18 thg 10, 2019

Khung cảnh đồng quê ở Quảng Ngãi

Cánh đồng lúa, cây cầu tre hay trò chơi kéo mo cau gợi liên tưởng tới những nét đặc trưng của làng quê Việt Nam xưa. 

Cánh đồng lúa vàng xã Đức Phong, huyện Mộ Đức vào mùa gặt vụ hè thu. Mộ Đức được biết đến là vựa lúa lớn của tỉnh Quảng Ngãi, với diện tích trồng lúa lên tới 10.000 ha. 

9 món không thể bỏ qua khi đến Hà Tiên

Cà xỉu hay tôm tích là những đặc sản du khách nên thử khi có dịp ghé chân tại thành phố biển Hà Tiên. 


Tôm tích

Ở vùng biển Hà Tiên, loài này thường sinh sản vào khoảng tháng 3, 4 (âm lịch) và trưởng thành vào tháng 9, 10. Những con tôm tích lúc này mang trứng, có nhiều gạch và thịt ăn rất béo.

Du khách có thể tìm thử tôm tích đã được chế biến ở các nhà hàng tại trung tâm thành phố. Mỗi phần ăn có giá dao động 100.000 - 150.000 đồng. Hấp sả, rang cháy tỏi hoặc nấu lẩu hải sản là những cách làm phổ biến nhất. Nếu thức dậy sớm, bạn có thể đi ra chợ hải sản để mua những con tôm tích còn tươi rói mới cập bờ. Giá mỗi kg dao động 100.000 - 500.000 đồng tuỳ loại. 

Vẻ đẹp thiên nhiên trên đỉnh Bạch Mã

Trên con đường dài 20 km dẫn tới đỉnh Bạch Mã, du khách như được lướt qua tiên cảnh tạo nên bởi núi rừng, suối thác và mây trời. 

Cung đường uốn lượn dẫn lối khách lên núi Bạch Mã. Điểm tham quan này thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã, cách thành phố Huế hơn 40 km.
Sau khi mua vé, du khách thuê ôtô đi từ cổng vườn quốc gia đến Hải Vọng Đài, điểm cao nhất trên đỉnh Bạch Mã với quãng đường khoảng 20 km. 

Vẻ đẹp hoang sơ trên quần đảo Hải Tặc

Sào huyệt của cướp biển nay đã trở thành điểm tham quan với bãi cát trắng cùng những làng chài nằm yên bình dưới tán rừng nhiệt đới xanh rì. 

Quần đảo Hải Tặc thuộc xã Tiên Hải, thành phố Hà Tiên, nằm cách đất liền gần 28 km. Tuy không nổi tiếng như Phú Quốc và Nam Du, đảo Hải Tặc được du khách yêu thích bởi khung cảnh hoang sơ và những trải nghiệm về cuộc sống làng chài. Để tới đảo, du khách phải di chuyển hơn một tiếng bằng tàu cao tốc từ thành phố Hà Tiên. 

17 thg 10, 2019

Lướt cùng gió ở bãi biển Ninh Chữ nổi tiếng thế giới

Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận đang ngày càng quen thuộc với tín đồ du lịch Việt trong những năm gần đây. 

Trước đó, vùng biển này đã được biết tới rộng rãi trong cộng đồng hàng triệu du khách quốc tế…

Hấp dẫn du khách quốc tế 


Trong hành trình khám phá của mình, Mark Gwyther - blogger du lịch người Mỹ đã dừng chân ở bãi biển Ninh Chữ. Bằng con mắt của một chuyên gia tư vấn quản lý và đầu tư bất động sản cùng trải nghiệm từng có ở nhiều vùng đất khắp thế giới, Mark Gwyther đã chia sẻ những thông tin thú vị về Ninh Chữ trên trang citypassguide.com. 

Ninh Chữ đẹp đến mê mẩn khi bình minh ló rạng. 

Tết “Khoăn vài”

Theo phong tục của nông dân người Tày - Nùng một số địa phương trong tỉnh, hằng năm, vào ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch có nghi lễ "Roọng khoăn vài" (gọi hồn vía cho trâu) hay còn gọi "rào thây, phưa" (rửa cày, bừa) với ý nghĩa tạ ơn trâu bò, tạ ơn các loại nông cụ sau vụ mùa vất vả cày bừa.

