Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Bắc Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Bắc Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 7, 2023

Chùa Vĩnh Nghiêm - trường đại học Phật giáo đầu tiên

Chùa Vĩnh Nghiêm, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã được thư tịch và tư liệu cổ ghi nhận là một danh lam cổ tự đứng đầu thiên hạ. Giữ vị trí địa lý tâm linh quan trọng nên chùa Vĩnh Nghiêm trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trên hành trình về với kinh đô của đất thiêng Yên Tử.

Ngày 23/9/2014, Website của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã đăng tải Hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ Di sản thế giới. Theo đó, chùa Vĩnh Nghiêm là một trong 6 điểm thuộc 3 tỉnh (Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang) được lựa chọn để lập hồ sơ. Căn cứ vào thư tịch cổ cho biết, ngôi chùa được xây dựng thời Lý (thế kỷ XI) có tên gọi là Chúc Thánh. Đến thời Trần (thế kỷ XIII-XIV), chùa được mở mang, tôn tạo và đổi tên là chùa Vĩnh Nghiêm.

“Cư trần lạc đạo phú” - Áng văn Nôm mang tinh thần Phật giáo Trúc Lâm

Tháng 5/2012, kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với giá trị lớn lao của kho mộc bản, nhiều nhà nghiên cứu Hán-Nôm và những người yêu mến Thiền phái Trúc Lâm, những người làm công tác nghiên cứu đã dày công lược thuật toàn bộ kho mộc bản.

Qua nghiên cứu cho thấy, kho mộc bản gồm hai loại kinh, sách chính: Loại kinh sách có nguồn gốc từ Trung Hoa, Ấn Độ được các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm kế truyền, chú dẫn theo tư tưởng Việt Nam và loại kinh sách của các Tổ sư Thiền phái Trúc Lâm sáng tác truyền lại bằng ngôn ngữ Hán - Nôm. Những tác phẩm này đa phần chứa đựng nội dung cốt lõi của tư tưởng nhân văn Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là nguồn di sản tư liệu phong phú, đa lĩnh vực giúp các nhà nghiên cứu hiểu được cơ sở phát triển của Thiền học Trúc Lâm Yên Tử, lịch sử Phật giáo Việt Nam, văn hóa, giáo dục, văn học, ngôn ngữ học, sinh thái môi trường, tâm linh học, lịch sử nghề khắc in mộc bản, nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ truyền, y học, cùng các lĩnh vực khác thuộc về khoa học xã hội của Việt Nam từ đầu thế kỷ XIII đến những năm đầu thế kỷ XX.

7 thg 1, 2022

Cầu Sông Thương - nơi ghi dấu nhiều chiến công

Để thực hiện khai thác thuộc địa, từ năm 1889, thực dân Pháp tiến hành xây dựng tuyến đường sắt Phủ Lạng Thương tới Lạng Sơn, đến tháng 12/1894 thì hoàn thành. Cầu Phủ Lạng Thương còn gọi là cầu Sông Thương được xây dựng trong khoảng thời gian này và đã trở thành biểu tượng, nhân chứng lịch sử gắn liền với người dân Bắc Giang trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giai đoạn 1945-1954, Phủ Lạng Thương (nay là TP Bắc Giang) đã thực hiện tốt chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, cùng các địa phương trong cả nước tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện tiến tới thắng lợi. Sau 9 năm kháng chiến, thực dân Pháp để lại hậu quả nặng nề cho đất nước ta.

Cầu Sông Thương. Ảnh tư liệu.

28 thg 5, 2021

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Bắc Giang

Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Bắc Giang đã và đang được bảo tồn phát huy.

Tam tòa Thánh Mẫu- ba vị Thánh tối linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.

Thờ Mẫu là một tín ngưỡng có từ lâu đời trong đời sống tinh thần của người dân ở Bắc Giang. Qua tín ngưỡng thờ Mẫu, hình ảnh người phụ nữ, người mẹ được tôn kính đề cao, thấy được vai trò của người phụ nữ trong xã hội từ xưa tới nay. Ở Bắc Giang có nhiều nơi thờ Mẫu, chủ yếu trong các ngôi đền, chùa và điện...

