Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 1, 2019

Biên Hòa: Đặc sản ốc - Ẩm thực đêm hấp dẫn thực khách

Không phải ngẫu nhiên mà các món ăn được chế biến từ ốc được xem là những món ăn đặc sản, thu hút nhiều thực khách thưởng thức vào những ngày cuối tuần hay những buổi chiều tối đổi gió.
Sau một ngày làm việc vất vả, trong buổi tối của khí trời se lạnh, không ít bạn trẻ lại thích rảo bước trên những con phố đã lên đèn, những quán cà phê với những điệu nhạc du dương hay những góc phố với các quán ăn vặt với những món ăn đa dạng, phong phú như níu chân du khách.

Không cần chờ tới dịp ra biển, đến với Biên Hòa, du khách có thể lựa chọn cho mình và gia đình những quán ốc ngon hấp dẫn với giá cả bình dân.

1. Quán ốc Hiếu Long 

16 thg 1, 2019

Ngôi chùa mang tên Chùa Cô hồn

Dân Biên Hòa hầu hết đều biết hoặc nghe tên chùa Cô hồn, cái tên nghe là lạ. Thật ra chùa có tên là Bửu Hưng, nằm ở đầu đường Phan Đình Phùng. Nguồn gốc tên chùa Cô hồn là một câu chuyện lịch sử bi tráng.


Đầu thế kỷ 20, một Hội kín yêu nước được lập nên ở Biên Hòa, mang tên trại Lâm Trung. Trại chiêu tập người, tổ chức luyện tập võ nghệ, trang bị vũ khí, tích trữ lương thực…chờ thời cơ đánh Pháp. Người dân xem những trại viên Lâm Trung trại như những vị hảo hán Lương Sơn Bạt. Căn cứ trại đóng tại núi Gò Mọi, vùng Thiện Tân, Vĩnh Cửu.

15 thg 1, 2019

Nấm mồ chung của 9 hảo hán Lâm Trung Trại vẫn bí ẩn

Người dân muốn được đưa thi hài các hảo hán Lâm Trung Trại về mai táng. Tuy nhiên, họ đã bị họng súng của giặc ngăn lại. Cuối cùng, một nấm mồ chung chôn 9 nghĩa sĩ được dựng nên. Trải qua bao năm, mộ xưa nay đã mất tích. Những anh hùng chỉ còn trong sử sách.

Hồn thiêng gửi nơi Dốc Sỏi 


Sau khi xử tử 9 phạm nhân bị khép tội cướp của giết người, đám lính Pháp lên xe ra về. Họ bỏ lại 9 cái xác đang gục rũ trên những cọc gỗ. Đám lính quèn và các tội nhân khác ở lại để thu dọn trường bắn. Chứng kiến sự hi sinh anh dũng của những anh hùng một đời theo lý tưởng cứu nước, người dân Dốc Sỏi quỳ gối tiễn biệt họ. Sau ít phút chuẩn bị, đám tội nhân được lệnh tháo dây trói cho 9 anh hùng Lâm Trung Trại và tiến hành công việc mai táng.

Các bô lão sống quanh chùa Cô Hồn (gần khu vực Dốc Sỏi) cho biết: "Cha ông chúng tôi kể lại rằng, sau khi chứng kiến lũ giặc bắn những nghĩa sĩ, người dân đã lao ra đòi khiêng xác các hảo hán về mai táng nhưng không được. Trước sự hung hăng của đám lính, người dân cũng không dám làm căng. Họ sợ bị khép tội tòng phạm với tử tù nên đành đứng nhìn giặc khiêng xác các anh hùng đi chôn". 

Chùa Cô Hồn, nơi lưu dấu hồn thiêng 9 anh hùng Lâm Trung Trại

Giây phút cuối và nấm mồ chung của 9 vị anh hùng

Trước âm mưu thâm hiểm của giặc và bè lũ tay sai bán nước, những anh hùng Lâm Trung Trại một phút sa chân đã rơi vào tay giặc. Chúng giết 9 vị anh hùng rồi chôn chung họ trong một huyệt lớn tại gốc cây Gõ Cụt nơi Dốc Sỏi.

