5 thg 5, 2016

Sôi động Lễ hội đường phố Huế

Trong khuôn khổ Festival Huế 2016, trong hai ngày 1/5 và 3/5, trên những đường phố chính của thành phố Huế đã diễn ra Lễ hội đường phố với chủ đề “Di sản và sắc màu văn hóa” với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế như: đoàn Lân – sư – rồng Thái Nghi Đường Huế, đoàn xiếc Việt Nam, nhóm nhạc truyền thống Chango Colombia, đoàn múa cung đình Hàn Quốc, đoàn Yosakoi truyền thống Nhật Bản…

Tại kỳ Festival năm nay số lượng các đoàn quốc tế tham gia ít hơn so với các kỳ Festival trước. Sự thiếu vắng của những đoàn nghệ thuật quen thuộc nổi tiếng như đoàn cà kheo Bỉ, đoàn thổ dân Úc... có phần nào đó làm cho không khí lễ hội bớt phần sôi động. Tuy nhiên, bù lại là sự góp mặt của những đoàn nghệ thuật mới như đoàn múa cung đình Hàn Quốc, đoàn nghệ thuật truyền thống Mông Cổ, đoàn nghệ thuật Quảng Đông (Trung Quốc)... đã đem lại những nét mới cho lễ hội đường phố năm nay.

Trên đường phố, các nghệ sĩ đã khuấy động không khí lễ hội bằng những màn biểu diễn nghệ thuật truyền thống của quốc gia mình khiến cho không gian vốn trầm lắng, nhẹ nhàng của cố đô Huế trở nên náo nhiệt, tưng bừng. Hòa cùng những thanh âm và vũ điệu sôi động của các đoàn nghệ thuật, hàng vạn du khách và người dân Huế đã hào hứng xuống đường giao lưu cùng các nghệ sĩ, tạo nên một dấu ấn cho kỳ Festival Huế 2016.

Hàng vạn du khách và người dân Huế cùng hòa mình vào không khí lễ hội đường phố
tại khu vực ngã tư đầu cầu Tràng Tiền. Ảnh: Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam

Lên đỉnh Háng Đồng 'săn' dải ngân hà tuyệt đẹp

Các phượt thủ thông thường tìm đến Tà Xùa, Háng Đồng (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) để săn biển mây. Nhưng nơi đây còn có một cảnh quan thiên nhiên khác tuyệt đẹp về đêm. Đó là dải ngân hà.

Tôi lựa chọn một ngày mặt trăng mọc muộn để lên đỉnh Háng Đồng với hi vọng chụp được dải ngân hà. 7 giờ tối, khi ánh hoàng hôn đã gần như tắt hẳn, bầu trời quang đãng phía trên đầu tôi bắt đầu lấp lánh hàng vạn ngôi sao báo hiệu một đêm thuận lợi cho việc chụp dải ngân hà 

Bánh trứng kiến - đặc sản đầu hè đất Cao Bằng

Chắc chắn nhiều người sẽ rất tò mò khi lần đầu tiên nghe tên chiếc bánh đặc sản của vùng Cao Bằng, Bắc Kạn. 

Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày vùng núi Đông Bắc nước ta, mạn Bắc Kạn, Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến. Loại bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hằng năm bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng. 

Nguyên liệu chính để làm bánh trứng kiến chính là trứng non của kiến. Ảnh: Tinker 