Không gian tín ngưỡng thờ mẫu ở Bắc Giang

Tục thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian bản địa thuần Việt, có lịch sử lâu đời và được phát triển theo chiều dài lịch sử dân tộc. Có nhiều hình thức biểu hiện tín ngưỡng thờ Mẫu để thích ứng với lịch sử xã hội. Ban đầu là tục thờ các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như: Mẹ đất, mẹ nước, mẹ lúa...

Đền Nguyệt Hồ (Yên Thế) - nơi thờ Nguyệt Nga công chúa, gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG

Thờ Mẫu ở Bắc Giang xuất hiện khá sớm và đa dạng hình thức tôn thờ như: Thờ Quốc Mẫu Âu Cơ ở Tân Sỏi (Yên Thế), thờ Mẹ Đá ở Tiên Sơn (Việt Yên), thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn ở đền Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương (Lục Nam), thờ Mẫu Thoải phủ ở đền Đà Hy, xã Lãng Sơn (Yên Dũng), thờ chúa Nguyệt Hồ ở xã Hương Vĩ (Yên Thế), thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ ở nhiều làng quê, thờ mẫu Tam Giang ở Lục Ngạn và dọc bờ Bắc sông Cầu, thờ Mẫu Phùng Từ Nhan, Trương Đạm Nương, Ngọ Tiên Nương ở đôi bờ sông Thương.

17 thg 4, 2021

Khu di tích Núi Dành - Nơi hội tụ của những sắc màu văn hóa


Câu chuyện về núi Dành (xã Liên Chung và Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) có sản vật tiến Vua-sâm Nam lưu truyền trong dân gian từ bao đời nay đã thôi thúc tôi tìm về khu di tích này. Đến đây, gặp gỡ, trò chuyện với người dân địa phương mới biết vùng đất này không chỉ có sâm Nam mà còn là nơi hội tụ của những sắc màu văn hóa.

Từ TP Bắc Giang có nhiều đường để đến núi Dành nhưng tôi chọn đi theo Quốc lộ 17 rồi rẽ vào đường liên xã Việt Lập-Liên Chung. Đang là mùa đông nên hai bên đường là một màu xanh mướt của ngô, khoai lang và nhiều loại rau màu khác. Đi khoảng 5 km từ lối rẽ, Khu di tích lịch sử văn hóa núi Dành đã hiện ra trước mắt tôi.

8 thg 3, 2021

Tục thờ tổ nghề rèn sắt ở Hiệp Hoà

Tục thờ tổ nghề là nét đẹp trong văn hóa của người dân làng nghề rèn sắt ở xã Đức Thắng, nay là thị trấn Thắng (Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Qua đó thể hiện lòng biết ơn đối với người có công truyền dạy và mở mang nghề nghiệp đem lại cuộc sống ấm no cho dân làng.

Đình Thắng Núi - nơi thờ Dương Tự Minh.

Ngày nay, nghề rèn sắt ở Đức Thắng tuy không còn nhưng tục thờ tổ nghề vẫn được nhân dân địa phương duy trì trong các dịp sự lệ. Nghề rèn sắt ở Đức Thắng có từ lâu đời. Sách Đại Nam nhất thống chí tập IV, mục Bắc Ninh tỉnh chép: “Xã Vân Thắng, huyện Hiệp Hoà có nghề đúc đồ sắt...”. Sách Phong thổ Hà Bắc đời Lê cũng ghi: “Đức Thắng (Hiệp Hoà) làm ra dao, kéo, búa, rìu và các đồ sắt bán khắp thành thị. Hai thôn giữ nghề rèn sắt từ lâu trong vùng Thắng là Liễu Ngoại và Hoè Thị. Ngày nay đào chỗ nào dưới lòng đất cũng gặp quặng sắt, xỉ sắt, xỉ than của lò rèn sắt xưa để lại”.

20 thg 9, 2020

Cây lim xanh nghìn năm tuổi- báu vật rừng Yên Thế

Cây lim xanh đại cổ thụ, ngự trên đồi Lim, thôn Xuân Lung, xã Xuân Lương (Yên Thế-Bắc Giang) có chiều cao gần 50m, gốc cây khoảng 6 đến 7 người ôm, được nhiều người cao tuổi ở địa phương cũng như các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng đã có nghìn năm tuổi.

