Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 1, 2023

Tiếng Nghệ với người Nghệ xa quê

Trong lòng mỗi người Nghệ xa quê dường như đều đau đáu một nỗi niềm quê hương xứ sở với bao chuyện xưa. Và khi một người Nghệ xa xứ gặp được đồng hương, họ liền đổi giọng kiểu “Anh người mô đó?” thì mọi khoảng cách lễ nghi được rút ngắn nhanh một cách kỳ diệu.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh (ảnh chụp tại Cầu Cấm). Ảnh tư liệu

Tôi nhớ mãi câu chuyện sau: Vào một sẩm tối mùa Đông năm 1981, tôi đang đi bộ ra đến gần đường Đại Cồ Việt trên con đường nay gọi là phố Tạ Quang Bửu, thì nghe một nhóm sinh viên Bách Khoa đi trước đang nói chuyện với nhau về các bạn Nghệ Tĩnh. Nội dung tôi nghe được là: “Công nhận bọn Nghệ Tĩnh chơi với nhau gắn bó thật. Mà buồn cười lắm nha, cái bọn này, cứ đang nói tiếng Bắc với bọn mình bình thường như thế, nhưng bên cạnh xuất hiện một người nói giọng Nghệ là ngay lập tức đổi giọng, nghe không thể tin được í. Cứ như tiếng nước ngoài”. Câu chuyện tôi nghe được trên đường cách nay hơn 40 năm đó cứ ở mãi trong ký ức của tôi, như phần nào làm cho tôi thêm tự hào về sự gắn bó của người Nghệ mình khi xa quê, của tiếng Nghệ khi người miền khác mới nghe, cứ như là ngoại ngữ vậy.

Những món ăn độc đáo từ cá của người Thái ở Nghệ An

Những ngày Tết Nguyên đán, người Thái ở miền Tây xứ Nghệ lại quây quần để chuẩn bị nhiều món ăn hấp dẫn cúng tổ tiên và thết đãi khách, họ hàng, con cháu. Trong đó, phải kể đến là những món ăn từ cá rất bổ dưỡng và cũng rất dân dã.

Người Thái thường chọn nơi gần sông, suối làm nơi cư trú, nên nguồn thức ăn từ thủy sinh đã trở thành thường nhật của người Thái. Nhiều món ăn từ cá được bà con chế biến theo cách riêng, trở thành đặc sản và không thể thiếu được trong những ngày lễ, Tết. Trong đó, phải kể đến là món cá nướng, gỏi cá và mọc cá. Ảnh: Đình Tuân

11 thg 1, 2023

Bến Đò Cung

Từ thuở hồng hoang, Lam giang đã ba phía ôm ấp Cát Ngạn. Sông tưới tắm ruộng đồng. Sông gom góp những doi cát vàng óng ả. Sông dâng tặng vô vàn tôm cá. Sông đắp bồi lớp lớp phù sa,...

Sông làm giàu cho đất lành bốn mùa hoa trái nhưng sông cũng bó buộc con người vào thế bất tiện giao thương. Từ quê đi ra có đến bốn bến đò. Đi muôn nơi về đến quê, vẫn thấp thỏm tối trời, lo “sẩy chuyến đò”. Nặng lòng câu “sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua,”...

Lấy “trang sách làm cánh buồm”(1), đất tứ tắc chắt chiu sinh thành, dưỡng dục nhiều sĩ tử, nhiều ông Cử, ông Nghè, Thám hoa(2), nhiều anh hùng (3) làm rạng danh “đất Cát”.

Hoạt động tại bến Đò Cung. Ảnh: Tiến Đông

Làng biển có nhiều di tích bậc nhất Nghệ An

Làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) không chỉ nổi tiếng với nghề đóng tàu biển hơn 700 năm, mà đây còn là làng quê gìn giữ, bảo tồn được nhiều di tích bậc nhất tỉnh.

