Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 1, 2023

Làng hoa Mỹ Tho: Đời người, đời hoa

Ở miền Tây Nam bộ, có những làng hoa hình thành và phát triển đến nay đã hơn 100 năm, trong đó có làng hoa Mỹ Tho (TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Dù lắm nỗi nhọc nhằn nhưng bà con trồng hoa vẫn thủy chung với nghề với niềm tin mang lại cái đẹp cho đời, sự giàu có cho người và sự phồn thịnh cho xứ sở…

Làng hoa Mỹ Tho vào vụ tết. Ảnh: MINH THÀNH

Các lão nông trong vùng kể rằng, làng hoa xuất hiện trên đất Mỹ Tho từ trước năm 1975 và ban đầu chỉ vài trăm chậu. Hiện, làng hoa Mỹ Tho đã phát triển hơn một triệu chậu hoa các loại vào mỗi dịp Tết Nguyên đán hằng năm.

4 thg 12, 2022

Tinh hoa thổ cẩm Khmer

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) hình thành từ lâu đời và theo tập quán thế hệ trước truyền cho thế hệ sau...


Một khúc thổ cẩm có giá thành từ 1 triệu đồng trở lên là giá trị của tài hoa người thợ qua nhiều bước công phu hoàn toàn bằng thủ công, đến nay vẫn chưa có máy móc thay thế.

27 thg 11, 2022

Làng nghề làm bột khoai rực rỡ sắc màu

Qua ống kính của Huỳnh Thanh Liêm, các công đoạn để làm ra bột khoai hiện lên đầy màu sắc, đậm nét làng nghề truyền thống.


Tây Ninh không chỉ có phong cảnh đẹp, còn có nhiều làng nghề truyền thống như phơi hương, làm nón lá, nung chén đựng mũ cao su hay làm bột khoai, thu hút nhiều du khách về trải nghiệm cũng như làm bối cảnh cho các nhiếp ảnh gia sáng tác.

24 thg 11, 2022

Vang danh nghề gốm Lái Thiêu

Các sản phẩm đặc sắc của làng nghề gốm Lái Thiêu.

Bình Dương được thiên nhiên ưu đãi có nguồn khoáng sản đất sét và cao lanh rất phù hợp cho nghề làm gốm. Trong những làng gốm ở Bình Dương thì làng gốm Lái Thiêu đã nổi danh trong và ngoài nước bởi sự mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế và đậm chất Nam bộ.

Gốm Lái Thiêu bắt đầu hình thành vào khoảng những năm 1860, trải qua hơn 150 năm phát triển gốm Lái Thiêu đã nổi tiếng khắp nơi và trở thành một trong những trung tâm gốm sứ vùng Nam bộ. Không giống những làng gốm khác, gốm Lái Thiêu đi sâu, tập trung sản xuất gốm gia dụng và các sản phẩm thường dùng trong sinh hoạt.

Làng nghề bánh đa nem Trung Hà

Từ bao đời nay, bánh đa nem là sản phẩm không thể thiếu để làm lên món nem nổi tiếng ẩm thực Việt Nam. Làng nghề với sức sống bền bỉ đã bao đời làm ra những chiếc bánh đa nem nức lòng muôn nơi chính là làng bánh đa nem Trung Hà xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Anh Đỗ Xuân Tuấn, hộ gia đình của làng Bánh đa nem, Thôn Trung Hà đã gắn bó nhiều năm với nghề làm bánh đa nem.

15 thg 11, 2022

Bánh tráng ở ngọn Câu Quản

Trải dài theo ngọn Câu Quản (ấp Bình Khánh, xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), làng nghề bánh tráng Mỹ Khánh - từng vang bóng một thời tồn tại theo năm tháng.

Làng nghề hình thành vào khoảng năm 1952, được Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận vào năm 2007. Khi ấy, những vỉ bánh tráng được phơi đầy từ đầu ngọn đến cuối ngọn Câu Quản. Người trẻ nối tiếp người già, cùng rộn rã bên bếp lửa ấm cúng.

