Rừng thông bản Áng thuộc xã Đông Sang, huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La. Nơi đây cảnh sắc thơ mộng với những khu rừng trải rộng và
hồ nước yên tĩnh, trong xanh
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sơn La. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sơn La. Hiển thị tất cả bài đăng
6 thg 2, 2018
Vẻ đẹp hữu tình của rừng thông bản Áng, Mộc Châu
Rừng thông bản Áng nơi cao nguyên Mộc Châu sẵn sàng níu chân bất kỳ du khách nào bởi những sắc màu hoàng hôn đẹp mê hồn.
3 thg 2, 2018
Tết Mông giữa mùa hoa mận
Vào thời gian này, du khách lên Mộc Châu, Sơn La chứng kiến một khung cảnh trắng trời hoa mận. Mộc Châu là mảnh đất của muôn loài hoa như: hoa đào, hoa mơ, hoa đỗ quyên, hoa tam giác mạch, hoa cải…và hoa mận trắng tinh khiết.
Khi tiết mùa đông đang vào giai đoạn nửa cuối với những ánh nắng xuất hiện nhiều hơn cũng chính là thời khắc báo hiệu mùa hoa mận Mộc Châu bắt đầu đơm nở.
Chúng tôi hào hứng cùng nhau lên xứ sở cao nguyên Mộc Châu trước Tết nguyên đán một tháng để ngắm mùa hoa mận. Từ bản Phiêng Cành đến bản Tà Phình 1, Tà Phình 2 (xã Tân Lập - Mộc Châu) những cánh rừng mận chỉ còn lại một màu trắng xóa mênh mông.
Hai thiếu nữ Mông diện váy đẹp đi chơi giữa rừng mận. Ảnh: Hải Dương
Khi tiết mùa đông đang vào giai đoạn nửa cuối với những ánh nắng xuất hiện nhiều hơn cũng chính là thời khắc báo hiệu mùa hoa mận Mộc Châu bắt đầu đơm nở.
Chúng tôi hào hứng cùng nhau lên xứ sở cao nguyên Mộc Châu trước Tết nguyên đán một tháng để ngắm mùa hoa mận. Từ bản Phiêng Cành đến bản Tà Phình 1, Tà Phình 2 (xã Tân Lập - Mộc Châu) những cánh rừng mận chỉ còn lại một màu trắng xóa mênh mông.
1 thg 2, 2018
Đắm đuối vẻ đẹp hoa anh đào giữa núi rừng Tây Bắc
Mỗi dịp xuân về, hoa anh đào trên núi rừng Tây Bắc lại làm say lòng biết bao du khách…
Không quá rực rỡ như những cây anh đào tại Nhật Bản, hoa anh đào ở núi rừng Tây Bắc đậm nét hoang sơ và đẹp một cách dung dị.
Đắm mình thư giãn trong dòng suối khoáng nóng ở Sơn La
Suối khoáng nóng Ngọc Chiến ở bản Lướt (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) được xem như là đặc ân của tạo hóa, với nhiệt độ trung bình từ 35 độ C - 50 độ C, rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Nằm cách trung tâm thành phố Sơn La 80km về hướng Đông Bắc, suối nước nóng Ngọc Chiến chảy quanh năm, nước trong suốt. Đến nơi đây, du khách không chỉ được ngâm mình trong dòng suối khoáng nóng mà còn được chiêm ngưỡng những ngôi nhà sàn gỗ pơ mu cổ nhuốm màu thời gian, được thưởng thức những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con đồng bào các dân tộc Thái, Dao, Mông…
Theo lời kể của người dân nơi đây, suối khoáng nóng ở đây có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, có thể chữa được một số bệnh ngoài da, bệnh thấp khớp, tim mạch... Đặc biệt là sau mỗi ngày làm việc, chiều chiều được ngâm mình trong làn nước ấm này có thế xua tan hết mệt mỏi, căng thẳng trong giây lát; lấy lại được cảm giác thoải mái, thư thái, khỏe khoắn như ban đầu.
