15 thg 1, 2013

Dinh Thầy Thím - huyền thoại giữa đời thường


Nếp nhà ấy bình dị như một mái nhà quê luôn trông ngóng người ở xa trở về. Dinh Thầy - Thím (xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận) vẫn như một mái ấm của cả dân làng Tam Tân từ hàng trăm năm qua, và rồi để những ai trở về đây như tìm về một chốn bình yên cho tâm hồn...


Cổng tam quan Dinh Thầy - Thím

Đặt chân đến cổng tam quan dinh trời đã về chiều của một ngày hè giữa tháng 7, những tia nắng le lói cuối ngày tỏa sáng rạng rỡ mái rồng cổng dinh trước khi sụp tắt. Thế mà từng đoàn du khách vẫn nối nhau lũ lượt qua cổng dinh, mang lễ vật về thăm nếp nhà xưa. So với một ngày hè của 15 năm trước, khi lần đầu cùng người bạn địa phương ngồi xe máy tìm đường đến thăm dinh, giờ đây khu vực quần thể dinh đã khang trang hơn rất nhiều.


Về Phú Quý thưởng thức cua đá

Phú Quý vừa có thêm một món đặc sản mới, đó là cua đá. Loài cua mà người dân và du khách rất khoái vì thịt ngọt, phảng phất thơm

Cua màu nâu tím

Cua đá hình dạng như các loài cua thường khác, nhưng chỉ lớn bằng nắm tay, màu nâu tím, phần bụng dưới ngả màu vàng ươm. Cua đá rất khỏe, chạy nhanh, sống ở các hang đá, kẹt núi quanh đảo, nhiều nhất là ở khu vực Hòn Tranh. Cua thường ra khỏi hang kiếm ăn vào ban đêm.

Hiện nay người dân phát hiện rằng thịt loài cua này rất ngon, trắng chắc, thoang thoảng mùi thơm khó tả. Cua đá đã trở thành đặc sản của các quán nhậu trên đảo. 




Chủ quán các quán nhậu thường đặt hàng cho người ở Hòn Tranh, song không phải lúc nào cũng có cua với lượng như ý. Vì vậy, gần đây một số hộ dân bắt đầu nuôi cua đá. Đó là ông Nguyễn Ngọc Phi, ngụ tại thôn Triều Dương, xã Tam Thanh. Trên diện tích đất 300m2, ông Phi dùng tôn xi măng chôn sâu xuống đất khoảng 1/3 tấm tôn một cách liền nhau, tạo thành bức tường kín. Bước đầu ông thả 1.000 con cua đá giống mua từ Hòn Tranh với giá 3.000 đồng/con.


Về biển La Gi nếm bò hòm nướng

Vốn có duyên với biển La Gi từ nhiều năm trước, bẵng cả chục năm, mùa hè năm nay có dịp về lại vùng biển mút đầu phía nam của Bình Thuận này, tôi mới được nếm thử món bò hòm nướng ở bãi Đồi Dương lộng gió dạt dào sóng vỗ bờ cát mịn.



Từng ngồi xe máy đi khắp các bãi biển đẹp của Bình Thuận, từ bãi Đồi Dương, Mũi Né (TP Phan Thiết) đến chùa Hang (huyện Tuy Phong) và các bãi tắm hoang sơ giữa biển khơi của huyện đảo Phú Quý, món cá bò hòm nướng mà theo lời đồn thổi của dân sành ăn là chỉ có ở vùng biển thuộc huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận chẳng xa lạ gì với tôi.

Lễ hội Dinh Thầy Thím: Sẽ trở thành biểu tượng văn hóa truyền thống của địa phương

Hàng năm cứ vào trung tuần tháng 9 âm lịch, thị xã La Gi lại tưng bừng tổ chức lễ hội tế thu Thầy Thím. Cùng với lễ hội rước đèn và Nghinh Ông tại Tp.Phan Thiết, đây là 3 lễ hội văn hóa lớn của Bình Thuận.

Trong tâm thức dân gian, Thầy Thím đã trở thành Thần Hoàng của dân làng Tam Tân, là tấm gương sáng về lòng nhân ái, vị tha của con người. Truyền thuyết về sự tích Thầy Thím không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa của nhân dân, mà còn bổ sung vào kho tàng văn hóa phi vật thể của dân tộc ta. Giữ gìn, bảo tồn và khai thác thế mạnh của lễ hội này là điều mà bấy lâu nay thị xã La Gi đang hướng đến. 




Dinh Thầy Thím - Ảnh: Đ. Hòa


Chợ sò Hà Thủy



Chợ sò Hà Thủy. Ảnh: Huỳnh Nam

Đất Bình Thuận xưa rày vốn có nhiều thắng cảnh. Từ thuở nao, người ta đã biết đến bãi Thương Chánh, lầu ông Hoàng, sở Muối, sông Cà Ty, bến cảng Tuy Phong, bãi biển Mũi Né, đảo Phú Quý... Ngoài ra, Bình Thuận còn có những nơi ít người chú ý nhưng có sức hấp dẫn với những tay du lịch bụi và những người say mê nhiếp ảnh. Chợ sò Hà Thủy là một ví dụ.

Những tay săn ảnh thường muốn đi vào ngõ ngách của mọi địa phương để quan sát và ghi hình cuộc sống và công việc làm ăn thường ngày của người dân tại chỗ, thể hiện sắc thái văn hóa và nét riêng của mỗi địa phương.


Đảo Phú Quý - hấp dẫn nhưng vẫn còn xa



Những bãi biển còn hoang sơ trên đảo Phú Quý thường tạo cảm giác mạnh với du khách lần đầu đến đây. Ảnh: Lê Bá Lư

Đảo Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ) là một đảo có diện tích 16 km², cách thành phố Phan Thiết hơn 110 km về hướng đông nam. Là một đảo nhỏ giữa biển khơi nhưng Phú Quý có nhiều di tích văn hóa, tín ngưỡng của cư dân duyên hải miền Trung và nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên.

Rời cảng Phan Thiết lúc 7 giờ sáng và sau hơn 8 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển khơi, vật vã với những con sóng mạnh hơn cấp 6, đến 15 giờ 30 chiều, con tàu Phú Quý 07 cập bờ lên đảo Phú Quý.


Nhớ Hòn Rơm... xưa

Nói xưa để phân biệt với nay, kỳ thực - xưa chỉ là… 15 năm về trước. Hòn Rơm có lẽ là vùng quê “thay da đổi thịt” nhiều nhất và nhanh nhất của Việt Nam.

Ngày nay, Hòn Rơm trở thành thương hiệu du lịch nổi tiếng cả nước - từng khai sinh ra loại hình du lịch “dã ngoại”. Cứ vào Google, gõ “Hòn Rơm” là tha hồ tra cứu, tìm hiểu. Ít ai biết rằng, 15 năm trước, Hòn Rơm là vùng kinh tế mới giãn dân, một bên là biển, một bên là cát, dân cư thưa thớt, không có đường giao thông.

