10 thg 2, 2024

Làng đào Phú Thượng rực rỡ trước Tết

Những ngày trước Tết, làng đào Phú Thượng rực rỡ khi muôn cánh hoa đào bung nở khoe sắc, thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Làng đào Phú Thượng được hợp thành từ 3 ngôi làng nhỏ là Phú Xá, Phú Gia và Thụy Tiến, thuộc quận Tây Hồ. Giống như Nhật Tân, Phú Thượng là một trong những làng đào truyền thống của Hà Nội. Để đến làng hoa này, du khách đi theo hướng cầu Nhật Tân, đến ngã 3 Lạc Long Quân và Âu Cơ, rẽ theo hướng đê sông Hồng khoảng 2 km. Ảnh: Doãn Bách.

4 món gà của Việt Nam vào top ngon nhất châu Á

Gà luộc, cà ri, gỏi và kho sả là 4 món ăn Việt được các chuyên gia ẩm thực thế giới xếp trong top "65 món làm từ gà ngon nhất châu Á".

Chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới Taste Atlas công bố danh sách 65 món ăn làm từ gà ngon nhất châu Á vào cuối tháng 1. Các chuyên gia ẩm thực, đầu bếp nổi tiếng đã lựa chọn các món ăn này với tiêu chí: đạt chuẩn về hương vị, dễ ăn, mang đặc trưng của điểm đến và nổi tiếng, đều được chấm từ 4 sao trở lên trên thang điểm 5 sao. Danh sách là gợi ý dành cho thực khách đang thắc mắc với câu hỏi: "Ăn gì ngon khi đến châu Á" cho chuyến du lịch sắp tới.

4 món ăn của Việt Nam được nhắc đến là gà kho sả ớt (thứ 36), cà ri gà (39), gỏi gà (57) và gà luộc (60).

Món gà luộc truyền thống của người Việt Nam, phổ biến nhất trong các dịp lễ Tết, giỗ chạp. Ảnh: Thanh Lam

9 thg 2, 2024

Cận cảnh vẻ đẹp kỳ bí của 'con rồng bị chối bỏ'

Số phận của con rồng giữa lòng hồ Thủy Tiên thật đặc biệt, bị 'bỏ rơi' ngay sau khi hình thành nhưng được thừa nhận bởi du khách quốc tế vì vẻ đẹp kỳ bí.

Những ngày cuối năm, trong khi nhiều địa phương đang đua nhau chia sẻ những tạo hình linh vật rồng độc đáo cho Tết Nguyên đán Giáp Thìn thì con rồng bị bỏ hoang ở hồ Thủy Tiên (Huế), từng nổi danh trên khắp các trang du lịch quốc tế, lại chịu số phận hẩm hiu, đối mặt với thực trạng phải phá bỏ.

Cách trung tâm thành phố khoảng 10 km và nằm trên đồi Thiên An, dự án Khu vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên từng được đầu tư bởi Công ty Du lịch Cố đô, giai đoạn 1 đưa vào sử dụng vào năm 2004 khi chưa hoàn thiện với số vốn đầu tư hơn 70 tỉ đồng. BÙI VĂN HẢI

Núi Cao Cát níu chân du khách

Với những nét độc đáo kỳ vỹ được thiên nhiên ban tặng cũng như bàn tay con người tạo dựng nên, núi Cao Cát và ngôi chùa Linh Sơn tọa lạc ở đây đã níu chân không ít du khách mỗi khi có dịp ra đảo Phú Quý.

