Hiển thị các bài đăng có nhãn Cần Thơ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cần Thơ. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 4, 2018

Bánh lọt nước cốt dừa Cần Thơ

Có những món ăn tưởng chừng rất “quê” đã trở thành món “độc” và khó tìm ở nơi phố thị. Bánh lọt nước cốt dừa là món ăn vặt như vậy… Một ngày nắng nóng thưởng thức 1 ly bánh lọt nước cốt dừa thì còn gì ngon bằng.

Bánh lọt là món ăn thích hợp vào những ngày nằng nóng

Trong ký ức tuổi thơ của tôi, có 2 loại bánh lọt mà mẹ vẫn hay làm, bánh lọt mặn thường ăn cùng nước lèo có tôm – thịt giống như bánh canh, còn bánh lọt ngọt thì ăn cùng nước đường và nước cốt dừa. Đất Cần Thơ nổi tiếng có bánh lọt lá cẩm với màu tím lấy từ lá cẩm nhưng xanh lá dứa thì thông dụng hơn.

2 thg 3, 2018

Độc đáo lễ hội tống tà ma ở miền Tây

Chiều 1.3, tại miếu Bà Xóm Chài ở phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ, diễn ra lễ hội tống phong (tống ôn, tống gió hay tống tà ma).

Lễ hội tống phong (còn gọi là tống ôn, tống gió hay tống tà ma…) là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời ở vùng nông thôn Nam bộ 

1 thg 3, 2018

Khám phá, trải nghiệm Cồn Sơn ngày Tết

Cồn Sơn là một vùng đất cù lao nhỏ khoảng 70 ha thuộc địa phận thành phố Cần Thơ.

Cồn Sơn là một vùng đất cù lao nhỏ khoảng 70 ha thuộc địa phận thành phố Cần Thơ, với diện tích tương đối nhỏ với chưa đầy 100 hộ dân sinh sống.

12 thg 1, 2018

Vịt nấu chao - món ăn nhất định phải thử khi đến Cần Thơ

Vịt nấu chao ngọt, thịt thơm mềm với hương vị độc đáo là món ăn nhất định bạn phải thử khi đến vùng sông nước Cần Thơ.

Vịt nấu chao - một loại đậu phụ lên men là món ăn đặc trưng của miền Tây sông nước và đặc biệt là món ngon trứ danh ở Cần Thơ. Rất nhiều quán ăn kinh doanh món vịt nấu chao này với rất nhiều kiểu nấu riêng biệt và công thức gia vị gần như hoàn hảo.

Du khách đến Cần Thơ cũng rất thích thú với món ăn này, chỉ cần một lần gọi món vịt nấu chao dạng lẩu, ngửi qua mùi hương và nếm thử một chút vị thì sẽ thấy vô cùng hấp dẫn. 

Vịt nấu chao là món ăn nổi tiếng ở Cần Thơ. Ảnh: Foody 

24 thg 12, 2017

Quán mì gốc Hoa lâu năm nhất ở Cần Thơ

Du khách ghé Cần Thơ thường tìm đến thưởng thức tô mì chú Lường với nước lèo trong veo, ngọt vị xương hầm mà không nhiều dầu mỡ. 

Chủ đầu tiên của quán mì là chú Lường, người gốc Hoa. Theo lời người nhà, chú mở quán từ hơn 50 năm trước. Tuy đã dời sang địa chỉ mới hơn 10 năm, quán mì vẫn được nhiều khách tìm đến, đặc biệt là người dân Cần Thơ.


Không gian khang trang nằm trên mặt tiền đường Lý Thường Kiệt, phường Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. Ảnh: Phong Vinh. 

Ngôi chùa hơn trăm năm giữa lòng Cần Thơ

Chùa Ông được người Hoa gốc Quảng Đông xây dựng từ hơn 120 năm trước, nay là điểm đến hút du khách tham quan ở Cần Thơ. 

Ngôi chùa nổi bật trên đường Hai Bà Trưng (quận Ninh Kiều) bởi dáng dấp của kiến trúc và màu sắc sặc sỡ đặc trưng của người Hoa. Chùa Ông được xây dựng từ năm 1894 trên diện tích 532 mét vuông với tên gốc là Quảng Triệu Hội Quán. 

1 thg 11, 2017

Những cung đường đặc sản Cần Thơ

Ở Cần Thơ, có nhiều cung đường quanh năm tấp nập người mua bán nông sản, trái cây. Hương đồng, không gian miệt vườn lan tỏa qua những đặc sản quê nhà ngon lành, những nụ cười tươi rói của người dân Cần Thơ mến khách. Đó còn là chuyện mưu sinh của những cuộc đời gắn với nghề mua gánh bán bưng.