Nằm cách trung tâm thành phố Sơn La 80km về hướng Đông Bắc, suối nước nóng Ngọc Chiến chảy quanh năm, nước trong suốt. Đến nơi đây, du khách không chỉ được ngâm mình trong dòng suối khoáng nóng mà còn được chiêm ngưỡng những ngôi nhà sàn gỗ pơ mu cổ nhuốm màu thời gian, được thưởng thức những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con đồng bào các dân tộc Thái, Dao, Mông…
Theo lời kể của người dân nơi đây, suối khoáng nóng ở đây có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, có thể chữa được một số bệnh ngoài da, bệnh thấp khớp, tim mạch... Đặc biệt là sau mỗi ngày làm việc, chiều chiều được ngâm mình trong làn nước ấm này có thế xua tan hết mệt mỏi, căng thẳng trong giây lát; lấy lại được cảm giác thoải mái, thư thái, khỏe khoắn như ban đầu.
29 thg 1, 2018
Hoa mơ nở trắng cao nguyên Mộc Châu
Về Mộc Châu những ngày này, bạn sẽ thấy như lạc vào thế giới khác bởi vẻ đẹp mộc mạc mà thanh khiết khi hoa mơ nở trắng rừng.
Mộc Châu là vùng đất đẹp bốn mùa quanh năm, mà đẹp nhất, hữu tình nhất là khi những sắc hoa khoe thắm trên cao nguyên này.
17 thg 1, 2018
Hoa mận trái mùa e ấp bên non
Hoa mận trái mùa. Ảnh. Hoàng Huế
Mộc Châu, điểm đến thu hút du khách gần xa của Tây Bắc. Những ngày đông giá, Mộc Châu dường như càng e ấp, càng dịu dàng trong giá rét, trong hơi thở của những đám sương quấn quýt cành lá không chịu tan theo ánh nắng lạc mùa. Không phải mùa chính của hoa mận, nhưng vẻ đẹp dịu dàng, tinh khiết đó lại ru lòng người mê say.
14 thg 1, 2018
Đi Mộc Châu, tận hưởng nét vẽ thác Tát Lau
Thác Tát Lau. Ảnh. Hoàng Huế
Thác Tát Lau nằm ngay cạnh con đường chính dẫn ra cửa khẩu Lóng Sập, nằm giữa một vùng đồi rộng bao la.
Tát Lau là tên theo tiếng Thái, được đặt tên theo đặc điểm của khu thác. Thác nằm trong khu vực xã Bó Sập, nơi đa số là đồng bào người Thái sinh sống. Xưa, giữa một vùng cỏ lau tươi tốt có một con thác ngày đêm rì rào, bà con người Thái lấy luôn đặc điểm này đặt tên thác, có nghĩa là dòng thác ở giữa rừng lau. Nhưng hiện nay, bà con ở Bó Sập đã cải tạo lại khu thác, xây dựng thêm một số hạng mục, xây cầu đi dọc theo các sườn thác, các khu chòi ngắm cảnh, phó bỏ cỏ lau để trồng hoa, tạo cảnh quan hòa trộn nét hiện đại và nét mộc mạc của thác.
29 thg 12, 2017
Rùng mình đặc sản Tây Bắc được làm từ… phân non của động vật
Món ăn nổi tiếng của vùng cao Tây Bắc từng được bình chọn là món ăn kinh dị bậc nhất thế giới, tuy nhiên nếu được một lần nếm thử nậm pịa bạn sẽ không thể quên hương vị đặc trưng và nổi bật, khó lẫn với bất cứ một món ăn nào khác.
Vùng cao Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đẹp như tranh vẽ mà ẩm thực ở đây cũng rất phong phú và đa dạng. Trong đó, ngoài những món ăn quen thuộc, được nhiều người biết đến như: thịt trâu gác bếp, lạp xưởng, thắng cố… thì không thể không nhắc đến món nậm pịa nổi tiếng của người Thái ở Sơn La.