Anh hùng thất thế 


Thất bại trước mục tiêu tấn công thành Sơn Đá, Lâm Trung trại bị thực dân Pháp bố ráp, vây bắt, truy kích không ngừng. Mục tiêu của bọn chúng là muốn một mẻ bắt sạch "những con cá to" trong Lâm Trung Trại để làm gương cho những cá nhân, tổ chức yêu nước người Việt.

Trước tình hình nguy cấp, Lâm Trung Trại đã quyết định tạm giải tán để đảm bảo sự an toàn cho các thành viên. Theo đó, Năm Hi chủ trương cho nghĩa quân tiêu hủy hết vũ khí, đạn dược để các thành viên ngụy trang thành người tha hương đến chốn này. Hơn nữa, Năm Hi làm vậy để tránh việc số vũ khí trên lọt vào tay giặc khi căn cứ Gò Mọi thất thủ. Lợi dụng lúc nửa đêm, nghĩa quân bí mật vận chuyển số vũ khí trên đổ hết xuống lòng sông Đồng Nai đỏ ngầu phù sa. Vị trí đổ số vũ khí trên cũng được giữ bí mật tuyệt đối. Sau lần tụ họp cuối cùng đó, những đầu lĩnh của Lâm Trung Trại chia tay nhau, tiêu tán mỗi người một ngả. 

Khu vực Dốc Sỏi, nơi diễn ra buổi hành quyết 9 anh hùng Lâm Trung Trại. 

Lâm Trung Trại và những anh hùng “thủy hử” đất Đồng Nai

Lâm Trung Trại được hình thành từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược Đồng Nai. Thời ấy, người dân nơi đây tự hào ví hội này như Lương Sơn Bạc của Việt Nam.

Chọn Gò Mọi làm căn cứ, duy trì hoạt động, Lâm Trung Trại một thời từng khiến thực dân Pháp khuynh đảo. Tuy nhiên, cho đến nay, còn ít tài liệu đề cập đến nguồn gốc và sự hình thành hội kín anh hùng này. 

30 thg 12, 2018

Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc

Đầu thập niên 1970, ở Long Khánh có một nơi gọi là Tiểu chủng viện. Thuở ấy tui còn nhỏ, và lại không phải người công giáo nên không có dịp vào đó, thậm chí còn không biết... Tiểu chủng viện nghĩa là gì! Chỉ có cảm giác nơi ấy là một nơi tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Rồi có một dịp, dường như khoảng năm 1972 - 1973 gì đó (khi đó tui 13, 14 tuổi), một người bạn dẫn tui vào đó xem cho biết, chỉ là rảo bước ở những lối đi bên trong tiểu chủng viện thôi. Cảm nhận còn lưu lại là đây là một chốn trang nghiêm, yên tĩnh và thật đẹp.

Sau này tui biết tên chính thức nơi đây là Tiểu chủng viện Thánh Phaolô, được khởi công xây dựng năm 1966, khánh thành năm 1970. Đây là nơi đào tạo các vị tu sĩ công giáo. Đáng buồn, từ 1975 các chủng viện (tiểu chủng viện và đại chủng viện) trên toàn quốc bị chính quyền đóng cửa, không cho phép hoạt động đào tạo linh mục, giáo sĩ. Tui cũng rời Long Khánh, dần dần không còn nhớTiểu chủng viện nữa.

Năm 2010, tui về thăm Long Khánh. Nghe nói rằng Đại chủng viện mới xây dựng xong, đẹp lắm. Tui đến xem và thật sự choáng ngợp. Kiến trúc Đại chủng viện rất đẹp, phảng phất nét kiến trúc nhà thờ ở châu Âu.




24 thg 12, 2018

Hà mã đầu tiên sinh con tại Đồng Nai

Sinh tự nhiên tại sở thú Vườn Xoài, hà mã con nặng 29 kg, được đặt tên là “Bé Xoài”. 

Hà mã con - Bé Xoài luôn theo sát bên mẹ. 