Địa danh Hòn Rơm có tên trên bản đồ Bình Thuận là Long Sơn - thuộc ấp Long Sơn, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, cách trung tâm tỉnh lỵ Bình Thuận 26 km. Long Sơn là ngọn núi nhỏ, nhô ra biển Đông, cao hơn 50m. Mùa mưa, cỏ xanh rì. Mùa nắng, cỏ vàng úa, nhìn từ xa tựa như ụ rơm ở quê nên được gọi là Hòn Rơm. Nghe nói trên núi có bàn cờ Tiên. Trước năm 2000, tôi đã một mình lên đó vài lần, chỉ gặp mấy cây thân bụi và những đứa trẻ chăn bò. Dưới chân núi, phía nam có đền thờ “Nam Hải tướng quân” (cá voi). Vách núi phía đông - nơi chim biển buổi chiều thường về tụ hội, có cả dấu vết thân cây hóa thạch trên đá. Trước đây, từ Phan Thiết, ô tô chỉ đi tới Mũi Né là hết đường, phải đi xe ôm chạy ven biển hoặc xe 2 cầu chạy được trên cát. Sự kiện nhật thực toàn phần ngày 24.10.1995 đã đánh thức nàng công chúa xinh đẹp là “du lịch Bình Thuận” thức dậy sau bao năm ngủ yên. Nàng thấy mình đẹp, thiên hạ càng thấy nàng đẹp hơn và du lịch bắt đầu phát triển từ đó.


Hòn Rơm - Ảnh: Wikipedia


Bãi biển Mũi Đá, La Gi



Vá lưới. Ảnh: Huỳnh Nam

La Gi vốn là thị trấn huyện lỵ của Hàm Tân (Bình Thuận) đã được nâng lên thành thị xã và tách ra khỏi huyện, trực thuộc tỉnh Bình Thuận từ năm 2005. Thị xã duyên hải này có nhiều thắng cảnh du lịch như đồi Dương, bãi dương Cam Bình, bãi biển Ngảnh Tam Tân, hòn Bà, dinh Thầy Thím... Và một nơi ít người chú ý nhưng rất hấp dẫn với giới mê chụp ảnh sinh hoạt của những làng chài. Đó là bãi biển Mũi Đá, xã Tân Phước, thị xã La Gi.

Từ TPHCM đi quốc lộ 1A, đến ngã ba 46 (còn 46 km nữa thì đến Phan Thiết) rẽ phải vào quốc lộ 55 đi thêm 18km thì đến La Gi. Nếu theo quốc lộ 55 đi tiếp 50km nữa về hướng đông nam thì đến Bà Rịa. Từ thị xã này ra mũi Kê Gà, điểm du lịch nổi tiếng chỉ cách khoảng 10km.


14 thg 1, 2013

Vô chùa tắm biển (Tịnh xá Ngọc Hải)


Bạn muốn đi tắm biển nhưng ngại nơi náo nhiệt ồn ào?

T
ôi
 chỉ cho bạn một nơi lý tưởng nhé.

Trên đường đi đến Vũng Tàu thay vì đi thẳng bạn hãy ghé qua Long Hải, nơi đó có một tịnh xá nằm sát bên bãi biển. Tịnh xá này dành cho ni sư, cảnh quan tuyệt đẹp. Bạn hãy thưởng ngoạn cảnh quan, chiêm bái các kiến trúc thể hiện các điển tích Phật giáo, rồi thả mình vào dòng nước mát. Tịnh xá cũng có tổ chức cho thuê chỗ, giữ đồ như các bãi tắm, nhưng giá rất dễ chịu, và đều do các ni cô quản lý... bạn sẽ không phải bực mình vì bị chèo kéo, hét giá v.v...

Tắm xong bạn có thể dùng cơm chay trong tịnh xá. Vì là nhà chùa, nên bạn có thể ăn mà không mất tiền, nhưng tốt nhất là nếu đi đông người bạn có thể gửi tiền để các ni có thể mua thức ăn và nấu chuẩn bị cho bạn (chứ ăn chùa thì... cũng ngại!). Ăn xong, bạn có thể ngả lưng trên những tấm phản mát lạnh của tịnh xá.

Cách đó vài trăm met là M
 Cô, bạn có thể thả bộ tới tham quan.

Tịnh xá Ngọc Hải được xây dựng xong năm 1983 và sửa sang nhiều cho đến 1990 do 2 sư cô trụ trì là Chí Liên và Tâm Liên. Sư cô Chí Liên chính là cháu nội của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (Chính là ông Tùng trong 2 câu thơ: Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán - Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường).



Điểm danh 5 món ăn vặt đặc trưng Sài Gòn

Có thể nói từ sáng tới đêm, dân ăn vặt Sài thành chẳng bao giờ sợ lỡ bữa, cứ bước chân ra khỏi cửa hoặc thậm chí chả phải đi đâu, quà vặt luôn phục vụ mọi nơi mọi lúc.

Sài Gòn vốn là mảnh đất cho dân tứ phương về đây lập nghiệp. Chính vì thế, có  thể nói nơi đây hội tụ mọi tinh hoa ẩm thực Việt. Bài viết này chỉ đề cập món quà vặt, bởi nó là món ăn dân dã của mọi gia đình và cũng là phương cách mưu sinh của bao người nghèo ít vốn. 



Trong một cuốn sách viết về du lịch Sài Gòn có đề cập đến những món ăn vặt phổ biến của Sài Gòn xưa là: bột chiên, há cảo, gỏi đu đủ (hay còn gọi là gỏi khô bò), bò bía, phá lấu…

Ngày nay, thực đơn ăn vặt của Sài Gòn đã dài ra rất nhiều bao gồm: bánh tráng trộn, cá viên chiên, bò viên chiên, bánh tiêu, bánh bột lọc… Xin giới thiệu một số món ăn vặt mà người Sài Gòn ưa chuộng.


Tản mạn xôi Sài Gòn

Người Sài Gòn rất chuộng xôi. Xôi sớm, xôi chiều, xôi tối lúc nào cũng có người ăn. Đất Sài thành có một phố chuyên bán xôi và còn rất nhiều món xôi "đặc sản" khó tìm nơi khác.

Xôi Sài Gòn có thể chia làm hai loại là xôi ngọt và xôi mặn. Xôi ngọt phổ biến nhất vẫn là xôi gấc, xôi cẩm (hay còn gọi là xôi tím), xôi nếp than, xôi đậu, xôi sầu riêng, xôi vò. Mỗi loại xôi lại có cách thêm hành phi, mỡ hành, dừa bào hay đường riêng.

Xôi ngọt tại Sài Gòn thường có lớp đường kính phủ lên trên

Lạ lẫm ốc vòi voi

Chiêm ngưỡng loài ốc vòi voi chắc chắn bạn sẽ sửng sốt bởi hình dáng kỳ lạ lẫn kích cỡ quá khổ của chúng. Lúc thưởng thức, bạn sẽ giật mình lần nữa vì loại ốc này thật sự ngon ngọt, giòn, dai ăn rất thú.

