26 thg 12, 2021

Chùa Mục đồng ở Gò Công Tây

Chùa Thiên Trường

Chùa Thiên Trường ở huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang còn được gọi là chùa Mục đồng, tức ngôi chùa do trẻ chăn trâu tạo dựng nên. Như lịch sử tạo dựng của hầu hết các ngôi chùa Mục đồng ở miền Nam, câu chuyện về chùa Thiên Trường như sau:

Xưa kia tại phủ Tân Hòa, tỉnh Gia Định (một phần xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây hiện nay) cánh đồng mênh mông. Bên bờ sông Tra uốn lượn hiền hòa, có rừng lá chạy dài tới thôn Lợi An (chùa Thiên Trường hiện nay ở cuối rừng). 
Các trẻ chăn trâu ở thôn Bình Phục Nhì (nay là xã Bình Nhì) thả trâu đến rừng lá ăn cỏ bên đầm lầy và nghỉ ngơi. Nhân đó, họ nặn tượng Phật bằng đất sét chơi rồi đem thả xuống ao cho Phật tắm. Lạ thay các tượng ấy lại nổi trên mặt nước. Đám mục đồng thấy vậy vớt tượng lên rồi che một am tranh để thờ.

Bước qua đình làng về miền cổ tích

Khu vực ngoại thành phía Nam Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng về quần thể kiến trúc đình làng cổ kính với cảnh sắc thiên nhiên được ví như miền cổ tích.

Cách trung tâm Hà Nội 25km về phía Nam, làng An Duyên (Tô Hiệu, Thường Tín, HN) có tên nôm là làng Mui.

Bánh đa xúc hến Đô Lương thơm lừng...

Gạo tẻ thơm bùi hòa với vừng đen hảo hạng và chất cay nồng của tiêu, tỏi, ớt tạo nên hương vị đặc trưng của bánh đa Đô Lương (Nghệ An). Chiếc bánh chỉ bé vừa chiếc đĩa, nhưng khi ăn có đủ vị bùi, mặn, cay,…không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu nước ngoài.

Trải qua 300 năm, người dân làng Vĩnh Đức (thị trấn Đô Lương, Nghệ An) vẫn luôn duy trì và phát triển nghề làm bánh đa. Những ngày cuối năm, làng nghề lại càng sôi động, tất bật sản xuất bánh đa phục vụ ngày Tết.

Mo Mường

Mo trong đời sống người Mường là tên gọi một loại nghề nghiệp, một loại hình di sản văn hóa có tính nguyên hợp, là hoạt động diễn xướng văn hóa, văn nghệ dân gian chỉ thực hiện trong tang lễ và một số nghi lễ tín ngưỡng, nghi lễ vòng đời của người Mường. Nó bao gồm ba lĩnh vực chính cấu thành: Lời Mo, môi trường diễn xướng, con người thực hành diễn xướng Mo tức là Nghệ nhân Mo. Trong đó lời Mo gắn liền với Nghệ nhân Mo chiếm vị trí quan trọng nhất.

Thầy mo làm lễ cúng trong Lễ Mát nhà

Huyền bí những chiếc cầu thang nhà dài của người Ê Đê

Vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ hiện còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc, trong đó có người Ê Đê. Một trong những nét văn hóa đặc sắc phải kể đến là kiến trúc nhà dài, ở đó chứa đựng một sự huyền bí, ý nghĩa sâu sắc về chiếc cầu thang được điêu khắc họa tiết “đôi bầu vú”, “vầng trăng khuyết”.

Nhà dài là kiến trúc đặc trưng của đồng bào dân tộc Ê Đê

22 thg 12, 2021

Ngôi đền thờ phụng 8 vị vua nhà Lý được cấu trúc theo kiểu 'kinh đô'

Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) cùng với khu lăng mộ các vua nhà Lý là di tích quốc gia đặc biệt. Đây cũng là công trình văn hóa, lịch sử quan trọng nhất của thành phố trẻ Từ Sơn.

Nằm cách Hà Nội chỉ chừng 20km về phía Bắc, đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) tọa lạc tại xóm Thượng, thôn Đình Bảng (nay là khu phố Thượng, phường Đình Bảng, TP. Từ Sơn, Bắc Ninh).

Là một quần thể tín ngưỡng thờ 8 vị vua đầu tiên của nhà Lý, đền Đô được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vào ngày 25/01/1991. Năm 2014, nơi đây cùng với khu lăng mộ các vua nhà Lý đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.