8 thg 6, 2014

Chùa Ba Vàng - điểm du lịch văn hóa, tâm linh

Chùa Ba Vàng nằm ở phía tây TP Uông Bí, Quảng Ninh, phía trước là sông, phía sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát.

Chùa Ba Vàng có tên cổ là Bảo Quang Tự (có nghĩa là “ánh sáng quý”) được xây dựng vào năm Ất Dậu, (năm 1676). Chùa toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, ở độ cao 340m so với mặt nước biển. Chùa nằm trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là sông, phía sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát. Chùa Ba Vàng có mạch phong thủy bắt nguồn từ chùa Đồng (Yên Tử) với địa hình hạ đoạn tạo thành thế thanh long trùng điệp chầu về bên trái, bạch hổ hùng vĩ phục xuống bên phải. 

Chùa Ba Vàng có tên chữ là Bảo Quang Tự (có nghĩa là ánh sáng quý).


Chùa Ba Vàng là sơn môn thuộc Trúc Lâm Yên Tử. Ngôi chùa Ba Vàng khang trang, có chính điện tráng lệ như ngày hôm nay đã trải qua 4 lần trùng tu, tôn tạo và gắn liền với nhiều câu chuyện kỳ lạ, khá huyền bí mang cả yếu tố tâm linh. Cách nay chỉ khoảng hơn 20 năm, trải qua thời gian và các cuộc chiến tranh tàn phá, chùa Bảo Quang chỉ còn là phế tích với một số di vật cổ bằng đá còn sót lại như: một số bia, rùa, chân cột và cây hương bằng đá trên có khắc 4 chữ “Thiên Bảo thạch trụ”.

Trước sự xuống cấp của ngôi cổ tự quý chính quyền và nhân dân địa phương đồng lòng tìm cách trùng tu, tôn tạo để gìn giữ giá trị của ngôi chùa. Lần trùng tu, xây dựng di tích chùa Ba Vàng lần thứ 4 vào năm 2010 có quy mô, hiện đại, được chia ra làm nhiều giai đoạn. Lần này, UBND tỉnh Quảng Ninh với thành ý muốn xây dựng nơi đây làm trung tâm hoằng pháp của tỉnh; là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa Phật giáo nói chung và văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nói riêng. Theo quy hoạch, công trình chùa được xây dựng trên diện tích khoảng 22.00ha, trong đó đất dành cho cây xanh cảnh quan chiếm hơn nửa. Tổng mức đầu tư của công trình khoảng 280 tỷ đồng. Nguồn vốn này có được nhờ quá trình huy động, đóng góp công đức của Tăng Ni, Phật tử, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm khắp nơi.

Chùa mới có đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ, gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. Toà “Đại hùng bảo điện” (chùa chính) có quy mô nhất với kiến trúc 2 tầng. Chùa Ba Vàng có nơi thờ Tam bảo và trống độc mộc được công nhận là lớn nhất Việt Nam. Hệ thống tượng pháp trong chùa làm bằng gỗ có cũng có kích thước lớn như tượng Tam thế, Quan âm, ông Thiện, ông Ác… đều cao từ trên 2m trở lên. Trong đó, pho tượng A Di Đà là một trong những tượng Phật bằng gỗ vào loại lớn nhất miền Bắc.

Kế tiếp chùa chính là các công trình như khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, lầu chuông… được thiết kế hài hoà, liên hoàn, tạo thuận lợi cho các nhà sư hành đạo cũng như phật tử đến chùa lễ Phật.

Trong chùa còn có một giếng cổ nước không bao giờ cạn. Tương truyền, ai mà uống được nước lấy từ giếng sẽ khỏe mạnh và khỏi bách bệnh. Bởi vậy, nhiều Phật tử, du khách thập phương tới đây đều muốn được uống nước lấy từ giếng lên.

Đến thời điểm này, tuy ngôi chùa mới được khánh thành chính điện và đang tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện tiếp một số hạng mục công trình nhưng đã toát lên vẻ thanh tịnh và bình yên nơi chốn Phật đài.

Du khách, Phật tử dù chỉ một lần chiêm bái chùa Ba Vàng sẽ được đắm chìm trong khung cảnh nên thơ, trữ tình mà vẫn cảm nhận được không khí linh thiêng của chốn đạo thiền nhà phật. Đây không chỉ là nơi để tu tập cho những người đến để học Phật, hiểu Phật và tu Phật, chùa Ba Vàng còn hội đủ các yếu tố của một điểm du lịch sinh thái, văn hoá -lịch sử và là điểm đến của tăng ni, phật tử, khách thập phương trong và ngoài nước. 

Một số hình ảnh về chùa Ba Vàng:

Sau những biến cố sóng gió của thời gian, ngôi cổ tự Bảo Quang tưởng chừng chỉ còn lại những phế tích. Nhưng những mối duyên thiên định đã khéo gặp nhau để giờ đây, ngôi chùa trở thành một địa chỉ hành hương uy tín, một điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn với những câu chuyện kỳ lạ, mang nhiều yếu tố tâm linh. 

Ngay sau cổng tam quan vào khu chùa Ba Vàng là hòn non bộ được sắp đặt và xây dựng khéo léo, hòa hợp với không gian thiên nhiên với những thác nước nhỏ chảy suốt ngày đêm và những tảng đá tự nhiên.

Tuy ngôi chùa mới được khánh thành chính điện vào ngày 9/3/2014 và đang tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện một số hạng mục công trình khác nhưng đã toát lên vẻ thanh tịnh và bình yên nơi chốn Phật đài. 

Bức tượng Quan Thế Âm Bồ tát bằng đá trắng uy nghi nhìn xuống phía cổng tam quan vào chùa!

Đường dẫn vào khu chùa chính

Tam quan vào Chính điện chùa Ba Vàng.  Kiến trúc cảnh quan chùa Ba Vàng mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng Phật giáo phía Bắc.

Tòa Chính điện của chùa Ba Vàng được ghi nhận là lớn nhất Việt Nam 

Chùa gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông 

Đây là một trong những toà bái đường lớn nhất miền Bắc.

Hệ thống tượng pháp trong chùa làm bằng gỗ có cũng có kích thước lớn như tượng Tam thế, Quan âm, ông Thiện, ông Ác… đều cao từ trên 2m trở lên.

Tuy đang trong quá trình trùng tu, xây dựng, song chùa Ba Vàng đã và đang đẩy mạnh nhiều hoạt động thiết thực cho cộng đồng và xã hội.

18 vị La Hán, trong hình dung dân gian quả là rất khác nhau!

Từ lầu chuông nhìn sang Chính điện

Một Chùa một cột thu nhỏ trong khuôn viên chùa Ba vàng! 

Chiếc giếng cổ nước không bao giờ cạn, sâu 2,50m, đường kính 1,78m, tương truyền uống nước sẽ khỏe mạnh và khỏi bách bệnh, nên được cho là giếng thần. Mặc dù nằm ở độ cao 340m so với mặt nước biển, nhưng giếng không bao giờ hết nước và mạch nước này từ trong lòng núi chảy ra, quanh năm xanh mát. 

Nhiều tiểu cảnh được xây dựng trong khuôn viên của chùa Ba Vàng. 

Từ trên cao nhìn xuống, không gian, cảnh trí nơi này hiện ra trước mắt ta như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp!

Vũ Bích Ngọc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét