Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạc Liêu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạc Liêu. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 10, 2017

Ngôi chùa trên “đất vua”

Hôm nay là một ngày đặc biệt, tôi về thăm vùng đất Phong Thạnh quê ngoại, cách phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu chừng 5 cây số. Theo con đường nhỏ uốn cong giữa vùng vuông tôm nước mặn, đến ngôi chùa theo một tư liệu là nơi vua Gia Long trên đường bôn tẩu tránh Tây Sơn đã dừng lại, và lập tự thờ những binh lính trong đội cảnh vệ Hổ Phù đã thương vong trên đường hộ giá về phía Nam. Theo tài liệu đã kể, Hổ Phù là phiên hiệu đơn vị cảnh vệ.

Chùa Hổ Phù tọa lạc ở ấp 22, Phong Thạnh, Giá Rai, Bạc Liêu - nơi ngày trước có địa danh Điền Chủ Út và lân cận là đồng Điên Chủ Ngọc, Thầy Cai, Xã Úi... mang dấu ấn một thời. Ngoại tôi sinh ra ở đây và có hẳn một cánh đồng lớn đi mỏi chân, thẳng cánh cò bay.

29 thg 6, 2017

Về Bạc Liêu thăm cụ Sáu Lầu

Ông Cao văn Lầu (thường gọi là Sáu Lầu) sinh năm 1892 ở huyện Vàm Cỏ, Long An và mất năm 1976 tại TPHCM. Tuy nhiên năm lên 4 tuổi ông đã theo cha sống ở Bạc Liêu và gần như cả cuộc đời đã gắn bó với mảnh đất này. Hơn hết, tác phẩm Dạ cổ hoài lang bất hủ của ông đã ra đời tại đây. Vì vậy Bạc Liêu xem ông là người con yêu quý của quê hương.

Biểu tượng các loại nhạc cụ tại Khu Lưu niệm Nhạc sĩ Cao văn Lầu

Mộ ông Cao văn Lầu nằm tại phường 2, TP Bạc Liêu. Tại nơi đây, Bạc Liêu đã xây dựng thành Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, đã được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 1997. Năm 2014, sau khi UBND tỉnh Bạc Liêu xây dựng mở rộng khu lưu niệm này thì nơi đây đã được Bộ VHTT& DL công nhận là Di tích cấp Quốc gia.

26 thg 6, 2017

Điện gió Bạc Liêu - đón gió từ biển khơi

Trên đường ra Trung, khi đi ngang Tuy Phong (Bình Thuận) chắc là bạn đã từng nhìn thấy xa xa những trụ quạt gió khổng lồ đang xoay giữa trời xanh. Đó là nhà máy điện gió quy mô lớn đầu tiên của Việt Nam. Hiện nay, bên cạnh điện gió Tuy Phong đã có thêm vài dự án điện gió lớn khác ở miền Bình Thuận - Ninh Thuận, tận dụng lượng gió phong phú của khu vực này.

Ở phía Nam, tận Bạc Liêu, có một nhà máy điện gió khác vừa mới hoàn thành hồi tháng 1/2016: nhà máy điện gió Bạc Liêu, tại bãi bồi ven biển xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu. Dự án có quy mô công suất 99,2MW, bao gồm 62 trụ turbine gió, công suất mỗi turbine là 1,6MW, điện năng sản xuất toàn dự án khoảng 320 triệu kWh/năm. Tổng mức đầu tư của dự án là 5.200 tỉ đồng, diện tích đất xây dựng 500 ha.



23 thg 6, 2017

Mẹ Quan Âm - Bạc Liêu

Từ lâu lắm rồi, tôi vẫn nghe nhiều người đến Bạc Liêu để viếng Mẹ Quan Âm. Ở đó, nơi ven biển có tượng Phật Bà Quan Âm đứng nhìn ra biển, che chở ngư dân được bình an, qua khỏi những cơn sóng gió. Người dân ở đây gọi tượng đài bằng cái tên kính yêu và thân thiết: Mẹ Quan ÂmRồi người nối người, những khách phương xa, không phải ngư dân cũng đến đây khấn cầu sự bình an trong cuộc sống, trong tâm hồn. Mẹ Quan Âm hiền từ đứng uy nghiêm day mặt ra biển che chở chúng sinh.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm được xây dựng từ năm 1973 ở 
ấp Nhà Mát xã Hiệp Thành (nay là phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu), cơ bản hoàn thành vào đầu năm 1975. Tượng cao 11 mét (chưa kể chân đế), đứng sừng sững bên bờ biển Đông, sát mé biển và mặt xoay ra biển.Tượng đài tuy giản đơn, nhưng cảnh quan rất hùng vĩ và trang nghiêm dễ gây sự chú ý và ngưỡng mộ cho mọi người.

