2 thg 6, 2022

Cọc đá cầu được ước thấy giữa hồ thủy điện Na Hang

Với người Tày trong vùng, Cọc Vài (Vài Phạ) rất linh thiêng, ai đi thuyền đến đây đều xin một điều ước.

Cọc Vài cao 50 m, là một cột đá tự nhiên trong lòng hồ thủy điện Na Hang, thuộc xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Địa danh này nổi tiếng với truyền thuyết chàng Tài Ngào cứu trâu trời và lòng hiếu thảo của người con dành cho mẹ. Du khách đi thuyền dạo ngang cột đá còn được hướng dẫn viên bản địa gợi ý nên xin một điều ước cho bản thân hoặc gia đình, vì đây là nơi linh thiêng, may mắn.

Cọc Vài sừng sững giữa lòng hồ thủy điện Na Hang. Ảnh: Huỳnh Nhi

Núi Mắt Thần sừng sững trong công viên địa chất, tha hồ chèo sup, leo núi, check-in

Núi Mắt Thần ở công viên địa chất non nước Cao Bằng, ở phía trên có một lỗ thủng hình tròn rộng tầm 50 m, tựa 1 'con mắt' đang soi chiếu xuống những hồ nước xanh biếc và thảo nguyên cỏ mênh mông.

Núi Mắt Thần nằm gọn trong lòng thung lũng mang vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, quyến rũ

Núi Mắt Thần còn được đồng bào dân tộc Tày sinh sống tại đây gọi là "Phja Piót" - có nghĩa là núi Thủng, nằm ở xóm Bản Danh, xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.

Anh Lý Đạo Huy - hướng dẫn viên địa phương - chia sẻ, núi Mắt Thần có hai mặt, một mặt thuộc xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh và một mặt thuộc xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa. Mỗi mặt có một lối đi đến khác nhau và có những cảnh đẹp khác biệt. Nơi được các nhiếp ảnh gia và du khách chọn làm điểm dừng chân nhiều nhất là mặt thuộc xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh.

31 thg 5, 2022

Tuyệt tác Cấm Sơn: Hạ Long trên cạn của Bắc Giang

Được ví như vịnh Hạ Long trên cạn, hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang mang trong mình một vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, mộc mạc, trữ tình.

Trong một chuyến đi thực tế vào năm 1971 đến hồ Cấm Sơn thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, nhạc sĩ Phó Đức Phương đã viết lên bài hát Hồ trên núi để ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, sự bạt ngàn của cây và của rừng, của hoa và màu xanh biếc của mặt hồ.

A Lưới - "Đà Lạt thu nhỏ" trong lòng xứ Huế

Vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế) sở hữu nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ và những nét văn hóa bản địa độc đáo.

A Lưới là một huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, ở phía Tây có biên giới với nước bạn Lào. Huyện được kết nối với thành phố Huế bằng quốc lộ 49, cách khoảng 70km. Đây là vùng đất có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều,…

Về An Giang thưởng thức đu đủ đâm "siêu" ngon, bán cả nghìn đĩa mỗi ngày

Cả con đường đu đủ đâm có hơn chục hàng quán nhưng tiệm của chị Néang Srây Ny luôn đông khách nhất. Mỗi ngày chị bán khoảng 200 đĩa đu đủ đâm, riêng lễ, Tết tăng lên cả nghìn đĩa.

Con đường gỏi đu đủ

Đu đủ đâm là món gỏi đu đủ của người Campuchia, thế nhưng người dân biên giới ở huyện Tri Tôn, An Giang đã học hỏi món ăn dân dã này và biến thành đặc sản "vạn người mê".

Nằm cách thị trấn Tri Tôn (huyện Tri Tôn, An Giang) gần 2km, sóc Phnom Pi thuộc xã Châu Lăng được mệnh danh là con đường đu đủ đâm của miền Tây vì nơi đây tập trung hơn 10 quán đu đủ đâm từ đầu đường đã ngửi được hương thơm thức ăn lan tỏa. Trong đó quán đu đủ đâm Rina được đánh giá là quán ngon và đắt khách nhất "con đường đu đủ đâm".

