16 thg 10, 2019

Độc đáo nghề nhuộm chàm của người Nùng An

Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An tại xã Phúc Sen (Quảng Uyên) vẫn được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là một nghề truyền thống, đem lại giá trị kinh tế mà còn là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. 

Phụ nữ Nùng An phơi vải chàm. 

Song song với sự phát triển của xã hội, đã có một khoảng thời gian, nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An đứng trước nguy cơ bị mai một. Thế nhưng, chính nét sinh hoạt thường ngày riêng có của người dân nơi đây đã mang lại một sắc màu mới cho nghề thủ công truyền thống này. Hiện nay, xã Phúc Sen còn 35 hộ lưu giữ, sản xuất vải chàm nằm rải rác tại các xóm Khào A, Khào B, Lũng Vài, Phja Chang. 

15 thg 10, 2019

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào S’Tiêng

Theo Địa chí Bình Phước, thổ cẩm là một loại hàng vải dệt thủ công, có nhiều họa tiết được bố trí xen kẽ, nổi lên trên bề mặt vải giống như thêu. Những hoa văn này đem lại cho tấm vải sự tương phản về đường nét, màu sắc. Ở Bình Phước, ngoài các dân tộc tại chỗ như: S’Tiêng, Mnông, Khmer, còn có một số dân tộc khác như: Tày, Nùng, Mường, Thái... khi di cư đến, họ cũng mang theo nghề dệt thổ cẩm với những nét độc đáo riêng. 

Hiện nay, phần lớn phụ nữ S’Tiêng không còn biết dệt thổ cẩm như trước đây. 

Đối với đồng bào dân tộc S’Tiêng, dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của phụ nữ. Các thiếu nữ S’Tiêng tuổi từ 13 đến 15 được bà, mẹ, cô, dì trong nhà truyền lại nghề dệt thổ cẩm. Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo; bằng các nguyên vật liệu sẵn có từ rừng, phụ nữ S’Tiêng đã dệt nên những sản phẩm tinh xảo, có hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ vừa mang tính dân gian, vừa mang tính hiện đại của cuộc sống.

Dệt vải lanh - Nghề thủ công truyền thống của dân tộc H'mông

Với dân tộc HMông, bên cạnh nghề làm nương rẫy, ruộng nước và chăn nuôi...họ còn có một số nghề thủ công truyền thống đạt kỹ thuật cao....
Ở Sơn La, dân tộc HMông có số dân đông thứ 3 với 114.578 người cư trú chủ yếu ở các vùng nuí cao thuộc các huyện: Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Thuận Châu và Sông Mã, Mai Sơn, Mường La. Sơn la có 3 nghành Mông: HMông hoa, HMông trắng, HMông đen với các nét đặc trưng văn hoá độc đáo khác nhau.

Ảnh: TTXVN

Với dân tộc HMông, bên cạnh nghè làm nương dãy, ruộng nước và chăn nuôi...họ còn có một số nghề thủ công truyền thống đạt kỹ thuật cao mà đặc sắc hơn cả là nghề dệt vải lanh (dùng sợi lanh để dệt thành vải).

Nón lá Sai Nga

Trong “cơn lốc” công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều làng xã của huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ vẫn giữ được nghề truyền thống, không những thế còn biến nó thành thế mạnh, Sai Nga là một trong những địa phương tiêu biểu. Tuy là một nghề thủ công “phụ” nhưng đem lại thu nhập “chính” cho các hộ dân nơi đây. 

Điều dễ nhận thấy nhất khi về Sai Nga là những khoảng sân trắng màu lá cọ, tre nứa đã chẻ sẵn, dùng để đan nón. Trước kia, khi kinh tế còn khó khăn, lá cọ được dùng để lợp nhà, nhưng ngày nay, cọ chỉ được dùng làm nguyên liệu khâu nón. Những chiếc nón lá nhờ đôi bàn tay khéo léo của người Sai Nga tạo nên được khách hàng khắp nơi ưa chuộng.

Những người già nhất ở Sai Nga cũng chẳng còn nhớ nghề làm nón xuất hiện tự bao giờ, lại càng không thể nhớ ai là người đưa nghề nón từ làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) đến với người Sai Nga. Cũng không có sách nào ghi chép về cụ tổ nghề, những người thợ chỉ truyền bằng miệng và nghề đã tồn tại cho đến bây giờ. Nhưng với người Sai Nga hôm nay nghề làm nón không chỉ giúp họ ổn định cuộc sống, mà còn gìn giữ một nét văn hoá của vùng đất Tổ.

Tết ăn cơm mới

Tết ăn cơm mới (Nèn kin khẩu mấư) là tết truyền thống của người Tày, Nùng Cao Bằng được tổ chức vào chiều ngày 9/9 âm lịch hằng năm.

Bát lúa nước mới - lễ vật không thể thiếu trong ngày Tết ăn cơm mới. 

Theo người Tày, Nùng, ruộng cấy lúa nước của vùng cao đa phần là ruộng cạn (ruộng chờ nước mưa). Người nông dân vùng cao cần chọn các giống lúa thích hợp vào mùa mua mới có nước để cày bừa, gieo cấy. Sau Tết Trung thu (15/8), lúa bắt đầu trỗ bông, đến tháng Mười lúa mới chín.

Tản mạn về địa danh làng, xã Cao Bằng

Thoáng nghe, nhìn về các địa danh Cao Bằng bỗng dưng gieo vào lòng tôi câu hỏi: Tại sao người ta đặt tên như vậy? Xuất xứ địa danh? Ở đây tồn tại một nghịch lý là rất nhiều địa danh thân thiết từng được gọi quen thuộc hằng ngày, thậm chí đã đi vào thi ca, âm nhạc, thản nhiên “sống” trong lòng xã hội mà ta không hiểu nó.

Non nước Ngọc Côn (Trùng Khánh). Ảnh: Thế Vĩnh

Địa danh tỉnh Cao Bằng rất phong phú đa dạng, cho đến nay, có trên 2.400 tên làng, tổ dân phố, 199 tên xã và 13 tên huyện, Thành phố, chưa kể đến vô vàn tên núi, sông, ruộng, đồng… Qua sơ cứu chúng ta có thể nhận ra địa danh làng, xã được đặt tên gắn với các điều kiện sinh hoạt đời sống, sự kiện lịch sử, người có công với đất nước. Địa danh làng, xã mà chúng tôi muốn đề cập ở đây chỉ trong phạm vi khuôn khổ tiếng Tày, Nùng.