Một con ốc vòi voi với xúc tu "khủng"

Bước vào một nhà hàng khá sang trọng ở Thủ Đức (TP.HCM), đập vào mắt chúng tôi là bể chứa chừng 5-6 chú ốc khổng lồ với hình dáng lạ lẫm. Ốc rất to, nhỏ nhất cũng độ 1,5kg/con, vỏ ngoài màu trắng ngà, hai vỏ khép hờ. Nhô ra giữa hai lớp vỏ là chiếc xúc tu dài, to hình trụ, nhìn không khác nào một chiếc vòi voi thực thụ…


Thám hiểm hẻm Sài Gòn


Từ ba năm nay, tôi không ngừng khám phá Sài Gòn và Việt Nam. Tôi đến Sài Gòn lần đầu lúc trời chạng vạng tối và còn nhớ như in cảm giác khi đi từ sân bay về nhà cô bạn đồng nghiệp để lưu trú vài ngày. Tiếng ồn, ánh đèn của bảng hiệu trên đường và dòng xe cộ đông nghịt vây quanh taxi của tôi. Xe dừng lại, cô bạn dẫn tôi đi vào con hẻm nhỏ. Tôi bắt đầu khám phá một diện mạo khác của Sài Gòn: mạng lưới hẻm. Chỉ mới vào hẻm được vài bước, tiếng ồn của con đường lớn phía ngoài đã mất dần. Một khung cảnh mới hiện ra: nhiều gia đình ngồi ăn cơm tối ngay bậc cửa, bọn trẻ chạy chơi dưới ánh mắt nhìn chăm chú của hàng xóm.




Những gánh hàng rong trên phố Sài Gòn



Khách du lịch nước ngoài chụp ảnh một gánh hàng rong trên đường Lê Lợi. Ảnh: KVT 

Bạn có thể đã sống ở Sài Gòn lâu năm, cả chục năm hoặc hơn thế nữa, nhưng chắc chẳng mấy khi hoặc chưa một lần bạn bỏ hẳn một ngày thong dong thả bộ từ con phố này sang con phố khác, trong cái nắng Sài Gòn rồi tấp vào quán bên đường khi gặp cơn mưa bất chợt. Đi "lang thang" như thế, bạn sẽ bắt gặp một "Sài Gòn trên những đôi quang gánh".

Đó là những mảng nhỏ trong bức tranh đô thị đầy ắp sắc màu và thừa mứa âm thanh không thể hiện "tầm vóc hiện đại" của cái thành phố chen chúc cao ốc này nhưng chính là nét sinh hoạt đời thường rất riêng, lặng lẽ trong lòng phố Sài Gòn.

Những con chim không ẩn mình chờ chết


Chỉ hơn trăm năm trước, đất Sài Gòn còn um tùm lau sậy, chim muông vô kể. Rồi theo tháng năm, dân cư ngày một đông đúc, nhà cửa mọc lên san sát, nguồn thức ăn cũng như nơi sinh sống không còn, muông thú ngày càng ít đi, tuy nhiên, một số loài chim vẫn thích nghi và tồn tại được cho đến ngày nay.

Do sống hoà cùng nhịp đô thị, các loài chim ở thành phố gần như đã quen với con người, với tiếng ồn và khói bụi. Nhiều loài chim chọn cho mình nơi kiếm ăn lý tưởng ở các công viên, trường học, chùa chiền, nhà thờ, những nơi có nhiều cây xanh và nguồn thức ăn phong phú. Một số công viên, đặc biệt là công viên Tao Đàn, có khá nhiều loài chim tập trung. Cuộc sống của các chú chim ở thành phố lắm lúc còn sướng hơn cả đồng loại ở các khu vực rừng núi vì ít bị săn bắt, ít bị tấn công bởi các loài thú ăn thịt, đôi khi còn được người ta cho ăn nữa.


Với mục tiêu tìm hiểu về các loài chim ở khu vực nội thành TP.HCM, các nhà khoa học thuộc viện Sinh học nhiệt đới đã tiến hành khảo sát và ghi nhận được 47 loài chim. Cuộc khảo sát cho thấy: hầu hết các loài chim sống trong các quận nội thành là những loài có khả năng thích nghi tốt với lối sống đô thị, thậm chí một số loài nay đã ít gặp trong các khu rừng già. 

Xin giới thiệu hình ảnh một số loài chim tại TP.HCM mà chúng tôi ghi nhận được:

Chú chim sẻ (Passer montanus) đang kiếm ăn tại sân trường Đại học Bách Khoa


Đường Thiên Lý giữa Sài Gòn


Xuyên thành Gia Định

“Đó là một trong những con đường xưa nhất của Sài Gòn, của thành Gia Định. Lịch sử thành phố đã cuộn qua nó rất sôi động, rất khốc liệt. Con đường này cũng không mấy thay đổi qua nhiều biến động, nhiều thời kỳ”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu gật đầu tâm đắc khi nghe hỏi về trục đường Nguyễn Thị Minh Khai - Xô Viết Nghệ Tĩnh.



Đường phố Sài Gòn ngày xưa



Bức ảnh trên là đại lộ Nguyễn Huệ, Sài Gòn, trước năm 1975. Thời thuộc Pháp, con đường này có tên là Boulevard Charner. Trên con đường này ngày xưa có rạp Rex, rạp Eden, passage Eden, Thương xá Tax, bánh mì pâté Đô Chính, phòng trà Queen Bee, Tổng Nha Ngân Khố, Kỹ Thương Ngân Hàng, Hôtel Palace,Hãng Charner.


Nguồn gốc địa danh Sài Gòn



Ngay từ đầu thế kỷ hai mươi, người Pháp đã nỗ lực để tìm biết nguồn gốc của địa danh Sài Gòn, tên của một thành phố mà qua phong cách lãng mạn tây phương họ biến nó thành “Hòn Ngọc Viễn Đông” (La perle de l’Extrêm Orient), một cái tên đã được thông dụng từ lâu nhưng họ, và cả ta nữa, đều không biết nghĩa.
Vì thiếu tài liệu, tôi không thể trích dẫn tên của nhà học giả tiên phong đó, chỉ biết đại khái các điều sau đây. Ông ấy cho rằng Sài Gòn, người Cao Miên, chủ đất cũ của miền Nam nước Việt, gọi Là Prây Nokor. Prây là Rừng, Nokor là Quốc gia. Có thể Sài Gòn do âm của Prây Nokor mà ra chăng? Đây chưa hẳn là giả thuyết đáng tin cậy. Prây cũng có thể biến thành Sài. Nhưng Nokor có hơi khó biến thành Gòn lắm.

Đậm đà ba khía muối

Trong những đặc sản nổi tiếng ở vùng ngập mặn Mũi Cà Mau phải kể đến con ba khía. Ba khía thuộc họ nhà cua, nhưng sống chủ yếu ở hai bên bờ rạch hoặc trên những vạc rừng khô có các loại cây như: đước, mắm, cóc... Với người dân Cà Mau xa xứ, trong sâu thẳm nỗi niềm nhớ quê có cả hương vị đậm đà của ba khía muối.