10 thg 11, 2022

Đặc sản cá cơm hồ Trị An

Cá cơm vốn được xem là đặc sản của lòng hồ Trị An. Do khí hậu, nguồn nước thiên nhiên thuận lợi đã giúp cho loài cá này sinh trưởng rất nhiều. Từ đó, nghề đánh bắt cá cơm đã hình thành trên lòng hồ vài chục năm nay.

Quang cảnh buổi sáng sớm tại khu xóm chài ấp 1 (xã Mã Đà, H.Vĩnh Cửu) - nơi có nhiều hộ gia đình Việt kiều Campuchia gắn bó với nghề đánh bắt cá cơm hàng chục năm nay

Nghề đánh bắt cá cơm diễn ra quanh năm. Dù công việc cực nhọc vì phải thức đêm, ngâm mình hàng giờ dưới nước lạnh…, nhưng đã tạo công ăn, việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều gia đình Việt kiều Campuchia sinh sống ở hồ Trị An (thuộc xã Mã Đà, H.Vĩnh Cửu).

27 thg 10, 2022

Về Nam Định, thăm làng làm kèn Tây duy nhất của cả nước

Làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm và sửa chữa kèn đồng (kèn Tây). Ở đây hầu hết các công đoạn làm kèn đồng vẫn được thực hiện thủ công.

Làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là nơi sản xuất và sửa chữa kèn đồng duy nhất trên cả nước.

20 thg 9, 2022

Bên trong ngôi làng chuyên làm đặc sản mùa thu Hà Nội

Làng nghề cốm Mễ Trì đã có từ lâu đời, tới ngày nay vẫn còn giữ được nguyên vẹn bí quyết làm cốm mà không nơi nào có được. Cốm Mễ Trì là một trong những món ẩm thực nổi tiếng của Hà Thành.

Vào những ngày Thủ đô Hà Nội chớm sang thu, khi thời tiết dần mát mẻ và len lỏi theo cơn gió nhẹ là mùi hương nồng nàn của hoa sữa, trên những con phố, dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bà, các chị gánh những gánh cốm xanh mơn mởn. 

1 thg 9, 2022

Độc đáo làng gốm 500 tuổi ở phố cổ Hội An

Với lịch sử hình thành hơn 500 năm tuổi, làng gốm Thanh Hà là một trong những địa điểm mà du khách không thể bỏ lỡ khi ghé thăm đô thị cổ Hội An.


Làng gốm Thanh Hà tọa lạc bên dòng sông Thu Bồn, cách trung tâm phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) khoảng 3km về phía Tây. Ngôi làng vừa có tên trên bản đồ Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia với nghề làm gốm cổ. Làng gốm Thanh Hà luôn là điểm đến ưa thích của du khách khi ghé thăm Hội An. 

12 thg 8, 2022

Nghề vót đũa tre ở núi Cấm

Anh Nguyễn Văn Cuội, ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, vót đũa bằng bào sắt thay cho dao, từ sáng đến chiều được 700 đôi, thu nhập hơn một triệu đồng.

Sáng đầu tháng 5, núi Cấm cao hơn 700 m, được xem là nóc nhà miền Tây, đón những cơn mưa đầu mùa. Anh Cuội uống ngụm trà nóng, tìm trong túi đồ nghề chiếc bào (giống bào thợ mộc) to bằng bàn tay, bắt đầu ngày làm việc. Người đàn ông 40 tuổi mất 15 phút để mài lưỡi bào cho bén rồi tiến lại hiên nhà - nơi kê sẵn thanh gỗ dài hơn mét, bên trên khoét hình hai chiếc đũa.

Anh Nguyễn Văn Cuội mỗi ngày vót nhiều nhất được 800 đôi đũa. Ảnh: Ngọc Tài

4 thg 8, 2022

Làng miến Cự Đà, điểm đến thú vị bên sông Nhuệ

Nằm bên dòng sông Nhuệ yên bình và ẩn phía sau khu đô thị Thanh Hà là làng cổ Cự Đà (xã Cự Khê, H.Thanh Oai, Hà Nội) với nhiều công trình kiến trúc cổ kính và nghề làm miến nổi tiếng.

