2 thg 12, 2019

Chợ cửa khẩu Tân Thanh

Cách thành phố Lạng Sơn khoảng 30km, chợ cửa khẩu Tân Thanh là khu chợ lớn nhất trong các chợ biên giới ở Lạng Sơn.


Khu chợ Tân Thanh mới được đưa vào sử dụng đầu năm 2000. So với các cửa khẩu khác, hàng hóa ở đây được đưa ra gần đường biên hơn, người dân ở các địa phương lân cận, dù là người Việt Nam hay người Trung Quốc đều được tự do đi lại buôn bán.

Tại khu cửa khẩu Tân Thanh có nhiều trung tâm mua bán. Ngoài khu trung tâm mua sắm 2 tầng, còn có trung tâm thương mại Hồng Kông, khu Thế giới Phụ nữ, chợ cửa khẩu và khu chợ trời nằm sát đường biên giới Việt – Trung. Do mang tính chất trao đổi hàng hóa giữa hai bên của vùng biên, chợ Tân Thanh có cả hàng Việt Nam và hàng Trung Quốc, các mặt hàng rất phong phú và đa dạng.

Với khoảng cách không quá xa thành phố Lạng Sơn, cùng với những sản phẩm hàng hóa đa dạng, chợ Tân Thanh luôn là điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan, mua sắm khi đến với Lạng Sơn.

Chợ Kỳ Lừa

Chợ Kỳ Lừa nằm ở phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn. Đây là khu chợ do Hán quận công Thân Công Tài mở ra từ thế kỷ XVII cho cư dân hai nước Việt-Trung giao lưu buôn bán, trở thành một trung tâm buôn bán phồn thịnh, tấp nập của Lạng Sơn từ đó đến nay.


Những năm trước đây chợ Kỳ Lừa là chợ chính của thị xã Lạng Sơn (nay là thành phố Lạng Sơn) không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa… Chợ Kỳ lừa mỗi tháng họp 6 phiên vào các ngày 2, ngày 7 âm lịch.

Đến năm 1996, do nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân ngày càng tăng lên, chợ truyền thống Kỳ Lừa được đầu tư xây dựng mới, với diện tích khoảng 2.700 m², có tên gọi là Chợ đêm Kỳ Lừa. Hình thức hoạt động kinh doanh trong chợ là bán lẻ, bán buôn các loại hàng hóa với chất lượng, mẫu mã đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu giao lưu buôn bán, tham quan, mua sắm của các thương nhân và khách du lịch.

Chợ Kỳ Lừa mang đậm bản sắc văn hóa vùng biên cương, sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách khi đến với Lạng Sơn.

Chợ Đông Kinh

Chợ Đông Kinh là trung tâm mua bán lớn nhất thành phố Lạng Sơn, nằm bên dòng sông Kỳ Cùng uốn lượn, thuộc địa phận phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn.


Chợ được xây dựng khang trang, mang nhiều nét hiện đại, đáp ứng được nhu cầu tham quan, mua sắm cho hàng ngàn lượt khách mỗi ngày. Chợ hoạt động cả ngày, luôn nhộn nhịp, đông đúc. Từ những đồng bào dân tộc thiểu số xuống trao đổi mua bán hàng hóa nhỏ lẻ, đến các tiểu thương, công thương lớn từ bên Trung Quốc sang… làm cho chợ Đông Kinh trở nên tấp nập, hàng hóa phong phú. Chợ đông nhất vào tháng Giêng, thời điểm diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc của thành phố Lạng Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.

Đây là địa điểm du lịch mua sắm vô cùng hấp dẫn đối với du khách khi đến với Lạng Sơn

Về miền Tây săn cúm núm

Cùng với vô vàn các sản vật mùa nước nổi khác, những ngày này, nhiều người dân ở Đồng Tháp, An Giang, Long An rủ nhau đi săn cúm núm (còn gọi là gà nước). Mặc dù khó để săn bắt cúm núm nhưng những người thợ săn lại khá dễ dàng để kiếm tiền, vì giá cúm núm rất cao.

