5 thg 11, 2019

Đặc sắc lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô

Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.

Nét đẹp văn hóa


Lễ rửa làng bắt nguồn từ một sự tích là một năm bao giờ cũng có cái may và cái rủi. Dù thu hoạch mùa màng vụ vừa rồi thắng lợi, nhưng người ta vẫn nghĩ tới rủi ro. Thế là họ phải rửa làng cho sạch sẽ, khang trang.

Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô 3 năm tổ chức một lần thường là vào ngày 15/5 và 05/6 âm lịch, người dân trong vùng tập trung lại, họp bàn trong dòng họ dân tộc Lô Lô để bàn bạc chuẩn bị chọn ngày đẹp, mua đồ lễ, mời thầy cúng làm lễ. Theo phong tục người Lô Lô cúng xong 9 ngày sau không cho người lạ vào trong làng, với ý nghĩa người lạ vào làng là phần cúng đó không thành công, tà ma lại quay về. Và phạt người lạ đó mua lễ vật và bắt đầu cúng lại lần nữa.

Đồng bào Lô Lô tái hiện lễ rửa làng tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tân 

3 thg 11, 2019

Lễ dựng cột nhà của người Chăm

Người Chăm sinh sống ở vùng Nam Bộ theo đạo Hồi Islam. Trải qua nhiều biến động, đến nay, đồng bào Chăm vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc của mình. Đời sống văn hóa và phong tục tập quán của đồng bào Chăm nơi đây còn bảo lưu nhiều nét độc đáo, trong đó nổi bật nhất là những nghi lễ liên quan đến vòng đời người như cưới xin, làm nhà mới. Lễ dựng cột nhà và lễ mừng nhà mới là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đã lưu truyền qua nhiều thế hệ, có ý nghĩa hướng về những giá trị văn hóa cội nguồn của cha ông. 

Nghi thức tiến hành long trọng


Khi xây cất một ngôi nhà mới, cộng đồng Chăm Islam An Giang có quan niệm việc dựng cột nhà rất quan trọng. Khi dựng cột gia chủ chọn ngày thuận lợi, khoảng 6 giờ sáng gia chủ mời đại diện Ban giáo cả (sư cả đạo Hồi) và các thanh niên khỏe mạnh đến nơi dựng cột, thực hiện các nghi thức dựng cột nhà.

Thanh niên nam nữ trong làng chúc mừng gia chủ bằng bài hát vui nhộn. 

Người Mông xanh giữ nghề dệt vải

Nghề se lanh dệt vải đã hình thành từ xa xưa trong cộng đồng dân tộc Mông xanh, tỉnh Lào Cai. Nó trở thành biểu tượng cho sự cần cù, khéo léo, tinh tế của người phụ nữ nơi đây.

Nghề thủ công truyền thống


Những ngày mùa thu trời trong xanh, men theo con dốc dài, sau hai tiếng cuốc bộ, chúng tôi ngược núi Tu Thượng lên thăm bản Mông xanh – một dân tộc rất ít người, chỉ có chưa đầy 1.000 người. Đây là tộc người duy nhất chỉ có ở bản Tu Thượng, xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai). Từ trên cao nhìn xuống núi, những thửa ruộng bậc thang đã bắt đầu chuyển xanh sang vàng. Cả một triền thung, có quả đồi hình bát úp, ruộng bậc thang xoay tròn xung quanh, nhìn như mâm lúa khổng lồ, tròn vành vạnh, báo hiệu một mùa vụ no ấm. 

Bà Lý Thị Sai dạy cháu nội cách thu hái cây đay về dệt vải. 

Bánh giầy trong đời sống đồng bào Mông Tây Bắc

Được kết tinh từ thổ nhưỡng, khí hậu nơi núi rừng, bánh giầy không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng dân tộc Tây Bắc và đồng bào Mông. 

Với đồng bào Kinh miền xuôi, bánh giầy thường được làm trong các dịp lễ hội, tết nguyên đán, có hình tròn, tượng trưng cho trời, trong truyền thuyết Lang Liêu và là hoạt động gắn kết tình làng, nghĩa xóm trong những dịp sinh hoạt cộng đồng. 

Độc đáo nghề nặn tò he Xuân La

Trong các nghề gắn bó và đặc trưng cho làng quê Bắc bộ của Việt Nam, nặn tò he (thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) được mệnh danh là một nghề “độc nhất vô nhị”. 

Làng Xuân La được coi là “cái nôi” sinh ra nghề nặn tò he. Theo những người cao niên trong làng, nghề nặn tò he là một nghề truyền thống xuất hiện khoảng 400 – 500 năm trước.

