Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Tây Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Tây Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 6, 2022

Bình yên trảng Tà Nốt

Trảng Tà Nốt là một vùng đất trũng thấp, có diện tích gần 100 ha, thuộc tiểu khu 17, Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (xã Tân Lập, huyện Tân Biên). Nơi đây có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, hấp dẫn các nhà khoa học và du khách gần xa.

Trảng Tà Nốt thường xuyên được bao trùm bởi một cánh đồng đầy cỏ đưng, cỏ lác. Đến mùa nắng hạn, những loại cây hoang dại này héo khô và tạo thành lớp thực bì dễ bén lửa. Mùa mưa đến, trảng Tà Nốt như thay áo mới.

Cánh đồng đưng, lác, lúa trời sinh sôi nảy nở trở lại. Những vạt rừng nguyên sinh quanh trảng cũng đâm chồi nảy lộc, ra hoa, kết trái. Cả ngàn cá thể cò nhạn (cò ốc) từ nước bạn Campuchia hoặc từ đồng bằng Sông Cửu Long cũng di cư về đây.

Những giá trị văn hoá của làng Kà Ốt

Tuy đời sống kinh tế phát triển, tính hiện đại lan toả không ít, nhưng Kà Ốt vẫn giữ được dáng xưa của một phum Khmer cổ. Trong ấp còn 20 ngôi nhà sàn được xây dựng theo phong cách Khmer.

Đám rước quanh chánh điện.

Nếu tính từ trung tâm thị trấn Tân Châu chạy theo trục đường 785 tới xã Tân Đông, rẽ qua hướng chợ Kà Tum đến đầu ấp Đông Tiến, xong tiếp tục rẽ trái đi thêm khoảng 1km nữa thì sẽ đến Kà Ốt. Tổng cộng con đường từ Đồng Pal đến Kà Ốt chừng 20km.

3 thg 6, 2022

Tây Ninh cuối thế kỷ XIX qua ghi chép của bác sĩ G.C Baurac

Ngay trong năm 1899, bác sĩ “Thuộc địa hạng nhất” J.C Baurac đã cho in cuốn sách “Nam kỳ và cư dân các tỉnh miền Đông”. Trước đó, ông xuất bản cuốn “Nam kỳ và cư dân các tỉnh miền Tây” vào năm 1894.


Theo Nguyễn Đình Đầu (Tổ chức hành chính Tây Ninh 1836-1970, Tạp chí Xưa nay số 96, năm 2001); thì: “Năm 1867, sau khi chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ, Pháp chia lục tỉnh ra thành các hạt tham biện (inspection)… Năm 1874, đổi tên hạt tham biện thành ra địa hạt (arrondissment). Năm 1836 bỏ khung hành chính lục tỉnh. Toàn Nam kỳ chia ra 20 địa hạt và 2 thành phố Sài Gòn- Chợ Lớn. Năm 1899 lấy danh hiệu tỉnh thay cho địa hạt. Từ đây gọi là tỉnh Tây Ninh…”.

Sắc màu bột khoai

Với góc nhìn đầy sức sống, tay máy trẻ Huỳnh Công Đồng, nghệ danh Huỳnh Đồng, của CLB nhiếp ảnh trẻ thuộc Hội VHNT tỉnh Tây Ninh khắc hoạ hoạt động sản xuất bột khoai rất đặc sắc.


Tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những chén chè đậu xanh, chè chuối… được tô điểm bởi những khúc bột màu xanh đỏ rất bắt mắt. Đấy là bột khoai được làm ra từ một làng nghề ở xã Long Thành Nam, thị xã Hoà Thành.

Với góc nhìn đầy sức sống, tay máy trẻ Huỳnh Công Đồng, nghệ danh Huỳnh Đồng, của CLB nhiếp ảnh trẻ thuộc Hội VHNT tỉnh Tây Ninh khắc hoạ hoạt động sản xuất bột khoai rất đặc sắc. Đó là công đoạn làm bột, phơi bột, cắt bánh và đóng gói xuất xưởng.

Muối tôm Tây Ninh- một bản sắc văn hoá độc đáo

Có thể nói đặc sản muối tôm Tây Ninh đã đi vào đời sống ẩm thực của người Tây Ninh và tạo nên một loại gia vị độc đáo cho ẩm thực Việt.