Tôi vẫn mong một ngày đến ngắm nhìn cảnh quan thiêng liêng này. Mãi đến tháng 4/2017 mới có dịp...

Tượng Mẹ Quan Âm

21 thg 6, 2017

Nhà thờ Tắc Sậy - Cha Diệp

1.
Lần đầu tiên tôi nghe đến tên Cha Diệp là vào năm 2001. Khi ấy, trên đường trở về từ một chuyến công tác ở Cà Mau, các bạn nhân viên cùng đi với tôi - là người công giáo - xin được dừng xe ở Tắc Sậy để viếng Cha Diệp.

Đó là một ngôi nhà thờ nhỏ mang tên nhà thờ Tắc Sậy, trong khuôn viên nhà thờ có ngôi mộ khá đơn sơ của một vị là linh mục Trương Bửu Diệp. Các bạn tôi gọi đây là Nhà thờ Cha Diệp.

Lúc ấy tôi chưa biết Cha Trương Bửu Diệp là ai, nhưng nhìn dáng vẻ hết sức thành tâm và cung kính của các bạn ấy, cùng vô số bảng ghi ơn gắn đầy trong khuôn viên nhà thờ, tôi hiểu rằng đây là một vị linh mục được quý trọng và thiêng liêng đối với giáo dân.

Mộ của linh mục Trương Bửu Diệp tại Tắc Sậy, năm 2001.

12 thg 6, 2017

Bạc Liêu, yêu mới biết

Tỉnh Bạc Liêu nay có nhiều công trình văn hóa làm thành hệ thống níu chân du khách, khác hẳn dăm năm trước. Ở những điểm văn hóa hấp dẫn ấy dễ gặp các thuyết minh viên làm việc hoàn toàn tự nguyện theo niềm đam mê thôi thúc như điều họ nói “Tôi yêu Bạc Liêu”.

Cổng chào vầng trăng khuyết ở cửa ngõ thành phố Bạc Liêu. Ảnh: Sáu Nghệ

Từ nhà công tử Bạc Liêu sang Đồng hồ Thái Dương, thuyết minh cho chúng tôi là cô Nguyễn Trang Anh Thư mặc áo xanh thanh niên tình nguyện. Cô nói hay, hoạt bát trả lời mọi câu hỏi của du khách. Lắng lại tâm tình, cô cho biết quê nội ở Cà Mau, sinh ra ở quê ngoại Lâm Đồng, nay là Phó ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn Bạc Liêu. Khách thoáng ngạc nhiên, cô mỉm cười: “Nhiều người làm giàu đẹp cho văn hóa Bạc Liêu từ xưa cũng ở nơi khác đến đây đấy ạ”.

6 thg 6, 2017

Làng rèn thế kỷ - Ngan Dừa

Làng rèn Ngan Dừa (ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) trường tồn qua hàng ngàn thế kỷ, nổi tiếng với các sản phẩm thủ công có chất lượng.

Làng rèn Ngan Dừa nằm e ấp bên cánh đồng lúa xanh ngát. Con đường liên thôn quanh co đưa tới không khí rộn rã ngay từ đầu làng, những lò rèn 4,5 thế hệ bốc lửa như pháo hoa, tiếng leng keng của va chạm kim loại, tiếng búa đập sắt chan chát hòa với tiếng trẻ con vui đùa í ới.

Một lò rèn với ba thế hệ đang cùng làm việc. 

15 thg 5, 2017

Ghé thăm tượng Phật ngồi ấn tượng nhất Bạc Liêu

Chùa SereyVongsa nằm sát bên dòng kênh xáng Bạc Liêu – Cà Mau gây ấn tượng khách thập phương với bức tượng Phật ngồi đẹp mắt.

Chùa SereyVongsa (còn gọi là chùa Hòa Bình mới) là một ngôi chùa Khmer tọa lạc cạnh quốc lộ 1A (mặt tiền) và kênh xáng Bạc Liêu – Cà Mau (mặt hậu) thuộc thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Chùa được xây dựng khoảng năm 1950, có những nét kiến trúc độc đáo với cột bảo tháp cao, chánh điện trang trí những họa tiết, hình ảnh đặc trưng tín ngưỡng của dân tộc, văn hóa Khmer. 

Cổng chính vào chùa SereyVongsa nhìn từ quốc lộ 1A. 

