Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 6, 2021

Bánh ướt lòng gà Đà Lạt

Nhắc đến những món ngon tại Đà Lạt, không thể không kể tới bánh ướt lòng gà trứ danh, bánh ướt mềm ăn cùng với những miếng thịt gà xé phay, lòng gà, quyện trong vị nước chấm chua ngọt vừa phải.

Không chỉ có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc nên thơ, con người hiền hậu, Đà Lạt còn nổi tiếng với những món ăn thanh tao và dung dị. Trong những món ngon mà du khách không thể bỏ qua khi đến với xứ sở sương mù này đó là món bánh ướt lòng gà.

Bánh ướt lòng gà không chỉ có bánh ăn cùng với lòng gà mà đó là sự kết hợp giữa lòng gà, mề gà, gan và thịt gà xé phay trộn cùng nước mắm chua ngọt. Tùy vào sở thích, thực khách có thể gọi món thập cẩm hay chỉ có gà xé phay.

Bánh ướt lòng gà là món ăn mà nhiều người truyền tai nhau không thể bỏ lỡ khi đến Đà Lạt (Ảnh: monmonfoodie).

4 thg 6, 2021

Tết Đoan Ngọ: Thưởng thức món bánh ú “bá trạng”

Về Bạc Liêu vào ngày mùng 5/5 âm lịch (hay còn gọi là tết Đoan ngọ), du khách nhất định phải ăn bánh ú “bá trạng”. Theo tiếng Triều Châu: “bá trạng” là bánh ú mặn (vì nhân bánh ú gồm thịt, lạp xưởng, tôm khô, hột vịt, đậu phộng…).

Bánh ú “bá trạng” của người Hoa ở Bạc Liêu mang hương vị rất riêng. Nếp gói bánh ú mềm, dẻo; nhân thịt ngọt (thơm mùi ngũ vị hương) cộng với vị ngọt của lạp xưởng, vị béo của trứng vịt tạo nên một món bánh rất hấp dẫn.

Bánh đỏ: Loại bánh truyền thống của người Hoa ở Bạc Liêu

Một trong những món ăn đậm tính truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu là bánh đỏ (người Triều Châu gọi là àn cúi). Đây là loại bánh gắn chặt với văn hóa, lễ hội của người Hoa.

Bánh đỏ của người Hoa ở Bạc Liêu. Ảnh: K.T.

3 thg 6, 2021

Bánh trứng kiến Cao Bằng

Bánh trứng kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Cứ vào đầu hè hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh.

Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày, vùng núi Đông Bắc nước ta, mạn Bắc Kạn, Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến. Loại bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hàng năm bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.

Trứng kiến sau khi rửa sạch, cho lên chảo phi với thịt heo xay, hành khô, lạc rang giã kĩ và một ít lá kiệu thái nhỏ. Đặc biệt, phần lá để gói bánh trứng kiến không phải là lá chuối, lá dong như nhiều loại bánh khác, mà dùng lá vả non để gói. Khi ăn, người dùng ăn luôn lá vả. 

Lá dùng để gói bánh là lá của cây vả non, có vị mát và tác dụng giải nhiệt. (Ảnh: t.a.n.lee).

21 thg 5, 2021

Thức quà quê trong chợ miền Tây

Đến những chợ quê miền Tây, thực khách có thể tìm thấy vô số loại bánh trái cho bữa sáng với giá phải chăng.

Ngoài bán nông sản, chợ quê miền Tây còn là nơi du khách có thể khám phá những thức quà dân dã như bánh bò, bánh lá, bánh đúc ngọt, bánh còng, bánh cam, đậu hủ nóng... Một trong những điểm đến gợi ý cho du khách khám phá ẩm thực buổi sáng là chợ quê Vị Thanh, nằm gần chân cầu Cái Nhúc, đường Trần Hưng Đạo, phường 1, TP Vị Thanh, Hậu Giang. Ảnh: lee_wew/Instagram

16 thg 5, 2021

Đậm đà hương vị bánh ống quê nhà

Vài năm trở lại đây, góp mặt với các thức “ăn vặt”… tân thời tại trung tâm TP. Sóc Trăng, có một loại bánh dân gian mang đậm bản sắc văn hóa địa phương đã “tái xuất”. Dọc trên đường Trần Hưng Đạo, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hùng Vương, Nguyễn Trung Trực… và ngay cả phố Hai Bà Trưng, cứ chiều chiều là có thể thấy những quầy hàng bánh ống trên xe hay bày bên vỉa hè.

