi nhà thờ nhỏ mang tên nhà thờ Tắc Sậy, trong khuôn viên nhà thờ có ngôi mộ khá đơn sơ của một vị là linh mục Trương Bửu Diệp. Các bạn tôi gọi đây là Nhà thờ Cha Diệp.

Lúc ấy tôi chưa biết Cha Trương Bửu Diệp là ai, nhưng nhìn dáng vẻ hết sức thành tâm và cung kính của các bạn ấy, cùng vô số bảng ghi ơn gắn đầy trong khuôn viên nhà thờ, tôi hiểu rằng đây là một vị linh mục được quý trọng và thiêng liêng đối với giáo dân.

Mộ của linh mục Trương Bửu Diệp tại Tắc Sậy, năm 2001.

Vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ Con Gà Đà Lạt

Là điểm đến không thể thiếu trong các tour du lịch Đà Lạt, nhà thờ Chánh Tòa hay còn được biết đến với tên gọi thân thuộc là nhà thờ Con Gà là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất Đà Lạt. Với vẻ đẹp cổ kính, nhà thờ Con Gà Đà Lạt tạo cho du khách một ấn tượng đặc biệt về kiến trúc và sự hoành tráng hiếm thấy trên cao nguyên Langbiang. 

Cái tên Con Gà của nhà thờ là do trên đỉnh tháp chuông gắn tượng con gà trống lớn, một biểu tượng của sám hối theo kinh Tân ước. Đây chính là điểm nhấn khó quên cho nhà thờ bởi với độ cao đó, con gà trên tháp chuông có thể được nhìn thấy từ nhiều nơi trong thành phố. Tượng làm bằng hợp kim nhẹ, bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt, đặt trên một trục quay và có thể quay theo hướng gió. Ngoài ra, tượng con gà còn có tác dụng như một cột thu lôi, bảo vệ cho nhà thờ bền vững theo năm tháng.

Là nhà thờ lớn nằm ngay trung tâm thành phố, nhà thờ Con Gà Đà Lạt hàng năm thường tổ chức nhiều lễ lớn, phục vụ đời sống tôn giáo của người dân địa phương. Ngược dòng thời gian, một vị linh mục tên là Robert thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP) đã đi cùng bác sĩ Alexandre Yersin trong chuyến đi khám phá Đà Lạt năm 1893. Linh mục Robert đã mô tả lại những đặc điểm của thành phố Đà Lạt cho MEP khi trở về Pháp. Đến năm 1917, linh mục quản lý của MEP lúc bấy giờ tại Viễn Đông là Nicolas Couveur đã đến Đà Lạt và quyết định xây dựng một dưỡng viện giáo đồ cho các giáo sĩ của mình. Sau khi có quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt vào năm 1920, nhà thờ Con Gà đã được khởi công vào năm 1931 và xây dựng trong suốt 11 năm tiếp đó.

Nhà thờ Con Gà tạo cho du khách một ấn tượng đặc biệt về kiến trúc trên nền trời cao nguyên.

17 thg 6, 2017

Nhịp điệu kiến trúc Nhà thờ Ka Đơn

Cả một vùng thiên nhiên ở thôn Krăng Gọ 2, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) như được hòa nhịp với không gian kiến trúc Nhà thờ Ka Đơn - một công trình tôn giáo độc đáo mang những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc bản địa Churu. 

Nằm ẩn mình giữa những tàng thông, gió cao nguyên lồng lộng, ít ai nghĩ rằng, với kiến trúc đơn sơ ấy, Nhà thờ Ka Đơn đã giành giải Nhì trong Cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ 6 - năm 2016 được công bố tại Tp. Pavia (Italia). Từ năm 2011, khi còn trên giấy, bản thiết kế của Nhà thờ cũng đã nhận được giải thưởng Kiến trúc Thánh châu Âu.

Người nêu ý tưởng ban đầu cho thiết kế Nhà thờ Ka Đơn chính là Linh mục Nguyễn Đức Ngọc, người đã có 45 năm gắn bó với đồng bào dân tộc Churu ở Ka Đơn nên hiểu rõ về văn hóa bản địa. Ý tưởng này được Linh mục Nguyễn Đức Ngọc truyền tải cho vợ chồng anh Nguyễn Tuấn Dũng và chị Vũ Thị Thu Hương (Đại học kỹ thuật Berlin) khi họ về Đơn Dương để tìm ý tưởng thiết kế công trình cho luận văn cao học của mình. 
Linh mục Costantino Ruggeri (1925 - 2007), vừa là họa sĩ, vừa là điêu khắc gia, là người sáng lập và Chủ tịch của Quỹ Frate Sole. Quỹ Frate Sole được tạo ra với mục đích tôn vinh sự cống hiến trong quá trình kiến tạo không gian thánh lễ (hay còn gọi là Cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế). Cuộc thi dành cho tất cả các sinh viên đã thực hiện đồ án tốt nghiệp; các kiến trúc sư và kỹ sư thực hiện một luận án tiến sĩ hoặc luận văn thạc sĩ về chủ đề thiết kế một nhà thờ đều được tham dự.
 