Bé Xoài được sinh tự nhiên ngày 19/11/2018, từ cặp hà mã nhập từ Châu Phi. Cặp hà mã này được khu du lịch nuôi và thuần dưỡng trong hơn hai năm. Việc mang thai hoàn toàn tự nhiên mà không có sự can thiệp của nhân viên vườn thú.

Đây cũng là hà mã con đầu tiên được sinh ra tại sở thú này và tỉnh Đồng Nai. Được 4 tuần tuổi, nó hoàn toàn khỏe mạnh và hiện bú sữa hà mã mẹ.

29 thg 11, 2018

Nhân duyên hình thành Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức

Dòng thiền Trúc Lâm nước Việt bắt nguồn từ Tam Tổ mà tuôn chảy, mà thấm đượm vào đời từ 700 năm qua, cho đến bây giờ vẫn tuôn chảy, vẫn âm thầm nuôi dưỡng giới thân huệ mạng của Tăng Ni Phật tử Việt Nam. Hòa thượng Ân sư thượng Thanh hạ Từ, một thiền sư có chủng duyên sâu dày với dòng thiền nước Việt. Ngài đã nhiều năm trăn trở, nhiều năm tu tập và sau cùng Phật pháp không cô phụ người có đại chí, Hòa thượng đã thấu đạt nguồn tâm, đã tìm được lối đi cho mình và Tăng Ni tứ chúng. Từ đó dòng thiền nước Việt được hồi sinh sau một thời gian dài ngủ yên trong tịch lặng.

HT Thích Nhật Quang trình bày đồ án xây dựng TV Trúc Lâm Trí Đức

27 thg 11, 2018

Chùa Một Cột ở Biên Hòa

Chùa Một Cột ở Biên Hòa

Đó là chùa Bửu Sơn. Ngôi chùa này nằm ở gần khu vực chợ Biên Hòa, trong một con hẻm lớn số 487 đường Cách mạng Tháng Tám, phường Hòa Bình. Bạn sẽ dễ dàng thấy chùa Bửu Sơn nếu bạn... đi ăn lẩu tôm Năm Ri, bởi vì ngôi chùa nằm đối diện lối vào quán lẩu tôm.


Đã quen với hình ảnh ngôi chùa Một Cột nổi tiếng ở Hà Nội, bạn sẽ thấy ngỡ ngàng khi nhìn thấy ngôi chùa này và tự hỏi: Sao gọi là chùa Một Cột?

23 thg 11, 2018

Thiên nhiên – Văn hóa từ vùng đất Mã Đà Sơn Cước

Trải qua 320 tuổi, vùng đất Đồng Nai đã để lại nhiều di tích lịch sử gắn liền với sự phát triển của Nam Bộ nơi đây có phù sa màu mỡ do sông Đồng Nai bồi đắp cho cây trái tươi tốt quanh năm. Đồng Nai cũng nổi tiếng với hồ Trị An, diện tích rộng lớn nhiều tôm cá. Về Đồng Nai để thăm chiến khu Đ nơi ghi dấu những chiến tích hào hùng của dân tộc trong hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. 


Cách thành phố Hồ Chí Minh chỉ 30 km. Giờ đây Đồng Nai là điểm đến quen thuộc của dân phượt thành phố yêu thiên nhiên, thích khám phá những điều mới lạ để rời xa thành phố ồn ào náo nhiệt, thả hồn vào thiên nhiên với sông nước mênh mông mây trời lộng gió. 

31 thg 10, 2018

Mít tố nữ Long Khánh

Từ hồi tui còn nhỏ xíu, tui đã nghe nói mít tố nữ là loại trái cây đặc sản của Long Khánh. Mít thì ở đâu cũng có, nhưng mít tố nữ hiếm hơn, ngon hơn (tất nhiên là mắc tiền hơn) và Long Khánh là nơi có mít tố nữ nhiều nhứt, ngon nhứt. Là con nít mà, nghe quê mình có loại trái cây như vậy là sướng rồi. Đâu cần biết có chính xác không (có muốn biết cũng... chả có cách nào để biết), chỉ cần sướng là đủ!



