Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạng Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạng Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 2, 2015

Lễ hội bôi mặt nhọ ở Lạng Sơn

Vào ngày 15 tháng giêng hàng năm, lễ hội Ná Nhèm (trong tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ") diễn ra ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn. Thực chất đây là nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng làng và là lễ hội cầu an, cầu mùa đầu năm mới.

Điều đặc biệt là khi tham gia lễ hội, nam giới trong làng sẽ bôi nhọ lên mặt, thể hiện khuôn mặt giặc "Sấc Tài Ngàn" và tham gia đánh trận giả, tái hiện sự tích đánh giặc giữ làng của cha ông. Dân làng tin rằng làm như thế sẽ đánh lạc hướng những linh hồn ma giặc, qua lễ hội sẽ không còn ma nào biết ai đã diễn lại hình dạng và sự thất bại của chúng trước dân làng mà bắt về gây họa cho họ cùng gia đình.


30 thg 1, 2015

Dẻo mềm vị bánh coóng phù ở chợ đêm Kỳ Lừa

Bát coóng phù nóng hổi, có mùi thơm ngọt của mật mía, vị cay nồng của gừng, thêm cái bùi ngầy ngậy của lạc và dừa tươi sẽ mang lại sự ấm áp trong buổi tối mùa đông ở vùng cao.

Nếu có dịp đến Lạng Sơn vào mùa đông, sau khi đã thăm thú một vòng thành phố, hãy dừng chân ở chợ đêm Kỳ Lừa để thưởng thức bát bánh coóng phù nghi ngút khói, hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị của nó. Điều thú vị là, chỉ khi đến Lạng Sơn vào mùa đông bạn mới có thể ăn được món này, vì là món ăn chơi giúp xua đi cái giá lạnh của trời đất nên cứ vào độ thời tiết trở lạnh thì những gánh hàng rong bán món ăn này mới đua nhau mọc lên khắp nơi.

Để tạo màu sắc bắt mắt cho món bánh, người bán hàng thường chia bột bánh làm hai phần, một phần giữ nguyên để nặn, phần còn lại trộn cùng ruột gấc. 

Lúc này một phần bột bánh có màu cam, khi luộc chín sẽ cho ra chiếc bánh với màu đỏ cam óng ả vô cùng bắt mắt. Ảnh: Lê Thương 

27 thg 1, 2015

Lạc giữa thảo nguyên xứ Lạng

Sáng cuối tuần, khi ánh bình minh chưa kịp ló dạng, nhóm chúng tôi leo lên “con ngựa sắt” chạy về hướng Lạng Sơn. 


Chúng tôi đang thực hiện chuyến khám phá “vương quốc ngựa bạch” theo như lời giới thiệu của một người bạn địa phương.

Từ thị trấn Đồng Mỏ, vượt qua cung đường quanh co, đèo dốc, lởm chởm đất đá, trước mắt chúng tôi là một màu xanh thăm thẳm của vùng thảo nguyên Hữu Kiên, địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện Chi Lăng, Lạng Sơn.

21 thg 1, 2015

Bảo tàng hút khách bậc nhất xứ Lạng

Bảo tàng Bắc Sơn là nơi tái hiện về cuộc khởi nghĩa vũ trang năm xưa, giúp du khách hiểu hơn về quá khứ hào hùng của quân và dân địa phương trong kháng chiến. 

Nhằm lưu giữ, bảo quản và trưng bày có hệ thống các tài liệu hiện vật về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã sớm có chủ trương xây dựng một bảo tàng chuyên đề về cuộc khởi nghĩa. Nơi đây nằm ngay cạnh đường quốc lộ 1B, thuộc thôn Long Hưng, xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, cách trung tâm thị trấn Bắc Sơn khoảng 2,5 km. 

30 thg 12, 2014

Quýt Bắc Sơn, món quà quý xứ Lạng

Quýt trồng trên các thung lũng, sườn đồi của huyện Bắc Sơn từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi bởi hương vị thơm ngon, đậm chất núi rừng.