Tại vùng ngập mặn Cà Mau, ba khía chủ yếu tập trung nhiều ở Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển; Năm Căn, Đầm Dơi. Ba khía thường đào hang ở những vạc rừng khô. Để bắt ba khía, theo những người ở địa phương kể, họ trang bị bao tay, thùng đựng (hoặc giỏ tre) và đèn (ngày xưa dùng đuốc)…
Bắt ba khía phải lẹ tay, bằng không chúng chạy vào hang hoặc kẹp vào tay rất đau. Từ tháng 4-5 âm lịch, mùa sa mưa đến, cây mắm, cây cóc ra trái, con ba khía có nguồn thức ăn, có nước ngọt uống, bắt đầu lột vỏ, có trứng.
Tháng 7-8 âl, mùa ba khía đẻ trứng cũng là mùa hội tụ của chúng, đặc biệt vào những đêm tối trời, ba khía lên khỏi hang. Chúng bám đầy thân cây mắm, cây cóc, bò trên bãi bùn ven bờ rạch. Lúc này con ba khía đặc biệt ngon, thịt chắc, có gạch son. Người sành nghề săn bắt gọi đây là mùa hội ba khía. Thời điểm này, người ta không bắt từng con mà quơ hốt từng nhóm 5-7 con.

Rừng U Minh Hạ ở đất mũi Cà Mau



Một góc Vườn quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau. Ảnh: Mai Lý

Vườn quốc gia U Minh Hạ nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An (huyện U Minh) và Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời) tỉnh Cà Mau. Vào rừng, du khách sẽ đi giữa ngút ngàn lau sậy bung cờ trắng xóa, cùng với rừng tràm bạt ngàn lan tỏa hương thơm nhẹ nhàng trong gió. Thỉnh thoảng, lại gặp những bụi sim mua hoa tím lãng mạn điểm xuyết giữa màu xanh thăm thẳm của khu rừng tràm ngập mặn.

Vườn quốc gia U Minh Hạ được thành lập trên cơ sở sáp nhập Khu bảo tồn thiên nhiên rừng đặc dụng Vồ Dơi và một phần diện tích rừng tràm U Minh Hạ, có tổng diện tích 8.286 héc ta, chia làm ba khu vực, gồm khu dịch vụ hành chính, khu phục hồi sinh thái và khu bảo tồn. Đây là khu vực có hệ sinh thái mang nét độc đáo của vùng đất ngập nước trên lớp than bùn. Thực vật ở đây đặc trưng nhất là cây tràm và các loại dây leo. Hệ động vật tương đối phong phú, ngoài các loại cá đồng, chim chóc, Vườn quốc gia U Minh Hạ còn là nơi trú ngụ của trăn, rắn, khỉ, nai, cheo, heo rừng... 



Tiên Sư cổ miếu ở Bạc Liêu

Đây là ngôi miếu cổ ở thị xã Bạc Liêu, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu công nhận là di tích lịch sử - văn hóa. Miếu có từ lâu đời, được nhân dân gọi là miếu Tiên Sư, miếu Tổ Sư hay miếu Thầy. 

Đó là một ngôi miếu nhỏ thờ Tam Giáo tổ sư, được làm bằng cây lá rừng, trên một gò đồi thuộc vùng Ba Thắc xưa. Ngôi miếu này không những có quan hệ mật thiết với những sự kiện lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành làng xã ở Bạc Liêu, mà còn là một chiến tích của Nguyễn Tri Phương trong việc tiễu trừ quân phiến loạn và đẩy lùi giặt dốt.


Gian chính điện Tiên Sư cổ miếu

Ngọn lửa Đồng Nọc Nạng

Đó là câu chuyện đầy bi tráng về những người nông dân đứng lên chống áp bức, bất công để giành lại mảnh đất mà họ đã đổ xương máu gầy dựng. Chiều sắp tắt. Trước cửa khu di tích lịch sử Nọc Nạng (xã Phong Thạnh A, huyện Giá Rai, Bạc Liêu), có ba người khách phương xa vừa đến xin vào thắp nhang, viếng đền.

Nhân viên khu di tích Nọc Nạng giới thiệu với khách tham quan về trận quyết tử của gia đình ông Mười Chức năm 1928 được tái hiện qua mô hình - Ảnh: Chí Quốc

Về Bạc Liêu nghe bài Dạ cổ hoài lang

Khu lưu niệm soạn giả Cao Văn Lầu được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1997. Đây là một trong những địa chỉ du lịch lý tưởng của du khách và những người đam mê đờn ca tài tử.

Tham quan và nghe giới thiệu về cuộc đời của Cao Văn Lầu và quá trình sáng tác bài “Dạ Cổ Hoài Lang”. Ảnh: Mỹ An

Đến với tỉnh Bạc Liêu, du khách sẽ được tham quan rất nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu như vườn chim Bạc Liêu, Phật Bà Nam Hải, nhà công tử Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán…, mỗi nơi sẽ khiến chúng ta có những cảm nhận khác nhau.

Thăm nhà công tử Bạc Liêu

Những ai có dịp đến Bạc Liêu đều khó lòng bỏ qua một địa chỉ quen thuộc gắn liền với mảnh đất này, đó là nhà công tử Bạc Liêu, người nổi tiếng ăn chơi nhất xứ Nam kỳ đầu thế kỷ 20.


Ngôi biệt thự giờ đã được chuyển sang kinh doanh khách sạn với 10 phòng ngủ. Ảnh: Tống Đức Thuận

Ngôi nhà tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, P.3, TP.Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) với kiến trúc hiện đại vào thời đó cùng cách bài trí hài hòa, sang trọng đã nói lên được phần nào sự giàu có của gia tộc ông hội đồng Trần Trinh Trạch thời bấy giờ. Được xây dựng năm 1919, do kỹ sư người Pháp thiết kế nên căn biệt thự nhìn rất Tây. Phần lớn vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí..., đều chở từ Pháp qua. Các ốc vít đều có khắc chữ “P” chìm, như minh chứng nguồn gốc xuất xứ của nó tại thủ đô Paris hoa lệ. Ngoài tên gọi nhà công tử Bạc Liêu, căn biệt thự còn được dân địa phương quen gọi là nhà Lớn.


Phủ thờ dòng họ Cao Triều


Thời đàng cựu, chính sách chiêu mộ lưu dân vào Nam khẩn hoang của các chúa Nguyễn là: Ai có nhân lực, vật lực… đủ sức khai hoang thì cứ tự do mà trưng khẩn và nếu khai phá được một diện tích đất đai đủ điều kiện thành lập làng mới thì cho người đó làm trưởng làng. Đến khi người Pháp đô hộ, chính quyền thực dân vẫn giữ chính sách nêu trên. Thực tế, để thu thuế nhanh, toàn quyền Đông Dương đã ký nhiều Nghị định cấp cho những người giàu có hàng ngàn mẫu, với điều kiện người chủ đất chịu trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước. Chính sách điền địa nêu trên đã thành sự ưu ái cho một nhóm người có tiền tài và quyền lực. Thế cho nên ruộng đất chỉ tập trung vào tay một nhóm người rất nhỏ.