Mà mít tố nữ ngon thiệt. Thơm lừng! Đúng như người ta nói thơm như múi mít. Điều tuyệt vời nữa là khi xẻ trái mít tố nữ ra, chỉ cần nắm cái cùi giở lên là ta có một chùm múi mít, chớ không phải ngồi gở từng múi mít ra như mít thường. Đó cũng là lý do tại sao người ta xẻ chớ không chặt trái mít tố nữ.

15 thg 10, 2018

Mít tố nữ, đặc sản Long Khánh

Mít tố nữ là một giống mít đặc biệt, có tên gọi xuất phát từ tương truyền xa xưa, có nàng trinh nữ mang tên Tố Nữ đem lòng yêu chàng trai nghèo tên gọi Tố Nam. Giống mít được trồng nhiều nhất ở Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Mít tố nữ là loại trái cây bản địa của vùng Đông Nam Á. Ngoài ra, mít tố nữ cũng được trồng ở Úc, Ấn Độ và Queensland. Ảnh lozi

11 thg 10, 2018

Biên Hòa - Lung linh cầu ánh sao về đêm

Khoác lên mình những bộ đèn led lung linh, rực rỡ với những sắc màu của ánh đèn về đêm. Cầu Hóa An 2 thuộc địa phận xã Hóa An được ví như “cầu ánh sao” Biên Hòa. 


Cầu Hóa An 2 được khởi công xây dựng vào năm 2010 đến năm 2014 được đưa vào hoạt động. Với chiều dài 1.306m được trang hoàng những ánh đèn led hiện đại, đủ sắc màu rực rỡ, chuyển màu liên tục đang là điểm đến vào những dịp cuối tuần, thu hút bạn trẻ và những người yêu mến vùng đất Biên Hòa đến chiêm ngưỡng và check – in những góc ảnh đẹp cùng gia đình và bạn bè. 

Trị An - mùa Điên Điển

Ở phương Nam một năm chỉ có 2 mùa mưa nắng. Cứ vào khoảng độ tháng 7 âm lịch là bắt đầu bước vào mùa mưa với những cơn mưa dai dẳng, nước lũ tràn về cũng là mùa bông Điên Điển khoe sắc. Xuất hiện đâu đó hình ảnh người phụ nữ chèo xuồng đi hái bông Điên Điển, đâu đó những rổ bông Điên Điển được bày bán vàng rực. 

17 thg 9, 2018

Chùa trên Đồi Lá Giang

Người ta gọi tên chùa là chùa Lá Giang, hay chùa Đồi Lá Giang, bởi vì chùa tọa lạc trên một quả đồi mang tên đồi Lá Giang. Tên chính thức của chùa là Thiền viện Phước Sơn, cũng gọi là chùa Phước Sơn, một ngôi chùa Nam tông ở Biên Hòa, Đồng Nai.

Những tư liệu hơi cũ một chút ghi rằng chùa Lá Giang tọa lạc tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - còn ngay tại cổng chùa thì ghi là ở Hố Nai. Thì quả đúng như vậy thiệt, cứ nhìn trên bản đồ thì ta thấy Thiền viện Phước Sơn nằm ở đoạn giữa đường Bắc Sơn - Long Thành, trong đó phía Bắc Sơn (ra quốc lộ 1) là Hố Nai, phía kia là xã Phước Tân, Long Thành.

26 thg 8, 2018

Nem bưởi Tân Triều, quen mà lạ

Đến Tân Triều (Vĩnh Cửu, Đồng Nai), cùng với việc thưởng thức những múi bưởi ngọt lịm, mọng nước, du khách còn có cơ hội nếm nhiều món đặc sản được người dân nơi đây chế biến từ bưởi như: gỏi bưởi, mứt bưởi, gà hấp trái bưởi, rượu bưởi, chè bưởi… Và thật là thiếu xót nếu du khách có dịp đến làng bưởi Tân Triều mà chưa thưởng thức món nem bưởi quen mà lạ này.


Chỉ với vỏ bưởi, đu đủ, khế chua, ớt và lá vong nem… người dân xứ Tân Triều đã có thể chế biến món nem bưởi rất lạ vị. Có lẽ vì nguyên liệu chính từ vỏ bưởi nên món nem khi thành phẩm có vị chua chua, cay cay, một chút giòn giòn và ngọt nhẹ mà không phải món nem nào cũng có được. Đặc biệt, chỉ có nước khế chua mới làm vỏ bưởi bào mỏng tan thành bột và có độ chua cho ra đúng vị của nem bưởi mà thôi.