Món ăn nghe có vẻ lạ thế nhưng lại có hương vị độc đáo và tượng trưng cho ẩm thực đặc sắc vùng cao Tây Bắc. Trong gia đình người Thái, món ăn này khá phổ biến và được dùng trong các dịp lễ tết hoặc thiết đãi bạn bè. Cái tên nậm pịa cũng bắt nguồn từ chính ngôn ngữ của người dân tộc nơi đây, trong đó “nậm” có nghĩa là canh, “pịa” là phần dịch (phân non) nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để làm được món ăn này đòi hỏi người đầu bếp phải cực kỳ khéo léo và chuẩn bị rất nhiều các loại gia vị.
Vùng cao Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đẹp như tranh vẽ mà ẩm thực ở đây cũng rất phong phú và đa dạng. Trong đó, ngoài những món ăn quen thuộc, được nhiều người biết đến như: thịt trâu gác bếp, lạp xưởng, thắng cố… thì không thể không nhắc đến món nậm pịa nổi tiếng của người Thái ở Sơn La.
Món ăn nghe có vẻ lạ thế nhưng lại có hương vị độc đáo và tượng trưng cho ẩm thực đặc sắc vùng cao Tây Bắc. Trong gia đình người Thái, món ăn này khá phổ biến và được dùng trong các dịp lễ tết hoặc thiết đãi bạn bè. Cái tên nậm pịa cũng bắt nguồn từ chính ngôn ngữ của người dân tộc nơi đây, trong đó “nậm” có nghĩa là canh, “pịa” là phần dịch (phân non) nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để làm được món ăn này đòi hỏi người đầu bếp phải cực kỳ khéo léo và chuẩn bị rất nhiều các loại gia vị.
Nậm pịa được xem là món ăn nổi tiếng của người Thái ở vùng cao Tây Bắc.
21 thg 12, 2017
Thú vị du lịch bắn nỏ tại bản Áng, Mộc Châu
Thử thách tài năng của bản thân cùng cây nỏ của người Thái đem lại cảm xúc thú vị cho du khách khi đến Mộc Châu.
Với các dân tộc ở Mộc Châu cây nỏ gần như trở thành một thứ dụng cụ không thể thiếu cùng với dao, cuốc, xẻng... trong quá trình chinh phục tự nhiên để tồn tại và phát triển.
Đó là thứ vũ khí để bảo vệ mình trước thú dữ, để đi săn lấy thực phẩm, để thể hiện tài năng của một người đàn ông trước cộng đồng và để chinh phục… người con gái xinh đẹp mình đang để ý.
Mỗi dân tộc lại có cây nỏ riêng của mình, người Thái cũng vậy. Ngày nay, cây nỏ không còn dùng để đi săn nữa, nhưng trong các gia đình gần như đều có treo một cây ở góc nhà, góc bếp, để trang trí, đôi khi để người đàn ông còn hoài mong về một thời xưa cũ khi thú rừng còn đầy núi, còn tìm về tận chân cột nhà.
Với các dân tộc ở Mộc Châu cây nỏ gần như trở thành một thứ dụng cụ không thể thiếu cùng với dao, cuốc, xẻng... trong quá trình chinh phục tự nhiên để tồn tại và phát triển.
Đó là thứ vũ khí để bảo vệ mình trước thú dữ, để đi săn lấy thực phẩm, để thể hiện tài năng của một người đàn ông trước cộng đồng và để chinh phục… người con gái xinh đẹp mình đang để ý.
Mỗi dân tộc lại có cây nỏ riêng của mình, người Thái cũng vậy. Ngày nay, cây nỏ không còn dùng để đi săn nữa, nhưng trong các gia đình gần như đều có treo một cây ở góc nhà, góc bếp, để trang trí, đôi khi để người đàn ông còn hoài mong về một thời xưa cũ khi thú rừng còn đầy núi, còn tìm về tận chân cột nhà.
7 thg 11, 2017
Cát Lình - bức tranh đa sắc của Chiềng Muôn
Đây mới chính là thiên đường của mây, của gió, ôm ấp những thửa ruộng bậc thang như được dát vàng trong sắc nắng thu se lạnh, mời gọi du khách về khám phá, trải nghiệm...
Sóng lúa Cát Lình.