Một cơ sở chế biến muối tôm ở Tây Ninh. Ảnh: Dương Vĩnh Tuyên

Nhắc đến Tây Ninh sẽ nhắc đến muối Tây Ninh (thường gọi với cái tên “muối tôm Tây Ninh”). Đây là một trong những món quà ý nghĩa du khách mong muốn mang về làm quà tặng người thân mỗi khi đến Tây Ninh. Cùng tìm hiểu về đặc sản mang bản sắc văn hoá của Tây Ninh từ góc nhìn của Thạc sĩ Bùi Thị Hoa- Phân viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

Món ăn vặt từ bánh tráng ngon nức tiếng của Tây Ninh

Bánh tráng trộn Tây Ninh trở thành thương hiệu ẩm thực được giới trẻ mê tít và phổ biến ở khắp nơi. Sự hoà quyện của bánh tráng, tôm khô, sa tế, ớt, muối tôm, đậu phộng, hành phi, khô bò, rau răm... làm cho những ai đã ăn một lần là nhớ mãi.

Khách lựa bánh tráng ăn vặt tại cửa hàng Út Yến.

Không chỉ nổi tiếng với những đặc sản được nhiều người biết đến như: muối ớt, bánh canh, bánh tráng Trảng Bàng, mãng cầu, hay ốc núi… Tây Ninh còn có những món ăn tuy bình dân nhưng vừa nghe đến tên thôi đã khiến nhiều người phải xuýt xoa, chép miệng, đó chính là những món ăn vặt từ bánh tráng.

Bánh tráng muối ớt

Khi nhắc đến Tây Ninh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các món ăn đặc sản làm nức lòng thực khách, như muối tôm Tây Ninh, bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng Tây Ninh,... Trong đó, món bánh tráng muối ớt Tây Ninh là món ăn vặt được ưa chuộng hàng đầu.

Bánh tráng muối ớt Tây Ninh được chế biến từ hai nguyên liệu chính đó là bánh tráng và muối ớt Tây Ninh. Món ăn này mang vị cay đặc trưng của muối ớt Tây Ninh, kết hợp với loại bánh tráng phơi sương dẻo dai mang lại hương vị thơm ngon đặc biệt, vô cùng hấp dẫn.

Cùng nhìn những hình ảnh đẹp tại làng nghề bánh tráng muối ớt Ninh Hưng, Chà Là thuộc huyện Dương Minh Châu, được nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Tiến ghi lại thật sinh động.

29 thg 11, 2021

Về Long Châu thăm Chùa Mục Đồng

Đối với người dân Tây Ninh, nói đến Chùa Mục Đồng có lẽ ít ai biết chùa này ở đâu, thậm chí có người không tin rằng xứ ta có kiểng chùa này. Sách Tây Ninh Đất và Người mới xuất bản gần đây có hẳn một danh mục về các ngôi chùa ở đất Tây Ninh, nhưng cũng không nhắc tới tên Chùa Mục Đồng. Vậy ngôi chùa này hiện tọa lạc tại nơi đâu trong tỉnh?


Thực ra đến với Chùa Mục Đồng cũng không khó lắm. Từ thành phố Tây Ninh ra ngã tư Quốc tế thẳng theo đường 786 qua khỏi cầu Gò Chai chừng 2km, gặp ngã tư Long Vĩnh rẽ phải theo đường 796 tới ấp Long Châu rẽ trái chạy thêm chừng 1,5km nữa là tới nơi. Chùa Mục Đồng hiện nay được xây dựng trên một gò đất giữa một cụm rừng nhỏ. Khu vực này xưa gọi là Bưng Doi Da, gần rạch Bàu Quan chảy ra sông Vàm Cỏ Đông, trước kia từng thuộc Ninh Điền, nay thuộc về ấp Long Châu của xã Long Vĩnh.

18 thg 7, 2019

Vương vấn bánh ống quê

Chập choạng, chiếc xe xay bánh ống của anh Đinh Văn Hổ (37 tuổi) nổ lạch cạch giữa dòng người qua lại. Bao năm, trên chiếc xe cũ kỹ ấy, anh Hổ “lang bạt” khắp nơi mưu sinh bằng nghề xay bánh ống...

Ký ức tuổi thơ
Chiều buông nhanh, ở góc đường Nguyễn Hoàng (phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên), bỗng dưng có tiếng máy nổ chan chát, gây sự chú ý đối với mọi người. Những chiếc bánh ống, bắp sấy mới xay nóng hổi, giòn rụm, tỏa mùi thơm ngào ngạt, làm cho chúng tôi nhớ về ký ức tuổi thơ. Hồi nhỏ, ở quê nghèo khó, chẳng có quà xa xỉ như chốn thị thành. Chỉ cần nghe tiếng máy nổ lạch cạch từ xa, cả xóm chộn rộn mang gạo, bắp đến xếp hàng chờ xay bánh ống, bắp sấy rất vui nhộn. Ngày nay, giữa phố thị ồn ào náo nhiệt vẫn còn hiện hữu chiếc xe xay bánh ống “chân quê”, cuốn hút trẻ thơ và người lớn đến mua rất đông. 