Làng Trung Kiên có bề dày lịch sử lâu đời. Theo các tài liệu, từ thời tiền Lê, thời Lý, vùng đất hoang vu, lau lách dưới chân núi Chùa, núi Rồng đã được khai phá với tên gọi Kẻ Lau. Sau chiến thắng quân Nguyên đời Trần, làng đổi tên thành Hoàng Lao, Trung Kiên với hàm ý là làng quê trung quân ái quốc, kiên cường, bất khuất trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Hiện nay, làng biển đặc biệt này còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn hệ thống các công trình, di tích cổ xưa. Ảnh: Huy Thư

9 thg 1, 2023

Thầy cúng Chứ Nênh/Nả Nênh trong quan điểm người Mông

Theo quan niệm của người Mông, cơ thể người sẽ gồm 3 phần cơ bản: Phần thể xác (lub cev), phần tâm và phần hồn (ntsuj plig). Khi một người được chọn để có thể trở thành thầy cúng, phần hồn (ntsuj plig) sẽ được Khua Nênh thử nghiệm và mang đi học hỏi.

Trong ngôn ngữ Mông, txiv là bố, nam là mẹ; như vậy txiv neeb nghĩa là bố của neeb; nam neeb nghĩa là mẹ của neeb. Nếu dịch neeb sang tiếng Việt là cúng, ta sẽ thấy nghĩa gốc của txiv neeb - nam neeb là bố - mẹ của cúng thay vì thầy cúng. Để hiểu được vì sao những người thầy cúng được coi là bố mẹ của neeb, ta cần hiểu, neeb là gì, từ đâu đến, đến như thế nào?

15 thg 12, 2022

Về “Nghi Xuân bát cảnh”

Cầu Cửa Hội nối đôi bờ sông Lam. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Thật lạ, năm nay đã cuối tháng 11 rồi mà chưa thấy cái rét se sắt, đỏng đảnh mùa đông. Ngày chủ nhật, cô bạn thân Thúy Hà, cựu sinh viên khoa Sử của một trường đại học rủ tôi làm một “tour” du lịch về “Nghi Xuân bát cảnh”. Hai đứa khởi đầu “tour” bằng du thuyền “Giang Đình cổ độ” xuôi sông Lam.

Thúy Hà tủm tỉm cười:

- Bữa nay em sẽ đưa anh thăm thú một vài cảnh đẹp của “Nghi Xuân bát cảnh” quê mình. Đến vài nơi thôi, bởi một số cảnh đẹp trong “bát cảnh” ngày xưa, thời gian vật đổi sao dời, nay không còn nữa. Ta khởi đầu bằng chuyến du thuyền xuôi sông Lam nhé. Ta đến hai thắng cảnh “Đan Nhai quy phàm” (Cửa Hội buồm về) và “Song Ngư hý thủy” (Đôi cá giỡn nước) trước đã. Đến được hai nơi đó, thuyền sẽ đi qua cầu Cửa Hội mới xây dựng nối hai bờ Nam - Bắc - là niềm ao ước bao đời của Nhân dân Hà Tĩnh, Nghệ An. Cầu dài và đẹp lắm anh ơi! Em nghĩ đó sẽ là một “cảnh” mới của Nghi Xuân quê mình đấy.

29 thg 11, 2022

'Trầm tích' dãy Đại Huệ

Cùng với dãy Thiên Nhẫn ở phía Nam, dãy Đại Huệ chạy dọc phía Bắc và phía Đông đã góp phần tạo nên “trùng lai danh thắng địa” cho vùng đất Nam Đàn (Nghệ An), quê hương của bao danh nhân nổi tiếng. Từ bao đời, dãy Đại Huệ là “điểm tựa” của cư dân quanh vùng, cũng là nhịp cầu nối kết dòng chảy quá khứ - hiện tại và tương lai.

Nhịp sống yên bình

Vào những ngày cuối tuần đẹp trời, chúng tôi thường rủ một vài người bạn tạm rời thành Vinh, ngược lên theo Quốc lộ 46 rồi rẽ vào tuyến đường chạy dọc theo chân núi Đại Huệ thuộc huyện Nam Đàn. Chặng đường khoảng 20 km nhưng chứa đựng bao điều thú vị, đủ để cảm nhận và tìm thấy giờ phút bình yên, được “sống chậm” sau những ngày lo toan, tất bật.

