25 thg 4, 2016

Đôi nét về vài địa danh cũ chợ Cần Thơ

Nói chợ Cần Thơ (chỗ nhà lồng cổ) thì người ta nhớ chợ Hàng Dương nơi đây có hàng dương cao cạnh sông rất đẹp, bà con nhóm chợ trên bờ hàng dương. Hàng Dương có bến tàu đi các tỉnh và trong tỉnh. Năm 1915, chính quyền Sài Gòn (người Pháp) xây chợ Sài Gòn (chợ Bến Thành) và chợ Bình Tây thì đồng thời chính quyền Cần Thơ thời đó (người Pháp) cùng xây dựng nhà lồng chợ Cần Thơ (nay gọi là nhà lồng chợ cổ). Từ bến Hàng Dương giáp đầu đường Ngô Quyền có cột lồng đèn cao, ba ngọn đèn tỏa sáng khi có nhà máy đèn Cần Thơ.

Ngày 22-10-1956 thời tỉnh trưởng Đặng Văn Quang (từ tháng 1-1956 đến tháng 4-1957) tỉnh Cần Thơ đổi thành tỉnh Phong Dinh. Đến 1958 tỉnh trưởng Đổ Văn Chước (từ tháng 4-1957 đến tháng 12-1959) đổi tên bến Hàng Dương thành bến Ninh Kiều ngày 7-8-1958. (Ninh Kiều là sự tích Bình định Vương Lê Lợi đánh bại quân xâm lược nhà Minh (Trung Quốc) tại Ninh Kiều đất Bắc xưa nay thuộc Hà Tây, Hà Nội). Nhà lồng cổ Ninh Kiều nay, trước đây tỉnh trưởng người Pháp Tholance (từ tháng 3-1915 đến tháng 11-1915) khởi công xây, đến tỉnh trưởng Caillard (từ 11-1915 đến 4-1917) thì khánh thành mua bán từ đó. Từ chợ đi lên tới ngã ba sông Pháp xây dinh thự Pháp ở, lính đồn trú, ta gọi Bungalo, sau này là nhà hàng Ninh Kiều cả khách sạn Quân Khu.

Từ chợ đi xuống tới cầu Xéo, nói cầu Xéo chớ nay không còn cầu, lúc trước Nhà nước xây cầu (gỗ xi măng) xéo để cho ghe chài đưa hàng lên (nay là chợ Tân An). Nơi đây nhà máy cưa gỗ, gạo, than, củi, hàng tiêu dùng, cá mắm các nơi đến chợ Cần Thơ bán tấp nập.

Suối Ngả Hai – điểm đến thú vị

Suối Ngả Hai ở thôn Mỹ Lâm, xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, khi xưa thuộc vùng căn cứ cách mạng và giờ đây là điểm đến thú vị của nhiều người, nhất là vào dịp hè hay những ngày cuối tuần. Nước suối trong veo và mát lạnh, các hốc đá nhiều cá, tảng đá bằng phẳng, tán cây rừng tỏa rộng… tạo nên khoảng không gian yên ả, thi vị.

Qua những con suối nhỏ tuy có vất vả nhưng khá ấn tượng với những đàn cá tung tăng bơi lội

23 thg 4, 2016

Những loài hoa lạ trên đỉnh Bà Nà

Đào chuông, dạ yến thảo, cẩm tú cầu... khoe sắc rực rỡ giữa khung cảnh nên thơ bốn bề mây phủ trên đỉnh Bà Nà, Đà Nẵng.

Hàng trăm loài hoa đua nở xen kẽ giữa các cung đường trầm mặc của nhà thờ St. Denis kiêu hãnh, lâu đài Chateau De Chenonceau thời Trung cổ và những ngôi làng yên bình như Conques Aveyron, Sarlat-la-Canéda… 

Chiêm ngưỡng Fansipan từ cáp treo kỷ lục

Tháng Ba không phải mùa cao điểm du lịch, thế nhưng sức nóng của cáp treo kỷ lục lên đỉnh Fansipan tiếp tục kéo du khách đổ xô lên Sa Pa. Chiêm ngưỡng thung lũng xinh đẹp bên dưới đang đắm mình trong sương mờ, nhẹ nhàng thả hồn vào những làn mây trắng dập dìu trên đỉnh núi hay chạm tay vào cột mốc của nóc nhà Đông Dương… chính là trải nghiệm khó quên của nhiều người dù phải xếp hàng và nhích từng chút một trong cái rét lạnh của núi rừng Tây Bắc.

