3 thg 10, 2018

Người đem nghề trống Đọi Tam vào đất Quảng

Thời điểm 2 tháng trước Tết Trung thu, cũng là khoảng thời gian hối hả và quan trọng nhất trong năm của các hộ gia đình có nghề truyền thống làm trống múa lân. 

Xuất thân từ làng nghề trống Đọi Tam (Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam) danh tiếng, ông Nguyễn Quang Thắng vào Quảng Ngãi đã hơn 20 năm và mở cơ sở sản suất các loại trống như trống lân sư rồng, trống trường, trống hội... đặt tại 684 Nguyễn Văn Linh, TP.Quảng Ngãi. Hằng năm, cơ sở của ông Thắng sản xuất hàng trăm chiếc trống các loại, chủ yếu phục vụ thị trường trong tỉnh.

Hơn 20 năm gầy dựng thương hiệu nơi đất khách quê người, cơ sở sản suất trống của ông Thắng ngày càng được nhiều người biết đến nhờ uy tín và chất lượng, hiệu trống của ông cũng là một trong những nơi sản xuất trống lớn nhất Quảng Ngãi.

Cũng như mọi năm trước, những người thợ làm trống được gia đình ông Thắng mời từ làng Đọi Tam vào để làm trống múa lân đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng cao trong thời gian này.

Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận tại cơ sở sản xuất trống lân sư rồng: 

Gỗ được dùng để đóng thân trống chủ yếu là gỗ mít, được uống cong rồi đem phơi nắng (dăm trống). Công đoạn tiếp theo là ghép thân trống, các miếng dăm trống phải được ghép đều tăm tắp, sao cho không có kẻ hở, đây là bí quyết chỉ có người làng Đọi Tam mới nắm rõ. 

Da trâu được chủ cơ sở đưa từ làng nghề trống Đọi Tam vào. 

"Sinh ra và lớn lên nơi làm trống lâu đời nên già trẻ, gái trai ai cũng biết làm nghề trống, trai tráng, đàn ông thì làm mấy công đoạn nặng, phụ nữ thì làm việc nhẹ hơn như tạo hình mặt trống, tạo lỗ luồn dây,.." cô Phạm Thị Thông (vợ ông Thắng) nói. 

Công đoạn tiếp theo là bưng, bịt mặt trống. 

Dùng dây thừng để néo căng da trâu. 

Người thợ ngày nay dùng giá nâng để tiện hơn trong việc néo căng mặt trống 

Người thợ phải gõ xung quanh viền trống... 

...thậm chí là dẫm lên mặt trống nhằm làm dãn mặt da trâu để lấy được tiếng trống chuẩn nhất. 

Theo cha mẹ làm trống từ nhỏ, anh Nguyễn Ngọc Oai (con ông Thắng) đã thuần thục các công đoạn làm trống lân sư rồng. 

....bấm ghim cố định mặt trống 

để chắc chắn hơn, đinh sắt được dùng thay cho đinh bằng tre già 

"Trống múa lân với đủ kích cỡ và giá tiền cũng vì thế mà khác nhau, có cái chỉ vài trăm nghìn nhưng có cái tận 2,5 triệu đồng, ngoài ra giá cả còn phụ thuộc ở chất lượng da được sử dụng", anh Oai cho biết. 

Mấy ngày này, luôn có khách đến hỏi mua và thử trống tại cơ sở 

...và chất lượng thì luôn làm hài lòng khách hàng. 

Thực hiện: Trần Tươi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét