10 thg 1, 2017

Hẹn hò giữa bãi đá tình yêu bên sông Hồng

Ven đê sông Hồng có một địa điểm đẹp lý thú mà các đôi trai gái thường hò hẹn, đó chính là 'bãi đá tình yêu' thuộc phường Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội).


Sông Hồng có nhiều đoạn xung yếu, chính vì vậy ngay từ thời phong kiến các triều đình đã phải cho kè đá rất nhiều lần, đặc biệt ở ven kinh thành Thăng Long. Vào thời nhà Mạc, khu vực Bãi Đá sông Hồng ngày nay được kè quy mô khá lớn, thời Minh Mạng được tu sửa thêm chắc chắn.

8 thg 1, 2017

Lá phong nhuộm đỏ rực chốn cửa Phật ở Hải Dương

Cuối tháng 12, du khách đến chùa Thanh Mai sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rừng phong đỏ trong khung cảnh cổ kính, thanh tịnh của ngôi cổ tự. 

Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, được thiền sư Pháp Loa, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, xây dựng vào khoảng năm 1329. Trải qua nhiều thăng trầm, chùa đã được trùng tu, thu hút nhiều du khách thập phương đến tham quan kiến trúc độc đáo và rừng phong đỏ xung quanh. Ảnh: Trần Phương. 

Kiến trúc độc đáo của những nhà thờ khắp đất nước

Kiến trúc Nhà thờ cũng thay đổi theo trào lưu kiến trúc của thế giới, theo sự tiến bộ của kỹ thuật xây dựng và thay đổi theo cả yếu tố địa phương.

Nhà thờ Lớn Hà Nội (Nhà thờ Chính tòa Tổng Giáo phận Hà Nội), một trong những công trình kiến trúc lâu đời với phong cách Gothique, được xây dựng năm 1884.

Độc đáo thành cổ đá ong Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây là công trình kiến trúc quân sự độc đáo, là toà thành duy nhất ở Việt Nam được xây dựng bằng vật liệu đá ong.

Thành cổ Sơn Tây nằm ở trung tâm thị xã Sơn Tây (Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 42km. Đây là công trình quân sự, là thủ phủ của vùng đất Sơn Tây xưa, được coi là một trong tứ trọng trấn (bốn trấn quan trọng) của đất Thăng Long; đó là: Sơn Tây, Kinh Bắc (Bắc Ninh), Hải Dương, Sơn Nam (Nam Định). Thành Sơn Tây vừa là hậu cứ, vừa là bàn đạp để tiến ra bảo vệ phên giậu vùng tây và tây bắc đất nước.

5 thg 1, 2017

Làng gốm cổ hơn 1.000 năm tuổi bên sông Hồng

Theo một số tài liệu lịch sử, làng gốm cổ Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội được hình thành từ thế kỷ thứ 9, đến nay đã hơn 1000 năm tuổi.

Nằm ngay cạnh làng gốm sứ nổi tiếng của Hà Nội là Bát Tràng, thế nhưng cũng rất ít người biết tới tên gốm Kim Lan, dù thậm chí nghề gốm ở đây còn lâu đời hơn cả gốm Bát Tràng…

Ngược miền đá núi Hà Giang

Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới, nằm ở cực Bắc của Tổ quốc. Mảnh đất này mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ với những dãy núi đá tai mèo lởm chởm, những cung đường đèo quanh co uốn lượn giữa lưng trời, những thửa ruộng bậc thang vàng óng ả khi sắp vào mùa gặt và cả những điều bí ẩn chưa từng khám phá hết về đời sống văn hóa của cộng đồng hơn 20 dân tộc như Mông, Tày, Dao, Nùng, Giáy... 

Hà Giang là vùng đất cổ, nơi sinh sống của cộng đồng hơn 20 dân tộc ít người với nhiều phong tục, tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội sinh động, hấp dẫn du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Nơi đây có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Cổng Trời, núi đôi Quản Bạ (huyện Quản Bạ); dinh thự nhà Vương, cột cờ Quốc gia Lũng Cú (huyện Đồng Văn); đèo Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc); thác Tiên - đèo Gió, bãi đá cổ Nấm Dẩn (huyện Xín Mần); suối khoáng Quảng Ngần (huyện Vị Xuyên)... rất hấp dẫn du khách đến tham quan, nghiên cứu tìm hiểu.

Dốc Chín Khoanh ở Phố Cáo, Đồng Văn với những cung đường đèo núi quanh co, hiểm trở. Ảnh: Hoàng Quang Hà

Nước mắm Gành Đỏ

Nhiều thế hệ người dân ở Gành Đỏ (thị xã Sông Cầu, Phú Yên) khi sinh ra, họ đã ngửi thấy mùi nước mắm, ăn cơm với nước mắm mà lớn lên, rồi lấy vợ sinh con, học nghề cha ông truyền lại. Cái nghề theo người vùng thị xã Sông Cầu như định mệnh, như lời nói chân chất của bà Trần Thị Dung, 60 tuổi, chủ hiện tại của cơ sở nước mắm Ông Già: “Khi nào vợ chồng tôi không làm nổi nữa thì con tôi sẽ kế nghiệp nghề làm nước mắm của gia đình.” 

Những ngư dân ở thị xã Sông Cầu cho rằng, loại cá cơm (nguyên liệu làm nước mắm) ở vùng biển Phú Yên có một mùi thơm đặc biệt, khi làm ra nước mắm Gành Đỏ cũng mang mùi thơm ngon đặc trưng không thể lẫn vào những loại nước mắm khác.
Cũng theo bà Dung, trước đây nhiều người làm nước mắm không ai chú ý đến tên gọi cả. Nhiều du khách đến đây mua về ăn thấy ngon rồi “truyền tai” nhau, giới thiệu về loại nước mắm ở Gành Đỏ, tên gọi truyền miệng của làng nghề dọc biển làm nước mắm ở thị xã Sông Cầu. Rồi từ sau năm 1975, bà Dung mới cùng những cơ sở khác mới đăng ký nhãn hiệu.

Nuôi gà kỳ lân giữa Sài thành

Những chú gà “khổng lồ” với bộ lông đủ màu sắc “đỏm dáng” là ấn tượng ban đầu cho giống gà kỳ lân (có tên khoa học là Brahma) hiện được nuôi ở một số trại gà tại Tp. Hồ Chí Minh những năm gần đây. Loại gia cầm được mệnh danh là “Ông hoàng của các giống gà” được bán cho nhiều người chơi gà cảnh với quan niệm sẽ mang lại cho gia chủ nhiều may mắn. 

Thăm trại gà kỳ lân của anh Lê Ngọc Phước (phường Thạnh Lộc, quận 12, Tp. Hồ Chí Minh), chúng tôi được tận mắt chứng kiến và tìm hiểu những đặc tính của loài gà độc đáo này. Theo anh Phước thì trước đây anh từng nuôi đủ loài gà, trong đó có cả gà Đông Tảo nên có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và hiểu biết về các loài gà. Cách đây 4 năm, biết được gà kỳ lân có hiệu quả kinh tế cao khi có thể sử dụng để làm cảnh, cho sản xuất trứng hoặc làm thịt, anh Phước đã nhập 6 cặp gà từ Pháp với giá gần 15 triệu đồng/cặp để nuôi thử.

Đặc điểm dễ nhận biết của gà kỳ lân là có một bộ râu xòe rộng ra hai bên má, chân nhiều lông và 5 ngón chân trên mỗi bàn chân giống như chân người, chứ không giống gà bình thường chỉ có 3 ngón. Đặc biệt, lông của loài gà này phủ kín cơ thể xuống tận móng chân khiến dáng vẻ mỗi chú gà trở nên khá “kiểu cách”, và về tổng thể trông giống như con kỳ lân. Về cơ bản, gà kỳ lân có hai màu chủ đạo là màu xám tro hay xám trắng với con mái, còn con trống có màu vàng trắng, vàng chuối là chủ yếu.

Gà kỳ lân trưởng thành đạt trọng lượng 7-8kg/con.

Giòn thơm bánh cóng Sóc Trăng

Ăn đĩa bánh cóng Sóc Trăng nhớ mãi cái nóng sốt, giòn rụm quyện hương thơm bùi béo của đậu xanh với nước chấm chua ngọt nơi đầu lưỡi.

Bánh cóng hay còn gọi là bánh cống có nguồn gốc ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, nay có mặt ở nhiều tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Bánh được làm từ thịt heo bằm nhuyễn với bột gạo, đậu xanh hột chấm với nước mắm chua ngọt.

Gạo và đậu xanh để làm bánh cóng đều phải chọn loại ngon, ngâm nước từ sáu giờ cho nở đều. Xay gạo thành bột nước, nêm chút muối, đường cho vỏ bánh đậm được đậm đà. Đậu xanh hấp chín, nguyên hạt. Tôm cũng là thành phần không thể thiếu. Chọn tôm đất bắt từ các dòng sông miền Tây, cắt bỏ đầu, giữ lại phần đuôi cho đẹp, rút sợi chỉ đen trên sống lưng rửa sạch để ráo nước. Hấp tôm chín tái. Nhân bánh cóng làm từ thịt nạc heo với tôm bóc vỏ bằm nhuyễn. Có thể trộn hỗn hợp nhân vào trong bột nước quậy đều hoặc để riêng khi nào đổ bột vào khuôn mới cho nhân vào giữa.

Bánh pía - món quà thân thương từ Sóc Trăng

Nhân đậu xanh, trứng muối, sầu riêng bọc trong lớp bột mỏng rồi mang đi nướng, chiếc bánh pía Sóc Trăng là món quà quê nổi tiếng từ trăm năm nay.

Bánh pía có nguồn gốc từ Triều Châu, được người Hoa đến miền Nam và Tây Nam bộ lập xưởng rồi dần dần truyền nghề cho cả người Việt, nổi tiếng nhất là ở Sóc Trăng. Tại đây, nhiều xưởng bánh đã ra đời từ gần 100 năm trước. Để có được chiếc bánh ngon, tất cả quy trình làm bánh đều phải thực hiện thủ công. Đầu tiên, trứng vịt được mang đi muối trong một tháng, sau đó tách lấy lòng đỏ.