Hiển thị các bài đăng có nhãn cây trái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cây trái. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 5, 2020

Thương lắm ô môi!

Đã có một thời, hình ảnh ô môi ngập tràn trong ký ức của tôi. Quên sao được những buổi trưa hè, chúng tôi rủ nhau ra sông tắm. Con nước sông quê ngày ấy trong xanh, soi bóng những hàng ô môi trụi lá. Đám con nít ranh chúng tôi thường cử những đứa nhỏ con nhưng lớn gan trèo lên những cành ô môi già cỗi để hái trái ném xuống. Thời tôi còn bé, quà vặt ít lắm nên thứ trái hoang dại như ô môi cũng là món ngon. Bẻ xong đâu thể ăn liền, phải lấy dao rọc 2 bên thân trái để lộ ra những mắc ô môi đen sì, ngon ngọt hương vị quê nghèo.

Bông ô môi, rơi đầy trước ngõ
Bao kỷ niệm về tiềm thức trong tim…

Có lẽ, những ai lắng nghe bài hát này đều bồi hồi tiếc nuối cho cuộc tình dang dở nơi miền quê xa xôi nào đó. Nhưng lắng đọng hơn, họ còn thiết tha thương nhớ cái sắc tím dìu dịu đã hằn in vào ký ức trong những năm tháng tuổi thơ.

Mùa nắng đến, ô môi oằn mình trong cái nóng hầm hập và kết những chùm hoa rực rỡ. Những bông hoa nhỏ xíu, phơn phớt hồng mang vẻ đẹp chân chất như cô gái quê. Người mơ mộng một chút sẽ gọi đấy là “hoa đào của miền Tây”, còn người thực tế lại yêu thích cái đẹp dịu dàng, không trộn lẫn của loài hoa này.

3 thg 5, 2020

Mùa trâm Bảy Núi

Mùa trâm Bảy Núi (An Giang) thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6 (âm lịch) hàng năm. Năm nay, cây trâm cho năng suất kém hơn, giá bán thấp hơn so những năm trước. Tuy nhiên, không vì vậy mà người dân vùng Bảy Núi kém vui, bởi cây trâm đã giúp nhiều người, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer có thêm thu nhập trong những lúc nông nhàn.

Trái trâm được coi như món quà thiên nhiên ban tặng cho người dân 

29 thg 4, 2020

Cây nhập nhân ở chùa Vĩnh Nghiêm

Du khách tham quan ngôi chùa Vĩnh Nghiêm nổi tiếng tại xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) thường được nghe các nhà sư, hướng dẫn viên ở đây giới thiệu về một cây hoa trong khuôn viên chùa mang cái tên độc đáo. Đó là cây nhập nhân gắn với bao điều kỳ lạ.

Cây hoa này tọa lạc trong vuông đất nhỏ ngay sau tòa tam bảo, thoáng nhìn giống loài mai tứ quý nhưng cành mảnh mai, ít lá hơn. Theo Đại đức Thích Thanh Vịnh, Phó trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, các thế hệ nhà sư trụ trì ở đây cũng như người cao niên trong vùng vẫn truyền khẩu cây hoa này đã có khoảng 700 năm tuổi, gần bằng tuổi của ngôi chùa. Mặc dù “cụ” có tuổi khoảng 7 thế kỷ nhưng hiện nay không hề già cỗi mà vẫn xanh tươi.

Du khách tham quan cây nhập nhân. 

15 thg 3, 2020

Cây sanh tạo dáng mái đình ở Thái Bình

Tác phẩm cây sanh cổ thụ của anh Trần Văn Khởi (thôn Trà Khê, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, Thái Bình) là tâm điểm thu hút giới chơi cây cảnh Việt Nam.

Cây sanh cổ thụ cao 6m, đường kính gốc một người ôm được tạo dáng mái đình làng cổ vùng quê Bắc Bộ.

Cây sanh độc đáo là niềm ao ước của những người chơi cây

Toàn bộ phần tán cây được nghệ nhân cây cảnh quê lúa tạo dáng hình mái đình có chiều dài 7m, rộng 5m. Phần mái lên đến ngọn có độ dốc thoải, được chia đều cân đối.