Gọi là bánh ống vì nó có hình… ống, từ khuôn bằng tre già. Nhớ lại những ngày tôi còn bé, chị em tôi hay để dành tiền mẹ cho ăn sáng để cứ mỗi xế trưa vừa ngủ dậy là chạy ù qua cầu sang xóm chùa mua vài chiếc bánh ống thơm phức nóng hôi hổi.

Ăn bánh ống phải ăn nóng mới thưởng thức hết hương vị của nó.

18 thg 4, 2021

Bánh ram ít, món ăn dân dã ở Huế

Ở Huế, bánh ram ít là một trong những món ăn dân dã rất quen thuộc với người dân. Bánh có từ bao giờ thì ít ai biết, thế nhưng có người nói bánh ram ít từ lâu đã trở thành đặc sản trong cung đình xưa. Mỗi khi nhắc đến ẩm thực Huế, chắc chắn ai đã từng thưởng thức thì không thể quên được vị ngon đặc biệt lạ miệng mà bánh ram ít mang lại.

Bánh ram ít được chia làm 2 phần là phần bánh ít mềm dẻo ở phía trên và phần bánh ram thơm giòn ở bên dưới. Hai thứ hương vị tưởng chừng không thể kết hợp này khi qua bàn tay khéo léo của người làm bánh tạo nên một hương vị cuốn hút riêng. Khi ăn bánh ram ít, sẽ cảm nhận được vị giòn và dẻo của bánh ram cùng bánh ít. Chúng hòa quyện vào nhau vô cùng hoàn hảo bánh có thể béo nhưng có thể ăn hoài mà không thấy ngán, ở Huế có rất nhiều gia đình làm bánh ram ít có truyền thống lâu đời. Đến Huế có thể tìm thấy bánh ram ít ở những quán ăn vỉa hè ven đường hay trong những nhà hàng sang trọng ở Huế.

31 thg 3, 2021

Bánh cốm Nguyên Ninh

Nhắc đến những đặc sản nổi tiếng của Hà Nội chắc chắn sẽ không thể bỏ qua món bánh cốm, có rất nhiều nơi bánh cốm nổi tiếng như phố Hàng Than, làng Vòng, tuy nhiên, nếu như không biết bánh cốm Hà Nội ở đâu ngon, đúng chuẩn vị truyền thống thì hãy tới bánh cốm Nguyên Ninh ở phố Hàng Than.

Cũng là cốm, là đậu xanh, cũng là cách chế biến công phu, cầu kỳ. Nhưng hương vị bánh cốm Nguyên Ninh khác hẳn so với các hàng bánh cốm khác. Để có được món bánh cốm chất lượng, gia đình đã sử dụng các nguyên liệu cốm từ làng Vòng, làng Lũ Thái Bình. Nhân bánh là đậu xanh được lấy từ Sơn La, Hà Bắc, Bánh không hề chứa chất phụ gia, chất bảo quản nên chỉ để được trong 4 ngày mà thôi.

Hiện nay, trên phố Hàng Than có hàng chục cửa hàng bánh cốm. Để tạo ra những sản phẩm cốm dẻo thơm, đòi hỏi sự tỉ mỉ, tâm huyết của người thợ làm bánh. Từng hạt cốm sau khi qua bàn tay của người thợ sẽ được làm dẹt bằng kỹ thuật truyền thống, tạo nên phần vỏ bánh mịn, dẻo dai và kết dính. Bên cạnh đó, nhân bánh từ đậu xanh được tuyển chọn kỹ lưỡng, kết hợp cùng dừa tươi thật hoàn hảo. Vỏ bánh mềm dẻo với mùi thơm đặc trưng của lá dứa và cốt dừa,… Nhân bánh được làm từ đậu xanh thơm mềm, có độ ngọt vừa phải. Chúng sẽ mang đến cảm giác tan ngay trong miệng khi thưởng thức.