Du lịch lên Lạng Sơn vào mùa đông, ngoài việc ngắm cảnh, chiêm ngưỡng hiện tượng băng tuyết kỳ thú trên đỉnh Mẫu Sơn, nhâm nhi nhiều đặc sản riêng có như vịt, lợn quay, phở chua, bánh ngải…, bạn cũng sẽ được thưởng thức những trái quýt vàng ươm, mọng nước.

Quýt vàng Bắc Sơn được coi là cây xóa đói giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông ở đây. Mùa quýt chín vào khoảng cuối tháng 11 dương lịch đến tháng 1 năm sau, cũng là thời điểm giáp Tết Âm lịch. Sản phẩm quýt Bắc Sơn chủ yếu bán cho các thương lái đi tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh, các vùng lân cận và chợ. 

Quýt Bắc Sơn mọc nhiều ở các xã Nhất Hòa, Nhất Tiến. Ảnh: Hải.DCH. 

25 thg 12, 2014

Bánh ngải của người Tày ở xứ Lạng

Món ăn được sử dụng trong các dịp cỗ bàn, lễ tết và được coi như một vị thuốc quý của người dân vùng đất nhiều núi thấp và đồi này.

Theo lời của những người phụ nữ Tày, do khí hậu Lạng Sơn quanh năm mát mẻ nên ngải cứu mọc nhiều trong vườn nhà, không phải chăm sóc nhiều, chỉ cần tưới nước là đã lên xanh tốt.

Loài cây này thường cao ngang ngực người, lá non xanh và có mùi thơm, ít vị đắng. Người dân bản địa xếp ngải cứu vào danh sách những thứ rau để ăn hàng ngày và là nguyên liệu để làm bánh trong ngày nông nhàn. Nhiều người đã nhìn vào cách một người phụ nữ Tày làm bánh ngải để đoán biết được độ khéo léo của họ. 

Thoạt nhìn, bánh ngải cứu của người Tày có hình dáng khá giống với món bánh dày của người dân tộc Kinh, tuy nhiên thay bằng màu trắng thì chiếc bánh lại có màu xanh, bóng nhẫy trông rất tươi mát. Ảnh: Kiều Như. 

21 thg 10, 2014

Ngõa mật - nồng say hương vị đồng rừng



Ngõa mật có lẽ là cái tên lạ với nhiều người, nhưng với chúng tôi - những đứa con của đồng rừng - chẳng ai lạ lẫm thứ quả ngọt lịm, say nồng của núi rừng này.

Quả ngõa chín màu đỏ tím - Ảnh: H.Hân 

Về thăm quê, nhìn thấy cây ngõa sai trĩu quả của bà, cái hương vị ngọt lịm, lớp mật sóng sánh như mật ong của quả ngõa chín lại làm tôi nhớ nhung.

Cây ngõa mật mọc nhiều ở các khu rừng miền núi phía bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Những ai đã có một thời ấu thơ gắn liền với những cánh rừng có lẽ chẳng thể nào quên được vị ngọt, mát của những quả ngõa chín mùi.

23 thg 9, 2014

Thung lũng Bắc Sơn lộng lẫy trên trang tin nước ngoài

Trang web chuyên về du lịch When On Earth ca ngợi thung lũng Bắc Sơn của Việt Nam đẹp như một 'thiên đường màu xanh lá cây trên trái đất'.

Bắc Sơn không chỉ nổi tiếng là địa danh lịch sử mà còn được biết đến là một thung lũng trù phú với cảnh sắc đẹp mê hồn. 

6 thg 7, 2014

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ trên đỉnh Mẫu Sơn

Vào mùa hè, du khách thập phương lại rồng rắn kéo nhau lên Mẫu Sơn nghỉ mát, thưởng ngoạn. 

Nền đất ngôi biệt thự cổ của Người Pháp xây dựng vẫn còn nguyên tường gạch 

Đoạn đường lên núi dài 15km được xem là gian nan và khó khăn nhất với những khúc cua lượn, gấp khúc liên tục. Mẫu Sơn (Lạng Sơn) với độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, tách biệt hẳn với những khu dân cư, vẻ đẹp nơi đây mang đầy nét hoang sơ, cổ kính chứa đựng nhiều huyền bí đối với mỗi du khách khi đặt chân tới đây. Đặc biệt nhất nlà những ngôi biệt thự với kiến trúc cổ từ thời Pháp thuộc.