(Thông tin do Linh mục Nguyễn Đức Ngọc, quản xứ Giáo xứ  Ka Đơn cung cấp cho Báo Thanh niên)
    
Nhà thờ Ka Đơn được xây dựng trong 4 năm và đến tháng 7/2014 thì hoàn thành. Vật liệu chính để thi công Nhà thờ là nguồn gỗ thông bản địa và mái ngói đỏ. Trên nên chất liệu và tổng thể kiến trúc, Nhà thờ Ka Đơn gắn liền với không gian rừng thông xung quanh, cảm giác như Nhà thờ đang hòa vào thiên nhiên và trở thành một phần của cảnh vật nơi đây. 

4 thg 6, 2017

Nhà thờ Làng Sông - Bức họa tuyệt đẹp giữa ruộng đồng

Bình Định được coi là nơi lưu dấu hành trình đầu tiên của chữ quốc ngữ. Nhà thờ Làng Sông (ở xã Phước Thuận, H.Tuy Phước) là một trong 3 cơ sở in sách quốc ngữ tại Việt Nam.

Kiến trúc Gothic nổi bật của nhà thờ

15 thg 3, 2017

Nhà thờ Lớn Hà Nội – Điểm đến xuyên 3 thế kỷ

Trong danh sách 7 nhà thờ nổi tiếng của Hà Nội được một số tờ báo trong và ngoài nước bình chọn, Nhà Thờ Lớn Hà Nội luôn đứng đầu danh sách bởi đây là một trong những công trình xưa nhất của Thủ đô nhưng vẫn mang đầy đủ dáng vẻ quý tộc đầy cổ kính, kiêu sa, cũng như những nét độc đáo, tiêu biểu trong kiến trúc đã từng một thời là biểu tượng của Hà Nội. 

Nhà Thờ Lớn được xây dựng vào năm 1884 và khánh thành đúng ngay dịp Lễ Giáng Sinh năm 1887. Đây là một trong những công trình kiến trúc phương Tây đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội. Trải qua bao năm tháng, Nhà thờ Lớn Hà Nội được ví như "nhân chứng" xuyên 3 thế kỷ, chứng kiến sự “thay da đổi thịt” từng ngày của Thủ đô.

Tên nguyên thuỷ của Nhà Thờ Lớn là Nhà thờ Thánh Giu-se (Saint Joseph), do Giáo hoàng Innocentinus XI đã từng tôn phong Thánh Joseph là Thánh Bảo trợ nước Việt Nam và các nước lân cận. Chính vì vậy, ngôi thánh đường lớn nhất Hà Nội này được tôn phong là "Nhà thờ lớn kính Thánh Giuse" và là Nhà Thờ Chính Toà của Tổng Giáo phận Hà Nội.

Nhà thờ lớn Hà Nội nằm tọa lạc trên phố Nhà Chung, cách Hồ Gươm khoảng 5 phút đi bộ.

7 thg 3, 2017

Nhà thờ Cam Ly - Nhà của Chúa và Yàng

Cam Ly vô tư lên tiếng than muôn đời
Thông reo vi vu than thở như ngậm ngùi 


À, đó là thác Cam Ly, nơi đã đi vào thơ, vào nhạc. Nhưng bây giờ thác Cam Ly... hôi rình à, không ai thích ghé thăm hết. Thành ra ta tới một Cam Ly khác nghen, nhà thờ Cam Ly.


Nhà thờ Cam Ly không xa thác Cam Ly. Đây là ngôi nhà thờ được thiết kế cho đồng bào dân tộc Tây nguyên nên mang những nét đặc sắc riêng, nó giống một ngôi nhà rông hơn là một nhà thờ công giáo mà ta thường thấy.


8 thg 1, 2017

Kiến trúc độc đáo của những nhà thờ khắp đất nước

Kiến trúc Nhà thờ cũng thay đổi theo trào lưu kiến trúc của thế giới, theo sự tiến bộ của kỹ thuật xây dựng và thay đổi theo cả yếu tố địa phương.

Nhà thờ Lớn Hà Nội (Nhà thờ Chính tòa Tổng Giáo phận Hà Nội), một trong những công trình kiến trúc lâu đời với phong cách Gothique, được xây dựng năm 1884.

