Hiển thị các bài đăng có nhãn núi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn núi. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 12, 2018

Bạch Mã trên đỉnh Trường Sơn

Giữa những con đường mòn luồn qua rừng để đến các thắng cảnh, ai cũng cảm thấy phiêu diêu bởi dàn nhạc rừng từ hàng chục loại chim líu lo cùng lúc... 

Thác Đỗ quyên 

Một trong năm lời nhắn gửi của Ban quản lý Vườn Quốc gia Bạch Mã đến du khách là "Bạn không nên mong đợi ở Bạch Mã những khách sạn sang trọng, nhà hàng, quán karaoke và quà lưu niệm, những thức ăn có nguồn gốc từ động vật rừng. Chúng tôi rất biết ơn nếu bạn thực hiện theo những bảng chỉ dẫn trong quá trình tham quan...".

24 thg 12, 2018

Ngược đỉnh Voi Mẹp, nóc nhà vùng đất lửa Quảng Trị


Với độ cao gần 1.800 mét so với mực nước biển, dãy núi Voi Mẹp là nơi khởi nguồn của bốn con sông lớn chảy qua vùng đất lửa Quảng Trị là Thạch Hãn, Hiếu Giang, Bến Hải và Sê Băng Hiêng.

18 thg 12, 2018

Trên đỉnh Trà Sư

Trong dịp tình cờ, chúng tôi được người bạn dẫn đi chinh phục đỉnh núi Trà Sư. Ngọn núi cao chưa đầy 150m nằm bên cạnh thị trấn Nhà Bàng (Tịnh Biên) này có những nét đẹp riêng và tiếp đón khá đông khách hành hương đến cúng viếng.

Việc thăm đỉnh Trà Sư là mong muốn của chúng tôi từ lâu nhưng chuyến đi núi vừa qua thực sự nằm ngoài kế hoạch. Do đó, tôi leo núi với chiếc ba lô lỉnh kỉnh đồ đạc và đôi giày vốn không phù hợp cho những chuyến dã ngoại mướt mồ hôi như thế này.

Theo lời người bạn, đỉnh Trà Sư không quá cao nhưng đường lên đó chủ yếu là thang dốc men theo triền núi dựng đứng. Bởi thế, việc lên tới độ cao gần 150m thực sự là một thử thách “rất đã” với những ai quanh năm chỉ quen sống ở đồng bằng. 

Một góc thị trấn Nhà Bàng nhìn từ đỉnh Trà Sư 

2 thg 12, 2018

Những cây thuốc quý mọc hoang trên núi Cấm

Có những loại cây, cỏ nhìn cũng bình thường nhưng có tác dụng trị bệnh rất bất ngờ. Hiểu được giá trị của những loại thuốc quý mọc hoang dã, cư dân núi Cấm đang nỗ lực bảo tồn, giữ gìn như một nét rất riêng của vùng đất huyền bí này.

Cả đời bám núi, giữ rừng 


Khác với đồng bằng, cư dân núi Cấm không ở quần cư vào một chỗ mà sống rải rác theo các vồ, khu vực núi khác nhau. Có những ngôi nhà mà muốn “ghé chơi”, chỉ có cách duy nhất là lội bộ đường rừng, đi dọc theo các con suối. Nhìn từ trên xuống, những ngôi nhà thoắt ẩn, thoắt hiện trong những tán cây rất thú vị. Có khi, từ nhà này sang nhà khác, phải băng vài cây số đường núi. Ông Bành Thanh Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm An Giang) cho biết, có nhiều hộ tham gia chương trình giao khoán trồng và bảo vệ rừng của ngành kiểm lâm từ vài chục năm trước. Hiện nay, họ vẫn bám trụ với núi Cấm để vừa làm kinh tế, vừa bảo vệ rừng. Đây là những người am hiểu từng ngọn cây, cọng cỏ vùng núi. Qua thời gian gắn bó lâu dài với núi Cấm, họ vô tình phát hiện những cây thuốc quý và dành thời gian chăm sóc, bảo tồn để giúp đời. 

Ông Phạm Văn Hải hái loại sâm núi mọc tự nhiên trên núi Cấm 

15 thg 11, 2018

Ngọn núi thiêng gắn với huyền tích chữa bệnh ở Bình Thuận

Núi Tà Cú nổi tiếng với huyền tích chữa bệnh cho hoàng thái hậu và bức tượng Phật nằm lập kỷ lục châu Á. 

Đây là ngọn núi thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, được biết đến như một thắng cảnh quốc gia với hệ thực vật phong phú. Núi cũng là chốn linh thiêng đối với khách mộ đạo.