Bánh cốm được đóng gói để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

24 thg 3, 2021

Món bánh bèo bì hơn 100 năm tuổi ở Bình Dương

Quán bánh bèo gần chợ Búng từng là nơi lui tới của nhiều nghệ sĩ cải lương tài danh hay các đại gia từ Chợ Lớn (TP HCM).

Nếu có dịp về Lái Thiêu (Bình Dương) chơi, du khách thường nghe nói đến một món ăn đã có hơn 100 năm ở vùng đất mà người Sài Gòn hay đi đổi gió, đó là bánh bèo bì Mỹ Liên.

Từng miếng bánh nhỏ xinh, trắng muốt được phết đậu xanh trên đĩa, phủ lên một lớp bì trộn với thịt nạc thái sợi nhỏ xíu, thêm màu xanh của rau sống và dưa leo xắt sợi. Trước khi ăn, bạn sẽ rưới lên nước chấm chua ngọt, có lẫn sợi củ cải và cà rốt bào nhuyễn, thêm muỗng ớt bằm cay xè, nhìn đã hấp dẫn.

Mỗi suất có giá từ 30.000 đồng trở lên.

19 thg 3, 2021

Bánh hỏi Phú Long

Bình Thuận ngoài Hòn Rơm, Mũi Né đẹp nao lòng với những trảng cát, hàng dừa và nguồn hải sản phong phú, còn có một món ăn đặc sản mà nếu chưa thưởng thức thì xem như chưa đến, món ẩm thực bánh hỏi Phú Long.

Không chỉ nổi tiếng về ẩm thực, nghề làm bánh hỏi cũng là một “đặc sản nhiếp ảnh” mà bất cứ người cầm máy nào cũng mơ ước được một lần trải nghiệm và ghi lại những khoảnh khắc vừa chân thật vừa sống động đến như vậy.

Lò bánh hỏi của gia đình ông Lê Văn Chương, khu phố Phú Thịnh, thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, mỗi ngày sản xuất trung bình 200kg – 250kg (từ gạo tinh chất và không dùng phụ gia bảo quản), mỗi công đoạn đều rất tỉ mỉ: chọn gạo ngon để ngâm qua đêm, vo sạch rồi xay nhuyễn. Bột được hấp hơi trong một tiếng đồng hồ, lăn thành từng cây hình trụ, sau đó đưa vào máy ép để tạo thành sợi, trải ra những khay tròn bằng tre rồi đem hấp chín trong 20 phút.

Quy trình hấp bánh tại lò bánh của gia đình ông Chương.

3 thg 3, 2021

Bánh khảo hương vị dân dã của Cao Bằng

Bánh khảo là một trong những đặc sản Cao Bằng nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng. Đến với Cao Bằng, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi non xanh nước biếc, thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi hương vị độc đáo, ngọt ngào của loại bánh dân dã này.

Bánh khảo Cao Bằng.

Không biết có từ bao giờ nhưng tục làm bánh khảo ngày Tết ở Cao Bằng đã ăn sâu vào tiềm thức của con người nơi đây. Cứ vào 20 tháng Chạp, người dân ở Cao Bằng lại rục rịch làm bánh khảo đón Tết Nguyên đán. Với người Tày, Nùng sẽ chẳng còn Tết nếu không có bánh khảo. Họ làm bánh khảo thay kẹo bánh mời khách tới thăm nhà ngày Tết. Bánh khảo còn trở thành món quà độc đáo biếu khách lên thăm Cao Bằng hay gửi cho những người con xa quê. Vợ chồng mới cưới ngày đầu năm về thăm bên ngoại thì bánh khảo là vật phẩm không thể thiếu. Và bánh khảo là món quà mà người dân Cao Bằng dâng lên bàn thờ để cúng gia tiên mỗi dịp Tết đến xuân về.

22 thg 2, 2021

Bánh chưng đen - món đặc sản để trai xứ Lạng... chọn vợ

Đầu xuân đến với vùng quê xứ Lạng ngoài đặc sản cải ngồng, vịt quay, măng ớt móc mật, bánh cuốn trứng, bánh mì nướng… mà không thưởng thức món bánh chưng đen đậm đà hương vị đặc trưng thì thật đáng tiếc.