“Quẹo lựa! Quẹo lựa!”


Cung đường đặc sản lâu đời và nổi tiếng ở Cần Thơ phải kể đến lộ Vòng Cung, đoạn từ qua cầu Trường Tiền (xã Mỹ Khánh) đến tận xã Tân Thới, huyện Phong Điền, nhưng rôm rả nhất là đoạn gần Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam. Ở Cần Thơ, đường lộ mới mở, bà con lại đem con cá, cọng rau, trái cây vườn nhà ra để bán, lâu dần thành nghề. Đó là quy tắc chung cho sự ra đời của những “cung đường đặc sản”. Có thể kể đến quốc lộ 91B, đường Võ Văn Kiệt, đường nối Cần Thơ- Vị Thanh, Bốn Tổng- Một Ngàn… Nét dân dã từ cách bài trí, hàng hóa đến sự chân chất của người bán đã trở thành đặc trưng. Nhất là kiểu mua bán thiệt tình, chào mời dễ thương: “Mua gì quẹo lựa chị ơi!” đã khiến những sạp hàng ven đường có sức hút đến lạ.

Cô Điệp (phải) người có thâm niên bán trái cây gần 20 năm ven lộ Vòng Cung, đoạn thuộc thị trấn Phong Điền. Ảnh: ĐĂNG HUỲNH

22 thg 10, 2017

Dọc dài đêm sông Hậu ngắm Tây Đô

Đêm sông Hậu, du khách vừa lênh đênh sông nước, vừa được thưởng thức những câu hò, điệu lý, những câu vọng cổ đậm chất Nam Bộ...

Từ khu vực bến Ninh Kiều, du khách có thể ngắm rất rõ vẻ đẹp của sông Hậu với cầu Cần Thơ  nhìn xa như một con rồng uốn khúc

19 thg 9, 2017

Bồng bềnh chợ nổi Cái Răng

AFP vừa có một bài viết đáng chú ý về chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) với tựa đề "Chợ nổi Việt Nam đấu tranh để tồn tại trên mặt nước", mà VnExpress vừa biên dịch, đăng tải với cách dùng chữ khá đắt: Chợ nổi miền Tây đang "sống mòn" (bài trên VnExpress và bài gốc tiếng Anh xin tham khảo tại đây). Qua cái nhìn của phóng viên AFP trong bài viết trên, chợ nổi Cái Răng chỉ còn là cái bóng của chính nó trong quá khứ (the Cai Rang market is a shadow of its former self).

Tôi đến chợ nổi Cái Răng lần đầu cách nay lâu lắm rồi, chắc phải trên 15 năm. Hồi ấy quả là chợ nổi rất nhộn nhịp, ghe thuyền tấp nập, tạo nên một khung cảnh, một bản sắc văn hóa rất đặc biệt của miền sông nước.

12 thg 9, 2017

Chợ nổi miền Tây đang 'sống mòn'

AFP miêu tả chợ nổi Cái Răng như một nét văn hóa hút khách du lịch nhưng đang phải vật lộn để tồn tại trong nền kinh tế hiện đại.

Sửa chữa cân từng là một nghề khá tốt tại chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ, Việt Nam). Nhưng với người thợ sửa cân cuối cùng của khu chợ nổi tiếng này, một tháng ông chỉ kiếm được vài đôla khi nhiều thương nhân đã rời bỏ sông nước.

Ngồi trong chiếc thuyền phủ mấy tấm bạt cũ kỹ bám bụi, ông Nguyen Van Ut cho biết nhiều nhà buôn đã rời bỏ con thuyền của mình để có cuộc sống tốt hơn trên đất liền, nơi những siêu thị hiện đại thu hút họ.

“Tôi hiện không còn bao nhiêu khách hàng. Lúc trước thì ổn nhưng bây giờ nhiều thuyền đã rời chợ nổi. Những người từng sống trên tàu đã chuyển sang dùng xe cộ”, người đàn ông 71 tuổi nói với phóng viên AFP.

Ông Ut làm nghề sửa cân đã 30 năm. Công việc này giúp ông nuôi các người con còn lại sau khi vợ và hai con trai chết đuối trong một vụ tai nạn. Hồi trước, cuộc sống khá tốt. Nhưng bây giờ, ông phải sống dựa vào chu cấp của mấy đứa con. Ba trong số họ đang đi làm ở gần thành phố Cần Thơ.

Chợ nổi Cái Răng ngày nay chỉ còn khoảng 300 chiếc thuyền. Ảnh: AFP

17 thg 8, 2017

Cần Thơ phát triển du lịch cộng đồng nơi có “cá lóc bay”



Du lịch Cồn Sơn thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến với mô hình cá lóc bay, vườn cây ăn trái, vườn cò hay mô hình du lịch trải nghiệm như: Làm bánh dân gian tại các nhà vườn; chèo ghe, tát mương bắt cá; vào bếp thực hiện nấu những món ăn dân dã đồng quê.

