9 thg 5, 2020

Chuyện về danh tướng Đào Nhã và di tích đình Đồng

Đình Đồng thuộc thôn Đồng Xá Bắc, xã Đồng Cẩm (trước là xã Đồng Gia, Kim Thành) thờ danh tướng Đào Nhã - người có công đánh giặc Nguyên Mông ở thế kỷ XIII. 

Cảnh quan của khu di tích đình Đồng 

Thôn Đồng Xá Bắc và Đồng Xá Nam hiện nay nguyên là làng Đồng Xá, tên nôm là Đồng - một làng cổ với thiết chế xã hội chặt chẽ. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, vùng đất này xưa là đất Phí Gia thuộc Trà Hương. Đời Lê Thánh Tông có tên là huyện Kim Thành (năm 1469) thuộc phủ Kinh Môn. Năm Minh Mệnh 14 (năm 1833) đổi thuộc phủ Kiến Thụy. Đầu thế kỷ XIX, Đồng Xá là một xã thuộc tổng Phí Gia, huyện Kim Thành, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, xã Đồng Xá chuyển thành thôn và sáp nhập với thôn Phí Gia, lập thành xã mới lấy tên là Đồng Gia. Năm 1990, do địa bàn rộng, dân số đông, thôn Đồng Xá tách thành hai thôn Đồng Xá Bắc và Đồng Xá Nam. Đình Đồng nằm tại thôn Đồng Xá Bắc, nhưng nhân dân địa phương vẫn gọi là đình Đồng theo tên nôm và di tích là công trình tín ngưỡng chung của hai thôn.

Thương lắm ô môi!

Đã có một thời, hình ảnh ô môi ngập tràn trong ký ức của tôi. Quên sao được những buổi trưa hè, chúng tôi rủ nhau ra sông tắm. Con nước sông quê ngày ấy trong xanh, soi bóng những hàng ô môi trụi lá. Đám con nít ranh chúng tôi thường cử những đứa nhỏ con nhưng lớn gan trèo lên những cành ô môi già cỗi để hái trái ném xuống. Thời tôi còn bé, quà vặt ít lắm nên thứ trái hoang dại như ô môi cũng là món ngon. Bẻ xong đâu thể ăn liền, phải lấy dao rọc 2 bên thân trái để lộ ra những mắc ô môi đen sì, ngon ngọt hương vị quê nghèo.

Bông ô môi, rơi đầy trước ngõ
Bao kỷ niệm về tiềm thức trong tim…

Có lẽ, những ai lắng nghe bài hát này đều bồi hồi tiếc nuối cho cuộc tình dang dở nơi miền quê xa xôi nào đó. Nhưng lắng đọng hơn, họ còn thiết tha thương nhớ cái sắc tím dìu dịu đã hằn in vào ký ức trong những năm tháng tuổi thơ.

Mùa nắng đến, ô môi oằn mình trong cái nóng hầm hập và kết những chùm hoa rực rỡ. Những bông hoa nhỏ xíu, phơn phớt hồng mang vẻ đẹp chân chất như cô gái quê. Người mơ mộng một chút sẽ gọi đấy là “hoa đào của miền Tây”, còn người thực tế lại yêu thích cái đẹp dịu dàng, không trộn lẫn của loài hoa này.

8 thg 5, 2020

Linh Bửu Tự - Chùa quê lặng lẽ bên dòng đời xuôi ngược

Vào thập niên 50 của thế kỷ trước, đất Thị Cầu - Phú Đông (thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) còn là một vùng rừng đồi hoang vắng thâm u thưa thớt dấu chân người qua lại, chỉ có một vài con lộ nhỏ đã thành đường mòn e dè mở lối liên thông giữa các thôn ấp đi ngang qua những ngọn đồi thoai thoải rậm rạp cỏ cây và gai góc…


Năm 1956, Sư Thích Đạt Thông, pháp hiệu Tánh Tang, xuất gia tu hành theo Thiên Thai Giáo Quán Tông (là dòng thiền Việt Nam xuất phát từ Thiên Thai Giáo Tông của Trung Quốc, vị Tổ khai sáng là Thiền sư Hiển Kỳ, pháp danh Nhiên Công, quê ở Cần Giuộc - Long An), vốn là dân ở xã Phú Hữu lân cận đã lặn lội về vùng rừng đồi hoang sơ này, lặng lẽ khai hoang mở lối, tạo dựng tịnh cốc mái tranh vách đất sơ sài để làm nơi an trú và tịnh tu trên lưng chừng một ngọn đồi…

3 thg 5, 2020

Khám phá bãi đá khắc chữ cổ trên núi Đồn ở Nghệ An

Trên núi Đồn xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn có một bãi đá khắc chữ Hán cổ, được xem là dấu tích ấn tượng về một thời dạy học bình văn của Thám hoa Nguyễn Đức Đạt - nhà tư tưởng, giáo dục nổi tiếng thời Nguyễn. 

Núi Đồn hay còn gọi là núi Đại Lạn sừng sững nhô ra giữa sông Lam như một bức tường thành khổng lồ, bảo vệ, che chắn cho làng mạc và những bãi phù sa màu mỡ. Ảnh: Huy Thư . 

Hòn Mục Sơn xứ Nghệ nguyên nét hoang sơ, cổ quái

Mục Sơn với hình thù cổ quái và độc đáo đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút du khách, đặc biệt là các cần thủ về hóng gió, câu cá. 