Không xuất sơn vẫn có thể chữa bệnh cho hoàng thái hậu
Năm 1872, nhà sư Trần Hữu Đức (1812-1887) lên núi Tà Cú lập tịnh thất tọa thiền trong một hang đá. Năm Tự Đức thứ 33, hoàng thái hậu bệnh nặng, nhà sư đã trì chú và kê toa thuốc gửi sứ mang về chữa lành bệnh cho hoàng thái hậu. Thay lời cảm tạ, vua Tự Đức đã ban 4 chữ Linh Sơn Trường Thọ cho ngôi chùa trên núi Tà Cú, nơi nhà sư tu tập.

Khi nhà sư viên tịch vào ngày 5/10 Âm lịch năm 1887, ngôi chùa bên dưới Linh Sơn Trường Thọ, gọi là Linh Sơn Long Đoàn (chùa Dưới) được thành lập như một nơi để thờ cúng và ghi nhớ công ơn của người khai sơn.

Mái chùa Linh Sơn Trường Thọ trong không gian mây trời. Ảnh: Instagram 

31 thg 10, 2018

Lên đỉnh núi Múa

Thời gian gần đây, khách Tây đã đến Việt Nam thường nhắc đến từ Mua Caves' nhiều trên mạng xã hội cũng như blog cá nhân bởi cảnh sắc núi non đẹp như tranh vẽ. Trong tháng 8 năm 2018, vượt qua cả Tràng An, Tam Cốc hay chùa Bái Đính, Hang Múa thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư (Ninh Bình) xuất sắc đứng đầu top 5 điểm đến tại Ninh Bình trên trang du lịch số 1 thế giới TripAdvisor. 

Theo truyền thuyết, thuở đời Trần giữ vị trí ngôi vương đã chọn nơi đây xây dựng An Thái Vi và thường xuyên đến để xem các cung tần, mỹ nữ hát múa và từ đó cái tên này được ra đời. 

Hang Múa nhận được nhiều lời khen khi đem tới một vẻ đẹp độc đáo, hòa quyện của lịch sử văn hóa với thiên nhiên của vùng đất Cố đô. Nơi đây được ví là Vạn lý trường thành của Việt Nam với 486 bậc thang đá rêu phong cổ kính sẽ đưa bạn lên đỉnh Hang Múa.

Khu du lịch sinh thái Hang Múa thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư (Ninh Bình).

27 thg 1, 2018

Trải nghiệm leo đỉnh Hàm Lợn

Leo núi theo kiểu đi từng bậc thang lên đỉnh là chuyện bình thường và dễ dàng. Nhưng kiểu mò mẫm đường mòn từ ngọn núi này qua ngọn núi khác lại là một trải nghiệm khác biệt và thú vị với những người ưa thích du lịch khám phá.

Bài kiểm tra thể lực


Hàm Lợn là một ngọn núi thuộc dãy Độc Tôn ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, với độ cao khoảng 460 m so với mực nước biển. Ngọn núi này cách Hà Nội chỉ chừng 40 km, không xa đô thị nhưng vẫn còn khá hoang vu. Bởi vậy nên nhiều bạn trẻ thích đến đây, tổ chức cắm trại bên hồ Hàm Lợn hoặc leo núi.

Nhiều bạn trẻ cho rằng leo lên đỉnh Hàm Lợn, mặc dù ngọn núi này không cao, nhưng sẽ giống như một bài kiểm tra thể lực cho một hành trình gian nan khác là leo đỉnh Fansipan, ngọn núi cao nhất Việt Nam nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Anh Thành Vinh (Sóc Sơn – Hà Nội) nhận xét: “Khác với Fansipan, Hàm Lợn không có một đường mòn chính thức nào cả, nên rất dễ lạc”. Thi thoảng đường đang đi đột ngột biến mất. Thay vào đó là những đám dương xỉ rậm rạp, bụi bặm, những bờ bụi cao quá đầu người. Đoàn leo núi luôn cần một người thông thạo địa hình và thành viên cần bám rất sát người dẫn đường này để tránh lạc. 


Vượt qua các cánh đồng trước khi đến chân núi Hàm Lợn.

20 thg 11, 2017

Lãng mạn trên đường vào “Tuyệt tình cốc” ở Cao Bằng

PV Lao Động đã có trọn một ngày đi bộ, lang thang khám phá “Tuyệt tình cốc” tỉnh Cao Bằng, Núi Thủng Phja Piót đầy lãng mạn với lỗ thủng xuyên núi đường kính tới 50m - độc nhất vô nhị ở Việt Nam - này!