Mô hình cá lóc bay tại khu du lịch Cồn Sơn 

Du lịch Cần Thơ đang phát triển mạnh mẽ và tạo ra nhiều công ăn việc làm cũng như thu nhập ổn định cho các hộ dân. Hàng năm, du khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng ở vùng đất này ngày một tăng, góp phần vào vào phát triển kinh tế của địa phương. Chỉ tính 6 tháng đầu năm, lượng khách đến Cần Thơ ước đạt gần 4,6 triệu người, doanh thu hơn 1.300 tỷ đồng.

24 thg 7, 2017

Chùa Nam Nhã - ngôi chùa nửa Tây nửa Ta ở Cần Thơ

Chùa Nam Nhã không chỉ nổi tiếng về kiến trúc độc đáo, mà còn bởi lịch sử của chùa gắn liền với nhiều hoạt động yêu nước nửa đầu thế kỷ 20. 

Nằm bên bờ sông Bình Thủy, chùa Nam Nhã là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất của TP Cần Thơ. Chùa được xây dựng năm 1895 và trải qua các lần tôn tạo lớn vào năm 1905, 1917 và 1923 để có quy mô và kiến trúc như ngày nay.

6 thg 7, 2017

Thập bát la hán chùa Long Quang

Nằm bên kênh Rạch Cam (phường Long Hòa, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ), chùa Long Quang nổi tiếng gần xa với bộ tượng thập bát la hán 100 tuổi bằng gỗ căm xe, điêu khắc rất tinh xảo. 

Chùa Long Quang được xây dựng khoảng năm 1824, thời vua Minh Mạng. Ban đầu, chùa chỉ là một cái am nhỏ, trải qua nhiều đời trụ trì, chùa được xây dựng và tu bổ khang trang như hiện nay. Chùa hiện được nhà nước công nhận là Di tích văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.

Chùa Long Quang được xây dựng khoảng năm 1824 vào thời vua Minh Mạng tại phường Long Hòa, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ.

17 thg 6, 2017

Chợ An Bình - Cần Thơ

Đi Chợ nổi Cái Răng thì tới chân cầu Cái Răng bạn rẽ phải qua tỉnh lộ 923 để tới bến tàu. Ngay đó, ở chỗ đậu xe và mua vé tàu đi chợ nổi, bạn sẽ thấy một ngôi chợ nho nhỏ: chợ An Bình. Anh Lâm văn Sơn, thổ địa và là chuyên gia du lịch ở Cần Thơ, dặn tui: nhớ dành chút thời giờ ghé thăm chợ An Bình, chợ nhỏ nhỏ mà dễ thương lắm.


Thú thiệt là tui hổng quen đi chợ, nhưng nghe lời ảnh tui cũng rảo rảo và chụp vài tấm hình đăng lên đây để mọi người ngắm coi... nó có dễ thương hông.

2 thg 6, 2017

Độc đáo cá rô non chiên giòn miền Tây

Vào những ngày này, nếu có dịp vào các chợ cá ở miền Tây, chúng ta sẽ bắt gặp những người bán cá rô non. Nhìn những con cá bé xíu cỡ ngón tay út, vảy màu xanh thẫm nhảy xoi xói trong thau, khiến tôi chợt nhớ về những kỷ niệm ngày xưa nơi quê nhà yêu dấu, khi những cơn mưa đầu mùa đến, bọn chúng tôi liền í ới rủ nhau vác thời đi bắt loại cá rô non này.

Cá rô là loài cá nước ngọt sống nơi ao hồ, đồng ruộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu (khoảng tháng 4- 5 âm lịch), và các cánh đồng ngập xăm xắp nước thì lũ cá rô bố mẹ “vượt vũ môn” lên đồng để tìm kiếm thức ăn và duy trì nòi giống. Khoảng 2 tháng sau, khi cánh đồng ngập đầy nước, người dân lại điều chỉnh mực nước trong ruộng ra. Thế là, từng đàn cá rô non (còn gọi là rô bí, rô dăm), thân nhỏ xíu (dài cỡ 2 cm, ngang 1 cm) lại tìm đường “di cư” ra sông lớn.

Cá rô non (ảnh: BCT)

4 thg 1, 2017

Vãn cảnh Thiền viện Trúc Lâm phương Nam

Được xây dựng theo lối kiến trúc thời Lý – Trần, Thiền viện Trúc Lâm phương Nam tọa lạc tại ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của vùng đất Tây Đô. 