Bởi một điều rất đơn giản, về nơi đây, với thôn, xóm của Nam Giang, Nam Anh, Nam Thanh, với cánh đồng lúa bạt ngàn, bãi rau xanh mượt, vườn cây trĩu quả, lắng nghe tiếng chuông chùa ngân vang, bao ưu tư, muộn phiền như được rũ bỏ.

Dãy Đại Huệ chạy dọc phía Bắc huyện Nam Đàn. Ảnh: Quốc Đàn

Khám phá ngôi đình cổ thờ Vua Mai bên bờ sông Lam


Nằm trong quần thể di tích về Vua Mai, đình Khả Lãm ở khối Hùng Sơn, thị trấn Nam Đàn là một công trình cổ kính còn lưu giữ nhiều hiện vật quý.

Về miền quê của 'Bà chúa thơ Nôm'

Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, quê hương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nổi tiếng là “đất học” không chỉ của xứ Nghệ mà còn của cả nước.

Theo sử sách, làng Quỳnh Đôi được các dòng họ Hồ, Nguyễn và Hoàng về khai cơ từ năm 1378 và đặt tên là "Thổ Đôi Trang". Đến năm 1528, cụ Hồ Nhân Hy (Đời Mạc) đổi tên thành xã Quỳnh Đôi như ngày nay. Trong ảnh: Cổng chào làng Quỳnh Đôi được xây dựng khang trang, bề thế. Ảnh Đình Tuyên

Vì sao rất nhiều người Mông có tên là Tủa (Tuam/Tuôv)?

Trong bối cảnh giao thoa văn hóa toàn cầu, người Mông có thể chọn cho con cái họ những cái tên rất “Việt”, rất “Tây”, nhưng vẫn còn rất nhiều người Mông lựa chọn những cái tên rất “Mông”. Một trong những cái tên được đặt phổ biến nhất trong cộng đồng người Mông là Tủa.

Người Mông sẽ làm lễ hu plig gọi phần hồn tus plig về nhập vào cơ thể lub cev đứa bé vào buổi sáng sớm thứ ba kể từ khi hạ sinh. Trong lễ hu plig, người chủ lễ sẽ đặt tên cho đứa trẻ dưới sự đồng thuận của cha mẹ của đứa bé và những vị thần, gia tiên puj koob yawm txwv thiab dab khuas. Nếu cái tên vì một lý do nào đó được đặt không phù hợp với đứa bé, nó sẽ dễ ốm đau, bệnh tật, chậm lớn. Hoặc, một người có phần hồn tus plig đi lạc, bị bắt cóc bởi thế giới bên kia, hoặc bị một thế lực nào đó ví dụ như long vương zaj laus đánh dấu. Trong cả hai trường hợp đó, người Mông sẽ tiến hành đổi tên.

18 thg 11, 2022

Nghệ thuật điêu khắc độc đáo của ngôi đình cổ 'dựng trong 1 đêm'

Là Di tích lịch sử Quốc gia, đình Hậu, xã Bắc Thành (Yên Thành) có kiến trúc, điêu khắc khá độc đáo. Tương truyền, đình được người dân làng Hậu dựng trong 1 đêm.

Đình Hậu được người dân làng Hậu, xã Bắc Thành khởi dựng cách đây mấy trăm năm. Ngoài chức năng sinh hoạt cộng đồng, đình còn là nơi để thờ Thành hoàng Thung Lĩnh Triệu Cơ Nguyễn Tướng Công, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, thần Cao Sơn - Cao Các... Ảnh: Huy Thư

16 thg 11, 2022

Kiến trúc, điêu khắc độc đáo của ngôi đền cổ "thượng miếu hạ mộ"