13 thg 1, 2013

Đi Vũng Tàu tắm... suối!

Đi Vũng Tàu là để tắm biển. Nhưng nếu sau khi tắm biển xong, trên đường về bạn ghé Suối Tiên - Suối Đá để tắm thì cũng thú vị lắm phải không?

Suối Tiên, suối Đá là tên 2 con suối ở núi Dinh, thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Suối Tiên ở trên cao, suối Đá ở dưới thấp.

Nếu bạn trên đường về từ Vũng Tàu và chỉ có ít thời gian để ngoạn cảnh, tắm suối thì bạn nên ghé suối Đá. Từ hướng Vũng Tàu trở về, qua khỏi Bà Rịa khoảng 8km, nhìn bên phải thấy giáo xứ Chu Hội, có con đường nhỏ rẽ vào, bạn sẽ đến suối Đá. Đường nhỏ, nhưng xe hơi đi được. Gần đến suối có bãi gửi xe, đi bộ khoảng vài trăm met.

Cảnh quan ở đây đẹp hoang sơ. Lá cây rừng xanh mướt, nước trong veo róc rách qua khe đá. 


Suối Đá - Ảnh: Phạm Hoài Nhân


Chùa Phật Đà trên đất Hà Tiên - Kiên giang

Chùa Phật Đà thường được gọi là chùa Lò Gạch, tọa lạc ở số 32, đường Mạc Cửu, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa nằm dưới chân núi Bình San, cạnh lăng Mạc Cửu. Xưa kia, nơi đây có cái lò gạnh bị bỏ hoang. Đến năm 1945, trên bước vân du hành đạo miệt Hà Tiên, Hòa thượng Thích Chí Hoà, (thế danh Nguyễn Văn Tịnh) đã dừng chân tại chỗ này và lập nên một ngôi chùa nhỏ bằng cây lá mang tên là Tịnh Xá Chí Hòa. Và vì cái lò gạch được sử dụng làm chánh điện, để tụng kinh bái sám, nên dân địa phương gọi là Chùa Lò Gạch.

Về với thiên nhiên



Khu nghỉ dưỡng nằm trong rừng cây hoang sơ. Ảnh: Thùy Vy

Chúng tôi đến Phú Quốc vào một ngày đẹp trời. Nắng vàng như mật ong chảy sóng sánh trên từng lá cây ngọn cỏ của đảo ngọc. Lần này chúng tôi lưu trú tại một khu nghỉ dưỡng trông hoang sơ như rừng vắng nằm sát bãi biển.

Toàn bộ diện tích khu nghỉ dưỡng (resort) khoảng 20 héc ta thì có tới hơn 15 héc ta đất trống, cây cối mọc như rừng. Cỏ dại phủ um tùm một cách có trật tự, bên trong chứa chấp cả ti tỉ con cào cào bé bằng hai ba hạt gạo, mỗi khi có động là nhảy lên xoi xói. Trên đường đi nhận phòng, tôi ngồi thụp xuống, rón rén bụm tay bắt cho bé con ba tuổi con cào cào màu xanh lá.

Di tích họ Mạc ở Hà Tiên



Tượng đài Mạc Cửu ở công viên Mũi Tàu, thị xã Hà Tiên. Ảnh: Cúc Tần

Vượt qua những con dốc chạy ven biển xanh ngăn ngắt êm đềm sóng vỗ, qua những làng mạc, vườn cây ăn trái um tùm, xe đưa bạn tới công viên Mũi Tàu - nơi có bức tượng Mạc Cửu bằng đá xanh cao 7 mét sừng sững vươn lên trời cao bên dáng núi Tô Châu trầm mặc soi bóng xuống Đông Hồ.

Qua cầu Tô Châu là đến một vùng đất của những di tích liên quan đến dòng họ Mạc lừng danh gắn liền với công cuộc khai mở đất Hà Tiên từ đầu thế kỷ XVIII. Ngày nay, thị xã Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá 120km và TPHCM 360km, nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, quanh năm nắng vàng, biển xanh ôm ấp vỗ về, tạo cho Hà Tiên một dáng vẻ riêng biệt.


Hà Tiên có núi Pháo Đài



Núi Pháo Đài ở Hà Tiên. Ảnh: Mai Lý

Thi sĩ Mạc Thiên Tứ có làm hai bài thơ tựa là Kim Dữ lan đào (hay Kim Dự lan đào); một bài bằng chữ Hán, trong tập Hà Tiên thập vịnh được khắc in năm 1737, bài kia bằng chữ Nôm, xếp trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh. Cả hai bài đều mô tả cảnh đẹp của núi Kim Dữ, một trong mười thắng cảnh của Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Nhà giáo, thi sĩ Đông Hồ giải nghĩa: Kim Dữ là hòn đảo vàng. Lan là khép cánh cửa lại, ngăn chặn, như cánh cửa khép lại. Đào là sóng gió. Vậy, Kim Dữ lan đào là hòn đảo vàng ngăn chặn sóng gió từ ngoài biển không lọt vào được bên trong; ngụ ý nói rằng, Hà Tiên có tầm quan trọng trong việc che chắn cho giang sơn của chúa Nguyễn.


Bún cá Hà Tiên



Tô bún cá Hà tiên. Ảnh: Mai Lý

Về Hà Tiên, sau khi viếng thăm những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh làm say đắm lòng người, du khách có thể tìm hiểu những món ẩm thực đặc trưng của vùng đất nầy. Do đặc điểm địa lý, sinh thái vừa có bờ biển dài, vừa có đồng bằng rộng lớn sâu trong nội địa. Ngoài các món ẩm thực biển đặc sắc, Hà Tiên còn có những món ẩm thực cá đồng độc đáo. Bún cá Hà Tiên là một món ngon dễ làm, nhưng có những đặc trưng khác với nhiều nơi.

Dù là món ăn dân dã nhưng kỹ thuật chế biến khá công phu. Mua cá lóc còn tươi sống, chọn con nặng cỡ dưới một ký trở lại. Làm cá, chặt vây, cạo vẩy, rửa sạch, cắt làm hai khúc, đầu và đuôi. Đầu cá được cắt rời với nguyên bộ lòng. Rạch bao tử, lấy thức ăn ra, chà muối, rửa sạch. Bộ ruột cá là phần ngon nhất nên cố tránh không để vỡ mật, dập gan thì bộ ruột mất ngon.

Cơm xào ghẹ Phú Quốc



Miền Bắc gọi là cơm rang, miền Nam gọi là cơm chiên, Phú quốc gọi là cơm gì nếu cũng công thức chế biến tương tự? Xin giới thiệu đến du khách một món ăn rất đặc sắc của vùng biển cực nam của tổ quốc: món Cơm xào ghẹ Phú Quốc.