8 thg 3, 2020

Cây gòn

Hồi đó, trên đường vô nhà tui ở Long Khánh có một hàng cây gòn. Một đoạn không dài lắm đâu, chừng vài ba chục mét thôi. Những cây gòn thật cao, to, khi tới mùa thì trái gòn xanh treo lủng lẳng đầy cây nhìn thật vui mắt. Rồi khi trái khô, nó ngả màu nâu vàng, vỏ trái nứt ra, ruột gòn trắng trong đó bung ra bay theo gió, gọi là bông gòn. Nghĩ cũng ngộ, bông gòn không phải là bông (hoa) của cây gòn mà là ruột của trái gòn. 


Cây gòn với trái còn xanh

Hồi xưa lâu lắm rồi, người trong xóm có hái trái gòn khô hoặc lượm trái khô rớt xuống đất, về tách ruột gòn ra khỏi vỏ, đánh cho rớt hột gòn ra để làm bông gòn độn ruột gối. Sau này không thấy ai làm vậy nữa, bông gòn chì để bay trong gió cho mấy đứa con nít nghịch. Có lẽ vì mua gối đã có sẵn ruột rồi chẳng bao nhiêu tiền, trong khi đi hái gòn, tách bông gòn quá mất thời giờ.

2 thg 12, 2019

Hồng treo gió

Mùa này, ở nhiều nơi từ Sơn La cho tới Cao Bằng, Hà Giang… bà con vào vụ thu hoạch trái hồng. Các loại hồng ở mỗi vùng miền đều có vị ngon riêng. Trong đó, hồng Đà Lạt đã tạo được thương hiệu và được du khách ưa chuộng. Thời gian gần đây, món hồng treo gió được nhiều người tìm kiếm. 

Món hồng treo gió được chế biến rất cầu kỳ. 

8 thg 11, 2019

Quả núc nác: Món ăn, vị thuốc quý của đồng bào Tây Nguyên

Với cuộc sống gắn bó từ thiên nhiên nên đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng như đồng bào M’nông, Mạ, Ê đê ở tỉnh ta đều xem những loại cây trái trong tự nhiên đều là sản vật và có thể chế biến thành món ăn ưa thích. Một trong những món ăn từ cây rừng được đồng bào chuộng dùng là quả núc nác.

Quả núc nác 

Núc nác là cây thuộc họ cây bồ kết, có quả từng chùm và mọc nhiều ở trong rừng. Theo đồng bào, từ ngọn non tới quả của cây núc nác đều được tận dụng làm bữa ăn hàng ngày. Các món ăn làm từ quả núc nác không phải ai cũng ăn được, vì nó có vị hơi đắng và hăng. Những ngọn non được luộc chấm cùng nước cốt chanh, hay quả núc nác có thể chế biến làm món xào, luộc, nấu canh nhưng ngon nhất vẫn là món gỏi. Để có món ăn ngon chế biến từ núc nác, đồng bào thường chọn hái những quả non độ “bánh tẻ”, chưa già, có màu xanh nhạt. 

4 thg 10, 2019

Ngắm cây đa “khổng lồ” vòng thân rộng cả chục mét bên hồ Gươm

Sau bốn thế kỷ tồn tại, cây đa cổ thụ bên đền Bà Kiệu khiến nhiều người choáng ngợp khi đạt đến một kích thước đồ sộ với vòng thân rộng cả chục mét. 

Nằm ở đường Đinh Tiên Hoàng, đối diện đền Ngọc Sơn ở khu vực bờ hồ Gươm, đền Bà Kiệu là một ngôi đền cổ có giá trị đặc biệt về lịch sử và tín ngưỡng của Hà Nội. Hình ảnh của ngôi đền này luôn gắn với một cây đa cổ thụ có tuổi đời cao nhất nhì thủ đô

1 thg 10, 2019

Những cây nhãn trăm tuổi ở Bạc Liêu, Hưng Yên, Hà Nội

Nhãn là một loại quả đặc sản từng được lưu danh trong sử sách Việt Nam. Ngày nay, nhiều địa phương vẫn còn lưu giữ được những cây nhãn cổ thụ trăm tuổi độc đáo...

1. Nằm trên địa bàn hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ thụ độc nhất vô nhị của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là nơi quy tụ của hàng trăm cây nhãn có dáng vẻ gân guốc, uốn lượn cổ quái, mang đậm dấu ấn thời gian. 