30 thg 12, 2016

Đan viện Châu Sơn tuyệt đẹp không phải ai cũng được vào

Không chỉ nổi tiếng với nhà thờ Phát Diệm, mảnh đất Ninh Bình xinh đẹp còn rất nhều địa điểm hấp dẫn du khách trong dịp Giáng sinh này, trong đó có đan viện Châu Sơn. 

Đan viện Châu Sơn (hay còn gọi là Đan viện thánh mẫu Châu Sơn, Nhà thờ Châu Sơn) là một đan viện của dòng Xitô, tọa lạc tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. 

Đan viện này cách thành phố Ninh Bình khoảng 35 km, cách Hà Nội khoảng 100 km. 

Từ Hà Nội, bạn có thể đi xe khách đến ngã 3 Gián Khẩu, rồi bắt xe ôm hoặc taxi vào tới đan viện. Đan viện ở khu vực rừng núi yên tĩnh, có phong cảnh rất đẹp. 

Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn được xây dựng từ năm 1939, là một đan viện chuyên về chiêm niệm, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic với vật liệu chính là gạch đỏ không tô trát, nên có một vẻ đẹp khác biệt, ấm áp. 

Đầu tháng có thánh lễ, đan viện mở cửa cho du khách tham dự. 

Ngày thường, nơi đây tương đối hạn chế đối với khách du lịch. Nếu may mắn được các đan sĩ cho phép vào tham quan, bạn chú ý giữ trật tự ở nơi tôn nghiêm. 

Thảo Nhi. Ảnh: Cỏ Dại

6 thg 8, 2016

Nhà thờ đổ “ngạt thở” bên bờ biển Xương Điền

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nam Định đang dần mất đi vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên mà thay vào đó là hàng quán bủa vây tứ phía.

Hàng quán đua nhau mọc lên như nấm từ một năm trở lại đây 

Chúng tôi ngao ngán trở lại nhà thờ đổ có tên gọi Trái Tim bên bờ biển Xương Điền, Nam Định vào một ngày hè cuối tháng bảy. Bởi nhìn từ xa, nhà thờ đổ chỉ còn trơ một phần tháp nhọn, nhô lên trên một tổng thể chật kín những lều bạt và hàng quán. 

19 thg 6, 2016

Nhà thờ Ka Đơn đoạt giải nhì thi Kiến trúc Thánh quốc tế 2016

Nhà thờ Ka Đơn ở thôn Krăng Go 2, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng vừa đoạt giải nhì cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ sáu-năm 2016 mới được công bố tại thành phố Pavia của Italy vào ngày 15/6.

Đây là kết quả cuộc thi về Kiến trúc Thánh trên toàn thế giới do Quỹ Frate Sole tổ chức. Giải nhất và ba thuộc về 2 nhà thờ tại Tây Ban Nha và Đức.

Trước giải thưởng này, năm 2011, bản thiết kế Nhà thờ Ka Đơn đã được vinh danh giải thưởng Kiến trúc Thánh châu Âu.

Nhà thờ Ka Đơn. Ảnh: Ashui.com

12 thg 6, 2016

Kiến trúc Pháp trong nhà thờ đá độc đáo xứ Đông Dương

Nhà thờ đá Bảo Nham (Yên Thành, Nghệ An) là công trình được người Pháp đánh giá là một trong những nhà thờ độc đáo nhất Đông Dương.

Theo các tài liệu còn lưu giữ được, vào khoảng những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 19 linh mục người Pháp có tên là Adolphe Klinglé – còn gọi là Cố Thông, đã đến đây truyền đạo và ông đã chọn vị trí “đắc địa” này để xây dựng nhà thờ. 

19 thg 4, 2016

Kiến trúc Công giáo trong hồn đô thị

Xây dựng đô thị cần có nhiều bản sắc khác nhau, trong đó bản sắc quy hoạch kiến trúc của từng cộng đồng hợp lại sẽ tạo nên sự gắn kết tạo thành bản sắc đô thị.

Điểm nhấn của toàn khu vực

Nhìn vào kiến trúc tôn giáo ở Việt Nam, bên cạnh nhà thờ thì có chùa nhưng bố cục và ý nghĩa của chùa Phật giáo khác nhà thờ Công giáo. Cuộc sống sinh hoạt của người dân trong cộng đồng Công giáo hướng ngoại nhiều hơn, vì vậy nhà thờ với kiến trúc cao trở thành điểm nhấn của toàn khu vực và thường gắn kết với không gian trường học, chợ, nhà ở của người dân bao quanh. Chùa không như vậy mà thường tách ra với đời, tránh xa sự náo nhiệt, gần hơn với thiên nhiên và cảnh quan, tạo ra không gian thư giãn.