Cách trung tâm huyện Mường La chưa đầy 20 km, bản Cát Lình của đồng bào Mông nằm bên sườn đỉnh Pu Tha Kềnh (núi múa khèn) cao hơn 2.500m so với mực nước biển. Mùa này, lúa trên những thửa ruộng bậc thang đang chín rộ, nhìn từ xa tựa như bức tranh đa sắc màu, tầng tầng lớp lớp trải dài từ sườn núi này nối sang núi khác, kéo xuống tận thung sâu. Cát Lình - là địa danh phiên âm ra tiếng phổ thông, chứ người dân nơi đây vẫn gọi vùng đất này là Co Linh (nghĩa là khu rừng nhiều khỉ), cũng bởi vùng đất này còn khá hoang sơ, nơi trú ngụ của nhiều loài muông thú, trong đó có loài khỉ. Rừng nguyên sinh còn nhiều, suối nước dồi dào quanh năm, đồng bào dân tộc Mông các vùng Chiềng Ân, Ngọc Chiến đã về đây khai khẩn, lập bản, bám trụ từ những năm 70 của thế kỷ trước. Lên Cát Lình chỉ có một con đường liên bản gập ghềnh sỏi đá, nối trung tâm xã Chiềng Muôn với các bản Hua Đán - Nậm Kìm - Cát Lình.
21 thg 10, 2017
Mê mẩn Xím Vàng
Đến mùa lúa chín năm nay, chúng tôi tìm đến và khám phá vẻ đẹp của Xím Vàng - xã vùng cao của huyện Bắc Yên (Sơn La), một phần thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa.
Vẻ đẹp của Xím Vàng - xã vùng cao của huyện Bắc Yên (Sơn La)
Người Mông ở Xím Vàng nói riêng và đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc nói chung chỉ trồng được một vụ lúa trên thửa ruộng bậc thang từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Đến Xím Vàng vào thời điểm này, chúng tôi tha hồ ngắm sắc vàng bạt ngàn và chụp ảnh thỏa thích.
8 thg 10, 2017
Lễ hội Hết Chá của đồng bào Thái ở Mộc Châu
Lễ hội Hết Chá là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh sâu sắc, là lễ hội đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Lễ hội Hết Chá - bản sắc của đồng bào Thái
Khi hoa ban, hoa mạ nở cũng là dịp nông nhàn của đồng bào Thái. Để Lễ được tổ chức trên một khu đồi gần trung tâm bản. Thầy mo thông báo thời gian làm lễ cho các con nuôi, gia đình họ hàng ở các nơi, đội xòe và bà con trong bản cùng tham dự.
Từ thời xa xưa, xưa kia, người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy mo. Thầy mo dùng mẹo và nhờ thần linh nên đã chữa được bệnh cho dân làng. Mang ơn thầy mo, nhiều người xin được làm con nuôi của ông. Và rồi, cứ mỗi dịp cuối năm (vào 29, 30 Tết), con cháu lại đến tạ ơn thầy mo, nhưng thời điểm đó đang bận rộn cho tết nên thầy mo ấn định lễ tạ ơn sẽ tổ chức vào tháng 3 hàng năm... Lễ hội Hết Chá từ đó mà thành.
Lễ hội Hết Chá - bản sắc của đồng bào Thái
Khi hoa ban, hoa mạ nở cũng là dịp nông nhàn của đồng bào Thái. Để Lễ được tổ chức trên một khu đồi gần trung tâm bản. Thầy mo thông báo thời gian làm lễ cho các con nuôi, gia đình họ hàng ở các nơi, đội xòe và bà con trong bản cùng tham dự.
Từ thời xa xưa, xưa kia, người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy mo. Thầy mo dùng mẹo và nhờ thần linh nên đã chữa được bệnh cho dân làng. Mang ơn thầy mo, nhiều người xin được làm con nuôi của ông. Và rồi, cứ mỗi dịp cuối năm (vào 29, 30 Tết), con cháu lại đến tạ ơn thầy mo, nhưng thời điểm đó đang bận rộn cho tết nên thầy mo ấn định lễ tạ ơn sẽ tổ chức vào tháng 3 hàng năm... Lễ hội Hết Chá từ đó mà thành.