Theo các cụ cao niên nơi đây, từ khi sinh ra đã thấy cây lim xanh sừng sững uy nghi to lớn như hiện nay. Cùng với nhóm di tích đình, chùa và giếng cổ Xuân Lung, cây lim xanh được ví như tấm bình phong che chở cho người dân làng xã. Theo phong thủy, khu đất đình là đất rồng, 2 giếng là 2 mắt rồng còn cây lim xanh là mũi của rồng; bởi vậy, cây lim xanh là một biểu tượng linh thiêng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương.

Cây lim xanh cổ thụ ở thôn Xuân Lung.

Bắc Giang: Cổ kính lăng Sợi Chỉ

Tại xóm Cầu Lâu, làng Vân Cẩm, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) còn lưu giữ một công trình kiến trúc lăng đá cổ kính. Đó là lăng Sợi Chỉ, nơi thờ phụng ông Nguyễn Hữu Liêu, một vị quan từng giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới triều vua Lê, chúa Trịnh.

Theo tư liệu ghi chép của dòng họ Nguyễn ở làng Vân Cẩm và nội dung bia đá niên hiệu Bảo Thái nguyên niên (1720) dựng ở lăng Sợi Chỉ cho biết: Nguyễn Hữu Liêu người làng Vân Cẩm, xã Vân Cẩm, tổng Đông Lỗ (Hiệp Hòa). Ông sinh vào khoảng cuối thế kỷ XVII, vợ cả là Nguyễn Thị Năm. Sinh ra ở vùng quê có truyền thống hiếu học khoa bảng, Nguyễn Hữu Liêu sớm theo nghiệp đèn sách. Được ăn học thành tài, ông bước vào chốn quan trường, đem tài trí của mình giúp sức cho vương triều Lê - Trịnh (khoảng giai đoạn 1700 đến 1720). Khi ông mất được mai táng tại lăng Sợi Chỉ.

Cặp ngựa đá trong lăng được tạo dáng rất đẹp theo phong cách tả thực của đời Lê Dụ Tông thứ nhất- 1720.

Khánh đá chùa Thiên Đài

Chùa Thiên Đài thuộc xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) không chỉ là danh lam cổ tích mà còn lưu giữ được nhiều di sản văn hoá vật thể quý giá. Tiêu biểu là chiếc khánh đá lớn có niên đại thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII). Khánh đá tại đây là một trong các món pháp khí độc đáo làm tăng thêm giá trị lịch sử văn hoá Phật giáo của chốn danh lam cổ tích này.

Sách “Đồ thờ trong di tích của người Việt” (Giáo sư Trần Lâm Biền), do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ghi: “... Khánh là một trong các món pháp khí của Phật giáo, dùng vào cả ngày lẫn đêm ở các tùng lâm, tu viện, Phật học viện... cả xưa lẫn nay chúng còn thường được dùng làm hiệu lệnh báo tin giờ tu học, tụng kinh, thọ trai, chấp tác... cho chúng tăng”. 

Chùa Thiên Đài.

Ngôi đình cổ thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông

Bắc Giang là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây có nhiều di tích, địa danh gắn với tục thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ngoài khu di tích Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm còn có nhiều cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thờ Phật hoàng như chùa Bảo An, xã Cương Sơn (Lục Nam), đình Đông Loan, xã Lãng Sơn (Yên Dũng)... và bên sườn Tây Yên Tử có ngôi đình cổ Mai Sưu thuộc xã Trường Sơn, huyện Lục Nam cũng thờ Phật hoàng.

Thần tích, Thần sắc làng Mai Sưu lưu trữ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, đình Mai Sưu thờ 3 vị Thành hoàng: Nhân vương Thái Sư đại vương, Thập vương Thái Lang đại vương và Cao Sơn đại vương. 

Đình Mai Sưu.

19 thg 9, 2020

Tấm bia đá hình chuông độc đáo

Tấm bia văn chỉ tổng Thiết Sơn là bia trụ tròn được tạo dáng y như quả chuông đồng ở các ngôi chùa, một kiểu dáng bia đá hiếm gặp ở các miền quê xứ Bắc. Bia được phát hiện dưới nền cũ của phế tích văn chỉ tổng Thiết Sơn, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc xưa - nay thuộc xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Theo nhân dân địa phương cho biết: Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, giặc câu pháo từ lô cốt Mỏ Thổ phá hoại ngôi văn chỉ và tấm bia bị trúng đạn pháo rồi bị vùi lấp cùng nhiều đồ thờ tự khác. Sau một thời gian, nhân dân đã tìm lại và dựng đặt trên nền đất cũ. 

Bia đá hình chuông trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Ảnh: Nguyễn Hưởng

14 thg 9, 2020

Chiến thắng Xương Giang qua mộc bản triều Nguyễn

Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, triều Nguyễn luôn quan tâm đến việc nghiên cứu, biên soạn, lưu trữ sử liệu các bộ sử chính thống. Một trong các loại hình lưu giữ phổ biến là những văn bản chữ Hán – Nôm được khắc ngược trên gỗ được gọi là mộc bản và là di sản tư liệu vô cùng quý giá còn được lưu giữ đến nay.

Dưới triều Nguyễn, Quốc Sử quán là cơ quan chuyên trách việc nghiên cứu tư liệu lịch sử của triều đình ra đời vào năm 1820 thời vua Minh Mạng. Đây cũng là nơi biên soạn, in ấn lưu giữ hàng vạn tấm mộc bản triều Nguyễn ghi chép lại nhiều sự kiện lịch sử, điều luật, công danh, sự nghiệp của các vua chúa, danh thần, các bộ sách sử, tác phẩm văn chương…

Chính vì yếu tố trên nên Mộc bản triều Nguyễn mang tính chính xác, chân thực có giá trị lịch sử cao được coi là quốc bảo. Hiện nay, kho tàng mộc bản triều Nguyễn có hơn 34 nghìn tấm, phần lớn được khắc hai mặt bằng gỗ thị với nhiều chủ đề về địa lý, lịch sử, quân sự, pháp chế, văn thơ, tôn giáo - tư tưởng- triết học, ngôn ngữ - văn tự, chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục.

Kho tàng mộc bản trên hiện được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV- Đà Lạt. Ngày 30-7-2009, Mộc bản triều Nguyễn là tư liệu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận Di sản tư liệu thế giới.

Hoạt cảnh tái hiện chiến thắng Xương Giang.

Tài quân sự của Đàm Thận Huy

Ở TP Bắc Giang có tuyến phố mang tên Đàm Thận Huy được đặt từ khi chưa chia tách tỉnh Hà Bắc. Ông là danh nhân lịch sử văn hóa của dân tộc nhưng còn ít người biết đến sự kiện lịch sử ông được vua Lê giao mật chiếu lên vùng Bắc Giang gây dựng căn cứ phòng, chống chống nhà Mạc từ những năm đầu thế kỷ XV.

Đàm Thận Huy người xã Ông Mặc, huyện Đông Ngàn, xứ/trấn Kinh Bắc xưa, nay là thôn Ông Mạc (tên Nôm là làng Me), xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh năm Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463), năm 28 tuổi thi đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21(1490). 

Tam Môn - di tích quốc gia đền thờ Đàm Thận Huy tại Từ Sơn (Bắc Ninh). Ảnh tư liệu.

10 thg 9, 2020

Đền Bà Chúa Kho và sự tích công chúa Thanh Bình

Tiên Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang) là vùng đất cổ nằm bên bờ Bắc Sông Cầu. Vùng đất này còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa dân tộc. Các di tích mộ Hán, đền thờ Thạch Linh Thần Tướng, Ao Miếu, quần thể di tích chùa Bổ Đà, đền Độc Cước… phản ánh rất rõ về lịch sử văn hoá địa phương qua các thời kỳ.

Trong hệ thống di tích tiêu biểu ở Tiên Sơn còn có đền thờ Bà Chúa Kho - nơi thờ công chúa Thanh Bình, tương truyền là con gái vua Hùng có công trông coi kho lương giúp vua cha đánh giặc phương Bắc bảo vệ đất nước.

Sự tích Bà Chúa Kho được lưu truyền ở địa phương: Theo truyền thuyết thời Hùng Vương, giặc phương Bắc sang xâm lược nước ta, thế giặc rất mạnh lại có tù trưởng Cao Bằng là Lục Đinh làm nội ứng. Nhà vua xuất quân từ núi Nghĩa Lĩnh gần ngã ba sông Việt Trì đem toàn Bản bộ đến trang Tiên Lát, nơi có địa hình thuận lợi cho việc phòng bị đánh giặc. 

Cổng vào đền thờ Bà Chúa Kho.