Chùa cổ kính

Chúng tôi trong lần cùng đoàn công tác Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch đã đến điểm tham quan này để các bạn trẻ trong đoàn ở TP. Hồ Chí Minh có dịp thưởng ngoạn thắng cảnh đảo ngọc. Hôm ấy tình cờ gặp thêm các anh em văn nghệ sĩ Bình Thuận lên đây sáng tác. Để lên được ngôi chùa Linh Sơn cổ kính nằm trên đỉnh núi cao, khách hành hương phải chinh phục 148 bậc tam cấp, không vì thế mà các bạn trẻ trong đoàn ngần ngại. Họ nắm tay vịn kiên trì leo lên rồi cũng tới nơi, nhiều bạn đổ mồ hôi nhưng cũng nở nụ cười như vừa chiến thắng một thử thách. Ngôi chùa cổ kính trước mặt trang nghiêm, đẹp đẽ, với kết cấu xây dựng từ các loại gỗ quý hiếm, sang trọng. Một thành viên trong đoàn Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch cho hay, chùa Linh Sơn tọa lạc trên sườn núi có cao độ 61m so với mực nước biển, được bà Trần Thị Tấn huy động giới phật tử, nhân dân trên đảo đóng góp xây dựng đầu thế kỷ XX. Từ phía ngoài cổng chính dẫn vào phía trong là chính điện. Nét nổi bật bên trong chính điện khung cảnh mang đậm dấu ấn Phật giáo, được trang trí, đắp nổi hệ thống các câu đối chữ Hán Nôm nội dung thể hiện lòng thành kính của tín đồ, ca ngợi đức tốt của Phật, khuyên con người nên tu tâm, dưỡng tính, tích đức làm điều thiện; các vì cột nâng đỡ tầng mái ở đây được đắp nổi một con rồng quấn quanh thân tạo nên khung cảnh uy nghiêm, mặt vách trước và hai bên nội thất điện thờ Phật đắp nổi các ô hình chữ nhật trang trí những điển tích của Phật giáo. Điện thờ Phật đặt ở vị trí trung tâm, bài trí tượng Thích Ca Mâu Ni cao 2m ngồi trên tòa sen, hai bên đặt nhiều pho tượng và trong đó có Quan Thế Âm Bồ Tát với 18 tay đang trong tư thế ngồi thiền. Bên phải Điện thờ Phật thờ Quan Thế Âm, bên trái thờ Địa Tạng. Nằm đối lưng với Điện thờ Phật ở phía sau bài trí 5 khám thờ Tổ Đạt Ma, Quan Thánh Đế Quân, bài vị các nhà sư có công khai lập, gìn giữ chùa từ trước đến nay. Phía trước Điện thờ Phật có một am nhỏ thờ Tiêu Diện Đại Sĩ, bên trái nhà tăng, bên phải nhà khách, nhà khói nằm phía sau… 

Chùa cổ kính Linh Sơn tọa lạc trên núi Cao Cát.

Thú vị thay, phương ngữ Quảng Trị

Trước khi đi vào một số khía cạnh thú vị của phương ngữ Quảng Trị, cũng xin dẫn luận đôi điều liên quan đến lời ăn tiếng nói vùng đất có vị trí lịch sử, địa lý đặc biệt này. Điều này có giá trị và cả về lý thuyết lẫn thực hành khi muốn khảo tả thực tế.

Tinh sương - Ảnh: Nông Văn Dân

Phương ngữ Quảng Trị được nhắc đến trong một vài công trình nghiên cứu về ngôn ngữ các tỉnh Bắc Miền Trung của các nhà khoa học như: Hoàng Thị Châu, Vương Hữu Lễ... và được khúc xạ qua cách ghi nhận bằng văn bản như cuốn Văn học dân gian Quảng Trị do Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Trị ấn hành sau khi tái lập tỉnh không lâu, một công trình sưu tầm và biên soạn văn hóa địa phương gần gũi với loại sách công cụ khá hữu ích. Tuy nhiên, do phương thức biểu đạt đã được “phổ thông hóa” về mặt ngôn ngữ để bạn đọc gần xa dễ tiếp thu nên sắc thái phương ngữ địa phương đã “hương đồng gió nội bay đi”... cũng nhiều rồi.

Ngân vọng tiếng hò...

Người Quảng Trị thường cho rằng giọng mình nặng, khó nghe, không được thanh lịch như Hà Nội hay ngọt ngào như Sài Gòn. Thế nhưng chính chất giọng ấy, phương ngữ ấy khi được thông qua “chất xúc tác” từ âm nhạc lại trở nên quyến rũ lạ kỳ.

Cần có sự nghiên cứu để đề nghị đưa Hò Giã gạo Quảng Trị vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh: Trúc An

Có lẽ không ngạc nhiên khi tác giả Văn Long - thành viên của đoàn công tác tỉnh Hòa Bình đã sững sờ đến mức kinh ngạc khi nghe giọng hò Quảng Trị cất lên trong đêm trăng sáng trên bãi biển Cửa Tùng: “Ôi! Giọng hò Quảng Trị làm xao xuyến lòng tôi. Có phải một phần của mảnh đất miền Trung, đoạn giữa chiếc đòn gánh đặt trên vai họ suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước đã sinh ra câu hò Quảng Trị cùng biết bao danh nhân, những tên làng, tên núi, tên sông,.. Ôi! Những câu hò sao mà giản dị, thiệt thà và yêu đời đến thế…” (“Điệu ví Mường và câu hò Quảng Trị”, Tạp chí Cửa Việt số 5 (tháng 2/1995).