9 thg 9, 2017

Bánh canh Phú Quốc

10 năm trước, tui ra Phú Quốc cùng bạn bè. Các anh dẫn tui đi ăn sáng ở quán bánh canh bình dân mà các anh giới thiệu là ngon nhứt Phú Quốc. Tui chả nhớ nổi ở đâu (vì mới ra Phú Quốc lần đầu, hồi đó chưa xài Google Maps nên chỉ biết bạn dẫn đâu mình đi đó) và cũng chả nhớ quán tên gì (vì hình như chả thấy tên quán). Chỉ nhớ một điều là... ngon!

Gọi là quán, thật ra chỉ có xe bánh, chung quanh bàn thấp và che dù vậy thôi, nhưng người ăn đông lắm.

Giản dị nam phục người Mông

Nam phục của người Mông còn giữ lại nhiều nét chung nhất giữa các nhóm Mông. Bộ nam phục Mông được may bằng vải nhuộm chàm của người hay đen của người Thái, Tày hay vải lanh, vải láng đen mua ở chợ.

Bộ quần áo nam giới gồm quần, áo ngắn, thắt lưng, khăn bịt đầu. Trong hầu hết các dân tộc vùng núi thì người Mông còn giữ lại lâu bền bộ y phục của mình. Trong khi đó, nam giới các dân tộc khác hầu như ăn mặc giống người Kinh. Quần của nam giới may kiểu quần chân què, cạp rộng lá tọa, đũng quần rất thấp, cạp được dắt sang một bên rồi dùng thắt lưng vải hoặc da thắt lại cho chặt. Vì là quần đũng thấp, ống lại rộng nên khi mặc, quần của nam giới Mông có dáng nét riêng, không thể pha trộn với bất kì dân tộc nào.

Sống chậm trong chốn thiền - tịnh cư Cát Tường Quân

Nằm cạnh đồi thông Thiên An vi vu gió lộng, tịnh cư Cát Tường Quân mang nét tinh tế, sang trọng của xứ Huế kinh kỳ, lại hòa mình vào tổng thể thiên nhiên với cây xanh, rêu, đá, hoa, trái, nước... như một phần quan trọng làm nên sự hoàn chỉnh cho không gian kiến trúc, vừa trở thành không gian trải nghiệm hấp dẫn dành cho du khách.

“Giữ chút gì rất Huế”
Cát Tường Quân là một trong những địa điểm nổi tiếng tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Không gian rộng rãi với diện tích 3.000 
m2 yên bình cạnh đồi thông Thiên An đã hấp dẫn du khách ngay từ những bước chân đầu tiên, khi bước qua cánh cổng bằng gỗ và lối đi với hoa cỏ xanh mướt hai bên, thoảng trong gió thấy mùi hương hoa ngào ngạt dẫn lối.

Du khách tập thiền tại tịnh cư. 

8 thg 9, 2017

Tam Tông Miếu - Long đong số phận một ngôi chùa

Nghe 3 chữ "Tam Tông Miếu" mọi người (ở miền Nam) đều nghĩ ngay đến một loại lịch dùng để xem ngày tốt xấu. Một số ít người khác biết thêm rằng đây là tên một ngôi chùa ở đường Cao Thắng, Sài Gòn, nơi biên soạn và phát hành những bộ lịch này (trước 1975).

Ấy, xin dừng lại một chút ở cái tên Chùa Tam Tông Miếu. Đã "chùa" sao lại còn "miếu"? Bạn có thấy kỳ không?

Nói thiệt, cho tới gần đây, tui vẫn nghĩ Tam Tông Miếu là một ngôi chùa, tức là nơi thờ Phật. Nhưng đi tới nơi rồi, tìm hiểu thêm thì mới biết không phải. Tam Tông Miếu đâu phải là ngôi chùa Phật giáo! Vậy Tam Tông Miếu là gì?

Tam Tông Miếu là cơ sở tín ngưỡng của Minh Lý đạo, và tên chính thức Minh Lý đạo gọi nơi đây là: Thánh Sở Tam Tông Miếu.

Thánh sở Tam Tông Miếu, tại 82 Cao Thắng, quận 3, Sài Gòn

Làng Kim Tiên và những giá trị văn hoá cổ xưa

Làng Kim Tiên thuộc xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội. Làng Kim Tiên thuở xa xưa vốn có nhiều đầm lầy, rừng rậm, cây cối um tùm xum xuê. Hiện nay làng vẫn còn lưu dấu được khá nhiều giá trị văn hoá cổ xưa. 

Làng Kim Tiên trong diễn trình lịch sử
Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng thì vùng đất này của làng là nơi tiếp giáp với Huyện Sóc sơn ngày nay còn có cả các loại thú dữ ăn thịt như hổ, báo… Còn theo như truyền thuyết dẫn tích rằng làng có từ đời Trần. Khi nhà Lý suy đồi- nhà Trần mưu đồ chấp chính tranh giành quyền lực bè nọ phái kia. Người trung thần bị truy bức, khiến họ phải từ quan bỏ triều, tìm nơi lui về ẩn dật. Trong số đó có người đã về đây cư trú, khai phá rừng hoang để sinh sống, dần dần con cháu sung túc, lập thành trang rồi phát triển thành làng.