Cúm núm bày bán nhiều nơi ở các tuyến đường miền Tây mùa nước về. Ảnh:Đ.X.

Cùng với vô vàn các sản vật mùa nước nổi khác, những ngày này, nhiều người dân ở Đồng Tháp, An Giang, Long An rủ nhau đi săn cúm núm (còn gọi là gà nước). Cũng như chim cu gáy, chích cồ hay le le, vịt giời… nghề săn cúm núm có nhiều nét thú vị, độc đáo mà cũng không dễ thực hiện.

1 thg 12, 2019

Bản đá Khuổi Ky

Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng với những ngôi nhà sàn mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất vùng biên viễn. Giữa không gian bao la, những ngôi nhà sàn đá vững chãi, bền bỉ, bao bọc, chở che những cư dân Tày hiền lành, chất phác.

Người Tày ở Trùng Khánh có tín ngưỡng thờ đá. Đá trong tâm tưởng của họ thiêng liêng như một vị thần giúp che chở những khắc nhiệt của thiên nhiên. Chẳng thế mà trong luật tục của mỗi tộc người trên vùng đất Cao Bằng này đều có những ngày nhất định để tiến hành tế lễ cảm tạ thần đá. Họ coi đá là khởi nguồn của sự sống và là trung tâm của vũ trụ. Con người sinh ra từ đá và khi chết sẽ hóa thành đá.

Theo Ban Quản lý Công viên địa chất non nước Cao Bằng, lịch sử những ngôi nhà sàn đá đã được hình thành từ những năm cuối thế kỷ XVI, khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng xây dựng thành quách để bảo vệ biên cương đất nước. Lúc này, những ngôi nhà sàn bằng đá đã được xây dựng lên như một “pháo đài” độc nhất vô nhị. Những bức tường đá kiên cố được hình thành bởi những viên đá có nhiều kích cỡ được xếp lèn vào nhau, sử dụng thêm chất kết dính được làm từ hỗn hợp đá vôi trộn cát; khi hoàn thành, độ dày bức tường có thể dày hơn 30cm, thể hiện rõ tính bản địa, sự sáng tạo độc đáo của đồng bào dân tộc Tày.

Bản có 14 căn nhà sàn bằng đá trải rộng khoảng 10.000 m2, dựa lưng vào núi đá, phía trước là dòng suối Khuổi Ky. Ảnh: Công Đạt

Bánh khúc cô Lan - nét ẩm thực xưa Hà Nội

Bánh khúc cô Lan từng được chọn là một trong những món ăn phục vụ các phái đoàn ngoại giao các nước đến làm việc tại trung tâm báo chí trong sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều 2019 diễn ra tại Hà Nội. 

Đối với nhiều người Hà Nội, tiếng rao: "Ai xôi bánh khúc này" dường như là âm thanh quen thuộc có thể nghe thấy bất kỳ nơi nào trên đường phố. Và ở Hà Nội, có lẽ không ai còn xa lạ với cái tên bánh khúc cô Lan.

Nằm trên phố Nguyễn Công Trứ, bánh Khúc cô Lan là một trong những địa điểm ăn uống không chỉ có người dân Hà Nội tìm đến, mà còn có nhiều du khách quốc tế tò mò về món ăn dân dã này của Hà Nội tìm đến ăn thử.

Bà Nguyễn Thị Lan- chủ thương hiệu bánh khúc cô Lan cho biết, cơ nghiệp này do bà tiếp nối và phát triển từ mẹ đẻ, người đã truyền lại cho bà kinh nghiệm làm bánh khúc từ những năm 60. Bánh khúc tuy dân dã nhưng công đoạn làm ra được một chiếc bánh ngon cũng khá cầu kỳ. Lá khúc hái về rửa sạch, giã nhuyễn rồi trộn theo tỷ lệ với bột gạo để làm thành vỏ bánh. Đậu xanh được ngâm, đãi cho sạch vỏ, đồ chín tới, giã mịn, rồi viên tròn, bên trong là thịt ba chỉ thái hạt lựu và hạt tiêu được cho khá đậm tay. Bọc ngoài nhân đậu xanh là lớp vỏ bánh bằng bột gạo với lá khúc. Khi xếp bánh vào chõ hấp thì cứ một lớp bánh thì rải dầy tay một lớp gạo nếp đã ngâm kỹ và xóc đều với vài hạt muối.

Món bánh khúc thường được ăn kèm với chả và muối vừng. Ảnh: Khánh Long 

Phố Hàng Ngang: Điều bất ngờ ít người biết về tên gọi

Trong 36 phố phường Hà Nội, nhiều phố có tên bắt đầu bằng chữ "Hàng", gắn với một mặt hàng đặc trưng được bán ở phố. Riêng phố Hàng Ngang là trường hợp đặc biệt vì không ai hiểu nổi hàng "ngang" là thứ hàng hóa gì.

Phố Hàng Ngang là một tuyến phố nằm ở trục trung tâm phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất phường Diên Hưng, tổng Hữu Túc (sau đổi là tổng Đông Thọ), huyện Thọ Xương cũ.

Phố Hàng Buồm: Bí mật ít biết về tên gọi

Có tới hai cách lý giả thú vị xung quanh tên gọi phố Hàng Buồm nổi tiếng Hà Nội. Cho tới nay vẫn chưa ai tỏ tường đâu là nguồn gốc chính xác cho tên gọi của con phố nhộn nhịp, phồn hoa bậc nhất Hà thành này. 

Phố Hàng Buồm là một con phố dài 300m, kéo dài từ phố Đào Duy Từ đến ngã tư Hàng Ngang - Hàng Đường - Lãn Ông ở phía Đông khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất phường Hà Khẩu. Phường này tới đầu thế kỷ 19 thuộc về tổng Tả Túc (sau đổi thành tổng Phúc Lâm) huyện Thọ Xương

Phố Hàng Bài: Con phố khiến dân cờ bạc Hà Nội xưa mê mẩn

Từ trước thời Pháp thuộc, đoạn đầu phố Hàng Bài tập trung những nhà sản xuất và kinh doanh các cỗ bài lá như tổ tôm, tam cúc… Trong một thời gian dài, khu vực này là nơi mà dân cờ bạc Hà Nội qua lại thường xuyên.

Phố Hàng Bài là một con phố dài trên 600 mét, kéo dài từ cuối phố Đinh Tiên Hoàng (bờ hồ Gươm) đến ngã tư phố Huế - Hàm Long, cắt ngang qua các phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đầm An Khê - Một di sản thiên nhiên quý báu

Đầm An Khê là đầm nước lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở vùng ven biển Sa Huỳnh, giáp ranh giữa 2 xã Phổ Khánh và Phổ Thạnh (Đức Phổ), có diện tích mặt nước 347ha , chiều dài nhất đo được 3,5km, chiều rộng nhất chừng 1km. Đầm có nước quanh năm, mực nước nơi sâu nhất trong đầm là 4m.

Đầm nước lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi 


Theo các nhà địa chất, đầm An Khê hình thành trong thời kỳ biển thoái sau biển tiến cực đại Flandrian 6.000-7.000 năm trước và trở thành đầm nước ngọt khoảng 3.000-4.000 năm cách ngày nay.

Báo cáo khoa học điều tra nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi, do Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ thực hiện năm 1998 cho biết, vào mùa mưa, nước trong đầm có độ mặn không đáng kể, nhưng về mùa khô An Khê trở thành một đầm nước lợ, độ mặn từ 0,3- 10‰. 

Một góc đầm An Khê