Cách thị trấn Cầu Giát 3 km về phía Đông, cạnh Quốc lộ 48B đi cửa biển Lạch Quèn là hòn Mục Sơn (tên gọi khác là Lèn Mục). Ảnh: Hồ Nhật Thanh 

Đất 'văn - võ song toàn' Cẩm Thái

Đi qua những cây cầu thênh thang nối liền những dải đất màu mỡ dọc dòng Lam, người ta vẫn nhớ về mảnh đất Thanh Chương xưa với ba mươi sáu bến đò ngang, nghe tiếng gọi đò. Nhiều người vẫn thường gợi nhắc tới những câu thơ: “Ai về Cẩm Thái huyện Thanh Chương/Thăm lăng Can phủ xứ Bình Dương/Cột quyết tôn cao hàng câu đối/Lưu truyền con cháu nghiệp văn chương…”.
Truyền thống văn nghiệp vẻ vang
Làng Cẩm Thái được nhắc đến trong câu hát ấy là một trong những ngôi làng nổi danh hiếu học của mảnh đất Thanh Văn xưa. Can phủ xứ Bình Dương đó chính là ông Nguyễn Hữu Điển sinh năm Ất Dậu (1825), người làng Cẩm Hương (nay là Cẩm Thái), xã Thanh Văn (nay là xã Đại Đồng), huyện Thanh Chương.

Ông là hậu duệ đời thứ 9 của Binh bộ Thượng Thư Quận Công Nguyễn Hữu Trác, dưới triều Lê Trung Hưng. Ông là con trai duy nhất của cử nhân Tri huyện, huyện Thiên Thi, nổi tiếng là quan thanh liêm. Mẹ ông là con gái của quan Đốc học nên từ nhỏ ông đã nổi tiếng khắp vùng về sự thông minh, chăm học và có hiếu với cha mẹ. 

Một cổng làng ở Thanh Văn (nay là xã Đại Đồng). Ảnh: NPV 

Mùa trâm Bảy Núi

Mùa trâm Bảy Núi (An Giang) thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6 (âm lịch) hàng năm. Năm nay, cây trâm cho năng suất kém hơn, giá bán thấp hơn so những năm trước. Tuy nhiên, không vì vậy mà người dân vùng Bảy Núi kém vui, bởi cây trâm đã giúp nhiều người, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer có thêm thu nhập trong những lúc nông nhàn.

Trái trâm được coi như món quà thiên nhiên ban tặng cho người dân 

Nghề “lấy mật” thốt nốt

Là đặc sản của vùng Bảy Núi, đường thốt nốt được thực khách gần xa ưa chuộng bởi vị ngọt hài hòa kết tinh từ nắng gió. Muốn có được thứ đặc sản ấy, người ta phải thực hiện nhiều bước và những người leo thốt nốt chính là công đoạn đầu để cây thốt nốt “kết mật” cho đời.

Từ sự vất vả….
Cứ đến 2 giờ sáng, anh Nguyễn Văn Phụng (ngụ xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, An Giang) lại trở dậy giở cơm mang theo để bắt đầu ngày lao động của mình. Gắn bó cùng cái “nghiệp” leo thốt nốt từ khi còn là chàng trai 16 tuổi, đến nay anh đã có 20 năm kinh nghiệm cho mình.

Anh cho biết, thốt nốt có thể cho nước quanh năm nhưng phẩm chất tốt nhất là vào mùa nắng, khi cái nóng râm ran thiêu đốt đất trời. Nhờ sự “gan lì” sẵn có đã giúp thốt nốt có thể trụ vững và kết tinh những dòng nước ngon ngọt cho đời.

Khúc giao mùa Bảy Núi!

Khi những cơn mưa bắt đầu tắm mát vùng Bảy Núi (An Giang) thì miệt bán sơn địa này dần khoác lên mình tấm áo mộng mơ. Thời điểm ấy, những mùa hoa bắt đầu bung nở, những món ăn đặc sản lại bước vào mùa để càng làm say lòng những ai “trót” đặt chân đến miền đất này.

Bảy Núi vào mùa hoa
Tháng nắng, Bảy Núi oằn mình trong cái nóng râm ran. Mấy đỉnh núi chơ vơ những thân cây khô khốc. Khi những giọt mưa đầu tiên lất phất rơi trên vùng đất này cũng mang theo những mùa hoa trở về.

Tháng 4, mấy “con bướm đỏ” ở đâu đã bay về đậu trên những cành phượng rung rinh trong gió. Hoa phượng nơi nào cũng thế, là biểu tượng của mùa hè, mùa của những cảm xúc vấn vương thời áo trắng. Tuy nhiên, mùa hoa phượng Bảy Núi lại mang cái chất riêng, khi nó hòa vào cảnh sắc thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.

Chiềng và Xiềng có nghĩa gì trong địa danh vùng người Thái

Đến vùng người Thái, ta thường thấy những tên xã, tên mường được đặt bắt đầu bằng chữ Chiềng, như Chiềng Mai, Chiềng Chung, Chiềng Pấc… Cũng có nơi gọi là Xiềng. Chữ Chiềng và Xiềng có ý nghĩa như thế nào?

Ông Cà Văn Chung, Phó giám đốc Sở Khoa học công nghệ tỉnh Sơn La, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, sinh ra và lớn lên tại Sơn La. Ông Cà Chung giải thích về chữ Chiềng và Xiềng trong cách đặt tên các địa danh của người Thái như sau:

"CHIỀNG: người Thái phát âm là “Chiêng”, ở một số nơi phát âm thành Xiêng (Xiêng Khoảng, Xiêng Khọ, Xiêng May (Chiềng Mai), Xiêng Rai ...) là vị trí trung tâm của 1 Mường lớn (Chu/ Nha/ Châu Mường). Thường mỗi Mường chỉ có một Chiềng. Ví dụ: Mường Muổi có Chiềng Ly, Mường Mụa có Chiềng Dong, Mường Sang có Chiềng Chu, Mường Tấc có Chiềng Hoa (sau gọi thành bản Chiềng)...