Màu đen của bánh được làm từ tro của vỏ cây núc nác. Vỏ cây được phơi khô, đốt thành tro và nghiền mịn - Ảnh: Proguide

Không ngoa chút nào khi có thể nói rằng, bánh là kết tinh của sự khéo léo, công phu, tinh tế hàng đầu trong số các loại bánh ở Việt Nam.

10 thg 2, 2021

Bánh chưng Hùng Lô

Xã Hùng Lô (Tp. Việt Trì- Phú Thọ) nổi tiếng với nghề gói bánh chưng gắn liền với truyền thuyết từ thủa các Hùng Vương gây dựng cơ đồ đất Việt.

Truyền thuyết kể rằng, vào dịp đầu xuân, vua Hùng (2879 – 258 TCN) cho mở hội và bảo các con rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ và có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”. Các người con của vua Hùng đã đua nhau làm ra những món lạ từ những nguyên liệu là sơn hào hải vị quý hiếm khắp nơi. Hoàng tử Lang Liêu là con thứ 18 của Vua Hùng có bản tính hiền lành, chất phác, đêm nằm mơ có vị thần đến bảo: “Trong trời đất không có vật gì quí bằng gạo, vì gạo là của để nuôi dân… nếu lấy gạo nếp gói làm hình tròn để tượng trưng cho trời, hoặc gói làm hình vuông để tượng trưng cho đất, ở trong làm nhân cho ngon, như thế thì lòng vua cha sẽ vui, tôn vị chắc được”.

Bánh chưng ở Hùng Lô có tiếng là ngon vì được lựa chọn kỹ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu "mộc" bằng bếp than.

22 thg 12, 2020

Bánh mỳ chảo Hà Nội

Bánh mì trở thành món ăn quen thuộc của với hầu hết người Việt từ lâu. Ban đầu chỉ là ăn kèm theo những món đồ nguội như thịt nguội, xúc xích, pate... Sau này được người ta thay bằng giò, chả, xá xíu… Và trong sự biến tấu đồ ăn đi kèm đó thì món bánh mì chảo bắt đầu xuất hiện và trở thành món ăn hấp dẫn, chinh phục vị giác của nhiều người.

Bánh mì chảo là một cách thưởng thức khác so với chiếc bánh mì kẹp. Cũng từng đó đồ ăn kèm, nhưng sẽ được đặt hết lên chiếc chảo nhỏ, được làm nóng và thưởng thức cùng bánh mì. Đặc biệt nhất có lẽ phải kể đến sự sắp đặt chảo đồ ăn. Tuỳ vào sở thích của mỗi người mà có thể chọn bất kỳ món mặn nào ăn kèm để người làm “thiết kế” một chảo trông bắt mắt với màu sắc hấp dẫn của đồ ăn như xúc xích, dăm bông, xá xíu, pate, ốp la, chả bì…. hoà quyện với nước sốt. Tất cả được làm nóng và thưởng thức cùng bánh mì. Thực khách xé miếng bánh mì, chấm từng miếng vào chảo, rồi kèm theo đồ ăn là có thể thưởng thức cái hương vị thơm lừng, béo ngậy. Thông thường với mức giá từ 30.000 đồng đến 40.000 đồng, người ăn đã có một chảo đầy đặn.

Món bánh mỳ chảo của cửa hàng Lê La tại địa chỉ 18 Hàng Chĩnh, Hà Nội. Ảnh: Khánh Long 

13 thg 12, 2020

Bánh mì sốt vang

Nếu thưởng thức một vòng ẩm thực Hà Nội thì không thể bỏ qua món bánh mì sốt vang.

Từ rất lâu rồi, người Hà Nội đã yêu thích món bánh mì sốt vang. Có thể dễ dàng bắt gặp món ăn này trên các khu phố như Đình Ngang, Thái Thịnh, Tạ Hiện, Chân Cầm... có những hàng dài khách ngồi bàn ghế vỉa hè để thưởng thức cái dư vị truyền thống này đó. Ngoài ra nếu không ra hàng ăn mà nếu thích có tự nấu được tại nhà.

