12 thg 9, 2015

Hủ tiếu patê, chỉ Bến Tre mới có!

Nói đến patê, chắc trong đầu bạn đang hình dung đến món patê gan heo béo ngậy thơm tho đúng không? 

Ngoài patê, tô hủ tiếu còn có thịt nạc, bao tử, gan, phèo... 

Người Bến Tre rất ưa hủ tiếu, ưa hơn bất cứ người dân ở miền Tây nào mà tôi biết. Ở đây người ta có thể ăn hủ tiếu tối ngày, từ hủ tiếu chay, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu xương heo đến hủ tiếu thập cẩm… Và cũng duy chỉ có ở Bến Tre mới có món hủ tiếu không đụng hàng: hủ tiếu patê. 

Bánh rong biển dân dã ở Quảng Trị

Bát bánh được làm từ rong biển, chắt chiu những chất tinh túy từ biển cả, tạo nên hương vị riêng cho ẩm thực Quảng Trị.

Vùng Cửa Tùng (huyện Gio Linh, Quảng Trị) có rất nhiều loại rong biển. Dọc theo các triền đá doi ra từ biển Cửa Tùng xuống Vịnh Mốc là nơi rong phát triển nhiều. Nghề hái rong biển cũng trở thành một nét đặc trưng của người dân nơi đây.

Họ có thể chế biến ra nhiều món từ rong nhưng đặc trưng ở vùng này là bánh rong biển dân dã. 

Rong biển được ngâm và rửa sạch qua nước muối trước khi chế biến thành bánh canh rong biển. Ảnh: hoitho 

11 thg 9, 2015

Đến với Mẫu Thượng Ngàn

Tôi đọc Mẫu Thượng Ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã lâu lắm rồi, từ khi sách mới ra. Thế nhưng thú thiệt là đọc vì ái mộ nhà văn qua tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã đọc, chứ không phải vì háo hức muốn biết về Mẫu Thượng Ngàn. Ngay cả cái tựa Mẫu Thượng Ngàn, lúc ấy tôi còn chưa hiểu nó nghĩa là gì cơ mà!

Đọc xong rồi, hay thì có hay, nhưng phải thú thiệt một lần nữa là chưa cảm nhiều. Điều này cũng dễ hiểu thôi, hình tượng Mẫu, đạo Mẫu và Mẫu Thượng Ngàn không phải là hình ảnh quen thuộc đối với một người sống ở miền Nam như tôi.

Thế rồi năm 2012, tôi ra Nam Định, được bạn T.H. Luyện đưa đi thăm quần thể di tích Phủ Giầy, nơi được xem là trung tâm điểm của các di tich thờ Mẫu tại Việt Nam. Tôi đã thăm qua phủ Công Đồng, phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, lăng Mẫu (và trước đó là phủ Tây Hồ ở Hà Nội), những nơi linh thiêng thờ Mẫu. Cảm ơn bạn, bấy giờ tôi mới hiểu thêm Mẫu sống trong tâm thức người dân từ ngàn xưa đến tận bây giờ như thế nào.

Ghé Bắc Giang nhớ ăn bánh đa làng Kế

Có dịp đến Bắc Giang, ngang qua Dĩnh Kế bạn sẽ choáng ngợp trước khung cảnh hàng trăm chiếc phên phơi bánh đa bên quốc lộ 1 - món bánh dân dã mà chỉ ăn một lần ai cũng nhớ mãi. 

Đến Bắc Giang bạn sẽ bắt gặp hình ảnh thân thuộc những chiếc phên phơi bánh đa - Ảnh: Huyền Trần 

Đi ngang qua Dĩnh Kế, bạn sẽ choáng ngợp trước khung cảnh hàng trăm chiếc phên phơi bánh đa bên đường quốc lộ 1. Và trong đường làng, ngõ xóm, sân nhà, đâu đâu ta cũng gặp những chiếc bánh đa tròn trĩnh, ngon lành như thế.

Thung lũng trên đỉnh Am Thông

Bằng Am, còn gọi là Am Thông hay Tùng Sơn, là dãy núi đá vôi cao 830 m so với mực nước biển tọa lạc tại khu vực xã Đại Hồng, Đại Lộc, Quảng Nam, cách trung tâm Đà Nẵng 46 km về hướng tây.

Do núi cao, vách dựng đứng, đường mòn nhiều dốc hiểm trở nên bạn sẽ mất khoảng 3 tiếng để leo lên núi và hơn một tiếng để xuống. 

Mì sụa - món ăn của người Hoa ở Sóc Trăng

Mì sụa được làm từ đậu nành, cọng mì có màu vàng óng và lớn hơn các loại mì khác, được nhiều du khách yêu thích khi ghé thăm Sóc Trăng.

Mì sụa có nguồn gốc từ món ăn truyền thống của cộng đồng người Hoa. Dần dần món này trở nên phổ biến, được nhiều người dân bản địa yêu thích.

Mì sụa có hai loại chính: mặn và không mặn. Những người sành ăn thì cho rằng mì sụa mặn ngon nhất. Mỗi loại chế biến thành các món ăn khác nhau, loại ngọt dùng để nấu chè, loại mặn làm các món xào. Món này ăn kèm với nước tương ớt hoặc mắm chanh ớt tùy theo khẩu vị từng người. 

Mì sụa thường được dùng trong các bữa điểm tâm sáng. Món ăn không chỉ dân dã mà còn ngon, rẻ và đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho một ngày lao động của người dân xứ này.