30 thg 9, 2019

Cây vạn tuế 800 năm tuổi ở đền Hùng

Cây vạn tuế cổ có 3 nhánh tượng trưng cho 3 miền Bắc Trung Nam nhưng chung một cội nguồn.
Đến khu di tích lịch sử đền Hùng (Phú Thọ), ngoài những nơi thờ tự, cột đá thề, giếng ngọc, hạt lúa thần... du khách còn được chiêm ngưỡng cây vạn tuế cao lớn trước cửa chùa Thiên Quang cạnh Đền Hạ.

Cây vạn tuế chia làm ba nhánh có tuổi thọ lên đến hơn 800 năm tuổi ở đền Hùng, Phú Thọ. 

Cây cao hơn 5 mét, chia làm ba nhánh. Đường kính của gốc khoảng 35 cm, đường kính ngọn chính khoảng 25 cm, hai nhánh có đường kính thân khoảng 20 cm. Thân cây nghiêng khoảng 30 độ. Do đó, năm 2009, khu di tích đã làm cột chống bằng thép để giữ cây không bị đổ.

1 thg 9, 2019

Thương nhớ cà đắng núi rừng

Cà đắng là một trong những món ăn lần đầu phải nếm vị đắng dần dần thành quen dễ gây ghiền. Món ăn từ cà đắng là niềm tự hào của các dân tộc như: Ê đê, M’Nông, Gia Rai,…

Trái cà đắng

Đặt chân đến đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ cùng con người chân chất, dân dã nhưng vô cùng mến khách, bên cạnh sự choáng ngợp vẻ đẹp hoang sơ về phong cảnh núi rừng, đặc biệt hơn là thế giới ẩm thực không chê vào đâu được.

29 thg 8, 2019

Mục sở thị cây thị cổ hơn 700 tuổi ở Hà Tĩnh

Trải qua hơn 7 thế kỷ, cây thị cổ ở xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vẫn sừng sững, đầy sức sống, tỏa bóng xanh mát, trĩu quả khi vào mùa. Đặc biệt “cụ thị” này còn gắn với sự tích cứu Vua Lê Lợi.

Cây thị cổ nằm trong khu vườn của gia đình bà Trần Thị Nhuận, thuộc xóm Kim Sơn 2, xã Sơn Phúc. Cây cao khoảng 35 - 40m, tán lá rộng chừng 30m, đường kính thân cây 5 người ôm không xuể. Gốc cây sần sùi, rêu xanh bám quanh. Phía trong gốc cây rỗng, 2 - 3 người có thể ngồi vừa trong đó.

28 thg 8, 2019

Huế và những con đường rợp bóng cây xanh

Nhắc đến Huế, người ta sẽ nghĩ ngay đến những di tích lịch sử, những chùa chiền, lăng tẩm cổ kính với kiến trúc lâu đời, hay cũng có thể là những món ăn ngon… Nhưng nếu để ý, ta sẽ phát hiện ra Huế còn đẹp hơn bởi những con đường rợp bóng cây cổ thụ xanh mát.

Di chuyển trên các tuyến đường trung tâm của TP Huế như Lê Lợi, 23 tháng 8, hay Đoàn Thị Điểm, Lê Duẩn…, chúng ta có thể bắt gặp những hàng cây xanh hai bên đường tỏa rợp bóng mát. Đây vừa là một trong những điều làm nên thương hiệu “Thành phố Xanh” cho mảnh đất Cố đô nhưng cũng vừa tạo ấn tượng với những ai có dịp đến đây.

23 thg 8, 2019

Mùa quả chín thơm trên cây thị di sản 200 năm tuổi ở Nghệ An

Cây thị khổng lồ với tuổi đời gần 200 năm ở xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vẫn cho quả chín vàng, thơm nức mỗi độ tháng 8 về. 

Cây thị cổ thụ ở thôn 11, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu nổi tiếng vì tuổi đời lâu năm, thân cây to lớn 10 trẻ em dang tay vòng quanh mới ôm xuể. 

23 thg 7, 2019

Mỗi trái bí khổng lồ nặng... 50 kí, mỗi ngày bí lớn thêm.. 1 kí

Dân làng chỉ biết 'giống bí có từ thời ông bà tôi'. Những trái bí khổng lồ này thu hút rất nhiều người tới thôn Chánh Trạch.