Món bánh mì sốt vâng của quán Bánh mì Trâm 252 Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Khánh Long 

25 thg 11, 2020

Bánh đậu xanh Rồng vàng

Mỗi vùng đất của Việt Nam không chỉ sản sinh ra các món ăn đặc sản thơm ngon tượng trưng cho từng miền mà đi liền với nó là những câu chuyện lịch sử nổi bật của vùng đất đó. Bánh đậu xanh ở Hải Dương từ lâu đã là một loại bánh nổi tiếng trong và ngoài nước bởi sau nó là một câu chuyện tự hào của vùng đất Hải Dương. 

Tương truyền rằng, khi vua Bảo Đại (1913-1997) kinh lý qua Trấn Hải Dương, dân chúng nơi đây đã dâng lên ngài một thứ bánh được làm từ đỗ xanh. Sau khi thưởng thức thứ bánh đặc sản này, vua Bảo Đại đã cảm nhận được hương vị cũng như tình cảm của người dân nơi đây. Sau khi về cung ông đã ban Sắc lệnh khen bánh đậu xanh Hải Dương. Trên Sắc có in hình “Rồng vàng”, một biểu tượng uy quyền của nhà vua. Kể từ đó bánh đậu xanh Hải Dương có tên mới là: “Bánh đậu xanh Rồng vàng”. Cái tên đó cho đến nay vẫn là thương hiệu riêng để phân biệt với các loại bánh đậu xanh ở các tỉnh khác của Việt Nam. Một chiếc bánh đậu xanh Rồng vàng được làm ra có thể coi là một kì công, kết quả của một nghệ thuật điêu luyện.

Đường, đậu xanh là một nguyên liệu cần thiết để làm ra Bánh đậu xanh Rồng vàng.

8 thg 9, 2020

Bánh chuối chiên gợi nhớ ký ức

Món bánh chuối chiên từ lâu đã trở thành món ăn vặt được yêu thích của các cô, cậu học trò bởi vị thơm giòn, ngọt ngậy đặc trưng không lẫn vào bất cứ một món bánh nào khác.

Không chỉ là món ăn để nhấm nháp những lúc bụng cồn cào, bánh chuối chiên còn được biết tới là “món ăn ký ức” không thể quên của thời học sinh, sinh viên. Quả thật, cắn miếng bánh chiên này đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được độ giòn của bánh, sự ngọt mềm của chuối hoà quyện cùng hương thơm của dừa thật sự rất hấp dẫn.

Món bánh ăn vặt dân dã này đã tồn tại suốt bao nhiêu năm giữa phố thị phồn hoa. Hình ảnh các mẹ, các cô đẩy những chiếc xe bánh mộc mạc đi khắp phố phường dường như dã in đậm vào tâm trí của tất cả những ai dù vô tình trông thấy.

Món bánh chuối chiên. Ảnh: Nguyễn Luân 

Nhớ lại thời còn học tập dưới mái trường, sau mỗi buổi tan học, trước cổng là những chiếc xe bánh chuối thơm toả vị thơm ngọt nóng hổi. Mỗi khi thấy gánh bánh chuối xuất hiện, đám trẻ lại nô nức. Các cô, các chú bán “đắt” hàng cũng vui vẻ lây, rồi tay vừa gắp bánh vàng rụm từ chảo lửa, vừa cười nói và hỏi thăm khách mua dăm ba câu chuyện đời thường. Đó là một hình ảnh đẹp để mỗi khi ta thèm hương vị thơm ngọt ngậy của món bánh chuối chiên, những hoài niệm về một miền ký ức xưa lại chợt ùa về.

Để có những chiếc bánh vàng giòn rụm vừa đủ ngon vừa đẹp mắt, các cô chú bán hàng luôn phải đoán định thời gian vớt chuối khỏi chảo dầu nóng. Theo đó, lửa chiên cũng vừa phải, không quá nhỏ, cũng không được quá lớn. Đồng thời, người chiên bánh còn phải chú ý “căn me” thời gian đảo chuối để tránh tình trạng bánh rỗng ở giữa hoặc chiên quá lửa dẫn đến cháy bề mặt. Nếu muốn bánh giòn có thể nhúng bột thêm một lần nữa và chiên bánh chuối đến khi vàng đều thì gắp thành phẩm ra đĩa.