Tồn tại qua nhiều thế kỷ, đền Lê Đức Tuy xã Hùng Tiến (Nam Đàn) là một công trình kiến trúc, điêu khắc độc đáo. Đền đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Theo các tài liệu hiện có, đền được xây dựng vào đầu thế kỷ XVI để thờ Vinh phúc bá Lê Đức Tuy - Người có công "hộ quốc an dân" dưới triều hậu Lê, là một vị quan hết lòng vì dân vì nước, được Vua Lê Thánh Tông phong sắc "Dực bảo trung hưng, linh phù tôn thần". Đền gồm có cổng tam quan, hạ, trung, thượng điện... nằm cạnh đê Tả Lam, soi bóng xuống bàu Sen uy nghi, cổ kính. Ảnh: Huy Thư

10 thg 10, 2022

Đình làng cổ trăm năm bị lãng quên ở miền Tây Nghệ An

Nằm gần trung tâm xã Vĩnh Sơn (huyện Anh Sơn) nhưng đình làng Thượng Thọ có tuổi đời từ thế kỷ XIX đang bị lãng quên. Với kiến trúc độc đáo, nơi đây từng là chốn tụ hội, sinh hoạt văn hóa của nhân dân xã Vĩnh Sơn và cũng là nơi tập trung của hàng nghìn người trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931). Tuy nhiên, sau gần 1 thế kỷ bị bỏ hoang, đình làng Thượng Thọ đang ngày càng bị xuống cấp nghiêm trọng.

Đình làng Thượng Thọ nằm ở xóm 1 (xã Vĩnh Sơn - Anh Sơn) được xây dựng từ năm 1859. Đây từng là nơi tụ hội và sinh hoạt văn hóa của nhân dân xã Vĩnh Sơn.

Nét cổ kính, độc đáo của đình làng Phượng Lịch

Xây dựng từ thời Nguyễn, đình Phượng Lịch ở xã Diễn Hoa (Diễn Châu) mang vẻ đẹp cổ kính, độc đáo. Hiện di tích đang xuống cấp nặng nề, cần được trùng tu, tôn tạo.

Làng Phượng Lịch, xã Diễn Hoa trước đây thuộc tổng Lý Trai, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu là một làng cổ, có bề dày văn hóa, lịch sử lâu đời. Nơi đây, người dân địa phương đã xây dựng nên nhiều công trình làng xã, như đình, đền, chùa, miếu... trong đó có đình Phượng Lịch. Ảnh: Huy Thư

Kiến trúc độc đáo của ngôi đình cổ gắn liền với phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh

Không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng gắn liền với phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, đình Võ Liệt (huyện Thanh Chương) còn là ngôi đình làng có kiến trúc độc đáo ở Nghệ An.

Đình Võ Liệt nằm ở vị trí phong quang trên cánh đồng Rè, thuộc thôn Minh Tân, xã Võ Liệt, cách Phủ Ngoại thờ song thân cha mẹ danh tướng Phan Đà chừng vài trăm mét. Ảnh: Huy Thư

Ngôi đền lưu giữ nhiều tượng Phật cổ bậc nhất Nghệ An

Tồn tại qua hàng trăm năm, Tuần Thiện Đàn hay còn gọi là đền Thiện ở xã Diễn Ngọc (Diễn Châu) đang lưu giữ một hệ thống tượng cổ đa dạng, đặc sắc có giá trị nhiều mặt về lịch sử, mỹ thuật, tôn giáo...

Tuần Thiện Đàn được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, trên một khu đất cao ráo ở làng Lý Nhân xã Tiên Lý, nay là xóm Tây Lộc, xã Diễn Ngọc (Diễn Châu). Trước đây, khuôn viên của đền rộng, cảnh quan thoáng đãng. Nay, khuôn viên đền Thiện khá chật hẹp và bị "bao vây" giữa một vùng quê phát triển, nhà cửa chen chúc. Ảnh: Huy Thư

3 thg 10, 2022

Có phải vua Quang Trung đổi tên Nghệ An thành Nghĩa An?