30 thg 4, 2017

Cải xá bấu - đặc sản trăm năm xứ Bạc Liêu

Món ăn dân dã làm từ củ cải trắng theo chân người Triều Châu đến với quê hương công tử Bạc Liêu từ những năm đầu của thế kỷ trước.

Món đặc sản của người Tiều (Triều Châu) ở Bạc Liêu làm từ củ cải trắng, loại củ cải chứa nhiều đường vẫn thường được người Việt dùng để nấu canh hay nấu súp. 

17 thg 3, 2017

Về Bạc Liêu nhớ ăn cá nâu nấu mẻ

Mỗi lần đặt chân đến vùng đất Mũi, Cà Mau hoặc Gành Hào, Bạc Liêu tôi đều được thưởng thức nhiều món độc chiêu của miền duyên hải, nhưng không hiểu sao cứ nhớ hoài món cá nâu nấu mẻ. 

Cá nâu làm sạch - Ảnh: Hoài Vũ 

Cá nâu còn gọi là cá dĩa beo vì trên mình có nhiều hoa văn như da beo. Thân cá dẹp, hình hơi tròn, đầu nhỏ, ngắn, vảy phủ khắp thân.

Cá sống ở môi trường nước mặn lẫn nước ngọt và lợ. Cá nước ngọt nhỏ con, thịt dai, còn cá nước mặn thì to con hơn, thịt mềm, béo, dẻ và thơm ngon.

Loài cá này thích ăn rong, tảo trong thiên nhiên nên thịt cá ít tanh. Đặc biệt cá trống mình có nhiều hoa văn trông rất ấn tượng.

16 thg 1, 2017

Ngơ ngẩn với đồng hoa hẹ và bánh hẹ Hiệp Thành

Chúng tôi đi Hiệp Thành, Bạc Liêu với mục đích tham quan chùa Xiêm Cán, vườn nhãn cổ, cây xoài cổ thụ và cánh đồng quạt gió. Nhưng lại “sa đà” vào một bất ngờ khác: những cánh đồng hoa... hẹ. 

Tuyệt đẹp một cánh đồng hoa hẹ - Ảnh: Châu Xuân Mai 

Đó là những luống hẹ xanh um chạy dài đến ngút tầm mắt mà khi chúng tôi dừng xe lại hỏi thăm, những người nông dân trồng hẹ đều mỉm cười: “Cứ vô coi đi, hẹ đang xanh. Chiều hay mai là cắt hết rồi đó”.

25 thg 9, 2016

Bún mắm Bạc Liêu

Không biết vì cớ làm sao tui lại khoái ăn bún mắm, lẩu mắm miền Tây - nếu có chất Khmer thì càng khoái. Bởi vậy lê la các tỉnh miền Tây tui không thể bỏ qua bún mắm (hoặc lẩu mắm) Long An, Cần Thơ, Châu Đốc, hoặc một dạng khác của nó là bún nước lèo ở Sóc Trăng, Trà Vinh... Ấy, nhưng mà lại chưa ăn bún mắm Bạc Liêu.

Trưa nọ đang lang thang ở Sài Gòn thì mắc mưa, chợt thấy có quán Bún mắm Bạc Liêu trên đường Lạc Long Quân. Cơn ghiền nổi lên nên tui liền tấp vô ăn. 

26 thg 8, 2016

Bạc Liêu, về miền nhãn cổ trăm năm

Cậu cháu từ quê lên chơi, mang theo quà là một bọc nhãn. Loại nhãn hái từ vườn còn tươi rói. Đó là nhãn xuồng cơm vàng - thương hiệu của xứ vọng cổ Bạc Liêu. Vậy là lại "lên lịch"... đi. 

Dưới bóng cây nhãn cổ thụ trăm tuổi - Ảnh: BÍCH HUỲNH 

Hò hẹn, rồi cuối tuần, chúng tôi phóng xe máy một ngày từ Sài Gòn xuống tới Bạc Liêu, ngủ qua đêm để sáng đi thăm vườn nhãn cổ trên trăm tuổi.

Hai bên đường, người người bán nhãn. Rồi khi tôi hỏi, ai cũng nhiệt tình chỉ đường: “Đi qua hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông. Vườn nhãn đó ai cũng biết, rộng lắm, cả cây số…”.

10 thg 6, 2016

Kỳ vĩ chùa Hưng Thiện, Bạc Liêu

Chúng tôi hành hương về chùa Hưng Thiện tọa lạc tại ấp Phú Tòng, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu trong cái nắng gay gắt.