Thiền viện Trúc Lâm phương Nam được xây dựng từ nguyện vọng của tăng ni, phật tử và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Tp. Cần Thơ mong muốn có một ngôi chùa để kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, tâm linh Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm thuần Việt do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập.

Điểm ấn tượng đầu tiên mà du khách đến viếng thăm thiền viện là lối kiến trúc độc đáo. Cổng chính là những vòm mái vuốt cong với hình đầu rồng cách điệu, cửa làm bằng gỗ. Bên trái cổng là tượng Vi Đà Hộ Pháp (ông Thiện) bảo vệ ngôi Tam Bảo. Bên phải là tượng Tiêu Diện Đại Sĩ (ông Ác) chuyên hàng phục quỷ yêu, cứu độ chúng sinh. Qua cổng chính là khoảng sân gạch rộng lớn khiến du khách cảm nhận ngay được sự thoáng đãng của chốn thanh tịnh. Từ sân gạch, du khách phóng tầm mắt chiêm ngưỡng vẻ uy nghi của Chánh điện (còn gọi là Đại Hùng Bửu Điện).

Cổng chính vào Thiền viện Trúc Lâm phương Nam.

29 thg 12, 2016

Mùa cóc chín tháng 11 ê hề đại tiệc miền Tây

Tháng 11, có dịp về Phong Điền (Cần Thơ) thăm bà con. Xung quanh khu vườn đầy những cây cóc sum sê. Và ba ngày liền cả đám khách được ăn ngất ngư đủ món... cóc. 

Những xe đẩy trên đường Trương Định thường bán cóc chín - Ảnh: Nga Bích 

Mùa cóc chín

Ở Sài Gòn từ cuối tháng 10, đi ngang qua mấy con đường Trương Định, Bùi Thị Xuân (TP.HCM)... là ngửi thấy mùi cóc chín thơm lừng.

Những chiếc xe đẩy bình thường bán ổi, xoài, trái cây gọt sẵn... giờ toàn cóc. Những trái cóc chín vàng tươi, những miếng cóc xắt vàng rực, bày quanh thau muối ớt hồng đỏ... hứa hẹn một vị chua cay mặn ngọt ngon lành.

28 thg 12, 2016

Mái Dầm mùa nước dâng

Đi Cần Thơ, đang chưa biết đi đâu chơi tiếp thì bạn rủ: "Về Mái Dầm không. Mà xa nghen, có điện nhưng không có Intetnet đâu". Đi thì đi. Tôi gật và leo lên yên xe máy của bạn. 

Buổi sáng sớm và đời sống của người dân ven sông Mái Dầm vào mùa nước dâng - Ảnh: Minh Duy 

Bạn nói xưa nhà ông bà nội ở ven sông Mái Dầm. Đất bờ lở riết nên "thụt dần vô trỏng". Đi đò từ bến Ninh Kiều xuống mấy tiếng. Rồi xuống bến chợ Mái Dầm chờ người trong nhà bơi ghe ra đón. "Xa mút chỉ".

24 thg 7, 2016

‘Đành giã từ nhau chợ nổi Cái Răng...’

“Đành giã từ nhau chợ nổi Cái Răng/ Cô Sáu cười nụ đồng tiền lúng liếng/ Anh Bảy tròng trành cưa ly rượu đế/ Giá mà ta treo bẹo được lòng nhau…”, câu thơ của Huỳnh Kim từng bao phen khiến khách lạ một lần ghé chợ nổi Cái Răng nghe lòng lao đao.

Một cái chợ độc đáo, sầm uất nhất trên sông nước miền Tây nuôi sống nhiều thế hệ, chở những câu chuyện nặng tình người, tình xứ sở. Thế nên cái tin mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyết định công nhận chợ nổi Cái Răng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia với khách xa và người già, trẻ nít sinh sống xứ này, kể cũng chẳng có gì lạ.

20 thg 7, 2016

Người cồn Sơn làm du lịch kiểu chơn chất

Du lịch cồn Sơn (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) không còn xa lạ với nhiều du khách ưa khám phá cảnh đẹp sông nước vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, chính cách làm du lịch độc đáo và lối sống mộc mạc, chân chất của người dân nơi đây mới là điều níu chân du khách. 

Đua… xuồng, một trò chơi tận dụng ưu thế từ hệ thống kênh rạch ở cồn Sơn - Ảnh: CHÍ QUỐC 

Chỉ mất khoảng năm phút qua phà Cô Bắc trên đường Lê Hồng Phong (quận Bình Thủy), du khách có thể đặt chân lên cồn Sơn, một khu đất cồn giữa sông Hậu với 79 hộ dân sinh sống, cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 6km, hiện là một trong những điểm du lịch trải nghiệm lý thú cho du khách.