Người Tày ở Đồng Nai

Người Tày là dân tộc có dân số đông sau người Kinh, người Hoa và người Nùng ở Đồng Nai. Tụ cư ở những vùng có đồng ruộng hay đất rẫy để làm nông nghiệp, người Tày sống tập trung tại huyện Tân Phú, Định Quán.


Năm 1954, người Tày di cư từ vùng núi phía Bắc vào Đồng Nai lập nghiệp. Tới sau giải phóng 1975, số lượng di cư đông đúc hơn tạo thành các bản làng, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, làm ruộng, rẫy và chăn nuôi… Mặc dù sinh sống hàng chục năm nay trên đất mới Ðồng Nai, thế nhưng họ vẫn giữ giữ nét sinh hoạt của cộng đồng trong tập quán sinh sống, phương thức canh tác, sinh hoạt văn nghệ và xây dựng cơ sở tín ngưỡng nơi cư trú.

22 thg 8, 2018

Làng bè Phước An

Thuộc xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, nằm ngay trên sông Thị Vải, làng bè Phước An cách thành phố Biên Hòa 45 km, là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần. 


Nơi đây, có những bè nổi nuôi trồng thủy sản nước lợ chủ yếu là hàu. Cứ khoảng vài chục, vài trăm mét lại có một bè nổi. Người dân Phước An chủ yếu sống dựa vào sông nước, đánh bắt thủy hải sản. Sản vật thiên nhiên nước lợ trù phú, nhiều loài tôm, cua, cá sống trong tự nhiên, rất chất lượng và được ưa chuộng như tôm càng, tôm chì, cá nâu, cua, chem chép, bạch tuộc… 

8 thg 8, 2018

Khám phá nét văn hóa bản địa dân tộc S'tiêng ở Tà Lài, Tân Phú

Nếu bạn là một người yêu thích tìm hiểu và khám phá bản sắc của 54 dân tộc anh em tại Việt nam thì đừng bỏ qua cơ hội đến với Tà Lài nơi các dân tộc anh em như Stieng, Mạ, Tày, Nùng sống với nhau rất gần gũi. 


Đến đây không khó để các bạn có thể bắt gặp hình ảnh những cô gái Mạ, S’tiêng thong thả đi trên đường. May mắn hơn trong một ngày nắng đẹp của tháng 5, các bạn sẽ còn được chiêm ngưỡng một rừng cây hoa móng cọp (hoa đào rừng) nở rợp cả vùng trời và từng đàn bướm vàng tung tăng bay lượn cảnh vật như ở trốn thần tiên. Ở xa xa, những cô sơn nữ nhẹ nhàng hái hoa tươi cười khoe sắc ngân nga câu hát vút cao nhưng ngọt ngào giữa đại ngàn ấy.

6 thg 8, 2018

Xôi chiên phồng Đồng Nai

Bài viết sau đây của anh Bùi Thuận - một bậc đàn anh lão thành, đã sống ở Biên Hòa lâu năm - viết về Tân Hiệp quán và sự ra đời của món  xôi chiên phồng Đồng Nai. Xin được phép đăng lại nơi đây để giới thiệu rõ nét hơn về quán ăn và món ăn đặc sắc này. Bài viết được giữ nguyên văn, - trừ vài đoạn nhỏ không liên quan mà do làm biếng gõ nên không đưa vào - các hình ảnh do tui sưu tầm trên mạng để minh họa.

PHN

Trong nhiều lần liên hoan ẩm thực, cuộc thi các món ăn ngon khu vực và toàn quốc trong những năm qua, món xôi chiên phồng của Đồng Nai luôn giành được thứ hạng cao. Tại các lễ hội ẩm thực, món xôi chiên phồng cũng thường được đặt ở vị trí khá nổi bật. Khách phương xa đặt chân đến đất Đồng Nai thường hay tìm hỏi, thưởng thức món ăn này.