Nghệ An là mảnh đất gắn bó mật thiết với nhà Tây Sơn nói chung và Hoàng đế Quang Trung nói riêng. Đây chính là nơi có vị trí địa chính trị quan trọng mang tầm chiến lược, chính vì vậy Vua Quang Trung đã chọn Yên Trường – Dũng Quyết tại Nghệ An để xây dựng kinh đô của triều đại mới với tên gọi Phượng Hoàng Trung Đô, còn tên trấn vẫn giữ nguyên là Nghệ An mà không hề thay đổi. Tuy nhiên, một số bộ địa chí lớn của triều Nguyễn cho rằng dưới thời Tây Sơn, tên gọi “Nghệ An” đã được đổi thành “Nghĩa An”.

Quan trấn thủ Nguyễn văn Thận và La Sơn phu tử với việc xây dựng Phượng Hoàng trung đô


Kinh đô là nơi trọng yếu của đất nước, giao điểm hội tụ của 4 phương, vị trí trung tâm để dễ bề chế ngự trong – ngoài, điều động Bắc – Nam, lại tiện về công – thủ, nên việc lựa chọn mảnh đất tốt để đóng đô luôn là việc làm đầu tiên của bậc minh quân thánh đế.

Dân tộc ta từ khi dựng nước, trải bao triều đại đến nay đã có nhiều mảnh đất đã từng là nơi đóng đô nổi tiếng: Phong Châu từ thời các Vua Hùng dựng nước, Thăng Long là kinh đô của 3 triều đại lớn và kéo dài liên tục gần 800 năm; hay kinh đô Phú Xuân nay là cố đô Huế hiền hoà thơ mộng…

Huyền thoại đa làng

Có một cái gì đó thôi thúc tôi viết về “những hồn quê linh thiêng” của làng quê tôi, nơi tôi được sinh ra và lớn lên, đã từng chứng kiến, đã “sống” với “những hồn quê” đó. Bởi tôi nghĩ, nếu không ghi lại , “những hồn quê” đó sẽ ngày càng mai một , dần xa trong trí nhớ những người con của làng…

Thế là tôi bắt đầu chuyện về cây đa làng tôi.

Ngày trước, Vĩnh Tuy quê tôi là một làng quê thanh bình, thơ mộng, được xem là làng quê mang nhiều nét đặc trưng của hồn quê Việt Nam, với “cây đa, bến nước, sân đình” mà trong ký ức tuổi thơ của tôi, mỗi chiều về tiếng chuông chùa Văn Sơn thong thả buông ngân như được cất lên từ mái đình cong cong, từ những chiếc lá của cây đa làng sừng sững nằm cách ngôi chùa không xa… Thế mà, những “vật thể hồn quê” ấy, theo thăng trầm của thời gian, lần lượt cùng nhau đi vào dĩ vãng xa xăm đã hàng thập kỉ, như chưa bao giờ đã tồn tại trên mảnh đất làng Vĩnh thân yêu của tôi.

Cây đa làng Trụ Thạch (Lý Thành, Yên Thành). Ảnh minh hoạ, tư liệu Báo Nghệ An.

Chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc nhà thờ họ độc đáo, hiếm có ở Nghệ An

Tồn tại giữa làng quê có bề dày văn hóa truyền thống lâu đời, từ đường dòng họ Nguyễn Viết ở xã Đại Đồng (Thanh Chương) là một công trình nghệ thuật đặc sắc, mang vẻ đẹp cổ kính, hiếm có ở Nghệ An.

Họ Nguyễn Viết là dòng họ có truyền thống khoa bảng, yêu nước, cách mạng ở làng Đại Định, xã Đại Đồng. Nhà thờ họ Nguyễn Viết được xây dựng vào thời Nguyễn gồm có 2 công trình chính: Hạ đường và hậu đường để thờ các vị tổ tiên và hậu duệ của dòng họ. Hạ đường là ngôi nhà 3 gian 2 hồi thể hiện tập trung, đầy đủ nhất vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc cổ. Ảnh: Huy Thư