Đoàn chúng tôi đến Sa Pa vào một buổi chiều thứ Bảy. Ba giờ rưỡi chiều, con đường dẫn về khách sạn trên triền dốc đã phủ sương trắng xóa, cái rét lạnh dưới 10 độ C khiến ai cũng run rẩy dù đã khăn mũ chỉnh tề.

Kẹt xe, hết chỗ đậu xe là chuyện không hiếm ở Sa Pa dịp cuối tuần từ khi cáp treo lên đỉnh Fansipan được đưa vào hoạt động từ tháng Hai năm nay. Nhiều du khách không đặt chỗ trước cũng bị chém đẹp vì tình trạng cháy phòng.

Bốn giờ chiều, quảng trường rộng trước nhà thờ vẫn nườm nượp người qua lại dù sương trắng đã phủ mờ. Thời tiết ấy buộc đoàn chúng tôi dời kế hoạch đi cáp treo sang ngày hôm sau.

Cáp treo Fansipan hiện đang giữ hai kỷ lục thế giới

Uống café ở cực Bắc, 'check in' cùng lúc hai quốc gia

Quán café duy nhất ở thôn Lô Lô Chải nằm cách cột cờ Lũng Cú 1,4 km và cách cột mốc 419 giáp ranh tỉnh Vân Nam của Trung Quốc chưa đầy 1 km.

Thôn Lô Lô Chải thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nằm dưới cột cờ Lũng Cú là nơi sinh sống của gần 100 hộ dân với khoảng 450 nhân khẩu. Nơi đây là khu vực gần biên giới Việt - Trung nhất ở cực Bắc tổ quốc và là điểm đến quen thuộc của dân phượt. Tại đây có một quán café duy nhất mang tên Cực Bắc, nằm bên cao nguyên đá Đồng Văn và dưới chân núi Long Sơn.

Quán café Cực Bắc do ông Ogura Yasushy - một người Nhật từng có nhiều năm sinh sống tại Việt Nam và đặc biệt yêu mến Hà Giang - xây dựng. Ông đã đầu tư gần như toàn bộ số vốn của mình để tạo nên quán café độc đáo này và sau đó giao lại toàn bộ cho một gia đình người Lô Lô để hoạt động kinh doanh. 

Người vợ của chủ nhà cũng chính là bartender của quán Cafe Cực Bắc. 

22 thg 4, 2016

Ruốc tươi Phú Yên trộn xà lách

Mấy ngày nay ngư dân vùng ven biển Phú Yên bội thu ruốc. Một trong những món khoái khẩu từ ruốc tươi của dân biển là ruốc trộn. 

Ruốc tươi có màu hồng hồng trông thật thích mắt. Người dân Phú Yên chọn con ruốc tự nhiên, không bỏ màu cho bữa ăn gia đình 

Phải nói, ruốc mùa này rất to con, lại mới rời xa biển, còn búng nhảy, tươi rói và mập nên làm gì cũng ngon. 

Không giống với các món ruốc truyền thống, ruốc trộn làm đơn giản nhưng ăn rất ngon.
Món này không thể thiếu hai nguyên liệu chính là ruốc tươi và rau trộn. Ruốc phải tươi, rửa sạch bằng nước muối pha ít gừng để khử mùi, đợi ráo nước rồi mới làm. Rau trộn phù hợp và ngon nhất chính là xà lách. 

Hè đến lại nhớ vị giòn mát sứa đỏ Hàng Chiếu

Cứ đến tháng 3, tháng 4 âm lịch hàng năm, những gánh hàng rong với chậu sứa đỏ au lại xuất hiện trên những góc phố cổ Hà Nội. Có nhiều địa chỉ để ăn sứa đỏ nhưng gánh hàng của cô Nguyễn Thị Minh ở 70 Hàng Chiếu vẫn là lâu năm và đông khách nhất. 