Làng đã được lập trên một khu đất cao, ba bề là nước, có rừng, có đàm giống như một bán đảo. Cảnh quan ở đây rất đẹp , kỳ ảo phức tạp giống như cảnh tiên nên làng được gọi là làng Kim Tiên. Kim Tiên ở nơi xa đồng lụt mỗi khi mùa mưa nước song dâng lên ngập trắng cánh đồng lúa màu úng thối, công làm mà chẳng có cơm ăn. Đến đời hậu Lê, nhờ có ông quan Thị lang người làng Đào Xá tâu với vua Lê cho đắp đê ba bề làng, con đê tuy nhỏ nhoi nhưng cũng hạn chế được một phần lụt lội, sau đó đê không được tu sửa dẫn đến sói mòn, sụt lở từng đoạn dài.

Đình làng Kim Tiên, xã Xuân Nộn. 

Làng bích họa Pò Hèn rực rỡ giữa núi rừng Đông Bắc

Làng Pò Hèn rực rỡ giữa núi rừng Đông Bắc bởi các bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc trên những ngôi nhà của đồng bào dân tộc Dao.

Pò Hèn là thôn vùng cao thuộc xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây từng là chiến trường ác liệt trong cuộc chiến tranh biên giới 1979. Nhưng giờ đây Pò Hèn đang dang tay chào đón các du khách ghé thăm.

Ngắm Sa Pa đầy màu sắc trong đêm

Sa Pa không chỉ có những đỉnh núi chọc trời, những thung lũng đẹp mê hồn mà còn đầy sắc màu văn hóa về đêm.

Hồ Sa Pa huyền ảo trong sương đêm.

7 thg 9, 2017

Cọn nước Nà Khương

25 chiếc cọn nước ở bản Nà Khương (xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) như những chiếc bánh xe khổng lồ, bền bỉ quay, lấy nước tưới tiêu cho cánh đồng lúa, ập òa reo vui suốt đêm ngày như mời gọi du khách đến bên dòng Nậm Mu trong xanh giữa chốn núi rừng hoang sơ, không khí trong lành.

“Máy bơm” xứ Mường 


Đối với các cư dân Thái, Mường, Tày, Nùng sinh sống ở vùng Tây Bắc, cọn nước như một nông cụ, giúp người dân lấy nước từ những con sông, suối thấp để tưới tiêu cho những thửa ruộng trên cao. Trên những cánh đồng lớn như Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái), khách đường xa thỉnh thoảng bắt gặp những chiếc cọn nước kẽo kẹt ngày đêm múc từng ống nước tưới tiêu cho đồng lúa đang thì con gái (thời lúa trổ đòng).


“Người Thái và người Mường khi ở đâu việc đầu tiên là chọn những địa thế có thung lũng rộng, xung quanh là núi tiện cho việc canh tác lớn, và dẫn nước từ núi về bản và từ suối vào ruộng. Tùy theo dòng chảy và yêu cầu lấy nước, người ta sẽ đặt nhiều hay ít các guồng liên tục, có những bãi guồng có đến vài chục cái lớn nhỏ. Guồng nhỏ thì đường kính 2,5 mét, lớn thì đường kính tới 7 - 8 mét, nó chính là biểu hiện của văn minh nông nghiệp của một thời”

(Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng - theo Đại Đoàn Kết)
Những có lẽ, nơi nhiều nhất, đẹp nhất của cả vùng Tây Bắc không đâu bằng cọn nước bản Nà Khương. Theo anh Lò Văn Các, một người dân ở bản địa cho biết, cứ vào tháng 9 âm lịch hằng năm, để có thêm nước tưới cho cánh đồng lúa chiêm xuân rộng hơn chục héc ta, dân bản lại cùng nhau dựng cọn nước dọc theo dòng suối Nậm Mu, lấy nước từ suối lên tưới cho lúa. Đến nay, đã có 25 con nước được dựng lên liền nhau, chạy dọc sông Nậm Mu.

Bánh cuốn làng Kênh Nam Định

Bánh cuốn Kênh mỏng tang như lụa bạch nhưng vẫn dai, màu trắng ngà mà thanh khiết, vị bánh thơm nhờ gạo Mộc Tuyền xưa.

Làng Kênh thuộc phủ Tức Mặc, đất phong của nhà Trần, Nam Định, là vùng nhiều ao chuôm, kênh ngòi nên được đặt cái tên nôm na là làng Kênh. Dân làng Kênh giỏi nghề xào xáo, lắm tài lẻ. Làng Kênh giờ chẳng còn bởi đã hoá phố, hoá xóm nhưng địa danh này không bao giờ mất được vì nó gắn liền với món bánh cuốn "danh bất hư truyền". Đó là thứ bánh trắng như lụa, mỏng như mây, khiến Trần triều khen nức nở, thứ bánh mà khiến những kẻ tha hương vật vã như lên cơn "đói cơm đen, thèm bàn đèn" khi chẳng may nghe thấy hay tình cờ nhìn thấy một bức ảnh.

Có thể nhờ yếu tố "tiến vua", được vua ban khen mà bánh cuốn làng Kênh trở nên nổi tiếng. Nhưng không thể phủ nhận bánh cuốn làng Kênh rất ngon, ngon đến mức có người phải dùng câu nói dân gian của người Nam Định "Ngon đ** chịu được" để ngợi ca. 

"Phượt" trên cung đường hạnh phúc Đồng Văn

"Ai sinh ra ở cao nguyên đá Đồng Văn mà không làm thơ thì thật là… phí", người bạn đồng hành chép miệng khi hai chúng tôi đi qua những cung đường đầy hiểm trở nhưng cũng lắm thơ mộng trên một chiếc xe máy. Còn tôi thì tự nhủ rằng người trẻ nên một lần hòa mình vào đá núi, cỏ cây trên những cung đường Đồng Văn, để thấy rằng, hạnh phúc thật giản đơn và nằm trong tầm tay của chúng ta. 

Cảnh Đồng Văn nhìn từ cột cờ Lũng Cú