Điều rất ngạc nhiên khi bắt gặp hàng chục chiếc xe ô tô mang biển soát của nhiều địa phương khác nhau nối đuôi nhau hướng về ngôi chùa đang sở hữu bức tượng Phật Bà “khổng lồ” vừa mới hoàn thành đã thu hút đông đảo người dân đến cúng bái và chiêm ngưỡng.

Đây được xem bức tượng Phật Bà lớn nhất miền Tây tính đến thời điểm này với chiều cao từ dưới mặt đất đến hết bức tượng là trên 43m, trong đó bệ đỡ hình hoa sen có độ cao 10 mét. Phía trên chân đế là một sàn bê tông hình lục giác có đường kính 29 mét, đi lên bằng ba cầu thang. Phía trước tượng là một cái sân rộng để đồng bào phật tử chiêm bái, hai bên sân là 36 hóa thân của Bồ tát trông thật uy nghi.

26 thg 5, 2016

Hội đồng Trạch - nhiều đất nhất Đông Dương

Ông Trần Trinh Trạch, hay Hội đồng Trạch, vốn được biết như một đại điền chủ nhiều ruộng đất nhất Nam Bộ. Giàu có nhưng ông lại là người chí thú làm ăn, không ăn chơi gì nhiều trừ vài chuyện liên quan đến Công tử Bạc Liêu.

“Khi tôi sinh ra thì ông nội đã mất ba năm rồi, tôi chỉ biết cha tôi. Chứ mẹ cũng mất sớm” - ông Trần Trinh Đức, cháu nội của ông Trần Trinh Trạch, con ruột của ông Trần Trinh Huy, tức “Công tử Bạc Liêu” với giai thoại nổi tiếng đốt tiền cho người đẹp kiếm kẹp tóc trong rạp hát…, kể lại.

Gặp người cháu nội của ông hội đồng

Nhìn người đàn ông đầu ngả bạc, từng phải làm đủ thứ nghề để kiếm sống từ bán đồ điện tử ở chợ Huỳnh Thúc Kháng, qua Campuchia bán giày dép cũ, rồi chạy xe ôm, đến cuối đời mới về lại quê nhà Bạc Liêu và được tỉnh giao cho công việc hướng dẫn viên du lịch tại khách sạn Công tử Bạc Liêu, cũng chính là cơ ngơi cũ của gia tộc Trần Trinh khét tiếng thuở nào, không thể tin được sự xuống dốc của dòng họ đã từng sở hữu số ruộng đất “cò bay mỏi cánh” nhiều nhất Đông Dương một thuở và những giai thoại “đốt tiền” đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Ông Trần Trinh Đức kể: “Ngày nhỏ ở với các mẹ kế (do Công tử Bạc Liêu có tới bốn vợ), năm bảy tuổi cha tôi cho lên Sóc Trăng học nội trú ở trường Tây, cuối tuần mới đón về chơi. Nhờ học tiếng Anh, sau này bị bắt khi đi quân dịch tôi được cho làm phiên dịch, công việc nhẹ nhàng, không phải ra trận. Nhưng tính mê chơi, ham nhảy đầm nên tôi trốn lính, sống cuộc đời rày đây mai đó miễn được tự do làm điều mình muốn…”.

25 thg 8, 2015

Về Bạc Liêu ăn dưa bồn bồn

Không chỉ có món gỏi thường thấy ở những bữa tiệc, những loại "rau" sạch này còn được bà con miền Tây làm dưa chua để chế biến nhiều món ngon khác. 

Đĩa dưa bồn bồn xào lòng mề, tép với màu sắc bắt mắt và mùi thơm hấp dẫn - Ảnh: T.Tâm 

13 thg 8, 2015

Thăm Di tích đồng Nọc Nạng

Ở nơi diễn ra cuộc nổi dậy của anh em Mười Chức trên cánh đồng Nọc Nạng (xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) cách đây gần một thế kỷ hiện đã trở thành Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, góp phần giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về công cuộc đấu tranh của nông dân Nam Bộ, chống lại chế độ cai trị hà khắc của thực dân và phong kiến. 

Xưa kia Giá Rai là vùng đất hoang vu toàn là sình lầy với rừng tràm, lau sậy và đầy cỏ dại. Khi những lưu dân đầu tiên đến đây khai khẩn đã phải chặt cây làm nọc đóng xuống sình rồi gác nạng lên để làm nhà nhằm tránh thú dữ và rắn độc và cái tên Nọc Nạng đã ra đời như thế.

Cũng từ địa danh này, lịch sử đã ghi nhận một sự kiện vào năm 1928 vang động cả Đông Dương, đó là cuộc nổi dậy của gia đình anh em nông dân Mười Chức chống chính quyền thực dân và bè lũ tay sai.