Vợ chồng anh Hổ xay bánh ống, bắp sấy bên hè phố 

23 thg 6, 2019

Về lại Tha La xóm đạo

Từ đỉnh cây Cầu Dừa, căng vồng như một cảnh dù lượn giữa đồng quê ấp An Lợi, tôi đã thấy mái tháp chuông tươi đỏ của nhà thờ Tha La. Thấp hơn, bên cạnh lại cũng một mái ngói dài, đỏ tươi đã vượt lên khỏi những vòm cây cao nhất của làng quê An Hội, An Hoà.


Bức tranh xứ đạo nhìn từ cây Cầu Dừa mới diễm lệ làm sao. Ðồng lúa Hè Thu trước mặt láng lai chan chảy màu xanh lá mạ. Vườn tược An Hội vun cao, xao xác bóng dừa. Tháp chuông như một ngón tay nuột nõn trỏ lên trời bảng lảng mây trắng nhuốm hồng sắc nắng. Không thể không nhớ đến bài thơ Tha La xóm đạo của Vũ Anh Khanh viết khoảng năm 1949.

Ký ức chợ Long Hoa

Ngày xưa mỗi lần về thăm nhà, từ Sài Gòn xe đò chạy thẳng một mạch đến Ngã ba Giang Tân thì đã thấy xa xa cái chóp của nóc chợ Long Hoa, càng tới gần càng hiện rõ, lòng rất hồi hộp… quê nhà là đây, tới rồi! 

Chợ Long Hoa xưa hình chữ thập

Cửa Nam thân quen, bến xe lam ông già tôi hay chạy tuyến Long Hoa - Gò Dầu, buổi sáng có cháo lòng rất ngon mà rẻ, nhất là miếng dồi thì không thể nào quên- vừa béo vừa bùi, cay cay hạt tiêu. Người bán lại là bà già của thằng bạn. Buổi sáng trước khi đi làm, không gì thích hơn là nhấp một ly đen “demi” ở quán café cô Yến- quá tuyệt! Sang nữa thì lên Chợ Cũ dùng điểm tâm sáng bằng một tô phở Nam Thành bốc khói thơm phức. Long Hoa đi cửa nào cũng gặp người quen vì đa số tiểu thương là dân xung quanh chợ. Tôi đi lòng vòng trong chợ một hơi là thế nào cũng có người hỏi thăm bà bảy (má tôi) dạo này ra sao? Thân thương là vậy! Vòng vòng chợ là những hiệu buôn mà nhắc lại nhiều người vẫn còn nhớ: Duy Châu, Hữu Nghĩa, Nam Hưng, Nam Lợi hay nhà may Đại Trí, Dân Nam, tiệm sách báo Minh Phát…

23 thg 10, 2018

Chùa xưa trong phố Tây Ninh

Chùa Phước Lâm có lẽ là ngôi duy nhất trong Thành phố còn giữ được “hồn xưa bóng cũ” của Phật giáo Tây Ninh thời mở đất. Sau kiến trúc mặt tiền ở hành lang trước với tầng lầu, tô đá rửa ở thập kỷ 60 thế kỷ trước; vẫn còn lại những cột, kèo gỗ nâu đen bóng và mấy lớp mái chùa lợp ngói âm dương khấp khểnh sạm màu rêu mốc.

Chùa Phước Lâm.

12 thg 3, 2015

Những người làm nên sức sống cho điệu múa trống Xa-dăm

Hồi cuối năm 2014, nghệ thuật múa trống Xa-dăm (Chhay dam) của người Khmer ở ấp Trường An, xã Trường Tây đã được Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Sự kiện này cũng làm nhiều người đặt câu hỏi: Tây Ninh chỉ là một tỉnh nhỏ, đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ không nhiều so với các tỉnh miền Tây Nam bộ như Sóc Trăng, Trà Vinh... Tỉnh Trà Vinh còn có một đoàn nghệ thuật Khmer được Nhà nước bao cấp, đó là đoàn Ánh Bình Minh.

Vậy sao điệu múa trống của một xóm Khmer không đông lắm ở Tây Ninh lại được tôn vinh như thế? Những ai đã từng thưởng thức điệu múa trống Xa- dăm ấy chắc sẽ dễ dàng công nhận ngay mà không thắc mắc. Cũng có nhiều người đã biết điệu múa ấy hay và đẹp (do ở âm thanh dân dã, do các mảng miếng khi múa, khi lăn hoặc khả năng chơi trống bằng nhiều phần cơ thể của người múa…) nhưng nếu bảo nhận xét cụ thể hơn thì đành chịu! Vậy phải đi tìm lý do thôi, mà tốt nhất là bắt đầu với những người trong cuộc- những người dân ở ấp Trường An, xã Trường Tây. 