30 thg 12, 2013

Món phặc nhường của người miền núi

Bí đỏ thường được đem nấu canh xương heo, thái lát xào tỏi, hoặc nấu cháo bí đỏ, chè bí đỏ. Đây là những món ăn quen thuộc, ngon và bổ. Còn người Tày, Nùng ở Cao Bằng, Lạng Sơn lại có món bí đỏ hấp thịt (tiếng địa phương là phặc nhường), ngon, lạ miệng lại dễ làm.

Bí đỏ hấp thịt bằm (phặc nhường). 

Bí đỏ ở đây được trồng nhiều. Tháng 3, tháng 4 âm lịch, khi gieo ngô, bà con lại trồng xen vài mươi hốc bí ở bờ rẫy, chân nương. Tháng 7, tháng 8, mùa bẻ ngô cũng là mùa trẩy bí. Nhà nào bí đỏ cũng chất đầy trên gác bếp, để dành ăn quanh năm. Bí đỏ hấp thịt bằm là món ăn truyền thống của đồng bào.


12 thg 9, 2013

Lên Lạng Sơn mùa na chín

Cuối tháng 8, đầu tháng 9, khi tiết trời thu se lạnh tràn về cũng là lúc đến mùa na chín. Nghe kể về những triền na bạt ngàn trên vùng núi đá vôi ở Chi Lăng, Hữu Lũng (Lạng Sơn), với địa chỉ vườn na có thể vào tham quan, leo trèo hái na, chúng tôi nhằm về đất ải thẳng tiến.

Em bé Lạng Sơn giúp mẹ bán na - Ảnh: Iris Trương

Lạng Sơn được coi là một trong những “vựa na” lớn nhất cả nước. Và vùng núi đá vôi Kai Kinh ở hai huyện Hữu Lũng và Chi Lăng là vương quốc na nơi đây.

10 thg 9, 2013

Na - sản vật đất ải Chi Lăng

Không chỉ được biết đến bởi dấu ấn lịch sử lừng lẫy, Chi Lăng (Lạng Sơn) còn được du khách nhớ đến bởi những thương hiệu trái cây nổi tiếng. 

Mùa này, nếu có dịp về vùng đất ải chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức hương vị ngọt ngào của na (mãng cầu), sản vật nổi tiếng vùng đất này.


Ải Chi Lăng và những hàng bày bán na bên đường - Ảnh: Việt Dũng

Những ngày này nếu có dịp đi qua Chi Lăng bạn sẽ bắt gặp hình ảnh người dân rộn ràng chuẩn bị cho mùa thu hoạch na, loại quả nổi tiếng của vùng đất này.

6 thg 9, 2013

Phật Quang Sơn - nét đẹp chùa Việt vùng biên

Lạng Sơn, nơi địa đầu của Tổ quốc, cửa ngõ giao lưu của hai nước Việt – Trung, phong cảnh sông núi hữu tình. Nơi ghi lại dấu chân của bao Sứ thần, bao anh hùng hào kiệt đã quên mình vì đất nước mến yêu.

Xuất phát từ tấm lòng và nguyện ước của người dân địa phương cùng đông đảo du khách thập phương mong muốn sớm có một ngôi chùa tại cửa khẩu Tân Thanh, nơi thắng địa, phong cảnh hữu tình, hội tụ thế ngũ hành, đủ cả Rồng chầu Hổ phục thật hiếm nơi nào có được; để kính Phật và thờ cúng hương linh các bậc tiền nhân, hiền tài đất nước và thực hiện nếp sống văn hóa tâm linh theo truyền thống dân tộc.

Tâm nguyện tốt đẹp của người dân nơi đây đã được các cấp chính quyền tỉnh Lạng Sơn và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hết lòng ủng hộ, đồng ý giao Ban Từ thiện Xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng chùa Phật Quang Sơn, tại xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. 