Trong không gian đô thị, nhà thờ là một kiến trúc rất cao do nhu cầu cần một không gian lớn thật thông thoáng để chứa một số lượng người khá lớn cùng lúc. Sau này khi đô thị ngày càng phát triển, xu hướng cao tầng hóa bùng nổ, nhà thờ không còn là công trình cao nhất. Một số nhà thờ bị lọt thỏm trong nhà cao tầng xung quanh khiến tỉ lệ nhà thờ nhỏ đi, mất đi ảnh hưởng không gian kiến trúc, như không gian xung quanh nhà thờ Đức Bà, nhà thờ khá lâu đời không những của Sài Gòn mà của cả nước. Do đó, chúng ta cần phải bảo vệ không chỉ giá trị di sản của các nhà thờ cổ mà còn cả bản sắc của khu vực xung quanh, trong đó chiều cao của các công trình sẽ xây dựng gần đó phải được khống chế phù hợp để giữ gìn giá trị không gian kiến trúc cảnh quan. 

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đang bị các công trình xung quanh lấn át chiều cao, làm mất sự hài hòa tổng thể kiến trúc. Ảnh: NINH DOÃN HIẾU

13 thg 4, 2016

Phục hồi vẻ đẹp nguyên sơ nhà thờ Đức Bà

Trước vẻ thâm u, trầm mặc xen lẫn sự lộng lẫy của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, người ta mải chiêm ngưỡng. Ít ai biết với sự tàn phá của thời gian và rất nhiều “căn bệnh” đã khiến “sức khỏe” công trình bị suy giảm, cần phải được “chẩn đoán” và “chữa trị” đúng cách mới có thể trả lại vẻ đẹp nguyên sơ.

Sau khi hoàn thành việc phục dựng ngôi nhà nguyện trong tòa tổng giám mục, cha chính Ignaxiô Hồ Văn Xuân được giao tiếp việc tu sửa nhà thờ Đức Bà. Càng tìm hiểu, cha càng thấy khối lượng công việc quá sức tưởng tượng.

Đi qua Pháp tìm vật liệu thay thế cũng vô vọng!

Cha Xuân đã đi qua Pháp và một số nước châu Âu để tìm kiếm vật liệu sửa chữa, thay thế nhưng thật vô vọng. Những công ty làm loại gạch thẻ như của nhà thờ Đức Bà đến nay đã không còn nữa. Người ta gợi ý có thể cung cấp những viên gạch tương tự như thế nhưng là gạch cũ, tháo dỡ từ các công trình cổ… Cha đành từ chối vì thay gạch cũ bằng những viên gạch cũ khác thì không thể đảm bảo chất lượng. Ai có thể đi kiểm định từng viên gạch cũ đó nổi. Ngay cả giải pháp dùng hóa chất tẩy xóa những nét bút bôi bẩn mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng gạch cũng chưa tìm được cách làm tối ưu.

6 thg 4, 2016

Nhà thờ Hà Dừa

Nhà thờ Hà Dừa tọa lạc tại Diên Khánh, ngoại thành thành phố Nha Trang. Đây không phải là điểm đến quen thuộc của du khách đến thành phố biển (bằng chứng là trong sách Nha Trang điểm hẹn, của Đào thị Thanh Tuyền không nhắc đến ngôi nhà thờ này, dù quê của tác giả chính là Diên Khánh). Thế nhưng nếu bạn có đến thành cổ Diên Khánh thì chắc chắn phải chú ý đến ngôi nhà thờ này, bởi vì qua cổng Tây thành khoảng 200 met, nhìn bên tay trái bạn sẽ nhìn thấy một kiến trúc cổ hết sức ấn tượng.

Cổng và nhà thờ Hà Dừa. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

4 thg 4, 2016

Ngôi nhà nguyện theo kiểu nhà rường hơn 200 năm

Ẩn khuất dưới những hàng cây cao tỏa bóng mát, người đi đường dễ bị thu hút bởi tòa nhà kiến trúc Pháp cổ to lớn trong khuôn viên của tòa Tổng Giám mục Sài Gòn - ngôi biệt thự đầu tiên của Sài Gòn.
Bên trong đó có một ngôi nhà nguyện nhỏ bằng gỗ và mái ngói mà ít người biết. Đã hơn 200 năm dõi bóng thời gian, ngôi nhà nguyện đó chính là ngôi nhà cổ nhất của đất Sài Gòn - Gia Định.