Ông Nguyễn Bảy, nông dân thôn Chánh Trạch, bên những trái bí khổng lồ vừa thu hoạch nặng từ 20 kg đến 40 kg - Ảnh: NGỌC DIỆP

15 thg 7, 2019

'Con đường siro' Gò Công đỏ mọng đến không chịu nổi

Tầm tháng 6, tháng 7, về vùng đất Gò Công, tỉnh Tiền Giang, ngoài cây sơri đỏ trĩu cành, khách lãng du càng không thể quên những hàng cây siro đỏ mọng hai bên đường, mê hoặc lòng người.

Con đường siro xanh mướt, điểm xuyết những chùm trái chín mộng - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Con đường nhỏ ngoằn ngoèo trong ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang những ngày này rất tấp nập.

Ngoài dân địa phương, ở đây còn thu hút rất nhiều người đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một con đường được phủ một màu xanh rờn của hàng cây siro, điểm xuyết giữa nền lá xanh là những chùm quả chín mọng, rất bắt mắt.

12 thg 7, 2019

Tìm cho ra 'tiên đào' trên non bồng núi thẳm

Nghe đồn đào mèo Sơn La nức tiếng thơm ngọt, tôi quyết tâm tìm bằng được 'tiên đào' này trên non bồng núi thẳm. 

Cặp đào tiên chín mọng ở bản Hua Pư, xã Chiềng Nơi, Sơn La

Khắp các chợ Bắc, Nam, chợ đầu mối trái cây Long Biên (Hà Nội) đều lắc đầu quầy quậy khi tôi hỏi về đào mèo. Mua vé máy bay giá rẻ ra Hà Nội, lên xe giường nằm qua Hòa Bình, tới quốc lộ 6, tôi đã thấy hai bên đường đầy các gùi đào của dân bản đem ra bán. Đào da láng, ửng đỏ, ửng vàng tràn ngập, đào Pháp lai đào mèo to no tròn bắt mê, nhưng không có đào mèo.

6 thg 7, 2019

Lạc vào làng cam Hiếu Liêm

Du lịch huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, rất phong phú và đa dạng, mang các giá trị văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ, giải trí có sức hấp dẫn du khách. Vĩnh Cửu được ví như một vựa trái cây thu nhỏ với những cây trái địa phương nổi tiếng như: bưởi Tân Triều, xoài Phú Lý, cam Hiếu Liêm… 


Đến với Hiếu Liêm, ngoài những cánh rừng già thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai với hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Du khách sẽ có dịp ghé thăm làng cam Hiếu Liêm - nơi được gọi là “thủ phủ” xứ cam của Đồng Nai với các loại cam đa dạng, nổi bật nhất phải kể đến là giống cam sành Hiếu Liêm có vị ngọt tự nhiên và các tép múi căng mọng nước… 

16 thg 5, 2019

Chiêm ngưỡng những cây di sản Việt Nam ở Côn Đảo

Đến Côn Đảo, ngoài tham quan một số di tích như hệ thống nhà tù Côn Đảo, cầu tàu 914, sân bay Cỏ Ống, nghĩa trang Hàng Dương, nghĩa trang Hàng Keo,… du khách cũng không thể bỏ qua việc chiêm ngưỡng những cây cổ thụ ở đây như cây bàng, bằng lăng, thị rừng,… là những cây đã được vinh danh là cây di sản Việt Nam. 

Trong số những cây được vinh danh là cây di sản Việt Nam thì nhiều nhất là cây bàng. Theo giới thiệu, ở Côn Đảo có 53 cây bàng được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.

Cụ thể, trên đường Tôn Đức Thắng có 19 cây, trên đường Lê Duẩn có 11 cây, Di tích trại Phú Hải (thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo) có 8 cây, Di tích trại Phú Sơn (thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo) có 7 cây, Di tích Nhà Chúa Đảo có 8 cây. 

14 thg 5, 2019

“Cây đa di sản” hơn 300 tuổi có chu vi lớn nhất Việt Nam

Cây đa ở đền Thượng, thành phố Lào Cai có tuổi đời trên 300 năm, chu vi 44m, cao hơn 36m được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”. Đây là cây di sản có chu vi toàn bộ thân cây lớn nhất Việt Nam.

Đền Thượng nằm ở phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Nơi đây thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn, người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi non sông đất nước.