15 thg 8, 2019

Hoằng Phúc tự - ngôi chùa cổ nhất đất miền Trung

Chùa Hoằng Phúc với lịch sử hình thành hơn 700 năm, nơi đây được xem là ngôi chùa hiện diện lâu đời nhất trên dải đất đất miền Trung.

Ngôi chùa gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha. 

Tọa lạc ở thôn Thuận Trạch (xã Mỹ Thuận, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), giữa mảnh đất đầy nắng và gió của miền Trung. Ngôi chùa toát lên nét giản dị, bình yên sâu lắng đến lạ thường. Chùa Hoằng Phúc không chỉ là địa điểm tín ngưỡng của những người con Phật mà còn là điểm đến tham quan của du khách gần xa.

Hoang sơ cầu tre Cẩm Đồng

Vẻ đẹp mộc mạc, hoang sơ với khung cảnh của đồng quê yên bình Việt Nam, cầu tre Cẩm Đồng từ lâu đã trở thành một điểm đến đầy thú vị cho những du khách khi đến với Quảng Nam.

Cách phố cổ Hội An tầm 12km về hướng Tây, cầu tre Cẩm Đồng (thuộc thôn Cẩm Đồng, xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn) là một cây cầu tre đơn sơ tựa như tấm lụa vắt qua dòng sông Vĩnh Điện tạo nên một bức tranh làng quê tuyệt đẹp.

6 thg 8, 2019

Đội cồng chiêng làng Kon Pring

Đến thăm Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring (xã Đăk Long, huyện Kon Plông) vào một buổi chiều cuối tháng 6/2019, tôi gặp chị Y Lim cùng 2 cô gái trẻ Y Vứt và Y Nhúa đang náo nức chuẩn bị biểu diễn chiêng xoang phục vụ đoàn khách du lịch sắp tới…

Chiều muộn. Những đám mây ùn ùn kéo đến, phủ lên những đồi thông. Ánh nắng mặt trời chỉ còn le lói trên đỉnh nhà rông của Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring.

Dù có vẻ thấm mệt sau một ngày làm rẫy vất vả, nhưng trên gương mặt của 3 người vẫn tràn ngập niềm vui. Y Lim vừa giúp Y Vứt chỉnh lại trang phục vừa phấn khởi nói: Đến nay thì mọi người đã quen dần với việc làm du lịch, khi mà khách đến tham quan Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring ngày càng nhiều.

Vài năm trở lại đây, ngoài việc lên rẫy, mỗi thành viên đội cồng chiêng ở Kon Pring còn có thêm nguồn thu nhập 3 - 5 triệu đồng/tháng từ việc làm du lịch, nhờ đó cuộc sống của các gia đình cũng được cải thiện - Y Nhúa nhỏ nhẹ kể.


Chị Y Lim (ngoài cùng bên trái) đang trang điểm cùng Y Vứt và Y Nhúa. Ảnh: ĐT 

Nghề rèn của người Xơ Đăng ở Măng Ri

Đối với đồng bào Xơ Đăng ở xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) nghề rèn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những vật dụng rèn ra, như cuốc, dao, liềm, bên cạnh để phục vụ lao động sản xuất, sinh hoạt cho gia đình, bà con còn bán hoặc đổi lấy cây sâm Ngọc Linh giống về trồng. Cứ thế, qua thời gian, nhờ nghề rèn, cuộc sống nhiều hộ gia đình dần trở nên khấm khá hơn…

Sáng sớm vào Pu Tá - ngôi làng nằm trên sườn núi, được bao quanh bởi những ruộng lúa bậc thang đang dần chín vàng- tôi gặp ông A Hình (63 tuổi), một trong những thợ rèn lâu năm của làng.

Hôm nay ông A Hình nghỉ đi rẫy, ở nhà để rèn tiếp lưỡi dao và lưỡi rìu mà ông đang rèn dở mấy hôm nay. Thấy ông chuẩn bị dụng cụ để rèn, cháu ngoại là A Thiện (13 tuổi) cũng ra phụ giúp.

Dù tuổi còn nhỏ nhưng A Thiện đã biết lấy củi để nhóm bếp lửa nung sắt. Từ đống củi được chất gọn gàng ở góc bếp, cậu bé lấy củi thông và củi dẻ lần lượt đưa cho ông của mình. Đã thành thói quen, hai ông cháu vừa làm vừa ngâm nga: 


“Củi thông khi cháy lửa to
Củi dẻ khi cháy sẽ cho than nhiều”

Miếu đôi, hóa giải mâu thuẫn chốn non cao

Mâu thuẫn nảy sinh khi cư dân hai làng tranh giành quyền được xây ngôi miếu thờ. Và cũng chính việc xây miếu đã hóa giải mâu thuẫn dân cư vùng giáp ranh Quảng Ngãi- Bình Định. Đấy là chuyện hơn 300 năm trước ở vùng non cao nằm cạnh biển Sa Huỳnh (Đức Phổ).