19 thg 4, 2015

Bạc Liêu: Du lịch về “địa chỉ đỏ”

Bạc Liêu có khá nhiều khu di tích lịch sử cách mạng, những “địa chỉ đỏ” này cũng là các điểm du lịch tiêu biểu "hút" khách đến tìm hiểu, tham quan.

Trước tiên là Bia tưởng niệm nơi cắm lá cờ Đảng đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu. Lịch sử ghi lại cho biết, trước việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (tháng 2/1930) và có chủ trương đánh Tây, một số thanh niên ở Bạc Liêu đã bí mật làm 2 lá cờ đỏ hình búa liềm có dòng chữ “Cộng sản đánh Tây”. Sáng sớm ngày 1/5/1930, các thanh niên này đã treo một lá cờ Đảng ngay trước thành lính trong nội ô thành phố. 

Bia tưởng niệm nơi treo lá cờ Đảng đầu tiên tại Bạc Liêu (phường 3, TP Bạc Liêu). 

19 thg 3, 2015

Nghề dệt chiếu Ngan Dừa

Nằm trong địa phận thuộc dòng chảy của sông Hậu, Thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) là vùng đất thuận lợi cho cây lác, nguồn nguyên liệu chính giúp người dân nơi đây phát triển nghề dệt chiếu từ bao đời nay.

Chị Nguyễn Thị Tám, 46 tuổi, ngụ tại ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa cho biết, không nhớ rõ làng nghề dệt chiếu ở đây có từ bao giờ, nhưng lúc nhỏ chị đã thấy bà nội và mẹ của mình dệt chiếu, nhiều khi tiếng go (dụng cụ dệt chiếu) lách cách, dệt đều đặn từng sợi lác còn theo chị vào giấc ngủ. Chiếu Ngan Dừa cứ thế nối tiếp nhau truyền từ đời này sang đời khác, đâu đâu trong làng, trong xóm cũng gặp từng bó, hay từng sợ lác trắng, lác màu, trông thật vui mắt.

Nằm trong địa phận thuộc dòng chảy của con sông Hậu, thị trấn Ngan Dừa là vùng trũng bị nhiễm phèn - điều kiện rất thuận lợi cho việc trồng cây lác. Từ đây, nguồn lác sẽ giúp người dân làm chiếu chủ động hơn khi tìm nguyên liệu và cũng tiết kiệm được chi phí. Vào làng nghề dệt chiếu truyền thống Ngan Dừa, ấn tượng đầu tiên là hai bên đường phơi toàn là lác và cả những chiếc chiếu mới tinh còn thơm mùi lác. Trong những mái hiên ngay bên đường, từng nhóm 2 chị em phụ nữ đang khéo léo phối hợp chuồi từng sợi lác vào chiếc go rồi dập xuống nhịp nhàng. Chị Trương Tú Khanh, cán bộ phụ trách tiểu thủ công nghiệp thị trấn Ngan Dừa cho biết, nghề dệt chiếu Ngan Dừa hiện đang phát triển khá mạnh khi toàn thị trấn có khoảng 15 dòng tộc với hàng trăm hộ chuyên sống bằng nghề làm chiếu, trong đó tập trung nhiều nhất ở ấp Thống Nhất.

Nằm trong địa phận thuộc dòng chảy của con sông Hậu, thị trấn Ngan Dừa là vùng trũng bị nhiễm phèn, điều kiện rất thuận lợi cho việc trồng cây lác là nguồn nguyên liệu để dệt chiếu

20 thg 11, 2014

10 món ăn hấp dẫn ở quê hương công tử Bạc Liêu

Bạc Liêu không chỉ nổi tiếng với chàng công tử đốt tiền để "tán" gái, sân chim rộng lớn hay nhà cổ Tòa tham biện, vùng đất thuộc Đồng bằng sông Cửu Long này còn sở hữu nền ẩm thực phong phú và tươi ngon, bổ dưỡng. Nhiều du khách khi đến đây đều say mê khám phá. Dưới đây là một số món ăn nổi tiếng gắn liền với quê hương công tử Bạc Liêu. 


1. Lẩu Mắm

Nơi đây, người dân thường chế biến món lẩu này từ mắm cá sặc cùng nước dừa tươi, sả và tỏi phi thơm ngào ngạt. Lẩu mắm ăn kèm thịt ba chỉ, các loại cá lóc, cá ba sa... và rau cần, rau muống, mồng tơi, cải tím, ngó sen, bông so đũa, lục bình... (Ảnh: Lê Hà Ngọc Trâm).