31 thg 10, 2017

Tận hưởng cảm giác phượt đến cùng đỉnh núi Chứa Chan

Vì Chứa Chan là cung ngắn, có thể đi về trong ngày mà nhiều người đã bỏ qua rất nhiều trải nghiệm tuyệt vời tại đây. 

Cựa mình, thấy người đau ê ẩm, 2 chân mỏi rã rời, mắt nhắm mắt mở quơ tay tìm chiếc điện thoại tôi bỗng giật mình vì chạm phải thứ gì đó mát lạnh.

Ngồi bật giậy, vội vã kéo roẹt một đường khóa thật dài trên tấm lều, một cơn gió buốt lạnh phả vào mặt, một đám sương trắng xóa cũng ùa theo sau. Thì ra cả đêm qua, chúng vởn quanh chiếc lều làm ướt đẫm cả bề mặt chỉ chực chờ chúng tôi thức giấc và đón lấy. 

Đêm trên đỉnh Chứa Chan. 

30 thg 10, 2017

Lên núi Bảo Đài, nghe tiếng thông reo…

Am Ngọa Vân trên núi Bảo Đài, TX Đông Triều - nơi đệ nhất Tổ của phái Trúc Lâm Yên Tử nhập niết bàn, từ nhiều năm nay đã trở thành nơi bước chân phật tử và du khách hướng về. Đến đây, ai cũng muốn tìm cho mình sự tĩnh tâm, thư thái...

Khu Thông Đàn là điểm dừng chân của du khách trên đường hành hương lên am Ngọa Vân 

Vào những ngày đầu mùa thu này, du khách thường lựa chọn lên Ngọa Vân bằng cáp treo 1 chiều, sau đó đi bộ theo con đường mà Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông xưa đã đi theo dọc suối phủ Am Trà để đến 1 địa danh nằm ở lưng núi có tên Thông Đàn.

17 thg 9, 2017

Choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng Bạch Mã

Cách nhau dải Hải Vân, nếu Bà Nà là một khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, thì Bạch Mã lại cuốn hút bởi cảnh sắc hoang sơ, kỳ vĩ.

Cách thành phố Huế khoảng 40 km về phía Nam, núi Bạch Mã nằm nép mình bên dãy Trường Sơn trông như một con ngựa bạch duỗi chân hướng ra biển mênh mông. 

21 thg 8, 2017

Những ngọn núi xứng tầm di tích quốc gia

Đó là núi Thới Lới và Giếng Tiền, 2 trong 5 ngọn núi độc đáo hình thành từ dung nham núi lửa hàng nghìn năm trước ở huyện Lý Sơn.

Ngành VH-TT&DL tỉnh đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ di tích núi Thới Lới và Giếng Tiền, để UBND tỉnh trình Bộ VH-TT&DL công nhận di tích thắng cảnh cấp quốc gia.

Thới Lới hùng vĩ
Trên tàu cao tốc ra đảo Lý Sơn, từ xa du khách có thể nhìn thấy núi Thới Lới cao vút, cùng với những ngọn núi khác tạo dáng vẻ như đất đảo có hình thang cân. Núi Thới Lới cao so với mực nước biển khoảng 170m. Nhiều du khách đến Lý Sơn thường kháo nhau, nếu chưa chinh phục được đỉnh núi Thới Lới thì xem như chưa đến Lý Sơn.

Du khách tham quan cột cờ Tổ quốc trên đỉnh Thới Lới. ẢNH: VĨNH HƯỚNG 

23 thg 7, 2017

Núi Thới Lới - thắng cảnh thiên nhiên độc đáo

Vào những ngày trời trong, từ mũi Tổng Binh, trong đất liền, có thể nhìn thấy khá rõ đảo Lý Sơn chập chờn trên sóng biển, tựa hình một con giao long nghênh phong, hý thủy. Núi Thới Lới chính là phần đầu con vật huyền thoại ấy, quay về phía khơi xa, ngẩng đầu kiêu hãnh. Đây là 1 trong 5 ngọn núi lửa đã tắt từ lâu, hình thành nên cù lao Ré (đảo Lớn), huyện đảo Lý Sơn. Núi nằm về phía đông hòn đảo, là một thắng cảnh độc đáo với hồ nước trên đỉnh, hang đá dưới chân và di chỉ khảo cổ học chìm trong lòng đất.

