Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Ninh Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Ninh Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 11, 2019

Một số địa danh cổ xưa trên đất Ninh Thuận

Xét địa danh trong địa bàn Ninh Thuận hiện tại, chúng ta có thể thấy nhiều sự thay đổi qua nhiều lớp thời gian, và nếu nhắc lại chỉ riêng phần tên núi đồi, sông hồ, tên làng xóm thôi thì cũng có nhiều điều thú vị. Với một diện tích không lớn, song lại chứa đựng bao truyền thống quý báu, bao tình đất, tình người trong lịch sử. Một trong sự quý báu đó là tên đất, tên làng xa xưa mà đôi khi tìm hiểu, ta lại nhớ các bậc tiền nhân khai sơn, phá thạch, kiến tạo nước non nhà.

Đi dọc từ Du Long vào Cà Ná, có thể thấy mấy tên xưa nay hoặc còn lưu lại, hoặc đã thay đổi.

+ Kiền Kiền và Du Long: Tên thường gọi chung cả vùng Bắc tỉnh, nguyên xưa nhất là thời Nhà Nguyễn, có tên là Du Lai. Kể thêm tên Kiền Kiền: hiện nay có thôn Kiền Kiền, xã Lợi Hải, ở phía Đông của vùng Bắc tỉnh, liên quan có dãy núi Kiền Kiền, trong có khe nước, từ xưa đặt tên là khe Kiền Kiền. Sách xưa ghi: “Khe Kiền Kiền: ở huyện Yên Phước, nguồn ra từ núi Ba Tiêu, chảy về phía Đông 5 dặm làm suối Du Lai đổ vào đầm làng Đăng“. (Quốc sử quán Triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, tập 3, NXB Thuận Hóa – 2006, trang 162).

Một góc xã Lợi Hải, trung tâm hành chính huyện Thuận Bắc ngày nay

Địa danh Ô Cam ở Ninh Thuận

Xét toàn tỉnh Ninh Thuận hiện nay và trong bản đồ của tỉnh, địa danh Ô Cam, có khi gọi Ô Căm, Ô Câm chỉ còn lưu hành là sông Ô Căm, đập nước Ô Căm thuộc địa phận xã miền núi Phước Trung, huyện Bác Ái được người xưa khởi dựng, bồi đắp.

Thật vậy, theo Nhà báo Sơn Ngọc trong bài “Lễ tế sắc Po Klong Kachhat“ mô tả đồng bào Chăm Bà ni thôn Lương Tri tổ chức cúng tế Po Klong Kachhat thì hệ thống thủy lợi Ô Câm xuất phát từ việc ông Po Klong Kachhat có tài xây dựng hệ thống thủy lợi và kiến thiết ruộng đồng, được vua Po Klong Girai (1151 – 1205) trọng dụng. Po Klong Kachhat đã tổ chức đắp đập Ô Câm và hướng dẫn dân chúng đào mương dẫn nước từ xã Phước Trung về tưới cho đồng ruộng Chà Vum. Nhờ đó người dân địa phương có cuộc sống ấm no. Khi Po Klong Kachhat qua đời, người dân Lương Tri lập đền thờ phụng. Năm Tự Đức thứ 31 (1881), vua có sắc phong ghi nhận công lao của ông. Sắc phong hiện còn lưu giữ tại đền thờ Po Klong Kachhat.

Suối Lô Pa là mạch nguồn chính của đập Ô Cam và hồ chứa nước Phước Trung chứa trên 2,3 triệu mét khối nước bảo đảm tưới cho hàng trăm hecta đất canh tác. Ảnh: Sơn Ngọc

18 thg 5, 2015

Chùa cổ Mỹ Thiện

Chùa Mỹ Thiện thuộc địa bàn phường Mỹ Đông (Tp. Phan Rang–Tháp Chàm), được xây dựng vào khoảng năm 1856 và vị tổ khai sơn là Hòa thượng Bảo Tạng. Điều này được khẳng định bởi bài vị của Ngài hiện còn được tôn thờ tại nhà Hậu Tổ. Ngoài khai sơn Mỹ Thiện tự, trên bước đường vân du của mình, Hòa thượng Bảo Tạng còn thành lập nhiều ngôi già lam khác: chùa Đông Nhạc, Thiên Thai Tây Hồ tự, chùa Trà Cang…

