Dải ngân hà trên dòng sông Hương
8 thg 8, 2016
Dải ngân hà đẹp huyền bí trên bầu trời Cố đô Huế
Ngắm dải ngân hà trên Cố đô Huế, một hình ảnh mới lạ của Huế ở một góc nhìn khác.
Làng hương Thủy Xuân làm du lịch
Nghề làm ra “sợi nối tâm linh” để con cháu tưởng nhớ đến tiên tổ được người dân làng làm hương Thủy Xuân giữ gìn bao đời nay và giờ đây đã trở thành một địa điểm du lịch đặc sắc khi du khách ghé thăm Cố đô Huế.
Trước đây, người dân làng Thủy Xuân sống bằng nghề làm hương bán cho các đại lý quanh Tp. Huế. Khoảng 7 - 8 năm trở lại đây, du lịch phát triển, du khách đi thăm lăng vua Tự Đức, đồi Vọng Cảnh ngày một nhiều, làng hương Thủy Xuân lại nằm cửa ngõ của những điểm du lịch này nên là địa điểm dừng chân ghé xem cho nhiều du khách.
Trước đây, người dân làng Thủy Xuân sống bằng nghề làm hương bán cho các đại lý quanh Tp. Huế. Khoảng 7 - 8 năm trở lại đây, du lịch phát triển, du khách đi thăm lăng vua Tự Đức, đồi Vọng Cảnh ngày một nhiều, làng hương Thủy Xuân lại nằm cửa ngõ của những điểm du lịch này nên là địa điểm dừng chân ghé xem cho nhiều du khách.
Làng hương Thủy Xuân nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa thu hút du khách đến tham quan.
7 thg 8, 2016
Đi chợ Gò Bình Định cầu may đầu xuân
Quang cảnh nhóm họp Hội chợ Gò năm trước -Ảnh minh hoạ: website UBND huyện Tuy Phước
Chợ Gò thuộc thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 6 km với một bãi đất trống bằng phẳng, cao ráo, dưới chân cầu Trường Út.
Không biết chợ Gò xuất hiện từ bao giờ, nhưng cứ mỗi mùng một Tết nơi đây trở thành một điểm hẹn vui chơi, cầu may cho nhiều người dân Bình Định. Và giờ đây người dân địa phương thường gọi sự kiện này là Hội xuân chợ Gò - là nơi vui chơi, cầu lộc trong ngày đầu năm mới.
Không biết chợ Gò xuất hiện từ bao giờ, nhưng cứ mỗi mùng một Tết nơi đây trở thành một điểm hẹn vui chơi, cầu may cho nhiều người dân Bình Định. Và giờ đây người dân địa phương thường gọi sự kiện này là Hội xuân chợ Gò - là nơi vui chơi, cầu lộc trong ngày đầu năm mới.
6 thg 8, 2016
4 hòn đảo thiên đường tại Phú Quốc
Đến Phú Quốc, bạn sẽ không thể tận hưởng hết vẻ đẹp thiên nhiên nếu chưa đến 4 hòn đảo này.
Phú Quốc là một trong những địa điểm đang thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong thời gian gần đây. Đến với Phú Quốc, ngoài ở những khách sạn đẹp mắt, lặn biển, ngắm hoàng hôn và ăn những loại hải sản ngon miệng… thì nếu chưa đến 4 hòn đảo này, bạn chưa thể khám phá được hết “thiên đường mặt đất nơi đây.
Phú Quốc là một trong những địa điểm đang thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong thời gian gần đây. Đến với Phú Quốc, ngoài ở những khách sạn đẹp mắt, lặn biển, ngắm hoàng hôn và ăn những loại hải sản ngon miệng… thì nếu chưa đến 4 hòn đảo này, bạn chưa thể khám phá được hết “thiên đường mặt đất nơi đây.
Hòn Mây Rút ngoài là một hỏn đảo nhỏ thuộc quần đảo An Thới, xã Hòn Thơm, huyện Phú Quốc, Kiên Giang.