Không tả pí lù như cơm Hến của Huế, không màu sắc rực rỡ như cơm chiên Dương Châu của Trung Hoa, cơm xào ghẹ Phú Quốc là cốt cách của đất, là tinh túy của biển, là tinh thần của người phương Nam Việt Nam. Thực chất món cơm ghẹ này chỉ là món cơm trộn và xào đã được cách điệu từ món cơm trắng hàng ngày của người nông dân. 

Thành phần chính của cơm xào ghẹ Phú Quốc là cơm trắng, thịt ghẹ bóc sẵn, hành tây xắt lát mỏng, tỏi, ít tương cà vàng, dầu ăn. Thịt ghẹ khoảng 300g bỏ vào chảo xào sau khi phi tỏi vàng cùng với hành tây, cơm trắng khoảng một ký cho năm người dùng. Tương cà giúp cho món ăn có màu sắc đẹp, nêm gia vị vào để có hương vị ngon, khi chế biến cũng thể dùng hạt nêm Knorr thay thế cho gia vị.


Món lạ Phú Quốc: Ghẹ Sachis

Phú Quốc, một thiên đường du lịch mới của Việt Nam. Khắp mọi nơi, du khách đến tham quan du lịch, nghỉ dưỡng ở đảo ngọc ngày càng nhiều. Để giúp du khách có thêm những hiểu biết về văn hóa, lịch sử, môi trường sống của con người Phú Quốc trong thời gian tham quan đảo, chúng tôi xin giới thiệu một vài các món ngon đặc biệt của đảo nhằm làm phong phú chuyến đi của du khách.




Nhum biển



Con nhum, còn gọi là cầu gai, sống dưới đáy biển.

Nhum thuộc loài nhuyễn thể sống ở đáy biển, thân tròn có nhiều gai nhọn, dễ gãy... còn được gọi là cầu gai, có nơi gọi là nhím biển (tên khoa học là sea urchin, sea-chestnus). Nhum có nhiều loại: nhum mỡ, nhum ta, nhum sọ… Không biết thực hư ra sao, nhưng theo nhiều quý ông cho biết, món cầu gai giúp nam giới tăng cường sinh lực.

Khi nhỏ, trông con nhum tựa như trái chôm chôm, màu đen thẫm. Lớn lên, nhum có hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8 - 10 cm; dày 3 - 4 cm. Con nhum lớn hết cỡ có thể lớn bằng trái cam sành nhưng dẹp, dày cỡ ba lóng tay. Người miền Trung ăn nhum khá “cầu kỳ”. Nào nhum kho, chưng hột vịt để ăn cơm, cháo nhum hải sản (hàu, sò, nghêu) ngọt như cháo trứng gà.

Về Rạch Giá ăn bún cá

Ai về Rạch Giá, Kiên Giang
Ăn tô bún cá, chứa chan tình người.

Không rõ ai là tác giả của hai câu ca dao truyền miệng này nhưng đến tận bây giờ, một người con phương xa của thành phố biển Rạch Giá như tôi mới cảm nhận được ý nghĩa của nó.

Đã hơn 10 năm kể từ ngày tôi cùng gia đình lên Sài Gòn học tập và làm việc, trở về quê nhà, thật buồn cười khi như một người khách phương xa, tôi được bạn bè đưa đi ăn bún cá Rạch Giá, món ăn quê hương của mình.


Ăn nhộng ong U Minh

Thợ ong ở U Minh Thượng sau mỗi chuyến gác kèo lấy mật thường mang phần sáp đầy nhộng ong về. Bà con chòm xóm được một bữa nhộng béo ngậy.


Nhộng ong rừng U Minh Thượng

Người ta gạt ong già ra khỏi tảng. Chế nước sôi vào thau rồi thả nguyên tảng ong vào. Phần sáp gặp nước nóng tan chảy ra sền sệt. Dùng một tấm lưới, đổ nước sôi lẫn sáp để lọc nhộng. Sau khi nước sáp chảy qua khe lưới, còn lại trên mặt lưới toàn là nhộng. Người ta tráng nước sơ qua rồi ăn ngay hoặc chế biến.


Ra thăm hòn "đảo 7 nhà"

Bãi Nam trên hòn Nhum Bà. Ảnh: Phương Kiều

Chúng tôi cùng lên chiếc ghe đánh ốc rời bến tàu hòn Nghệ tiến ra hòn Nhum Bà (ấp Hòn Ngang, xã Sơn Hải, Kiên Lương). Ghe đánh ốc là loại ghe nhỏ, rộng khoảng 2 mét và dài chừng 5 mét, phía trước chứa những vỏ ốc vôi xâu dài trên mành lưới dùng để thả xuống biển dụ mực tuộc chun vô. Càng ra xa càng thấy ghe quá nhỏ so với những con sóng cấp 3, cấp 4 bạc đầu đánh tạt vào mũi, nhiều lúc như muốn nhấn chìm.

Trên sóng nước xanh dờn, chốc chốc lại bắt gặp một bầy cá gỏi nhỏ như cọng tăm bay lướt trên mặt biển. Cách nhau chỉ 9 cây số mà phải mất đến hơn hai tiếng đồng hồ ghe mới cặp vào bãi Nam của hòn Nhum Bà.

Hòn Nghệ


Nhấp nhô núi, đảo trong vùng biển Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Mai Lý

Khoảng 12 giờ trưa, tàu rời bến thị trấn Ba Hòn (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), trong thoáng chốc đã lọt thỏm giữa vùng biển xanh thẫm chung quanh nhấp nhô, lớn nhỏ những núi non, hải đảo, cứ như đang ở vịnh Hạ Long. Hai giờ sau, tàu cặp bến hòn Nghệ (xã Hòn Nghệ, Kiên Lương).

Từ “homestay”…

Hòn Nghệ không có khách sạn, nhà nghỉ, kể cả phòng trọ, nhưng người dân nơi đây rất mến khách, xem khách từ đất liền ra là người thân. Nhờ vậy mà mới quen nhau trên tàu chúng tôi đã được ông Vũ Ngọc Dẻo nằng nặc “kéo” tới nhà ông ăn nghỉ.


Mất dần Hà Tiên thập cảnh

Mười cảnh đẹp và nên thơ bậc nhất của đất Hà Tiên (Kiên Giang) đã và đang bị xâm hại, có những cảnh đã hoàn toàn biến mất...


Đảo Kim Dự (nay là núi Pháo Đài) ngày xưa như một hòn ngọc nổi trên biển nhưng nay đã nối với đất liền - Ảnh: Tấn Thái

Mười vị trí thường được gọi là Hà Tiên thập cảnh ấy, nổi tiếng từ khi đất Hà Tiên được khai phá, gắn liền với Hà Tiên thập vịnh - mười bài thơ ngâm vịnh miêu tả mười cảnh đẹp do Mạc Thiên Tích (1718-1780) sáng tác. Mạc Thiên Tích là con trai Mạc Cửu (1655-1736 - người có công khai phá đất Hà Tiên) và cũng là người sáng lập nên Tao đàn Chiêu Anh Các - nơi đã cho ra đời hơn 300 bài thơ xướng họa về 10 cảnh đẹp này.



