4 thg 11, 2023

Hàng nghìn người tham gia ngày hội mùa nước nổi

Hàng nghìn người dân, du khách dự ngày hội mùa nước nổi đặc trưng vùng sông nước miền Tây với các trò chơi dân gian, rộn vang một góc quê thuộc huyện Châu Phú.


Lần đầu tiên tổ chức ngày hội, Châu Phú chọn cánh đồng xả lũ, ven đường tỉnh 945. Hai bên đường là cánh đồng mênh mông nước, sâu khoảng một mét.

Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, nằm phía hữu ngạn sông Hậu, cách TP HCM khoảng 200 km. Huyện có dân số gần 250.000 người, chủ yếu sống bằng nghề nông. Đồng ruộng nơi đây khá màu mỡ do được phù sa bồi đắp.

3 thg 11, 2023

Kiến trúc nghệ thuật độc đáo Di tích Quốc gia đền Đức Hoàng (Đô Lương)

Đền Đức Hoàng được xem là một trong những ngôi đền có kiến trúc nghệ thuật vào loại quý hiếm hiện nay trong hệ thống di tích của Nghệ An.

Qua thời gian, ngôi đền bị xuống cấp, bằng sự nỗ lực của chính quyền địa phương cũng như nhà hảo tâm, đến nay đền Đức Hoàng (Đô Lương) đã được phục dựng gần như nguyên trạng, lưu giữ bản sắc văn hoá ngàn đời của người dân địa phương cũng như những kiến trúc độc đáo còn sót lại từ thời Vua Lê Trang Tôn.

Theo sử sách, đền Đức Hoàng được Vua Lê Trang Tôn lập vào những năm 1548 để ghi nhớ công ơn vùng đất đã cưu mang mình và công ơn tiên tổ. 

Toàn cảnh xã Yên Sơn, nơi có đền Đức Hoàng. Ảnh: Sách Nguyễn

Hoa muồng vàng nở rực trên đồi chè Gia Lai

Đầu tháng 11 hàng năm, hoa muồng vàng bắt đầu nở ở đồi chè Bàu Cạn, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp hình.


Hoa muồng vàng được trồng rải rác trên nông trường chè ở xã Bầu Cạn, huyện Chư Prông, cách TP Pleiku khoảng 25 km về phía nam. Với diện tích trồng chè hơn 400 ha, nông trường chè ở Bàu Cạn có sản lượng 2.000 tấn chè búp mỗi năm.

Mục đích trồng thêm giống cây muồng vàng, muồng đen để chắn gió. Ngoài ra, lá của loài cây này khi rụng sẽ trở thành một loại phân bón tự nhiên, tốt cho cây trồng.

Đèo Khánh Lê - cung đường nối biển và hoa

Nối từ TP biển Nha Trang đến TP ngàn hoa Đà Lạt, đèo Khánh Lê dài 33 km, một trong những con đèo dài nhất Việt Nam còn được gọi là "cung đường nối biển và hoa".


Đèo Khánh Lê là con đèo nối đoạn cuối tỉnh lộ 723 tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, với tỉnh lộ 652 tại huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa. Do đó, đây cũng là đường nối liền hai TP du lịch nổi tiếng của Việt Nam là Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), còn được gọi là "con đường nối biển và hoa".

Đèo Khánh Lê uốn lượn từ thung lũng Khánh Vĩnh, băng ngang qua cao nguyên Di Linh lên cao nguyên Lâm Viên. Từ Nha Trang đến Đà Lạt, so với quãng đường qua đèo Ngoạn Mục (Ninh Thuận), đi qua đèo Khánh Lê giúp du khách rút ngắn quãng đường từ 220 km xuống còn khoảng 140 km.

Hương vị cung đình của ẩm thực Huế

Ẩm thực xứ Huế luôn đáp ứng các yêu cầu chế biến công phu, trình bày đẹp mắt và mang sự hài hòa trong hương vị. 

Từ Đại Nội cổ kính đến những kiến trúc mang đậm tính biểu tượng văn hóa Việt, không gian xứ Huế như luôn mang lại cho du khách cảm xúc hoài niệm. Nét giao thoa giữa cảnh đẹp thiên nhiên, lịch sử văn hóa và sự nồng hậu của con người Huế được gói trọn trong hương vị ẩm thực nơi đây. Các món ăn Huế đa dạng từ phong cách cung đình cầu kỳ đến dân dã, mộc mạc.