Quán đu đủ đâm Rina của chị Srây Ny là điểm ăn vặt quen thuộc của nhiều du khách khi đặt chân đến huyện Tri Tôn, An Giang (Ảnh: Bảo Kỳ)

30 thg 5, 2022

Bản Mạ - Từ bản nghèo biệt lập đến điểm check-in "hút" khách ở Thanh Hóa

Từng là một bản nghèo nằm biệt lập bên dòng sông Chu, bản Mạ (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) ngày nay trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch ghé thăm.

Xuất hiện trên bản đồ du lịch ở miền Tây xứ Thanh mới vài năm trở lại đây, bản Mạ (thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân) như một "làn gió mới" góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện nghèo.

Bản Mạ cách thành phố Thanh Hóa khoảng 60 km về phía Tây, nơi đây có 55 hộ dân với 238 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Thái.

Nhìn từ xa, bản Mạ đẹp bình dị với những nếp nhà sàn nguyên sơ.

Về Cần Thơ nhớ thăm vườn dâu Hạ Châu thơm ngọt

Mùa này về Cần Thơ hay các tỉnh miền Tây, du khách sẽ được đi thăm những vườn sầu riêng, chôm chôm, măng cụt… trái trĩu cành. Đặc biệt, đến Cần Thơ bạn sẽ được trải nghiệm vườn dâu Hạ Châu đặc sản của huyện Phong Điền.

Du khách chụp ảnh với dâu Hạ Châu ở vườn trái cây Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ - Ảnh: T.LŨY

Những vườn dâu Hạ Châu đã bắt đầu cho trái chín, các nhà vườn ở huyện Phong Điền đang phát triển mô hình sinh thái vườn kết hợp với du lịch làng nghề, ẩm thực để thu hút du khách.

Gõ cửa “kho báu” ở miền Tây xứ Thanh

Về miền Tây xứ Thanh, chúng ta như lạc vào xứ sở của đại ngàn xanh thẳm ngút tầm mắt của núi rừng trùng điệp nối liền một dải từ huyện Thạch Thành lên đến Mường Lát. Và nơi đây, còn có một pho sử thi được truyền từ đời này sang đời khác, một không gian văn hóa truyền thống gắn liền với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, như Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Bá Thước), Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Quan Hóa), Bến En (Như Thanh), thác Ma Hao (Lang Chánh), động Bo Cúng và núi Lá Hoa (Quan Sơn), thác Mơ, suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy), thác Mây, thác Voi (Thạch Thành), thác Trai gái, Khu di tích lịch sử văn hóa Cửa Đặt (Thường Xuân), cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan Sơn)...

Du lịch cộng đồng tại bản Hang, xã Phú Lệ (Quan Hóa).

Động Bo Cúng - Kỳ quan thiên nhiên hấp dẫn

Động Bo Cúng với khung cảnh kỳ vĩ, thực sự là điểm đến hấp dẫn du khách khi ngược ngàn về với miền Tây Thanh Hóa.

Theo hướng Quốc lộ 217, chúng tôi về với mảnh đất Sơn Thủy, huyện Quan Sơn. Nơi đây nổi tiếng với danh lam - thắng cảnh động Bo Cúng, lễ hội Mường Xia gắn với vị tướng quân Tư Mã Hai Đào, có núi Pha Dua quanh năm mây mù bao phủ gắn với câu chuyện tình đẹp của đôi trai gái mảnh đất Mường Xia. Sau lời giới thiệu về mảnh đất và con người Sơn Thủy, Chủ tịch UBND xã Lữ Văn Tiên đưa chúng tôi vào thăm động Bo Cúng.

Thành cổ Quảng Ngãi bên bờ sông Trà

Thành cổ Quảng Ngãi nay chỉ còn trong sử sách và câu chuyện kể của các bậc cao niên. Đây là thành cổ có thời gian thiết lập và xây dựng cách đây hơn 200 năm.

Tòa thành tồn tại gần 140 năm

Thành cổ Quảng Ngãi tọa lạc tại nội ô TP. Quảng Ngãi ngày nay, trước đây thuộc làng Chánh Lộ, năm 1876 là xã Chánh Mông, tổng Nghĩa Điền, huyện Chương Nghĩa, phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Thành được chuyển lên từ tòa thành thời Gia Long ở hai làng Tân Quan và Phước Lộc (ở xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa ngày nay) từ năm 1807. Đến năm 1815, thành được xây dựng xong.

Nội thành thành cổ Quảng Ngãi năm 1920. Ảnh: T.L