Kỳ lạ 5 bàn thờ và tục cúng tổ tiên lúc nửa đêm của người Khơ Mú
Người dân tộc Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An có tới 5 bàn thờ tổ tiên, mỗi gian thờ chỉ là một gian bếp nhỏ, có treo một số dụng cụ sản xuất và nồi ninh xôi hàng ngày. Mỗi bàn thờ mang một ý nghĩa khác nhau.
Đây là gian thờ tổ tiên của đồng bào Khơ Mú vào ngày bình thường. Ngày thường, gian thờ này là gian bếp chỉ làm nhiệm vụ ninh xôi cho cả gia đình, không được nấu canh hay bất cứ thức ăn nào khác.
Độc đáo làm dao cạo mủ cao su từ càng cua xe ô tô
"Lưỡi dao phải được làm từ thép của bộ phận càng cua xe ôtô thì mới có độ bén lâu...". Đó là kinh nghiệm của anh Lê Văn Kỷ (xóm Quán Minh, xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An), một trong số rất ít người chuyên nghề rèn dao cạo mủ cao su.
Gần 20 năm làm nghề rèn dao cạo mủ cao su, anh Lê Văn Kỷ cho biết, cũng gọi tiếng là nghề rèn nhưng làm dao cạo mủ cao su có cái khác, đó là không phải loại thép nào cũng làm được lưỡi dao, mà "phải là thép của bộ phận càng cua xe ôtô, nhất là dòng xe IFA", bởi đây là loại thép có độ dẻo, bền...
Nhà thờ đổ “ngạt thở” bên bờ biển Xương Điền
Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nam Định đang dần mất đi vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên mà thay vào đó là hàng quán bủa vây tứ phía.
Hàng quán đua nhau mọc lên như nấm từ một năm trở lại đây
Chúng tôi ngao ngán trở lại nhà thờ đổ có tên gọi Trái Tim bên bờ biển Xương Điền, Nam Định vào một ngày hè cuối tháng bảy. Bởi nhìn từ xa, nhà thờ đổ chỉ còn trơ một phần tháp nhọn, nhô lên trên một tổng thể chật kín những lều bạt và hàng quán.
Chợ Thủ Bình Dương - xưa và nay
“Ai về chợ Thủ bán hủ, bán ve
Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu”…
Chợ Thủ Dầu Một được hình thành khoảng gần 2 thế kỷ, nằm gần sát sông Gài Gòn và các con đường bao quanh chợ; phía Bắc giáp với đường Nguyễn Thái Học, phía Nam giáp đường Bạch Đằng, phía Tây giáp đường Đoàn Trần Nghiệp; phía Đông giáp đường Trần Hưng Đạo. Nhìn từ xa, chợ giống như một con tàu với cột buồm đang lênh đênh trên mặt sông Sài Gòn. Chợ có vị trí khá thuận lợi cho việc trao đổi và buôn bán với các tỉnh miền Tây, các vùng lân cận.
Chợ Thủ luôn giữ vị trí là một trung tâm thương mại tiêu biểu của Bình Dương, đồng thời cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cũng chính vì thế, chợ Bình Dương không chỉ là nơi mua bán mà còn là một biểu trưng văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của Bình Dương và Nam Bộ.
Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu”…
Chợ Thủ Dầu Một được hình thành khoảng gần 2 thế kỷ, nằm gần sát sông Gài Gòn và các con đường bao quanh chợ; phía Bắc giáp với đường Nguyễn Thái Học, phía Nam giáp đường Bạch Đằng, phía Tây giáp đường Đoàn Trần Nghiệp; phía Đông giáp đường Trần Hưng Đạo. Nhìn từ xa, chợ giống như một con tàu với cột buồm đang lênh đênh trên mặt sông Sài Gòn. Chợ có vị trí khá thuận lợi cho việc trao đổi và buôn bán với các tỉnh miền Tây, các vùng lân cận.