Cây vạn vật (cây sẳng chá) trong lễ Hết Chá
Đặc sắc lễ hội hoa ban của người Thái
Lễ hội hoa ban được tổ chức tháng 2 Âm lịch hằng năm vào mùa hoa ban nở rộ ở Chiềng Khoa, Vân Hồ (Sơn La) của người dân tộc Thái để tưởng nhớ tới hai cô gái (hai nàng), những người phụ nữ đảm đang và tinh khiết như hoa ban rừng được dân tộc Thái tôn thờ như 'hai bà chúa'.
Thầy mo và dân bản rước Hai nàng về nhập đền thờ
Chuyện xưa kể rằng, có một gia đình sinh được hai người con gái, chẳng may người bố bị bệnh mất sớm. Gia đình gặp khó khăn, mẹ phải vào rừng hái lượm để nuôi hai con. Hai nàng khôn lớn, ngày càng xinh đẹp, nết na, tài sắc và chăm chỉ khéo léo trong trồng bông dệt vải, thêu thùa.
14 thg 9, 2017
Mộc Châu - Vương quốc cây trái của Tây Bắc
Sau mùa hoa ban, hoa đào nở tràn khắp cao nguyên Mộc Châu, báo hiệu một năm mới bội thu. Những quả đồi bát úp xanh bạt ngàn cây lá giờ đã chấm thêm sắc đỏ, tím của quả chín. Bốn mùa ở thảo nguyên xanh đều có hoa thơm, trái ngọt cho bạn thưởng thức.
Lên cao nguyên hái trái
Mùa hè ở Mộc Châu được báo bằng những tiếng chim ríu rít gọi nhau về vườn ăn quả. Từ cuối tháng 4, Mộc Châu bắt đầu vào mùa thu hoạch đào, mận, mơ. Từ trung tâm thị trấn nông trường Mộc Châu, theo đường rẽ vào Tân Lập khoảng 20 km là tới “cung đường hoa trái”. Chạy xe thêm chút nữa qua những khúc đèo quanh co đến thung lũng Nà Ka là bạn có thể lạc giữa “vương quốc hoa trái” của cao nguyên trù phú này.
Lên cao nguyên hái trái
Mùa hè ở Mộc Châu được báo bằng những tiếng chim ríu rít gọi nhau về vườn ăn quả. Từ cuối tháng 4, Mộc Châu bắt đầu vào mùa thu hoạch đào, mận, mơ. Từ trung tâm thị trấn nông trường Mộc Châu, theo đường rẽ vào Tân Lập khoảng 20 km là tới “cung đường hoa trái”. Chạy xe thêm chút nữa qua những khúc đèo quanh co đến thung lũng Nà Ka là bạn có thể lạc giữa “vương quốc hoa trái” của cao nguyên trù phú này.
Cô gái Mông thu hoạch những quả mận chín đỏ.
21 thg 7, 2017
Về Quỳnh Nhai thưởng thức “cỏ cố hương”
Đối với hơn 10 người Thái huyện Quỳnh Nhai di dời đến nơi ở mới nhường đất cho Lòng hồ thủy điện Sơn La, họ đã mang đi tên bản làng, những nếp nhà sàn và mồ mả tổ tiên nhưng có một món ăn là thứ cây cỏ rất bình dị họ không thể mang theo đến nơi ở mới. Loài cỏ này có tên là miềng trầu và đã thành nỗi nhớ da diết của người Thái ở Quỳnh Nhai khi nghĩ về cố hương đã chìm sâu dưới lòng hồ.