Người dân rửa nông cụ đón Tết “Khoăn vài”. Ảnh: Đàm Thúy Phương 

Trước đây, người Tày - Nùng chỉ cấy lúa một vụ, chính vụ cày cấy chủ yếu trong tháng Tư và tháng Năm hằng năm, cày bừa chỉ dựa vào sức trâu, bò. Theo tâm thức dân gian của người Tày - Nùng, con trâu, bò đồng hành cùng người nông dân cày bừa quanh năm vất vả, tạo ra hạt ngô, hạt thóc và các loại nông sản nuôi sống con người nên trâu, bò cũng có hồn vía như con người.

Nơi lưu giữ nghề đan lát truyền thống

Từ bao đời nay, từ cây tre, cây nứa, cây mai, cây vầu, song mây…, được người dân ở xã Hoàng Hải (Quảng Uyên) tạo nên những sản phẩm đan lát tinh tế và bền chắc, không chỉ giúp người dân địa phương có thêm việc làm lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập mà còn duy trì, gìn giữ và phát triển nghề truyền thống.

Người dân xã Hoàng Hải (Quảng Uyên) đan lát vật dụng gia đình. 

Xóm Lũng Muông có 96 hộ dân, là xóm hầu hết người dân vẫn duy trì nghề đan lát truyền thống, đặc biệt là nam giới đều biết đan lát. Tuy nhiên, những người đan thường xuyên và bán sản phẩm ra thị trường có khoảng 15 hộ. Những ngày nông nhàn, bà con trong xóm tụ họp với nhau vừa trò chuyện vừa tranh thủ cho ra những sản phẩm đan lát truyền thống.

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Đối với dân tộc Mông tại Cao Bằng, trang phục truyền thống luôn mang nét đẹp và ý nghĩa riêng, in dấu văn hóa và phong tục đặc trưng.

Nam nữ dân tộc Mông xã Nội Thôn (Hà Quảng). 

Trang phục truyền thống của người Mông chủ yến may bằng vải, tay tự dệt, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với một bộ trang phục nữ hoàn chỉnh thường gồm áo xẻ cổ, váy xòe xếp ly, xà cạp và khăn đội đầu. Trong đó, áo được trang trí với kỹ thuật đa dạng. Áo có cổ phía trước hình chữ V, hai bên được nẹp thêm vải màu. Phía sau là bức thêu họa hình chữ nhật được trang trí hoa văn rất hài hòa, trang nhã. Hai ống tay áo thường được thêu những hoa văn với đường nét vắn ngang có đủ màu sắc từ nách đến cổ tay. Đây là nơi tập trung hoa văn nhiều nhất làm nổi bật chiếc áo của người phụ nữ. Với nghệ thuật thêu chỉ màu, khâu chắp vải... những mảng màu hoa văn được phân bố hợp lý làm cho chiếc áo tươi sáng, hài hòa hơn.

Nơi lưu giữ nghề làm giấy bản của dân tộc Dao Đỏ

Dân tộc Dao Đỏ ở huyện Nguyên Bình có những nét văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc thể hiện qua phong tục, tập quán và nghề truyền thống. Trong đó có nghề làm giấy bản thủ công từ cây trúc sào tại xã Yên Lạc đến nay vẫn được duy trì và phát huy.

Người dân xã Yên Lạc (Nguyên Bình) sản xuất giấy bản. 

Giấy bản thường được sử dụng trong các dịp cầu an, lễ, Tết. Giấy bản có màu vàng nhạt, dai và bền, thường dùng để cắt giấy tiền, vàng hương trong tục thờ cúng, dùng để viết chữ Nho, chữ Hán, bởi giấy dai và thấm mực nên chữ viết không bao giờ phai.


Khám phá vẻ đẹp Thông Nông

Là một trong những huyện biên giới, Thông Nông được thiên nhiên ban tặng cho nhiều cảnh quan tươi đẹp, hùng vĩ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, khám phá và trải nghiệm. Hiện nay, địa phương đã và đang nỗ lực tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, lợi thế về du lịch, đồng thời trải “thảm đỏ” thu hút đầu tư vào du lịch trên địa bàn.

Nhìn từ trên cao, Bãi Tình, xã Thanh Long (Thông Nông) như một thảo nguyên thu nhỏ với khung cảnh bình yên, thơ mộng. 

Từ Thành phố, chúng tôi vượt gần 40 km đường đèo dốc quanh co, uốn lượn bên sườn núi đá như dải lụa vắt ngang lưng trời đến huyện Thông Nông chiêm ngưỡng cảnh đẹp của hai điểm du lịch mà theo nhiều người giới thiệu, đó là những điểm du lịch đẹp “mê hồn” của địa phương này.