Chợ Thủ luôn giữ vị trí là một trung tâm thương mại tiêu biểu của Bình Dương, đồng thời cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cũng chính vì thế, chợ Bình Dương không chỉ là nơi mua bán mà còn là một biểu trưng văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của Bình Dương và Nam Bộ.
Ði chợ Gò - Tà Mau (An Giang)
Từ đồn biên phòng của cửa khẩu Tà Mau, xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Ðốc đi bộ để đến chợ Gò bên kia biên giới Campuchia chỉ khoảng 800m. Thấp thoáng trên cánh đồng lúa là những đoàn người gùi hàng hoá từ chợ Gò về, gùi phân bón để đi làm đồng... và có cả những người rảnh rỗi, đi qua chợ Gò chơi để chọn mua một vài mặt hàng rồi xách tay mang về.
Chỉ cần bỏ ra 1.000 đồng tiền Việt, bước lên chiếc ghe để băng qua con kênh mà chiều rộng chỉ nhỉnh hơn chiều dài chiếc ghe một chút là vào chợ. Còn nếu đi qua cầu cách nơi ghe đậu chừng vài chục mét, trước mặt tháp canh có anh lính Campuchia đứng gác thì phải tốn 5.000 đồng mua vé.
Chỉ cần bỏ ra 1.000 đồng tiền Việt, bước lên chiếc ghe để băng qua con kênh mà chiều rộng chỉ nhỉnh hơn chiều dài chiếc ghe một chút là vào chợ. Còn nếu đi qua cầu cách nơi ghe đậu chừng vài chục mét, trước mặt tháp canh có anh lính Campuchia đứng gác thì phải tốn 5.000 đồng mua vé.
Cầu qua chợ Gò, thu phí 2.000 đ/lượt/người qua
Chợ Âm Dương (Bắc Ninh) – nơi "mua may, bán rủi"
Chợ nằm ở địa phận Làng Ó (nay là làng Xuân Ổ), xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 Tết (tháng giêng âm lịch)...
Những huyền thoại về chợ Âm Dương
Theo tương truyền của người xưa, nơi họp chợ Âm Dương xưa là bãi chiến trường do đó có nhiều người chết. Chợ họp là để tạo cơ hội cho người chết và người sống gặp nhau. Chợ bắt đầu họp vào lúc lên đèn, trên một bãi đất trống cạnh ngôi miếu cổ có tiếng là linh thiêng của làng. Chợ không có lều, quán, không sử dụng đèn nến. Người đi chợ mang một con gà đen đã được chăm sóc cẩn thận làm vật tế Thành Hoàng làng. Trong chợ cũng có cả những dãy hàng mã, hương, nến, cau trầu. Ở đầu chợ, người ta đặt một chậu nước để thử tiền âm hay tiền dương. Có người sớm hôm sau xem trong túi đựng tiền toàn là vỏ hến, lá đa, thậm chí có cả mẩu yếm sồi. Mọi người đều rất vui vẻ vì coi đó là dịp làm điều phúc, điều thiện với người đã chết. Chợ tan khi còn đêm.
Những huyền thoại về chợ Âm Dương
Theo tương truyền của người xưa, nơi họp chợ Âm Dương xưa là bãi chiến trường do đó có nhiều người chết. Chợ họp là để tạo cơ hội cho người chết và người sống gặp nhau. Chợ bắt đầu họp vào lúc lên đèn, trên một bãi đất trống cạnh ngôi miếu cổ có tiếng là linh thiêng của làng. Chợ không có lều, quán, không sử dụng đèn nến. Người đi chợ mang một con gà đen đã được chăm sóc cẩn thận làm vật tế Thành Hoàng làng. Trong chợ cũng có cả những dãy hàng mã, hương, nến, cau trầu. Ở đầu chợ, người ta đặt một chậu nước để thử tiền âm hay tiền dương. Có người sớm hôm sau xem trong túi đựng tiền toàn là vỏ hến, lá đa, thậm chí có cả mẩu yếm sồi. Mọi người đều rất vui vẻ vì coi đó là dịp làm điều phúc, điều thiện với người đã chết. Chợ tan khi còn đêm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)