Mô hình chùa Phật Quang Sơn 

26 thg 8, 2013

Ẩm thực xứ Lạng: Đậm đà sắc núi

Xứ Lạng dẫn dụ khách du lịch bằng vẻ ngoài quyến rũ và cái hồn ẩm thực đậm sắc núi, thẫm sắc tình.

Lạng Sơn là vùng xa xôi nơi phía Bắc Tổ Quốc với những ngọn núi hùng vĩ, con đèo ngoạn mục như chốn tiên cảnh. Đặc sản nơi đây theo đó mà cũng mang hơi thở của núi rừng, thật khác biệt.

Lợn sữa quay mắc mật

Lợn sữa quay thì nơi đâu cũng làm được nhưng lợn sữa quay cùng lá mắc mật và các gia vị tẩm ướp theo kiểu Lạng Sơn thì thật sự đặc biệt. Vừa ngọt thịt, giòn da, vừa thơm mùi mắc mật lạ lẫm, rồi béo ngậy của dầu quyện với mật ong, đây quả là đặc sản khó quên xứ Lạng.

Để có được món ăn hoàn hảo, lợn sữa phải kì công từ khâu chọn nguyên liệu, sao cho không quá to sẽ nhiều mỡ, ngấy, nhưng không quá bé vì thịt nhão nhoẹt. Sau các công đoạn làm lông, mổ lấy hết nội tạng thì đầu bếp bắt đầu dùng gia vị là muối, tiêu xát đều trong bụng lợn. Phần quan trọng là chọn lá mắc mật bánh tẻ, một thứ lá rừng được đồng bào Tày, Nùng ưa dùng trong các món ăn, cho tiếp vào bụng lợn.

29 thg 5, 2013

Choáng ngợp ở Sapa

Nghe tin tôi đi chơi Sapa, bạn tôi hỏi đã rèn luyện thể lực từ trước chưa, chứ như bạn là phải chạy bộ trên cầu thang văn phòng cả tháng. “Gì mà ghê vậy” - tôi cười cợt. Vậy nhưng, trải qua 3 ngày ở Sapa, tôi thấm thía lời nhắc nhở của bạn, bởi những hoạt động như trekking, trèo đèo, lội suối, đều đòi hỏi thể chất dẻo dai.

Bản Cát Cát, nơi đầu tiên chúng tôi tìm đến, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Để rong chơi hết một vòng bản Cát Cát, ngắm cảnh núi non hùng vĩ và tìm hiểu cuộc sống của người dân tộc H’Mông thì bạn quẩn quanh trong đấy cả ngày cũng chưa hết chuyện. Bản Cát Cát nằm trong thung lũng, nhìn đâu cũng thấy núi non, mây trời, nên thăm thú bản Cát Cát nghĩa là bạn phải leo dốc bở hơi tai đấy. 


11 thg 3, 2013

Lạng Sơn bên dòng sông Kỳ Cùng

Nằm bên dòng sông Kỳ Cùng, thành phố Lạng Sơn có nét thơ mộng của một phố thị vùng cao vừa có núi, vừa có sông hồ. Tọa lạc trên con đường giao thông huyết mạch nối liền vùng biên thùy với kinh đô, từ gần hai ngàn năm trước, nơi đây vốn đã là trung tâm của cả một vùng đất biên ải mênh mông.

Năm 1835, triều đình nhà Nguyễn cử Ngô Thì Sĩ lên trấn thủ Lạng Sơn và nơi đây đã ghi lại nhiều bút tích của vị văn sĩ này. Cùng với việc xây dựng và củng cố thành Lạng Sơn, sách Dư Địa Chí của Nguyễn Nghiễm có viết: “Xung quanh trấn thành đã hình thành nên rất nhiều chợ và phố như: phố Kỳ Lừa, phố Trường Thịnh, Đồng Đăng, thu hút thương nhân, lái buôn trong nước và người Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi hàng hóa đông vui, tấp nập”.

Từ đầu thế kỷ XX, thị xã Lạng Sơn được chia làm hai khu vực tự nhiên, lấy sông Kỳ Cùng làm ranh giới, phía bờ nam gọi là “bên tỉnh”, phía bờ bắc gọi là “bên Kỳ Lừa”. Bên tỉnh là tập trung các cơ quan công sở hành chính.Bên Kỳ Lừa là nơi tập trung các phố chợ, diễn ra các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, buôn bán của người dân.