Khi cái nắng của Hà Nội sắp trở nên oi ả, lại thấy thèm cái thanh mát, giòn sần sật của sứa đỏ gói trong lá tía tô kèm với đậu phụ nướng, cùi dừa quyện với vị thơm nồng của mắm tôm. 

Đẹp ngỡ ngàng đồng sen Tháp Mười

Cách TP.HCM khoảng 150km, đồng sen Tháp Mười là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn để cảm nhận không khí thôn quê cũng như thưởng thức những món ăn đặc sản miền Tây sông nước. 

Mùa sen nở rộ ở Tháp Mười - Ảnh: Thành Nhơn 

Cuối tháng 3, đầu tháng 4, khi ve bắt đầu kêu râm ran cũng là thời điểm thích hợp cho chuyến hành trình về thăm mảnh đất sen hồng bởi lúc này hàng chục ha sen cùng bung nở, khoe sắc.

Độc đáo chùa Phước Hậu ở Vĩnh Long

Chùa Phước Hậu tọa lạc tại xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long chính thức được xây dựng năm 1894, do ông Hương cả làng Đông Hậu tên Lê Ngọc Đán (thường gọi là Cả Gồng) xây. 


Vị sư đầu tiên là Hòa thượng Hoằng Chỉnh, quê ở Quảng Ngãi. Ðây là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX cũng như lịch sử Cách mạng của tỉnh Vĩnh Long và khu Tây Nam Bộ thời chống Mỹ. Trong kháng chiến chống Mỹ chùa Phước Hậu đã trở thành cơ sở hoạt động của các tổ chức Cách mạng khu Tây Nam Bộ. Năm 1941 và năm 1961, riêng năm 1994 được xây mới với qui mô lớn. Chùa Phước Hậu là nơi có nhiều vị Tăng ni tài đức, có nhiều cống hiến cho tỉnh đất nước. Năm 1994 chùa Phước Hậu được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá xếp vào hạng danh lam trên đất nước Việt Nam. 

Bảo tàng "nông nghiệp" ở chùa Sà Lôn, An Giang

Dù đang rất bận rộn giám sát việc thi công mới chánh điện chùa Sà Lôn (tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, An Giang) nhưng Hòa thượng trụ trì chùa Chau Sơn Hy vẫn vui vẻ hướng dẫn chúng tôi tham quan "bảo tàng” nông nghiệp của chùa.

Hòa thượng cho biết thêm “…chúng tôi muốn lưu giữ lại nét đẹp văn hóa nông nghiệp, những tư liệu sản xuất xưa để lớp trẻ nhận biết quá trình lao động của ông cha, từ đó sẽ phấn đấu xây dựng quê hương mình tốt hơn…”.

Ông kể thêm về sự có mặt của bảo tàng “độc đáo” nầy: nhà chùa và phật tử có ý định thành lập bảo tàng nầy từ 10 năm trước, nhưng chính thức bắt đầu việc nầy khoãng 5 năm nay. Điều đáng phấn khởi là có rất nhiều nghệ nhân, người dân đồng tình ủng hộ góp công, góp của để hiện vật ngày càng nhiều hơn.

Chúng tôi khá bất ngờ khi chứng kiến những tác phẩm điêu khắc gỗ rất công phu, tinh xảo thể hiện trên những loại gỗ quý hiếm như: Gõ, Trắc…thể hiện qua các tác phẩm các loài chim muông, gia súc, gia cầm như để thể hiện sự gần gũi của con người và thiên nhiên. Cạnh đó là những hiện vật khá lạ lẫm, độc đáo, quý hiếm khác như: cổ xe bò giành cho người giàu có rong chơi, những cổ xe vận chuyển hàng hóa, chuyên chở lúa, gạo, phân bón ngày xưa; những dụng cụ lao động của người dân Nam bộ xưa như: lưỡi liềm, lưỡi hái, tay gặt, phãng, cào răng lược, dụng cụ cày, bừa, nôm, đó…