Non nước Hà Tiên

Ở vị trí cuối vùng biên giới xa xôi tây nam nước ta, Hà Tiên là vùng đất nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh. “Hà Tiên thập cảnh” cùng với lịch sử khai mở vùng đất này đã từng đi vào thi ca.


Thạch động ở Hà Tiên. Ảnh: ĐHT

Đến Hà Tiên, nơi đầu tiên du khách nên viếng thăm là khu đền thờ và lăng mộ dòng họ Mạc ở núi Bình San. Họ Mạc ở Hà Tiên, khởi đầu từ Mạc Cửu, người có công khai phá và xây dựng vùng đất này hơn 300 năm trước. Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, và ông là vị tướng văn võ song toàn, là người lập nên Tao Đàn Chiêu Anh các, làm rạng danh xứ Hà Tiên.


Quần đảo Bà Lụa trong vịnh Hà Tiên

Biển hòn Nhum. Ảnh: Mai Lý

Bà Lụa là tên gọi một nhóm khoảng 45 đảo lớn nhỏ trong vùng biển huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang; trong số đó chỉ có 10 đảo là có người ở. Do có nhiều đảo cấu thành, che chắn nhau trong một vùng biển nông nên biển trong khu vực quần đảo Bà Lụa ít có gió to, sóng lớn, thích hợp cho các tàu du lịch đưa khách dạo chơi, tham quan, ngắm cảnh. Nhiều người ví quần đảo này như một tiểu Hạ Long ở phía Nam.

Quần đảo Bà Lụa còn có tên là Bình Trị, vị trí cách mũi hòn Chông - Bình An, khoảng 7km về phía tây, cách Ngã Ba Hòn 15km về hướng đông. Những hòn đảo do người địa phương đặt tên thường tùy theo hình dạng, hoặc do những truyền thuyết, giai thoại như hòn Heo, hòn Dê, hòn Ngang, hòn Đước, hòn Đụn, Ba hòn Lò, hòn Nhum Ông, hòn Nhum Bà, hòn Rể Lớn, hòn Rể Nhỏ, hòn Đồi Mồi, hòn Dừa, hòn Ba Vồ, hòn Thơm, hòn Đá Bạc, hòn Bờ Đập, hòn Ông Tiều, hòn Kiều Ngựa, Ba hòn Đầm, hòn Đá Lửa, hòn Con Nghê, hòn Chướng, hòn Một, hòn Móng Tay, hòn Vông, hòn Khô, hòn Sơn Tế, hòn Sơ Rơ, hòn Lô Cốt v.v...


Chùa Lò gạch ở Hà Tiên

Chùa Lò Gạch, số 32, đường Mạc Cửu, phường Bình San, thị xã Hà Tiên. Ảnh: Anh Việt

Dưới chân núi Bình San, gần lăng Mạc Cửu, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, có chùa Phật Đà thường được người dân địa phương gọi là chùa Lò Gạch.

Ban đầu, vào năm 1945, trên bước đường hành đạo hòa thượng Thích Chí Hoà đã dừng chân tại Hà Tiên và dựng một tịnh thất nhỏ bằng cây lá đơn sơ trên mảnh đất nền cái lò gạch bỏ hoang. Năm 1949, hòa thượng cùng với vài đệ tử rời chùa sang Campuchia để hoằng đạo. Một năm sau đó, ngài trở về quê hương và tham gia kháng chiến chống Pháp. Khoảng năm 1954, hòa thượng viên tịch tại Bà Rịa-Vũng Tàu.

Do chiến tranh kéo dài, trải qua nhiều năm tháng không người chăm sóc, tu bổ nên chùa bị hư hỏng, xuống cấp nặng. Vào tháng 9/1993, chùa Lò Gạch mới được khởi công xây dựng lại và đến năm 2009, chùa lại được trùng tu khang trang như hiện nay.

Với lối kiến trúc hài hòa, trang nghiêm, thanh nhã, chùa Phật Đà làm tăng thêm vẻ đẹp nên thơ của thắng cảnh Bình San điệp thúy (*) ở vùng đất Hà Tiên thập cảnh.

Đến Hà Tiên, du khách thường ghé vào chùa Lò Gạch viếng thăm, chiêm bái và thưởng ngoạn một công trình nghệ thuật kiến trúc Phật giáo rất độc đáo, giàu tính thẩm mỹ, vừa cổ kính, lại vừa hiện đại…

Du khách sẽ rất ngạc nhiên với cảm giác khi bước vào bên trong ngôi chánh điện kiểu lò nung gạch. Có tượng một vị bồ tát cầm phương trượng, nét mặt từ bi, tự tại mang hình tượng ngài Mục Kiền Liên đi tìm mẹ ở chốn âm cung. Cũng có người cho rằng đó là pho tượng ngài Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên, khi đã đắc đạo hóa thân thành bồ tát…

Ngôi chánh điện của chùa có hình dạng một lò nung gạch, kiểu kiến trúc độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Ảnh: Anh Việt
_________________________________________________

(*) Bình San điệp thúy (nghĩa là "núi dựng một màu xanh") là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán trong tập "Hà Tiên thập vịnh" (in năm 1737); một bằng chữ Nôm được xếp trong tập "Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh". Cả hai bài đều miêu tả cảnh đẹp của núi Bình San, một trong mười thắng cảnh của đất Hà Tiên xưa. Nay núi thuộc phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

11 thg 1, 2013

Về đình Tân An... đóng phim!

Ở Bình Dương có một ngôi đình cổ, đó là đình Tân An tọa lạc tại ấp 1, xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một, gần chợ Bến Thế (nên còn gọi là đình Bến Thế). Đình được lập vào năm 1820 để thờ Tiền Quân Cơ Nguyễn Văn Thành, một công thần triều Nguyễn.


Ngôi đình gần 200 tuổi có 40 cột, làm toàn bằng gỗ sao.



Về Châu Đốc ăn bún nước kèn

Về miền Tây Nam bộ, du khách thích ăn bún có nhiều lựa chọn như món bún bì, bún chả giò, bún thịt nướng, bún cà ri, bún gỏi dà..., trong đó, món được nhiều người ưa thích nhất có lẽ là bún nước lèo của bà con Khmer. Những món này, có thể thưởng thức bất kỳ ở đâu khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng muốn ăn bún nước kèn thì phải đến Châu Đốc (An Giang) mới có. 

Tô bún nước kèn Châu Đốc. Ảnh: Cúc Tần 

Đến Châu Đốc lại phải có “thổ địa ẩm thực” dẫn đường mới biết đến cái quán bún nước kèn nầy. Dù quán lề đường nhưng lúc nào cũng tấp nập khách, phải chờ mới có ghế ngồi, lại phải tới sớm, nếu không quán đã “đóng cửa”. Sau khi an vị, bạn sẽ có một tô bún màu vàng anh cùng một dĩa rau thơm nằm bên cạnh mấy lọ gia vị.

