Hiển thị các bài đăng có nhãn người Tày. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Tày. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 11, 2014

Gặp thầy cúng miền Tây Bắc

Cuối tháng 9, tôi theo hai người bạn đi thăm vài làng bản ở Tuyên Quang theo chương trình nghiên cứu những thầy then, thầy tào (*) và tranh thờ miền núi của họ.

Tác giả cùng thầy Thạch Đức Điện (phải), người Cao Lan 

30 thg 10, 2014

Những ngôi nhà sàn cổ dưới chân núi Khau A

Theo quốc lộ 279, qua những cung đường uốn lượn theo những dãy núi cao ngất trời, chúng tôi dừng chân ở xã Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai) dưới chân núi Khau A cao vời vợi. 

Những ngôi nhà sàn cổ Nghĩa Đô quần tụ dưới chân núi Khau A - Ảnh: Nguyễn Thế Lượng 

Nghĩa Đô từ lâu được biết đến là một vùng đất cổ, nơi có những phong tục tập quán cổ truyền. Cuộc sống nơi đây hấp dẫn lòng người không chỉ ở khung cảnh thanh bình, yên ả mà còn bởi thung lũng này là nơi quần tụ của những ngôi nhà sàn cổ kính.

6 thg 2, 2014

Lễ hội nàng Hai của người Tày ở Cao Bằng

Lễ hội nàng Hai hay còn gọi là nàng Trăng là một trong những lễ hội dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở Cao Bằng. Lễ hội diễn ra vào dịp đầu xuân, gắn với tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ, với ước mong về mùa màng tươi tốt, con người sinh sôi nảy nở. Hiện lễ hội này vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn tại xã Tiên Thành (huyện Phục Hòa) và xã Kim Đồng (huyện Thạch An).

Mới đây, trong khuôn khổ của Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ hội Nàng Hai của đồng bào dân tộc Tày ở Cao Bằng đã được tái hiện sinh động, thu hút đông đảo người xem.

Theo tín ngưỡng dân gian người Tày, trên cung Trăng có Mẹ Trăng và 12 nàng tiên là con các Mẹ Trăng, hàng năm chăm lo, bảo vệ mùa màng và cuộc sống cho dân chúng ở trần gian. Lễ hội Nàng Hai là cuộc hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui hội trần gian, giúp dân việc đồng áng, mùa màng bội thu, muôn nhà hạnh phúc.

Trai bản đưa lễ vật ra cúng tại miếu thổ công để mời Mẹ Trăng xuống trần cầu mùa, cầu phúc.

19 thg 1, 2014

Khâu nhục - món ngon cho mùa lạnh

Cái rét tràn về qua làn sương buổi sớm khiến người ta có một chút cảm giác thèm những món ăn nóng sốt trong thời tiết se se. Món khâu nhục có nguồn gốc từ Trung Quốc, cũng là món ăn phổ biến của người Hoa tại Việt Nam. Người Tày ở Bình Liêu (Quảng Ninh) cũng rất quen thuộc với món ăn này. Đặc biệt ở vùng núi, cái rét vào mùa đông có phần đậm hơn nên món ăn này khá được ưa chuộng.

Đĩa khâu nhục tỏa hương hấp dẫn.

Điểm nhấn của món khâu nhục là cách kết hợp sử dụng nhiều loại gia vị đem chưng cách thuỷ với thịt heo (lợn) khiến cho người ăn có cảm giác hài hoà, thơm ngon tan trong đầu lưỡi và đặc biệt món này ăn trong những lúc thời tiết lạnh giá lại càng ngon thêm. Việc chế biến khá mất thời gian nhưng đồng thời món ăn này cũng có thể để lâu, ăn dần từ ngày này sang ngày khác mà không sợ mất hương vị thơm ngon, vì càng để lâu các loại gia vị càng thấm vào thịt heo khiến cho món ăn thêm phần đậm đà.

15 thg 8, 2013

Về Bình Liêu nghe điệu hát then

Bình Liêu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp với Trung Quốc. Là một huyện còn nghèo, dân cư trong vùng chủ yếu gồm các dân tộc: Tày, Sán Chỉ, Dao… Trong đó người Tày chiếm khá đông dân số.

Tác giả (dân tộc Tày) trong trang phục truyền thống và cây đàn tính. 

Người Tày thường sống ở vùng thung lũng, nơi có các con suối chảy róc rách và những mảnh ruộng bậc thang thoai thoải, đang mùa cấy, từ xa nhìn lại như một tấm thảm tầng xanh màu mạ non. Địa hình nơi đây hiểm trở với những ngọn núi cao trùng điệp. Vào những ngày trời mưa bão, có thể nhìn thấy những làn sương mờ trôi lãng đãng trên các ngọn núi. Mùa này, đến với Bình Liêu ta còn có thể ngắm các dòng suối đổ từ trên núi cao xuống những vùng thấp hơn. Phong cảnh thiên nhiên hài hoà, không khí khá mát mẻ là một điều kiện lý tưởng cho những người ưa khám phá. Một buổi dã ngoại tắm suối có thể sẽ khá thú vị.