Múa trống Xa-dăm. 

21 thg 10, 2013

Hoang sơ Ma Thiên Lãnh

Thung lũng Ma Thiên Lãnh nằm tiếp giáp giữa ba ngọn núi: núi Bà Đen, núi Phụng và núi Heo (nằm trong quần thể núi Bà Đen, thuộc địa bàn xã Thạnh Tân, Thị xã Tây Ninh).

Ma Thiên Lãnh nằm tiếp giáp giữa ba ngọn núi: núi Bà Đen, núi Phụng và núi Heo.

Từ chân núi, men theo con đường nhựa trải dài uốn lượn trên một sườn đồi thơ mộng, một bên là núi và một bên là cheo leo vực thẳm. Có người ví nơi đây là “Đà Lạt của miền Đông Nam bộ” vì quanh năm khí trời mát mẻ. Dọc theo các sườn núi là những cánh rừng bạt ngàn, văng vẳng đâu đó là tiếng chim kêu, vượn hú, tiếng suối róc rách…

9 thg 1, 2013

Đặc sản núi Bà trước nguy cơ tận diệt

Đến nay có lẽ chưa ai giải đáp được vì sao loài thằn lằn núi và ốc núi - từ lâu nổi tiếng là “đặc sản” đất Tây Ninh lại chỉ có ở ngọn núi cao nhất vùng Đông Nam bộ? Cũng vì vậy mà nhiều năm qua, thằn lằn núi, ốc núi Bà Đen bị săn bắt ráo riết, có khả năng dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. 

Bà Loan năm nay 52 tuổi, bán nước giải khát gần chân núi Bà kể rằng: Khoảng vài chục năm trước, khi bà đến đây sinh sống, chiều nào cũng thấy thằn lằn núi bò ra đầy trên vách đá, con nào con nấy bự gần bằng nửa cườm tay. Mấy năm nay chúng cứ ngày càng ít đi. Những người đi bắt thằn lằn bây giờ phải leo tuốt lên lưng chừng núi mới kiếm được chúng.

Lời bà Loan nói quả không sai!


19 thg 7, 2012

Về Tây Ninh xơi thằn lằn núi

Khi đã bão hoà với những món ăn thường ngày (thịt bò, heo, gà, cá…), tự nhiên người ta… chán ăn. Trong tình trạng “chán ăn” như vậy, một lần về Tây Ninh, anh bạn tôi rủ đi nhậu lai rai. Trước khi đi, tôi cẩn thận hỏi thực đơn là món gì? Anh bạn nói tỉnh queo: “Thằn lằn núi!”. Lúc đầu nghe thấy ớn. Có ai xơi thịt thằn lằn bao giờ cha nội? Anh bạn có vẻ tự ái, lùi lũi đưa tới một quán nằm giữa cánh đồng dưới chân núi Bà Đen, có cái tên ngồ ngộ: Sân Cu quán. Trong khi chờ món thằn lằn, tôi hồi hộp dùng trước món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lòng không khỏi lo lắng khi nghĩ đến những con thằn lằn da xanh lét bò loằng ngoằng trong vườn, trên mái nhà ở quê mình ngoài Bắc. Thứ đó chỉ mới thấy mấy cha chơi gà chọi bắt chặt khúc cho các võ sĩ gà ăn tươi, nuốt sống chứ thấy ai ăn bao giờ?

Thằn lằn núi đã được mang lên bàn nhậu. Nhìn những chú chàng bị mổ bụng, chiên giòn để trong dĩa cùng mấy lát cà chua đỏ, rau xà lách xanh rất hấp dẫn. Thịt thằn lằn núi hoá ra… ngon quá chừng. Thơm, giòn, béo… cuốn chung với rau giá lụa, đọt cóc, đọt rau nhái và mấy thứ rau thơm khác chấm mắm me, “đã” vô cùng! Mấy anh bạn nói thứ nầy chỉ có trên núi Bà, đi câu được con thằn lằn núi cũng “trần ai” lắm chớ không dễ dàng gì. Chừng mười năm về trước, thằn lằn núi chưa bị xếp hạng vào món đặc sản, chúng toàn bự gần bằng cườm tay, chỉ một con là ba người “đi” hết hai lít đế. Bây giờ thì chúng không kịp lớn, mới bằng ngón tay cái người lớn là bị bắt đem lên bàn nhậu rồi.