Măng núi Cấm


Canh măng hầm thịt. Ảnh: Phương Kiều 

Vượt qua con đường với đèo dốc, với thung lũng nho nhỏ xanh mượt bóng cây, chúng tôi đã đến một trong vài “linh sơn” của vùng Bảy Núi huyền bí. Dưới chân núi Cấm (Tịnh Biên, An Giang), chúng tôi đã “bàng hoàng” vì bất ngờ nhìn thấy măng nhiều vô số. 

Nơi này một rổ măng to tướng. Chỗ kia là một nhà măng. Còn ở nơi khác một căn nhà rất rộng chứa cơ man nào măng là măng. Toàn măng mạnh tông - một loại măng ngon có tiếng. Mỗi một mụt măng nặng tối thiểu 2 ký, nặng nhất tới chừng 10 ký. Giá măng chỉ có 2.500 đồng một ký. Giá rẻ như vậy vì một ngày người ta chít măng từ núi Cấm đem xuống đến 20 tấn, chủ yếu cung cấp cho TPHCM.



Lạp bò Tri Tôn

Lạp bò - còn gọi lạp xưởng bò, có thể nói là sản phẩm của người Kinh ở An Giang phát triển và nâng cao từ món ngon “tung lò mò”, đặc sản truyền thống nổi tiếng của đồng bào Chăm tỉnh nầy. Và đó là một thức ăn chơi đã khiến những ai đã nếm thử cũng mê cái hương vị hấp dẫn đặc biệt của nó. 


Khoanh lạp bò đang nướng trên bếp than, chỉ nhìn khói tỏa cũng đã thấy ngon. Ảnh: Phương Kiều 

Không mê sao được khi nhìn từng khúc lạp bò trắng ngà, ú nu nằm phơi mình trên bếp than hồng tỏa lên làn khói trắng thơm phức. Khoanh lạp bò từ từ ửng màu đỏ hấp dẫn, dưới bàn tay chăm sóc cẩn trọng của người bán. Chỉ nhìn đã thấy ngon rồi. Nhưng “ngon” nhất là càng lúc mùi thơm của khoanh lạp bò tỏa bay trong không gian, kích thích vị giác.

Cá chạch lấu nướng tươi

Cá chạch lấu sống ở môi trường tự nhiên nước ngọt, nhiều nhất là ở sông Tiền, sông Hậu và các chi lưu. Cá chạch lấu có giá trị thương phẩm cao và cũng là đặc sản trong các nhà hàng; để có đủ nguồn cung cho thị trường, gần đây nhiều người đã có sáng kiến nuôi cá chạch lấu trong lồng bè, nhiều nhất là ở huyện An Phú, An Giang. 


Cá chạch lấu nướng tươi. Ảnh: Thiên Phúc 

Bà con thường mua con giống từ thượng nguồn sông Hậu mang về thả vào khoảng tháng 5 âm lịch. Sau 8 tháng chăm sóc, cá có thể đạt trọng lượng 500gr/con. Cá chạch lấu có hai loại đen và bông (mình có nhiều đốm xanh giống như hoa văn tự nhiên). Đặc điểm của cá chạch lấu là thịt ngọt, béo, chắc thịt, hơi dai nên người ta thường chế biến thành các món ăn hấp dẫn như kho nghệ, nướng ốp bẹ chuối hoặc nướng lửa than. Đặc biệt đối với cá nướng, thịt trở nên thơm ngon, béo và hương vị đậm đà.

“Dấu xưa” cù lao Ông Chưởng


Dinh Ông ở thị trấn Chợ Mới. Ảnh: Phương Kiều

“Bao phen quạ nói với diều / Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”. Theo câu hát xưa, chúng tôi tìm về vài “dấu xưa” trên mảnh đất cũng đã rất xưa lắm rồi: cù lao Ông Chưởng, ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Trịnh Hoài Đức viết trong Gia Định thành thông chí: “Lễ công giang thượng khẩu tục gọi là vàm Ông Chưởng; cửa sông nầy rộng 8 tầm, sâu 8 thước ta. Trước cửa sông có cù lao nhỏ và nhân tên sông mà gọi tên cù lao ấy (cù lao Ông Chưởng), ở cách phía tây đạo Đông Khẩu 90 dặm rưỡi. Sông chảy vào nam 60 dặm rưỡi đến hạ khẩu rồi hợp lưu với Hậu Giang. Bờ phía tây có sở thủ ngự Hùng Sai, bờ phía tây thượng khẩu có miếu thờ Khâm sai Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn (Nguyễn Hữu Cảnh) vì dân ở đấy cho rằng ông có công dẹp yên Cao Miên, khai thác đất này, nên nhân dân nhớ công đức mà lập miếu thờ”. Sự kính trọng Nguyễn Hữu Cảnh trong lòng người dân cù lao Ông Chưởng còn được Nguyễn Liêng Phong nhấn mạnh trong “Nam kỳ phong tục diễn ca” (năm 1909):


Xóm cầu Mương Chà


Thánh đường Hồi giáo ở xóm cầu Mương Chà. Ảnh: Phương Kiều

Huyện An Phú (An Giang) có 5 xã, trong đó xã Đa Phước có đông người Chăm cư ngụ (khoảng 6.000 người - theo số liệu năm 2007). Chà là tiếng chỉ đồng bào Chăm. Chính vì vậy mà xóm nhà của người Chăm ở hai bên đường và cây cầu tại ấp Hà Bao, xã Đa Phước cùng gọi tên là Mương Chà.

Có rất nhiều tên gọi người Chăm An Giang như Chàm, Chà, Chà Và, Chà Và Ku, Chiêm Thành, Gia Va, Mã Lai, Khmer Islam, Champa. Còn đồng bào Chăm tự gọi là Chăm, Chăm Bàni, Chăm Islam, Chăm Chuk, Chăm Kaphir, Chăm Jet. Trong đó, tên Chàm có thể bắt nguồn từ người Kinh nghe đồng bào tự xưng là Chăm. Trong công văn, giấy tờ, người Pháp đều gọi Champa, nên lâu dần biến âm, thành Chàm.


Êm ả búng Bình Thiên


Bè nuôi cá trong búng Bình Thiên. Ảnh: Cúc Tần 

Vừa ra khỏi con đường đất đã thấy cây cầu nhỏ, đúng như lời dân địa phương chỉ  “Đứng trên cầu sẽ thấy rõ búng Bình Thiên”. Một hồ nước xanh lơ, trong vắt trải dài về phía xa bỗng hiện ra như trong một giấc mơ. Không hề thấy dòng nước chảy, không nghe một tiếng động. Dường như thời gian đã ngừng lại chốn này - búng Bình Thiên!

Diệu kì thay hồ Nước Trời! Tương truyền hơn hai trăm năm trước, một vị tướng Tây Sơn dẫn quân qua đây vào mùa khô hạn, để thỏa mãn cơn khát của binh sĩ, vị tướng đã làm lễ cầu khấn trước khi đâm mũi gươm xuống đất và một dòng nước đã phun lên, phun lên mãi thành một hồ nước trong vắt. Cái tên búng Bình Thiên hay hồ Nước Trời có từ đó.