Với tuổi đời hơn 400 năm, Cự Đà là làng quê nổi tiếng của tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc xã Cự Khê, H.Thanh Oai, Hà Nội) với nhiều công trình kiến trúc đặc sắc mà dấu vết vẫn còn đến ngày hôm nay. Người Cự Đà cũng từng làm nhiều nghề và nghề nào cũng nổi tiếng.

Từ khoảng 30 năm nay, tại Cự Đà xuất hiện nghề làm miến dong.

Vào thời điểm cực thịnh khi mới du nhập, số hộ dân làm miến ở Cự Đà chiếm đến 80%. Nhưng tới nay số hộ làm nghề đã giảm đáng kể. Các cơ sở sản xuất dần được công nghiệp hoá với những máy móc tráng, cắt, sấy tự động, chỉ còn một vài hộ vẫn tráng miến thủ công và cũng chỉ làm khi được khách đặt hàng trước.

Miến dong là nghề "mới" của người dân Cự Đà. Ảnh: Ngọc Yến

27 thg 7, 2022

Giữ lửa nghề làm bánh tráng phơi sương


Năm 2016, nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Năm 2011, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - Vietkings công nhận là một trong 100 món ăn đặc sản nổi tiếng của cả nước. Để nghề làm bánh tráng phơi sương đạt được những danh hiệu nêu trên là cả một quá trình dày công sáng tạo, giữ gìn và phát triển làng nghề của người dân xứ Trảng.

4 thg 5, 2022

Xóm bánh cuốn của người Thái Bình ở xứ Đông

Nhắc đến đặc sản ẩm thực Hải Dương, nhiều người sẽ nhớ ngay tới món bánh cuốn Hàn Giang nức tiếng.

Bà Tiếu giúp con gái tráng bánh

Thế nhưng, ít ai biết người mang món ngon về xứ Đông, gây dựng thương hiệu được như bây giờ lại là những người con của đất lúa Thái Bình.

2 thg 5, 2022

Độc đáo làng Việt: Làng cổ Kon K’tu

Cách trung tâm TP.Kon Tum 6 km về hướng đông, làng Kon K’tu (xã Đăk Rơ Wa) như một khoảng lặng giữa những xô bồ phố thị.

Kon K’tu là một trong những ngôi làng cổ nhất ở Kon Tum với tuổi đời trên 300 năm và được xem là ngôi làng cổ đẹp nhất Tây nguyên hiện nay.

Làng cổ bên sông

Con đường về làng Kon K’tu uốn lượn theo những đường cong mềm mại của dòng Đăk Bla huyền thoại. Tiếng là làng trong phố, thế nhưng Kon K’tu vẫn giữ nguyên được nét đẹp cổ xưa của người Ba Na. Nằm giữa làng, mái nhà rông lợp bằng mái tranh cao hơn 13 m như điểm nhấn làm nổi bật lên ngôi làng cổ. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của 138 hộ dân với hơn 736 nhân khẩu.

Trải qua mấy trăm năm dâu bể, ngôi làng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, hoang sơ. Trong làng phần lớn vẫn là những căn nhà sàn theo kiểu truyền thống. Thậm chí vẫn còn nhiều ngôi nhà vách đất nhuốm màu năm tháng.

Mái nhà rông cao vút nằm giữa làng Kon K’tu là nơi sinh hoạt của cả cộng đồng. ĐỨC NHẬT

Độc đáo làng Việt: Làng giữa phố

Giữa phố núi Pleiku (Gia Lai) có một ngôi làng của người Jrai. Làng có tên gọi là Pleiku Roh thuộc P.Yên Đỗ. Mặc dù ở giữa phố thị nhưng ngôi làng độc đáo này vẫn giữ được nét truyền thống đặc sắc của người Jrai.

Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa đã khiến kiến trúc của Pleiku Roh cũng như nhiều ngôi làng của các cư dân bản địa ở Gia Lai và khu vực Tây nguyên bị ảnh hưởng khá mạnh. Ít dần đi những mái nhà rông, căn nhà sàn nhưng từ sâu thẳm, những cộng đồng làng như Pleiku Roh vẫn luôn chất chứa những mạch nguồn mạnh mẽ, là một điển hình về bảo tồn văn hóa truyền thống bản địa.