Lược sử nghề chế biến rượu ở Bến Gỗ

Vào cuối thế kỷ 16, đất Đồng Nai còn hoang sơ chưa được khai phá, dân cư thưa thớt, sản xuất thô sơ, trình độ xã hội thấp. Cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn làm cho đời sống nhân dân lầm than cơ cực đã tạo ra làn sống di cư từ miền Thuận Quãng vào Đồng Nai sinh sống, sau đó vào năm Kỉ Mùi (1679) nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, tổng binh Trần Thượng Xuyên không khuất phục nhà Thanh đã đem chiến thuyền, binh lính và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Chúa Nguyễn đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất phương nam (Đồng Nai). Cuộc di cư của người Việt và người Hoa vào đất phương nam (Đồng Nai) đầu tiên định cư sinh sống sản xuất và buôn bán ở Bến Gỗ (nay thuộc xã An Hòa - huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai). Dần dần Cù Lao Phố có vị trí thuận lợi hơn cho việc buôn bán nên ngày càng phồn thịnh và trở thành trung tâm thương mại của cả vùng Nam bộ và Bến Gỗ trở thành nơi buôn bán vệ tinh của Cù Lao Phố với việc buôn bán gỗ, tre nứa từ rừng đi khắp xứ Biên hòa, Gia định. Vì vậy có thể nhận định rằng, làng Bến Gỗ được hình thành trên 300 năm cùng với các ngành nghề xuất hiện từ thời gian đó, trong đó có nghề chế biến rượu.

Rượu trắng Bến Gỗ

Tôm càng Rạch Đông

Đã từ lâu con Rạch Đông - đoạn chảy qua địa bàn ấp 3 và ấp 1, xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu) đổ ra sông Đồng Nai - nổi tiếng là có nhiều tôm cá. Trong đó, tôm càng Rạch Đông ngon được nhiều nơi biết đến. Ca dao Đồng Nai đã ghi nhận sự việc này một cách rất hình ảnh:

Rạch Đông nước chảy 
Con cá nhảy, con tôm nhào.

Rượu đế Bến Gỗ

Vào nửa sau thế kỷ XVII, các thế hệ di dân tự do người Việt với phương tiện chủ yếu là thuyền, ghe, xuồng... theo thủy triều ngược dòng Đồng Nai vào định cư ở các giồng đất hai bên bờ. Do đây là những nơi sẵn nước ngọt dùng cho sinh hoạt, trồng tỉa nên người Việt đến khai khẩn sớm nhất (theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức). Theo đó, Bến Gỗ (nay thuộc xã An Hòa - huyện Long Thành) là một trong những vùng định cư sớm nhất của số cư dân này ở xứ Đồng Nai. Và không biết tự lúc nào rượu đế Bến Gỗ đã vang tiếng khắp miền Nam. Trong Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển thì cho rằng: "... Thức uống có men phải nói đến rượu đế. Cùng với rượu Gò Đen (Long An), Hòa Long (Bà Rịa), rượu gạo Bến Gỗ (Long Thành) cũng nổi tiếng xứ Đồng Nai. Rượu đế chưng cất từ gạo nếp kết tinh chất bổ dưỡng từ bột nên dùng đúng liều lượng rất dễ tiêu hóa. Rượu đế còn dùng để ngâm thuốc gồm nhiều loại động, thực vật để tăng lực hoặc chữa bệnh". Rõ ràng là chi tiết "cùng với" không được đúng lắm vì Bến Gỗ hình thành địa bàn dân cư sớm hơn Long An, Long Đất thì rượu đế Bến Gỗ không thể xuất hiện cùng thời với rượu đế Gò Đen, rượu đế Hòa Long mà là phải có trước. Nhưng trước là lúc nào thì chưa có tài liệu nào nói rõ.

Một lò rượu ở An Hòa

4 thg 5, 2016

Nhớ cá cháo một nắng

Những ngày này, người dân đâu đâu cũng nói về cá chết, có buồn chăng khi tôi nhớ về mùa cá cháo. Mùa biển đầu năm, cá cháo (có nơi còn gọi là cá khoai) xuất hiện nhiều ở biển miền Trung. 


Loại cá này mấy năm mới “trở lại” với ngư dân một lần, mà lần nào cũng nhiều. Những người dân đi đánh lưới dọc các bờ biển mỗi buổi thường mang về rất nhiều cá. 

Cá cháo có thân mình dài tròn, màu trắng, không vảy, có vây, không xương dăm nhưng xương sống nhỏ, thịt mềm thơm ngọt, dễ tan rữa nên người ta gọi là cá cháo. 