Từ cảng Lý Sơn, chỉ sau chừng 15 phút đi xe máy là có thể đến chân núi Thới Lới. Một con đường thoai thoải xuất phát từ cánh đồng tỏi phía đông đưa du khách vòng qua sườn bắc lên đến lưng chừng ngọn núi cao gần 170m so với mặt nước biển. Ở đây có một trảng đất rộng, tương đối bằng phẳng, là địa điểm dựng cột cờ Lý Sơn, ngày đêm lồng lộng tung bay lá cờ đỏ thắm.

Sóng, gió và những tác nhân xâm thực khác đã ngoạm vào chân núi phía đông bắc để tạo thành hang Câu, nối vòng qua mé tây bắc là hang đá Chùa Hang. Hang Câu, chùa Hang là những cảnh sắc thiên nhiên nổi tiếng của Lý Sơn, hài hoà vẻ đẹp lung linh của mây trời, gió biển với hùng vĩ, cứng cáp của núi đá, san hô.

Núi Thới Lới nhìn từ phía nam 

6 thg 7, 2017

Danh thắng núi Trầm

Thắng cảnh núi Trầm thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) không chỉ có phong cảnh sơn thủy hữu tình mà còn là nơi quần tụ nhiều di tích, chùa chiền mang ý nghĩa tâm linh, có giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời vùng xứ Đoài. 

Chuyện kể rằng núi Trầm là viên ngọc trắng rơi xuống từ trời, khi chạm đến đất ven sông Đáy thì hóa thành 5 con chim phượng hoàng nhô đầu là 5 đỉnh núi. Vì vậy núi Trầm còn có tên gọi khác là Ngũ Nhạc Sơn, sau đổi tên là Tử Trầm Sơn. Đường lên núi Trầm chỉ mất khoảng 10 phút từ dưới chân núi là có thể lên lưng chừng. Tại đây có một khoảnh đất khá bằng phẳng, du khách có thể dễ dàng quan sát năm đỉnh núi đá vôi màu trắng nổi bật. Từ đây có nhiều lối mòn nhỏ tỏa lên năm đỉnh núi. 

Toàn cảnh núi Trầm với 5 đỉnh tại xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh: Việt Cường

Khung cảnh làng mạc trải dài với những cánh đồng xanh mướt của xứ Đoài nhìn từ đình núi Trầm. Ảnh: Khánh Long

13 thg 5, 2017

Vượt nắng gió chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi

Chúng tôi đến với Hà Giang vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Xách ba lô lên và đi, 2 người chúng tôi đã có được những trải nghiệm lần đầu đầy mới mẻ khi chinh phục đỉnh "9 tầng thang". 

Từ xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, bạn hãy hỏi đường để đến với huyện Hoàng Su Phì (cách Tân Quang 66 km). Đỉnh Chiêu Lầu Thi cao 2.402 m so với mực nước biển, thuộc dãy Tây Côn Lĩnh, là ngọn núi cao thứ hai của Hà Giang. 

29 thg 4, 2017

Choáng ngợp với khung cảnh “thập diện mai phục” trên dãy Tam Đảo

Chỉ trong chưa đầy một ngày, bạn có thể khám phá khung cảnh vừa liêu trai, vừa lãng mạn, không kém phần thử thách của 3 đỉnh thuộc dãy núi Tam Đảo...

Bạn cần một chuyến “chạy trốn” khỏi những khói bụi nơi thành thị, cần chinh phục những thử thách mới mẻ của thiên nhiên để chiêm nghiệm lại chính mình, hay đơn giản là bạn muốn hòa mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên để nạp thêm năng lượng? Chẳng phải đi đâu xa, hãy xách ba lô lên đi 80km từ Hà Nội về thị trấn Tam Đảo và chinh phục 3 đỉnh núi thuộc dãy này. Đây là cung trekking còn mới nhưng đang được rất nhiều bạn trẻ săn đón.

27 thg 3, 2017

Khám phá danh thắng núi Bà Đen

Núi Bà Đen từ lâu đã là một danh thắng nổi tiếng và được coi là biểu tượng của vùng đất Tây Ninh, miền Đông Nam Bộ. Nơi đây còn là điểm du lịch tâm linh với ngôi chùa Linh Sơn Tiên Thạch gắn liền với truyền thuyết Bà Đen, thu hút hàng triệu lượt du khách về thăm viếng mỗi năm. 