Hoang tàn cổ miếu 


Anh Lê Thanh Phong - Trưởng thôn Đồng Vân, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) điều khiển xe máy chở tôi men theo con đường mòn uốn lượn ven xóm nhà lưng chừng núi, rồi dừng lại trước miếu cổ ven đường bị hư hại theo thời gian. Miếu nằm cạnh nhau dưới tán rừng với những thân cây cao lớn, khu vực núi Đôi - gò Vung, địa giới phân chia hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định thuở trước (giờ ranh giới lùi về phía Bình Định 2km).

Anh Lê Thanh Phong thắp hương trước ngôi miếu cổ. 


Xuôi về ngã tư Ba La

Từ xa xưa, ngã tư Ba La (nay là ngã năm), nơi phân rẽ hai tuyến đường quan trọng nối trung tâm tỉnh lỵ Quảng Ngãi xuống Phú Thọ, cửa Đại Cổ Lũy chếch đông bắc còn thẳng đông là vạn phố Thu Xà cùng với những đổi thay lưu dấu trang sử địa phương, nên được nhiều người, nhiều nơi biết và nhắc đến!

Thời kỳ sơ khai của làng Ba La (nay thuộc xã Nghĩa Dõng, TP.Quảng Ngãi) có thể kể từ thế kỷ thứ XVII, cuộc sống và tổ chức làng xã phát triển dần ở các thế kỷ thứ XVIII, XIX. Lúc đó cư dân đông đúc dọc bờ nam sông Trà Khúc trải dài từ bến đò Tuyển đến giáp xóm Vạn Chài làng Vạn Tượng, bởi vùng đất này phù sa màu mỡ và giao thông đường sông phát triển. Thế rồi, sự biến động của sông, sông Trà chuyển dòng xói lở bờ nam, mỗi năm sông xâm thực vào đất liền cả chục mét.

Ngã tư Ba La. 

Người Lý Sơn trồng gì nhiều trước khi trồng tỏi?

Lý Sơn hiện được mệnh danh là "vương quốc tỏi". Tuy nhiên, để giải thích nghề trồng hành tỏi có từ bao giờ trên hòn đảo xinh đẹp này, thì hình như lại có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng có một điều chắc chắn, vào thế kỷ XIX, người Lý Sơn chưa lấy cây tỏi, lẫn cây hành làm cây trồng truyền thống, mà là một loại cây trồng khác.

Từ một bản tấu trình 


Hiện nay, tại nhà thờ của các tộc họ trên đảo Lý Sơn còn lưu giữ hàng vạn trang tài liệu Hán Nôm, mà trong số đó có những tài liệu Hán Nôm có niên đại rất sớm, từ thời vua Lê Kính Tông, niên hiệu Hoằng Định (1601–1619), liên quan đến việc khai phá đất đảo Lý Sơn.

Trong đó có một bản tấu trình vào tháng 5, năm Minh Mạng thứ 6 (1825) của Cựu lĩnh suất (đội) Biệt nạp Cai hợp Thắng (Nguyễn Quang Thắng), Xã trưởng Trương Văn Liễu, Xã trưởng Nguyễn Văn Kháng, Cai đình Nguyễn Văn Sắt, Chấp sự Dương Văn Nhạc, Thủ bản Nguyễn Văn Chiến, cùng toàn phường phường An Hải - Lý Sơn, thuộc Nội phủ, huyện Bình Sơn. 

Lý Sơn được mệnh danh là "vương quốc tỏi", nhưng theo nhiều tài liệu Hán Nôm thì trước khi trồng tỏi, người dân Lý Sơn đã nổi tiếng với cây đậu phụng. ẢNH: PV 

Ngẩn ngơ ngắm bình minh tuyệt đẹp nơi cửa sông Lam

Con đường ven đê sông Lam xuống đến Cửa Hội bỗng trở nên khác lạ hơn khi được phủ ánh nắng rực rỡ ban mai. 

Cửa sông Lam bắt gặp biển Cửa Hội trong những tia nắng đầu ngày chói rực. Ảnh: Hải Vương 

Cuốn hút sắc màu đồng ngô mùa thu hoạch

Cuối mùa vụ, những đồng ngô ở Nam Tân, huyện Nam Đàn (Nghệ An) chuyển màu vàng cháy, nổi bật giữa mảng xanh tươi mát của cây và núi, tạo nên khung cảnh cuốn hút. 

Cánh đồng ngô vào mùa thu hoạch phủ màu vàng ươm. Ảnh: Hải Vương 

Nhà thờ hơn 100 tuổi phong cách 'lai' Á - Âu ở Sài Gòn

Nhà thờ Cha Tam độc đáo bởi sự kết hợp kiến trúc Gothic Châu Âu với yếu tố văn hóa của người Hoa. 

Nhà thờ Cha Tam (đường Học Lạc, quận 5) có tên chính thức Saint Francisco Xavier, xây dựng năm 1900 và hoàn thành sau hai năm. Nhà thờ được xây dựng cho người Hoa theo Công giáo ở Chợ Lớn có nơi hành lễ. 
Người đứng ra xây dựng là linh mục Pierre d’ Assou, cũng là vị chau đầu tiên của nhà thờ. Ông có tên Hoa là Đàm Á Tố - phiên âm là Tam An Su. Vì vậy mọi người quen gọi là nhà thờ Cha Tam.