18 thg 5, 2020

Lục Ngạn không chỉ có trái ngọt

Từ lâu, Lục Ngạn (Bắc Giang) được du khách gần xa biết đến là vùng đất bốn mùa trái ngọt. Đến Lục Ngạn, du khách còn có dịp ghé thăm cây thị ngàn năm tuổi, làng nghề truyền thống Thủ Dương, du ngoạn hồ Khuôn Thần thả mình cùng những làn điệu dân ca dân tộc Nùng, Sán Chí... 

Từ Hà Nội theo Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, du khách tới TP Bắc Giang rẽ phải theo quốc lộ 31 chừng 40km là tới thị trấn Chũ (Lục Ngạn). Thời điểm này, vải đang vào mùa đậu quả. Vải thiều sinh trưởng nhanh, lớn trông thấy hằng ngày. Khi tiếng chim tu hú gọi bầy là đến mùa thu hoạch (khoảng cuối tháng Tư, đầu tháng Năm âm lịch). 


Vải thiều Lục Ngạn đang vào mùa đậu quả.

Độc đáo văn hóa người Dao Bắc Giang

Dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 10 nghìn người cư trú tại 4 huyện miền núi: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế. Trong đó, người Dao tập trung nhiều nhất tại huyện vùng cao Sơn Động.
Trước đây, đồng bào Dao sống du canh, du cư nay đã định canh, định cư ổn định. Dù cuộc sống thay đổi song phong tục, tập quán, nét sinh hoạt của người Dao vẫn giữ được bản sắc văn hóa đặc trưng của mình. Hiện đồng bào Dao luôn đoàn kết với đồng bào các dân tộc trong tỉnh, cùng chung tay xây dựng cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

Phụ nữ bản Na Lang, xã Phong Minh (Lục Ngạn) bảo tồn trang phục truyền thống.

Hội cướp cầu đình Nội

Đình Nội ở xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang) nằm trong hệ thống di tích Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế ở Bắc Giang đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Ngôi đình không chỉ nổi tiếng xứ Kinh Bắc về nghệ thuật chạm khắc tinh tế, nơi ghi dấu cuộc khởi nghĩa của những người nông dân áo vải mà còn được nhiều người biết đến với lễ hội cướp cầu độc đáo.

Hai đội chơi giành cầu.

Lễ hội truyền thống xưa được tổ chức quy mô với nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian hấp dẫn. Lễ vật dâng cúng Thánh trong lễ hội được quy định theo hương ước làng. Vật phẩm gồm: Lợn đen tuyền, gà cánh phượng, cây xôi, cây quấn.

Nguyễn Viết Chất- Nhà khoa bảng đầu tiên của Bắc Giang

Năm Thần Vũ thứ 2 (1070), vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long để tôn thờ Khổng thánh và làm nơi các Hoàng tử đến học. Sau đó 5 năm, niên hiệu Thái Ninh thứ 4, vua Lý Nhân Tông cho tổ chức khoa thi Minh kinh bác sĩ đầu tiên để kén chọn người giỏi văn, thông tỏ kinh sách ra làm quan, phò vua giúp nước.
Ngoài Văn Miếu, sử cũ không ghi về hệ thống trường học khác ở Kinh kỳ và các lộ, châu nhưng chắc rằng ở chốn thiền lâm, các nhà sư là người trực tiếp tham gia đào tạo, tuyển chọn nguồn nho sinh ưu tú cho các kỳ thi cao cấp mà thời kỳ đầu nhà Lý khai mở nền khoa cử.

Xã Trí Yên, huyện Yên Dũng quê hương của nhà khoa bảng Nguyễn Viết Chất. Ảnh: Văn Vĩnh

Đô đốc Giáp Văn Cương - Vị tướng Trường Sa

Tướng Giáp Văn Cương - Anh hùng lực lượng vũ trang, sinh ngày 13-9-1921 tại làng Thép Thượng, xã Bảo Đài, huyện Lục Nam. Ông là vị tướng mà cả ở đời thường và trong cuộc đời binh nghiệp có khá nhiều điều đặc biệt rất thú vị. Đây là người đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam được phong hàm Đô đốc (Thượng tướng), đồng thời là vị tướng hai lần nắm giữ trọng trách Tư lệnh Hải quân ở hai giai đoạn khác nhau.

Đô đốc Giáp Văn Cương gặp gỡ chiến sĩ công binh xây dựng đảo Tiên Nữ. Ảnh tư liệu.