Hiển thị các bài đăng có nhãn người Sán Chỉ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Sán Chỉ. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 4, 2024

Người Sán Chỉ gìn giữ nếp nhà xưa để làm du lịch

Nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của người Sán Chỉ ở xã Đại Dực (huyện Tiên Yên) từ bao đời nay được tiếp nối, góp phần làm nên sự đa dạng trong bức tranh văn hóa cộng đồng các dân tộc tại tỉnh Quảng Ninh. Văn hóa không chỉ mang lại giá trị tinh thần mà còn có thể góp phần nâng cao đời sống kinh tế của đồng bào.

Cách trung tâm huyện Tiên Yên gần 30 km, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên có gần 90% dân số là người Sán Chỉ. Văn hóa truyền thống của đồng bào được phản ánh qua hệ thống các lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn thơ, trang phục và kiến trúc... Người Sán Chỉ xưa thường làm nhà sàn 5 gian, 2 mái, tường xây gạch đất, mái lợp ngói âm dương, quanh nhà xếp bờ rào bằng đá suối. Những ngôi nhà sàn bình dị, cũ kỹ nép bên những sườn đồi xanh ngút ngàn tạo nên một bức tranh phong cảnh yên bình và cũng là minh chứng cho sức sống lâu bền của văn hoá người Sán Chỉ.

Xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) nỗ lực gìn giữ bản sắc văn hóa của người Sán Chỉ, hướng tới phát triển du lịch cộng đồng (Ảnh: Hoàng Hiền).

27 thg 11, 2021

Rộn ràng mùa gặt ở Bình Liêu

Cứ mỗi độ thu về, những mảnh ruộng bậc thang của người Sán Chỉ ở Bình Liêu (Quảng Ninh) lại vàng rực như tấm lụa óng ánh vắt ngang qua những triền đồi.

Bình Liêu mùa gặt. Một màu vàng óng trải dài từ đỉnh đồi tới sát khe suối.

12 thg 9, 2018

Rộn ràng trò chơi “đánh gụ” của phụ nữ Sán Chỉ

Đánh quay (gụ) là trò chơi dân gian có từ lâu đời, một thời là môn chơi độc quyền của giới mày râu. Nhưng những năm gần đây, môn chơi này thu hút nhiều chị em Sán Chỉ tham gia. Đây là nét sinh hoạt thể hiện quan niệm nhân sinh, tượng trưng cho sức khoẻ, sự dẻo dai và tính kiên trì của đồng bào nơi đây.

Khéo léo trò chơi đánh quay


Cứ đến cuối tháng 10 âm lịch mỗi năm, khi mùa gặt hái xong xuôi cũng là lúc các chàng trai, cô gái Sán Chỉ bắt đầu tổ chức thi đấu đánh quay từ thôn đến huyện. Đặc biệt trong dịp Tết thì đánh quay như một món ăn tinh thần không thể thiếu của họ.

Con quay của phụ nữ Sán Chỉ. 

14 thg 11, 2017

Lễ cầu mùa của người Sán Chỉ

Gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp, lễ cầu mùa là nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc Sán Chỉ, rất cần gìn giữ và phát triển.

Nghệ nhân Lỷ A Tàu, thôn Kéo Cai, xã Đại Thành, huyện Tiên Yên, sửa soạn trang phục đi lễ. 

Người Sán Chỉ làm lễ cầu mùa để tôn vinh những vị thần có công lập làng, tạo mưa, tạo gió, cho mùa màng bội thu, canh giữ xóm làng. Người Sán Chỉ cũng khấn nguyện các vị thần mang đến cuộc sống tốt đẹp, bình an và mạnh khỏe đến cho người dân.

1 thg 7, 2017

Lễ đặt gánh của người Sán Chí

Người Sán Chí ở Kiên Lao, Lục Ngạn (Bắc Giang) có tục làm Lễ đặt gánh trước khi tổ chức đám cưới với những điệu hát đối đáp "Cháu Côộ" có từ ngàn xưa, là một nét đẹp văn hóa được gìn giữ và duy trì cho đến ngày nay. 

Về mặt ý nghĩa, Lễ đặt gánh của người Sán Chí giống như Lễ ăn hỏi trong đám cưới của người Kinh. Đây là thủ tục tiến hành sau các Lễ dạm ngõ, Lễ so mệnh, Lễ thách cưới của người Sán Chí. Lễ đặt gánh thường được tổ chức vào ngày mùng một hoặc ngày giữa tháng. Vào những ngày lành tháng tốt ấy, đoàn nhà trai gồm 5 người gồm một ông mối và 4 thanh niên phụ lễ sẽ qua nhà gái nói chuyện.

Quà trong Lễ đặt gánh do nhà trai mang tới nhà gái gồm một chai rượu, 1kg thịt lợn, một phên đường và một gói trầu cau. Khi họ nhà trai tới cửa, nhà gái sẽ mang một sàng rượu ra chặn cửa chưa cho vào. Muốn vào nhà để nói chuyện se duyên, nhà trai phải hát đối với nhà gái khi nào thắng mới được vào nhà. Nếu nhà trai không thắng được thì sẽ phải chịu phạt, họ phải uống một chén rượu và chịu đội sàng rượu lên đầu.

Lễ cúng mời tổ tiên chứng kiến Lễ đặt gánh của người Sán Chí.

3 thg 3, 2016

Lạ lẫm kiểu úp mặt, chúi đầu xuống nước bắn cá

Với chiếc kính kiểu thợ lặn cùng khẩu súng tự tạo thô sơ, độc đáo, những chàng trai Sán Chỉ ở xã Hưng Đạo (Bảo Lạc, Cao Bằng) vẫn thường xuyên lội dọc các con sông, suối bắt cá cải thiện bữa ăn cho gia đình. 

Đặng Văn Phong (22 tuổi) cho biết, kiểu bắt cá này không biết xuất hiện từ bao giờ, thực tế Phong cũng như những trai tráng Sán Chỉ được truyền lại cách này từ cha, ông mình.

Mùa đông, nước cạn cùng với tiết trời lạnh nên việc săn bắn cá khó khăn hơn nên chỉ những hôm trời nắng nhóm thanh thiếu niên mới rủ nhau đi bắn cá. 


Cảnh bắt cá lạ lùng này thường xuyên bắt gặp trên con suối chạy ven quốc lộ 34 nối liền tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, đoạn qua huyện Bảo Lạc.