Theo chân anh Điêu Chính Hiến, Phó Phòng Văn hóa huyện Quỳnh Nhai lên thuyền đi từ bến Pa Uôn xuôi Lòng hồ thủy điện Sơn La về mốc giới của huyện Quỳnh Nhai cũ đã ngập sâu dưới trăm nghìn khối nước. Trên quảng đường thủy 30 km, anh Hiến còn nhớ như in những địa danh, những tên bản, tên suối, tên núi đã chìm dưới lòng hồ. Mắt hoe đỏ nhìn về dãy núi mờ xa, anh Hiến bảo: “Dãy núi Tạng Kẻ cao 2020m so với mực nước biển nhìn đã thấp đi nhiều khi nước lòng hồ dâng lên. Ngay dưới chân thuyền mình đang chạy đây, trước kia là ruộng, nương nhà tôi canh tác”. Mắt ráo hoảnh khi đặt chân đến cột mốc đánh dấu trung tâm huyện Quỳnh Nhai cũ, anh Hiến như đang muốn tìm kiếm một thứ gì đó giữa ốc đảo này.
Theo chân anh Điêu Chính Hiến, Phó Phòng Văn hóa huyện Quỳnh Nhai lên thuyền đi từ bến Pa Uôn xuôi Lòng hồ thủy điện Sơn La về mốc giới của huyện Quỳnh Nhai cũ đã ngập sâu dưới trăm nghìn khối nước. Trên quảng đường thủy 30 km, anh Hiến còn nhớ như in những địa danh, những tên bản, tên suối, tên núi đã chìm dưới lòng hồ. Mắt hoe đỏ nhìn về dãy núi mờ xa, anh Hiến bảo: “Dãy núi Tạng Kẻ cao 2020m so với mực nước biển nhìn đã thấp đi nhiều khi nước lòng hồ dâng lên. Ngay dưới chân thuyền mình đang chạy đây, trước kia là ruộng, nương nhà tôi canh tác”. Mắt ráo hoảnh khi đặt chân đến cột mốc đánh dấu trung tâm huyện Quỳnh Nhai cũ, anh Hiến như đang muốn tìm kiếm một thứ gì đó giữa ốc đảo này.
1 thg 7, 2017
Hát Lót - Vùng đất của những chiếc bánh gai
Ngược quốc lộ 6 Hà Nội lên Sơn La, cách trung tâm Thành phố Sơn La chừng 20 km, tiểu khu 10 xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La từ lâu đã được mệnh danh là vùng đất của những chiếc bánh gai dẻo ngọt, đậm đà hương vị thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc.
Hương vị của núi rừng
Làng nghề bánh gai hình thành ở xã Hát Lót cũng phải 20 năm nay, nhưng phát triển mạnh chủ yếu 10 năm gần đây. Gia đình chị Đào Thu Hồng, tiểu khu 10, xã Hát Lót là một trong những hộ đầu tiên làm bánh gai ở làng nghề này. Chị Hồng cho hay: Nghề làm bánh gai xuất hiện ở Hát Lót là do những người con ở làng Yên Sở, Hoài Đức (Hà Nội) di cư lên đây làm kinh tế mới mang theo. Nên những chiếc bánh gai làm ra không chỉ lưu giữ hương vị đặc trưng mà còn thấm đượm tình người xa xứ. Lúc trước, bánh gai chỉ được làm trong những dịp lễ, tết để dâng cúng tổ tiên, hay làm quà biếu cho người thân. Nhưng khi kinh tế phát triển, nhu cầu thị trường cao hơn, mọi người đầu tư máy móc hiện đại để sản xuất lớn.
Hương vị của núi rừng
Làng nghề bánh gai hình thành ở xã Hát Lót cũng phải 20 năm nay, nhưng phát triển mạnh chủ yếu 10 năm gần đây. Gia đình chị Đào Thu Hồng, tiểu khu 10, xã Hát Lót là một trong những hộ đầu tiên làm bánh gai ở làng nghề này. Chị Hồng cho hay: Nghề làm bánh gai xuất hiện ở Hát Lót là do những người con ở làng Yên Sở, Hoài Đức (Hà Nội) di cư lên đây làm kinh tế mới mang theo. Nên những chiếc bánh gai làm ra không chỉ lưu giữ hương vị đặc trưng mà còn thấm đượm tình người xa xứ. Lúc trước, bánh gai chỉ được làm trong những dịp lễ, tết để dâng cúng tổ tiên, hay làm quà biếu cho người thân. Nhưng khi kinh tế phát triển, nhu cầu thị trường cao hơn, mọi người đầu tư máy móc hiện đại để sản xuất lớn.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa bên nồi bánh gai vừa chín tới .