Một góc làng Pleiku Roh

Độc đáo làng Việt: Làng rau di sản

Làng rau Trà Quế có tuổi đời hàng trăm năm ở xã Cẩm Hà (TP.Hội An, Quảng Nam) vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.

Nghề cha truyền con nối

Bộ VH-TT-DL vừa công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng rau Trà Quế yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc. Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).

Một góc làng rau Trà Quế hơn 400 năm tuổi. MẠNH CƯỜNG

1 thg 5, 2022

Độc đáo làng Việt: Thiên đường biển đảo Nhơn Lý

Từ một làng chài nghèo ở vùng bán đảo TP.Quy Nhơn (Bình Định), xã Nhơn Lý đã có bước chuyển mình ngoạn mục, trở thành thiên đường biển đảo, một điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, kéo theo đời sống của người dân được nâng cao.

Ngư dân làm du lịch

Nhắc đến sự “thay da đổi thịt” của Nhơn Lý, ông Trần Xuân Nhạt (72 tuổi, ở thôn Lý Lương, xã Nhơn Lý) cho rằng đó là kỳ tích. Bởi cách đây tầm 10 năm, không ai dám nghĩ làng chài Nhơn Lý nằm trên bán đảo Phương Mai thành trung tâm du lịch biển đảo, thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách mỗi năm như bây giờ.

Theo ông Nhạt, chỉ cách trung tâm TP.Quy Nhơn chừng 22 km đường bộ nhưng khi chưa có cầu bắc qua đầm Thị Nại, Nhơn Lý gần như cách biệt với thế giới bên ngoài. Thời đó, đàn ông ở Nhơn Lý chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản gần bờ, đàn bà ở nhà lo việc nội trợ, chăm con. Nhà cửa lụp xụp nằm san sát nhau trên sườn đồi, cơm không đủ ăn, cuộc sống luôn thiếu thốn. Hình ảnh những người mẹ, người vợ, người chị gánh cá, tôm đi bộ hàng chục cây số để bán, kiếm tiền đổi gạo, đổi khoai, sắn đã in đậm trong tâm trí nhiều thế hệ ở Nhơn Lý.

Làng chài Nhơn Lý. DŨNG NHÂN

Độc đáo làng Việt: Làng hoa phồn thịnh giữa miền Tây

Văn hóa Việt được xây đắp, vun bồi từ thành tố quan trọng, đó là làng Việt.

Thời bình, hồn cốt của làng Việt không ngừng được củng cố và phát huy. Cùng với đà phát triển của đất nước, sự thay da đổi thịt của nhiều làng Việt đã giúp sinh kế của bao gia đình ngày càng đi lên, ổn định.

Hình thành từ cuối thế kỷ 19, làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) nép mình thơ mộng bên dòng sông Tiền, trăm hoa bốn mùa đua nở. Trải qua bao thế hệ vun trồng, cư dân nơi đây đang có cuộc sống sung túc.

“Bốn mùa xuân” ấm no

Bà Nguyễn Thị Ngọc, Trưởng phòng Kinh tế TP.Sa Đéc (Đồng Tháp), cho biết tính đến tháng 4.2022, làng hoa Sa Đéc có diện tích hơn 783 ha, đạt 103% kế hoạch phát triển của năm 2022. Nếu như ban đầu nghề trồng hoa chỉ tập trung ở P.Tân Quy Đông thì nay đã phát triển ra P.An Hòa, P.3 và 2 xã Tân Khánh Đông, Tân Quy Tây với hơn 2.300 hộ dân theo nghề.

Một vườn hoa tại Sa Đéc đầu tư phát triển du lịch. TRẦN NGỌC

26 thg 3, 2022

Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ "hái lộc”!

Sứa lá dung Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành đặc sản được nhiều người ưa dùng. Vì thế, ngay sau tết Nguyên đán, cả trăm hộ dân địa phương đã dồn nhân lực, tập trung khai thác, chế biến sứa biển.

Mùa sứa biển ở Kỳ Ninh bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Vì vậy, ngay sau tết Nguyên đán, nhiều ngư dân địa phương đã bắt đầu mùa đánh bắt của mình bằng hoạt động khai thác sứa.