Về tổng thể, Mỹ Thiện tự được xây dựng theo một trong những lối kiến trúc truyền thống là mô hình chữ “khẩu” (口). Bố cục gồm: Chánh điện, nhà Tổ, Đông lang và Tây lang. Điều đặc biệt là ngôi Chánh điện được kết cấu với dáng cổ lầu độc đáo nên nhìn từ xa ngôi chùa cổ lại trông tựa như một cổ đình vậy. Xen kẽ với công trình kiến trúc là không gian xanh được bài trí linh hoạt tạo cho ngôi cổ tự một sức sống “tĩnh mà động” mang nét rất riêng.

Một góc Mỹ Thiện tự thuộc địa bàn phường Mỹ Đông.

17 thg 1, 2013

Đậm đà bún mắm nêm Phan Rang

Có người từng khẳng định, ở Phan Rang không có gì dễ kiếm hơn bún mắm nêm. Con đường nào, dù lớn hay nhỏ, đều có bán món này. 

Mắm nêm không phải là đặc sản của xứ nắng Phan Rang, càng không là nét riêng có của đất này. Mắm nêm có ở khắp nơi, từ Bắc chí Nam, từ miền ngược đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị. Nhưng chỉ ở Phan Rang, mắm nêm mới được dùng đặt cho một món ăn (chứ không chỉ là một loại nước chấm), và nâng nó lên thành một đặc sản.

Chuyện những bạn trẻ quê Ninh Thuận lùng sục rồi rỉ tai nhau một vài địa chỉ bán bún mắm nêm ở đất Sài Gòn không còn là chuyện quá xa lạ. Nhưng chắc ít ai ngờ nhiều kiều bào sau mấy chục năm bôn ba xứ người, cứ mỗi lần về Phan Rang nắng gió lại tìm đến món ăn rất “đường phố” này.

Gọi là món ăn “đường phố” vì chưa thấy bún mắm nêm nằm trong thực đơn của nhà hàng, khách sạn nào cả. Dường như cứ phải bày bán ở những lề đường, góc phố, những chợ quê, ngõ nhỏ,… thì bún mắm nêm mới dậy mùi, dậy vị. Hay thực khách cũng bối rối bởi hơi thở “có mùi” mắm nêm, mà lại không đành lòng từ chối một thức quà nho nhỏ đầy cuốn hút?



Bún mắm nêm là đặc sản của xứ nắng Phan Rang.

Về Phan Rang nếm đủ "vị đời"...




Sò nướng mỡ hành, một trong những món đặc sản ngon từ biển Ninh Thuận. Ảnh: ninhthuan.gov.vn
Đến thăm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, du khách không chỉ nghỉ ngơi ở các bãi biển nổi tiếng, viếng thăm các tháp cổ và mua sắm những món quà lưu niệm từ các làng nghề mà còn được thưởng thức các món ăn đặc sản lạ, ngon của biển. Có đủ các loại hải sản và nhiều mùi vị độc đáo khác mà chỉ ở xứ cát nắng này mới có.  

Trước tiên, du khách có thể thưởng thức các món ăn từ con dông được chế biến thành bảy món khác nhau gọi là dông 7 món: dông nướng, gỏi dông, cháo dông, dông bằm xúc bánh tráng, lẩu dông lá me... Dông là một loại bò sát sống ở những đụn cát nay nắng nóng, có hình dáng mảnh mai như con thằn lằn nhưng rất nhanh nhẹn. Người Ninh Thuận có biệt tài chế biến món ăn này, mỗi kiểu chế biến cho người ăn một cảm giác khác nhau, mùi thịt dông thơm ngon và ngọt đến kỳ lạ, khó quên.