Cả một vùng đồng bằng mênh mông vùng ngoại ô thành phố Tây Ninh với những cánh đồng lúa trải rộng thẳng tắp, vùng chuyên canh mãng cầu, từng thửa rau xanh mỡ màng như làm nền để tôn lên ngọn núi Bà Đen vốn là “nóc nhà Nam Bộ” với độ cao 986m. Nhìn từ xa, núi Bà Đen lúc thì nổi bật giữa nền trời xanh, lúc thì ẩn hiện dưới từng gợn mây bảng lảng lẫn trong sương. Ngọn núi như mê hoặc du khách, gợi những truyền thuyết tâm linh, ẩn chứa nhiều nét đặc trưng văn hóa của một vùng đất Tây Ninh đầy nắng, gió…

Núi Bà Đen cùng với Núi Heo và Núi Phụng đã tạo nên quần thể di tích văn hóa lịch sử Núi Bà với khung cảnh hữu tình, lại thêm nhiều hang động để du khách khám phá. Hàng thế kỷ qua, núi Bà Đen nổi tiếng khắp Nam Bộ bởi vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc vốn có. Ngày nay, nơi đây đã trở thành điểm khám phá và chinh phục mới của giới trẻ. Hơn thế, đỉnh núi cao nhất Nam Bộ này thường có mây bao phủ, còn là điểm săn mây lý tưởng cho các tay máy chuyên và không chuyên. Có lẽ cũng bởi vậy mà đỉnh núi này còn có tên là Vân Sơn.

Núi Bà Đen là điểm du lịch nổi tiếng của Tây Ninh, thu hút hàng triệu lượt du khách về thăm viếng mỗi năm.

21 thg 3, 2017

Khám phá hang Múa - điểm đến thú vị của giới trẻ

Hang Múa là một điểm đến thú vị cho những người thích chinh phục độ cao. Ngoài ra, đây cũng là một địa điểm chụp ảnh cưới tuyệt đẹp ở Ninh Bình.

Chỉ cách Hà Nội 90km, Hang Múa thuộc quần thể du lịch sinh thái thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình.

15 thg 2, 2017

Hành hương về miền đất Phật

Bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch hàng năm, lễ hội xuân Yên Tử (thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) thu hút hàng vạn người dân hành hương về miền đất Phật. 

Hội xuân Yên Tử

Từ xưa, dân gian đã có câu: “Trăm năm tích đức, tu hành / Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”. Yên Tử là một thắng cảnh nổi tiếng với nhiều chùa, am, tháp nằm ẩn mình trong rừng cây cổ thụ lâu đời gắn liền với tên tuổi Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308), người sáng lập và phát triển Thiền phái Trúc Lâm của Việt Nam. Đầu năm đi lễ chùa ở Yên Tử vừa là dịp để các tăng ni, phật tử thập phương hành hương về cõi Phật, cầu mong một năm mới bình an, vừa là dịp tỏ lòng biết ơn Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Lễ khai hội Xuân Yên Tử năm nay được tổ chức tại chùa Trình. Phần lễ có nghi thức rước lễ long trọng với sự tham gia của hơn 100 phật tử, lễ cầu nguyện quốc thái dân an, nghi thức khai ấn cầu may đầu tiên của năm mới. Phần hội là màn biểu diễn nghệ thuật với màn trống hội hoành tráng, đội múa rồng, lân sôi nổi, hát múa vui hội đầu xuân.

Lễ khai hội xuân Yên Tử năm 2017 tại chùa Trình (Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh).

10 thg 2, 2017

“Bức tranh” Tà Pạ

Rời quán cà phê góc phố núi thị trấn Tri Tôn, An Giang, chạy xe gắn máy trên đường Trần Hưng Đạo chẳng bao xa, nơi ngã ba có cây lâm vồ cổ thụ tỏa bóng rợp, chúng tôi rẽ trái vào con đường lót đá xanh chẻ. Cuối đường nơi có một ông Chằn mặt mày dữ tợn đứng, đó là đường lên chùa Tà Pạ, thuộc xã núi Tô, với chiếc cổng đậm bản sắc đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ.


Chùa Tà Pạ, có tên chính thức là chùa Chưn Num, người địa phương gọi là chùa Núi – một ngôi chùa theo Phật giáo nguyên thủy (Nam tông) của đồng bào dân tộc Khmer. Chưn Num là ngôi chùa cổ, đã được xây dựng theo cách “tàm thực”, tức quyên tiền tới đâu, xây dựng tới đó. Chùa xây theo kiến trúc Khmer, toàn bằng đá, vẻ đẹp của nơi mới tu bổ át mất nét hoang tàn của những nơi chưa được tôn tạo. Các kiến trúc ở chùa đều do hòa thượng trụ trì – Sư cả Chau Xưng – thiết kế. Trong khuôn viên chùa, sư trụ trì còn thiết kế rải rác những tượng, quần tượng thể hiện các đoạn đường đi tìm chân lý của Phật Thích Ca, cùng những bức tượng rút ra từ truyền thuyết dân tộc Khmer.