Cố đô Huế với phong cảnh hữu tình và bề dày văn hoá. Ảnh: Maggi

2 thg 11, 2023

Ngôi đền hơn 1.500 năm thờ Bà Triệu

Đền thờ Bà Triệu được dựng từ thời vua Lý Nam Đế, toạ lạc trên núi Gai, để tưởng nhớ công lao của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh - người có công đánh đuổi quân Đông Ngô.


Đền thờ Bà Triệu nằm gần quốc lộ 1A, ngay dưới chân núi Gai ở thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc.

Ngôi đền cổ cách TP Thanh Hoá gần 18 km về phía bắc và cách Hà Nội khoảng 140 km về hướng nam.

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá mường Chiềng Ngam

Mường Chiềng Ngam, nay thuộc xã Châu Tiến và một phần của Châu Bính, huyện Quỳ Châu. Từ hàng trăm năm trước, người Thái đã định cư trên mảnh đất này và lập nên mường của mình...

Chiềng Ngam có nghĩa là một vùng đất đông vui và đẹp. Chiềng hay “chiếng” xưa kia là trung tâm của mường vì thế đông vui. Ngam nghĩa là đẹp. Từ này phổ biến trong tiếng Lào hơn nhưng người Thái vẫn dùng để đặt cho tên đất tên người với ý nghĩa trang trọng. Vùng đất này một mặt giáp với vùng rừng núi xã Châu Thuận gọi là Mường Chai. Mặt khác giáp xã Châu Thắng và con sông Nậm Giải như một ranh giới tự nhiên giữa Chiềng Ngam và huyện Quế Phong. Ảnh: Đình Tuyên

Lô Lô Chải - thôn 'đi đến nơi có gió' phiên bản Việt

Sau gần hai năm được quy hoạch, thôn Lô Lô Chải hiện có một hình ảnh mới, đồng bộ và vẫn giữ nguyên những giá trị truyền thống.

Thôn Lô Lô Chải (thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn) nằm sát điểm cực Bắc Việt Nam, cách cột cờ Lũng Cú khoảng 1,5 km. Lô Lô Chải là nơi vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống với những căn nhà trình tường từ nhiều đời của người Lô Lô. Ảnh: Ngọc Hải

Đình Trà Cổ - cột mốc văn hóa vùng biên ải

Được xây dựng năm 1461 dưới triều vua Lê Thánh Tông, đình Trà Cổ vừa được công nhận di tích quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật.


Đình Trà Cổ nằm ở phía đông nam phường Trà Cổ, TP Móng Cái, giữa khu dân cư đông đúc sống bằng nghề chài lưới.

Năm 1461, dưới triều vua Lê Thánh Tông, đình bắt đầu được xây dựng để thờ 6 vị tiên công đã có công khai khẩn, lập làng ở vùng biên giới giáp với Trung Quốc. Đây cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi quan triều đình nghỉ ngơi khi đi du ngoạn.

Ngôi đình được ví như "cột mốc văn hóa vùng biên ải" bởi quá trình hình thành và tồn tại gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của con người, vùng đất địa đầu Tổ quốc.

1 thg 11, 2023

Gốm Phước Tích - dấu ấn gốm cung đình Huế

Bến nước cổ bên bờ sông Ô Lâu, nơi ghi dấu tích về một thời cực thịnh của làng gốm cổ Phước Tích. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Nghề gốm ở Phước Tích có bề dày hơn 500 năm, từng nổi tiếng khắp miền Trung. Làng Phước Tích không chỉ sản xuất các loại gốm gia dụng như trách, chậu, om, niêu, ấm, tộ, bình vôi, chum, ghè, thạp, thống... mà còn có nhiều sản phẩm mang tính mĩ thuật cao được trưng dụng trong Hoàng cung triều Nguyễn và đến nay vẫn còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế.

Sử cũ kể rằng, vào thời nhà Nguyễn, triều đình có một biệt lệ dành riêng cho làng Phước Tích. Đó là mỗi năm dân làng phải cung tiến vào cung khoảng 400 chiếc om đất để nấu cơm cho vua. Triều đình còn quy định rằng dân làng không ai được giữ lại loại om có hình dáng giống như om tiến cung để dùng mà phải làm loại om khác, nếu phát hiện ra sẽ bị xử phạt rất nặng. Vì thế, mỗi năm dân làng phải hai lần dong thuyền chở om vào cung. Hành trình khởi đầu dọc theo sông Ô Lâu, ra đầm phá Tam Giang, rồi ngược dòng sông Hương để chở om vào Hoàng thành cung tiến.