23 thg 6, 2017
Rau tầm bóp Mộc Châu - ăn một lần là nhớ mãi
Đến Mộc Châu, được say trong những chén rượu ngô nồng ấm, được thưởng thức gà đồi, bê chao và các loại rau rừng mà chưa ăn rau tầm bóp thì mất đi một trải nghiệm đáng nhớ.
Rau tầm bóp. Ảnh.Hoàng Huế
Tầm bóp là một loại cây mọc hoang khắp các cánh đồng, bãi đất hoang hoặc các sườn đồi. Thời chiến tranh, tầm bóp là loại rau “cứu đói” cho bộ đội và người dân. Sau đó, người dân trên các vùng núi như Mộc Châu gom hạt giống và gieo trồng như một loại rau.
Người dân ở vùng đồng bằng biết đến rau tầm bóp nhưng không ăn thường xuyên, thậm chí đến nay còn không ăn rau tầm bóp. Nhưng với bà con vùng núi, tầm bóp là loại rau ăn hàng ngày và ở một số vùng như Mộc Châu còn trở thành món ăn đặc sản.
Người dân ở vùng đồng bằng biết đến rau tầm bóp nhưng không ăn thường xuyên, thậm chí đến nay còn không ăn rau tầm bóp. Nhưng với bà con vùng núi, tầm bóp là loại rau ăn hàng ngày và ở một số vùng như Mộc Châu còn trở thành món ăn đặc sản.
19 thg 6, 2017
Mê đắm bên dòng Đà Giang
Khi chảy qua vùng rừng núi hoang sơ, Đà Giang - con sông hung dữ nhất Tây Bắc - đã tạo ra nhiều cảnh đẹp hùng vĩ, một số đấy là vùng sơn thủy nguyên sơ, tuyệt đẹp thuộc cung đường Ba Khan - Tân Mai - Phúc Sạn (huyện Mai Châu, Hòa Bình).
Dòng Đà Giang xanh biếc với nhiều hòn đảo nổi lên giữa mặt nước - Ảnh: H.DƯƠNG
Với những nếp nhà sàn, nét văn hóa, ẩm thực độc đáo của người Mường cùng cuộc sống thanh bình tại đây đã làm cho không ít du khách không muốn rời đi khi đặt chân đến.
15 thg 6, 2017
Say đắm cung đường chữ S huyền thoại ở Mộc Châu
Vân Hồ, Mộc Châu không chỉ có những đồi chè uốn lượn dưới nắng vàng, những vườn đào, vườn mận mùa nở hoa đẹp mê hồn mà còn có một cung đường say lòng người - cung đường chữ S.
Cung đường chữ S thuộc xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La), những du khách và phượt thủ vẫn quen gọi là cung đường chữ S Mộc Châu, do xưa thuộc huyện Mộc Châu, nay tách huyện Vân Hồ và Mộc Châu.
Toàn cảnh cung đường chữ S huyền thoại. Ảnh: Hoàng Huế
Cung đường uốn lượn hình chữ S theo những đoạn dốc vừa phải, mang vẻ đẹp mềm mại và không gập ghềnh, nguy hiểm như những đoạn đèo dốc trứ danh.
30 thg 5, 2017
Hua Tát - cung đèo của gió
Đường vào Mộc Châu dốc núi liên tục khiến ta có cảm giác đâu đâu cũng là đèo, nhưng khi đến Hua Tát, đoạn rẽ ngã ba đường mới thấy thế nào là đèo núi thực sự.
Quốc lộ 6 dẫn lối đến Sơn La, những con đường uốn lượn dưới ánh mặt trời dát vàng. Qua đèo Thung Khe, khung cảnh mỗi lúc một hùng vĩ. Đường đẹp nên xe chạy bon bon. Một chốc đến Mai Châu mùa em thơm nếp xôi, rồi một chốc đến Mộc Châu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)