Bánh chuối chiên là một trong những món ăn đường phố nổi tiếng mà du khách không nên bỏ lỡ khi có dịp đến Sài Gòn. Giờ đây, với những người thích món bánh chuối chiên thì mỗi tuần chắc chắn sẽ ghé đến các xe bán bánh có mặt ở khắp các phố ẩm thực để mua vài chiếc đem về. Cảm giác ăn món bánh ngon buổi sớm hoặc khi tụ tập cùng lũ bạn để cùng nhau thưởng thức vị giòn tan, vàng rụm của bánh mới “đã” và thích làm sao.

Thực hiện: Nguyễn Luân

29 thg 6, 2020

Bánh ép lạ miệng của Huế

Chiếc bánh nhỏ xíu nhưng chứa nhiều điều đặc biệt: vị béo ngậy, dai của bánh, chua giòn đu đủ ngâm, mùi thơm của hành lá, thịt, trứng...

Đến Huế, du khách tò mò khi bắt gặp tấm biển có hai chữ "bánh ép" tại nhiều hàng quán. Bánh này là bánh gì, có ngon hay không, tại sao lại có tên này... là những thắc mắc của du khách.

Bánh ép là đặc sản không thể bỏ qua nếu có dịp thăm cố đô. Món ăn này có nhiều cách chế biến đa dạng nhờ sự sáng tạo của người bán. Bánh được làm từ những nguyên liệu đơn giản là bột lọc, thịt heo, trứng, hành lá... Trước khi ép, chủ quán đã viên sẵn bánh thành từng cục bột nhỏ, phía trên điểm thêm một ít thịt lợn rim, ớt và hành lá. Sau khi khách gọi món, cục bột được chủ quán đặt vào giữa hai tấm gang nóng đỏ rực đã được bôi dầu, đóng lại và dùng hai tay ép khuôn thật chặt trong khoảng 5 - 6 giây. Tiếp đó, họ mở khuôn ra, thêm 1 quả trứng cút sống rồi tiếp tục ép lần 2 trong khoảng vài giây nữa. Trong quá trình ép bánh, chủ quán sẽ lật tấm gang khoảng 2 - 3 lần để bánh được chín đều. 

Những viên bột sống trước khi ép thành bánh. Ảnh: Hương Lan. 

24 thg 6, 2020

Khu ẩm thực Làng Bột Sa Đéc – Đồng Tháp

Khu ẩm thực làng bột Sa Đéc tọa lạc tại số 91, đường ĐT.848, khóm 2, phường 2, thành phố Sa Đéc, với hàng chục món bánh dân gian từ bánh ngọt cho đến bánh mặn cùng các loại chè đã thu hút nhiều thực khách đến thưởng thức mỗi khi có dịp du lịch Đồng Tháp.


Khu ẩm thực làng bột Sa Đéc có tổng diện tích gần 1000 m2 là một không gian hòa quyện ẩm thực đậm chất dân dã ở Đồng Tháp. Thoạt nhìn từ bên ngoài, khu ẩm thực này không khác gì so với các khu dịch vụ ăn uống của người dân miền Tây. Tuy nhiên, bên trong khu ẩm thực là một không gian thôn quê yên lành, thư thái của một làng bột thu nhỏ.

21 thg 6, 2020

Đậm đà hương vị bánh đa cua đất cảng

Bánh đa cua từ lâu đã trở thành cái tên gắn liền với ẩm thực vùng đất cảng Hải Phòng. 

Bánh đa cua ban đầu chủ yếu được làm từ những nguyên liệu bình dị vùng quê như cua đồng, bánh đa, rau muống, rau nhút… Sau này, người ta bổ sung các loại hải sản như bề bề, tôm, ghẹ, chả... Từ những thành phần đó, người dân Hải Phòng khéo léo chế biến nên một món ăn đem đến cho người ăn cảm giác ngon miệng bởi vị thanh ngọt và mát lành.

Chúng tôi ghé quán bánh đa cua Bà Cụ tại số 179 phố Cầu Đất (phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) vào một ngày nắng nhiều. Theo chia sẻ của nhiều người, đây là một trong những quán bánh đa cua đầu tiên ở mảnh đất hoa phượng đỏ, đến nay hơn 50 năm tuổi và trải qua 4 đời.