Một lần đến thăm nhà nguyện tòa Tổng Giám mục, khách tham quan dễ nhận thấy dù đây là một công trình tôn giáo nhưng nhà nguyện hướng về phía nam theo phong cách dân dã “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam”. Nhà làm theo kiểu ba gian, hai chái nhưng gian giữa để thờ cúng bao giờ cũng có diện tích lớn nhất.

3 thg 4, 2016

Ngôi nhà thờ nằm trên ‘đất vàng’

Nhà thờ Ngã Sáu như nằm trong cả một quần thể đường phố giao nhau và mảng cây xanh phủ dày vây quanh, khiến nơi đây trở thành nhà thờ có địa thế đẹp nhất vùng Chợ Lớn-Sài Gòn. Nhưng ít ai biết trước kia vị trí này là... đồng mả.

Giai đoạn cuối thế kỷ 19, cộng đồng người Hoa ở khu vực Chợ Lớn đã phát triển rất mạnh, họ có hội quán riêng, bệnh viện riêng như BV Phúc Kiến, BV Triều Châu, nghĩa địa riêng… Ở vùng này, ngoài nhà thờ Cha Tam dành cho người Hoa còn có một ngôi nhà thờ khác dành cho người Việt. Đó là nhà thờ Tổng Lãnh Thiên thần Micae. Năm 1919, cha Gioan Baotixita Huỳnh Tịnh Hướng về làm cha sở tại nhà thờ Micae. Sau 50 năm xây dựng, nhà thờ đã xuống cấp và hư hỏng rất nhiều, mặt khác lúc này lượng giáo dân người Việt trong khu vực Chợ Lớn đã tăng nhanh. Cha Hướng quyết định xây một ngôi nhà thờ mới to lớn hơn ở một vị trí khác.

22 thg 3, 2016

Nhà chùa giúp tiền xây... nhà thờ cha Tam

Người Hoa có cộng đồng khá đông ở vùng Chợ Lớn tại Sài Gòn. Đã có những nhà thờ từng được dựng lên để phục vụ cho cộng đồng Công giáo người Hoa tại Sài Gòn mà chúng tôi muốn giới thiệu, đó là nhà thờ Cha Tam (25 Học Lạc, quận 5) và nhà thờ Đức Bà Hòa Bình (26A Nguyễn Thái Bình, quận 1).

Xung quanh cuộc sống sôi động của Sài Gòn, ẩn nấp trong những con phố cổ kính là ngôi nhà thờ của cộng đồng người Hoa. Kiến trúc những ngôi nhà thờ này mang một nét riêng biệt, là sự giao thoa giữa kiến trúc Công giáo với người Hoa và Việt Nam.

Giúp cha Tam xây nhà thờ

Năm 1866, thống đốc Nam Kỳ lúc đó là Đô đốc Lagrandière khi đi qua ngôi nhà thờ đầu tiên của người Hoa ở Chợ Lớn thấy quá nhỏ và cũ kỹ do cải tạo từ nhà bình thường nên đã lệnh cho Sở Công trình công cộng dùng ngân quỹ Sài Gòn xây một nhà thờ mới lớn hơn gần đó ở đường Cây Mai (nay là trụ sở báo SGGP).

Trong mấy chục năm phát triển, số giáo dân Hoa và Việt ở đây luôn biến động. Thông thường khi lễ bằng tiếng Latinh xong, giáo dân người Hoa đọc kinh tiếng Hoa ở nhà thờ, giáo dân Việt đọc kinh tiếng Việt ở nhà hội, rồi đến lúc giáo dân Việt đông hơn nên vào đọc kinh trong nhà thờ, giáo dân Hoa ra đọc kinh ở nhà hội.

15 thg 3, 2016

Nhà thờ Hạnh Thông Tây với kiến trúc cực hiếm

Con đường Quang Trung, Gò Vấp đi ngang nhà thờ Hạnh Thông Tây xưa vắng tanh nay đã thành con đường huyết mạch đông đúc. Mỗi khi dừng đèn đỏ, người đi đường không thể không ngoái nhìn vào nhà thờ, nơi một khoảng không gian thanh bình, xanh mát với kiến trúc đẹp lạ nổi bật.

Xứ đạo Hạnh Thông Tây có từ năm 1861 do Giám mục Puginier gầy dựng. Lúc ấy nơi đây là khu vực ngoại thành khá xa TP, dân cư thưa thớt, gần với nghĩa địa nên rất vắng vẻ, giáo dân thưa thớt, phần đông là người nghèo. Vì vậy trải qua mấy chục năm mà nhà thờ chỉ được xây đơn giản, nhỏ hẹp vì không có kinh phí.