Trước đây, nghề nặn tò he còn được gọi là nghề nặn chim cò (bánh chim cò). Bởi người dân làng Xuân La lúc bấy giờ chỉ nặn chim, cò, và các con vật dùng để cúng lễ như: công, gà, trâu, bò, lợn cá... Sau đó mỗi chiếc bánh chim cò đều được gắn thêm một chiếc còi. Khi thổi phát ra tiếng “tò te”, nên được đọc chệch là tò he.

Về làng Xuân La, dễ dàng bắt gặp hình ảnh người Xuân La dạy con cháu nặn tò he. Không nói quá khi mà cả làng ai ai cũng biết nặn tò he. Khiến người ta có suy nghĩ “nghề làm tò he ở làng Xuân La đã ngấm vào máu của người dân nơi đây”.

Tò he được làm từ bột gạo và sử dụng những màu sắc của tự nhiên như củ nghệ, gấc, lá chàm…

Thứ cua cốm Cà Mau khờ khạo, 2 da, lông màu đỏ, khó bắt, cực hiếm

Cua cốm hay còn gọi là cua 2 da. Cua cốm thực ra là cua biển sắp đến ngày lột xác (lột vỏ) để lớn lên và chuẩn bị thành cua lột. So với các loại cua biển khác như yếm vuông, y nhất, y nhì, y ba, gạch son thì cua cốm là loại cua rất hiếm và ngon nhất trong tất cả các loại cua. 

Sở dĩ cua cốm hiếm là do trong khoảng thời gian lột xác, cua cốm vào hang trú ngụ, không di chuyển và lấp kín miệng hang để trốn tránh kẻ thù. Do đó, để bắt được cua cốm, phần lớn người dân chỉ dùng cách đào hang rất khó khăn, vất vả nên số lượng cua cốm bán trên thị trường là không nhiều. 

Cua cốm vừa mới đào hang bắt được. Ảnh: Huỳnh Lâm. 

Khám phá hồ Việt An - phong cảnh hữu tình miền trung du xứ Quảng

Cách Đà Nẵng 50 km về phía Nam và quốc lộ 1A 30km về phía Tây, hồ Việt An là hồ thủy lợi lớn có diện tích trên 180 ha thuộc thôn Việt An (xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam). Không chỉ phục vụ thủy lợi, hồ còn là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, với phong cảnh hữu tình, trong xanh thu hút rất đông du khách ghé thăm mỗi dịp lễ, cuối tuần.

Công trình thủy nông hồ Việt An với diện tích mặt hồ 182 ha, cung cấp nước cho cả ba huyện Hiệp Đức, Quế Sơn và Thăng Bình. Riêng với người dân huyện Hiệp Đức, ngay từ thuở khai sinh hồ Việt An, họ đã ấp ủ một giấc mơ đổi đời.

Hồ thủy nông Việt An được xây dựng từ năm 2000, diện tích mặt nước khoảng 182ha

1 thg 11, 2019

Ghé thăm đền thờ công chúa nước Lào ở cố đô Hoa Lư

Ngay trong khu vực Quần thể danh thắng Tràng An – Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Ninh Bình) có một ngôi đền vô cùng đặc biệt. Hàng trăm năm qua, trong đền thờ vị công chúa nước Lào danh xưng là Nhồi Hoa, được nhân dân sùng bái như một danh nhân đất Việt. 

Đền Thượng Thái Sơn thờ công chúa nước Lào với danh xưng Nhồi Hoa công chúa, nằm trên đỉnh đồi Đền thuộc địa bàn thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. 

Bữa sáng trong hẻm ở trung tâm Sài Gòn

Buổi sớm trong những con hẻm nhỏ, nắng vàng như rót mật lên bức tường cũ, khách ngồi thưởng thức phở, cơm tấm hoặc bánh mì. 

Quán phục vụ bữa ăn tại các con hẻm thường có bếp nằm xa, nhân viên luân phiên bưng đồ ra cho khách. Bữa sáng trong hẻm mang phong cách bình dân nên được nhiều người Sài Gòn lựa chọn. 
Bánh mì là một trong những món ăn sáng phố biến nhất. Toạ lạc trên đường Cao Thắng là tiệm bánh mì bán từ năm 1960. Bên cạnh những ổ bánh mì giòn rụm có nhân đầy đặn với ưu điểm nhanh và gọn, thì bánh mì phục vụ trong chảo là "đặc sản" của địa chỉ này. 

Đặt chân đến dòng suối nhiều tầng tương truyền nơi Tiên Ông đánh cờ quên lối về

Đó là dòng suối Tiên (Quế Hiệp, Quế Sơn, Quảng Nam). Truyền thuyết kể rằng nơi đây, 13 Tiên Ông đã từng chọn để đánh cờ, quên cả lối về, để lại những chòm râu bạc trắng.


Những chòm râu ấy, giờ là những dòng thác lúc ầm ào, lúc dịu dàng, róc rách ngày đêm, len lỏi qua những tầng đá. Nơi này đáng để mọi người chinh phục, khám phá sơn thủy hữu tình.