Về nơi có Nước mạch Bà, trà Phú Hội

Thấy tôi đăng ảnh kèm câu phương ngôn: “Nước giếng Nghè, chè đồi Ninh” (ở thôn Ninh Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) lên facebook, một người bạn để lại lời nhắn: “Ở xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cũng có câu “Nước mạch Bà, trà Phú Hội” đấy”. Thế là tôi gói ghém trà cụ, tức tốc lên đường.

Rỉ rả luồn lách khắp vùng

Đến Phú Hội, nghe người dân kể rằng có một mạch nước ngọt rất lớn mà từ mạch ấy sinh ra không biết bao nhiêu mạch con, cháu nên mạch nước ấy gọi là mạch Bà. Mạch nước lộ thiên hoặc chạy ngầm nhằng nhịt, rả rích khắp vùng, góp phần hình thành xã miệt vườn nổi tiếng về các loại cây ăn trái (sầu riêng, măng cụt, bòn bon, mít…) và trà. Anh Lê Hà Sơn, chủ một nhà vườn, tổng kết: “Mạch chạy qua vườn nhà nào thì chỉ cần đào xuống đất nửa thước là nước cứ tuôn trào một dòng trong vắt, mát lạnh, rất thơm và ngọt”.

Nước Mạch Bà, trà Phú Hội

Với giọng khẽ khàng, bà Nguyễn Thị Tơn - cán bộ phụ nữ xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) cho biết: "Trước Tết, nhiều người ở tỉnh về tìm mua trà Phú Hội dữ lắm. Giá 1 kg trà lên đến 60.000 đồng mà kiếm cũng không ra!".

Trà Phú Hội chính gốc khi pha ra có nước màu đỏ bầm rất đẹp và có hương vị thơm ngon riêng không lẫn với các trà khác được. Có lẽ suy diễn từ câu ca dao phổ biến lâu năm ở Đồng Nai: "Nước Mạch Bà, trà Phú Hội" nhiều người cho rằng trà Phú Hội phải được pha bằng nước Mạch Bà mới ngon. Thực ra Mạch Bà là một hệ thống mạch nước ngầm chảy qua địa bàn xã Phú Hội đã góp phần hình thành xã miệt vườn nổi tiếng về các loại cây ăn trái, cây trà. Suối Mạch Bà chảy qua Phú Hội còn có những đoạn lộ thiên được dùng làm nơi tắm rửa, sinh hoạt cho người dân miệt vườn. Nhiều nhà còn đóng giếng khai thác nguồn nước tự phun chảy này làm nước uống, tưới cây. Nước Mạch Bà trong mát và sạch sẽ, nấu sôi pha trà Phú Hội uống rất ngon miệng. Nhưng cùng giống trà ở Phú Hội mà đem trồng ở các vùng đất bị nhiễm phèn thì trà này pha chế ra dù có lấy nước ở Mạch Bà vẫn cho ra màu đen, uống rất dở. Vì vậy, chính vùng đất trồng trà có mạch nước ngầm bên dưới này mới thực sự tạo ra hương vị thơm ngon của trà Phú Hội.

'Giếng lộ vàng' và ngôi miếu thiêng ở thành Nghệ An

Một đoạn tường thành còn lại trên núi Lam Thành Ảnh: Khánh Hoan 

Trên núi Lam Thành bên sông Lam (thuộc H.Hưng Nguyên, Nghệ An) hiện vẫn còn những bức tường thành bằng đá của thành cổ Nghệ An, nơi đã chứng kiến khí tiết của Nguyễn Biểu trong cuộc chiến chống giặc Minh và ẩn chứa nhiều chuyện kỳ bí.

Dân gian gọi thành cổ này là thành Trương Phụ. Theo sử sách, năm 1406, nhà Minh kéo 20 vạn quân sang xâm lược nước ta. Trương Phụ là tướng của nhà Minh, kéo quân đến chiếm giữ núi Lam Thành, xây thành làm căn cứ với mục đích cướp nước ta lâu dài.