Thành phố Lạng Sơn


1 thg 3, 2013

Đi chợ Lạng Sơn

Dù đến Lạng Sơn với mục đích gì, đi chơi hay công việc, hầu như chẳng ai bỏ qua việc mua sắm tại các chợ ở vùng đất biên giới này; đến nỗi có người bảo "Đến Lạng Sơn mà chưa đi chợ thì vẫn chưa biết Lạng Sơn". Trong bảng hướng dẫn du lịch của Lạng Sơn cũng nhấn mạnh đến cái thú đi mua sắm hàng hóa như là thế mạnh du lịch của thành phố này. Lý do đơn giản: Lạng Sơn nằm sát biên giới và hàng hóa Trung Quốc tràn ngập với giá rẻ bất ngờ. 

Chợ đêm Kỳ Lừa ở Lạng Sơn. Ảnh: TL 

21 thg 2, 2013

Cao sằng dẻo ngon

Những người phụ nữ Tày, Nùng ở Cao Bằng, Lạng Sơn… cứ tầm mùng 3 Tết trở đi là làm lấy mấy mẻ cao sằng. Vừa là để đổi món cho chồng con được ngon miệng, vừa là để trổ tài nội trợ của mình. 


Ngày Tết, có bao nhiêu là thịt thà, bánh trái, thế mà lại cứ vẩn vơ thèm bánh cao sằng.

Ấy là bởi mấy ngày Tết, sum họp cùng gia đình, vui vẻ với anh em, lại tiếp đãi khách khứa, bè bạn nên tiệc tùng, cỗ bàn hơi nhiều. Lại có phần hơi quá chén nên trong người thấy háo, ăn gì cũng không thấy ngon, nhìn gì cũng thấy ngấy. Những lúc như thế, chỉ có cao sằng là nhất vì món bánh này thanh nhẹ, dễ ăn.

2 thg 2, 2013

Xứ Lạng - 'thiên đường' của đặc sản

Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…


Đến với mảnh đất Lạng Sơn, du khách không chỉ mãn nhãn với cảnh sắc hùng vĩ, thả hồn cũng sông núi, mà còn được thưởng thức những đặc sản mang đậm hương vị con người vùng rừng núi Đông Bắc.

Đào Mẫu Sơn

Đến Lạng Sơn du khách không thể không ghé thăm đỉnh Mẫu Sơn, một miền sơn cước hùng vĩ với nhiều điều kì thú. Đặc biệt, đây cũng chính là mảnh đất đỏ rực sắc hoa đào với những vườn đào sai trĩu quả. Mỗi năm, Mẫu Sơn chỉ có một mùa đào trong vòng một tháng, nên những trái đào dường như trở thành sản vật vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ưu đãi và ban tặng cho vùng đất này. 


Đào Mẫu Sơn. 


24 thg 1, 2013

Thơm ngọt đào Mẫu Sơn

Nhắc đến Mẫu Sơn (Lạng Sơn), mấy anh bạn tôi cứ nắc nỏm chưa nhìn thấy quả đào Mẫu Sơn bao giờ. Quả là hiếm vì đào Mẫu Sơn mỗi năm chỉ có một mùa, trong vòng một tháng mà thôi. 


Đào Mẫu Sơn căng mọng

Có lẽ so với mọi năm, năm nay đào Mẫu Sơn to hơn, mọng hơn. Ông Hoàng Phúc Lỷ, chủ tịch xã Công Sơn, một xã ngay sát chân Mẫu Sơn và cũng là xã trồng nhiều đào nhất, cho rằng do tuyết rơi dày, sâu chết hết, vì vậy quả đào mới to. Đúng như lời Phúc Lỷ, năm nay khắp khu du lịch Mẫu Sơn từ chân đến đỉnh chỗ nào cũng có đào. Trượt sang Đông Chắn về đến Khuổi Cấp, từng rừng đào lúc lỉu quả, hồng hào như má thiếu nữ.