Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 10, 2019

Đặc sắc lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô

Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.

Nét đẹp văn hóa


Lễ rửa làng bắt nguồn từ một sự tích là một năm bao giờ cũng có cái may và cái rủi. Dù thu hoạch mùa màng vụ vừa rồi thắng lợi, nhưng người ta vẫn nghĩ tới rủi ro. Thế là họ phải rửa làng cho sạch sẽ, khang trang.

Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô 3 năm tổ chức một lần thường là vào ngày 15/5 và 05/6 âm lịch, người dân trong vùng tập trung lại, họp bàn trong dòng họ dân tộc Lô Lô để bàn bạc chuẩn bị chọn ngày đẹp, mua đồ lễ, mời thầy cúng làm lễ. Theo phong tục người Lô Lô cúng xong 9 ngày sau không cho người lạ vào trong làng, với ý nghĩa người lạ vào làng là phần cúng đó không thành công, tà ma lại quay về. Và phạt người lạ đó mua lễ vật và bắt đầu cúng lại lần nữa.

Đồng bào Lô Lô tái hiện lễ rửa làng tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tân 

10 thg 9, 2019

Trống đất, nhạc cụ cổ xưa độc đáo

Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, cùng với trống đồng Đồng Sơn ở Bắc Bộ và đàn đá Tây Nguyên, trống đất có lẽ là một trong những nhạc cụ cổ xưa và độc đáo nhất. Nếu như trống đồng, trống bịt da có mặt sớm và còn được diễn tấu trong hiện tại thì trống đất chỉ còn được sử dụng hiếm hoi ở một số dân tộc như Mường, Sán Chay, Cor ở Việt Nam.

Nguồn gốc cổ xưa
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, trống đất được coi là “thủy tổ” của các loại trống vì xuất hiện từ rất sớm, có thể trước cả trống đồng. Đó là sản phẩm được sáng tạo của những người lao động và được bồi đắp, bổ sung, trao truyền qua nhiều thế hệ.

Nghi thức cầu mưa của người Cor ở Quảng Ngãi với trống đất. 

1 thg 9, 2019

Thịt treo xào cải nương

Thịt lợn treo gác bếp quanh năm, rau cải nương ra xuân trời mua phùn như tưới thêm lớp dinh dưỡng, mọc nhanh và non ngọt. Sự kết hợp giữa lợn treo gác bếp và rau cải nương tạo nên món ăn giản dị nhưng ngon, đặc sắc vô cùng.

Đầu xuân, mưa phùn, rét vẫn còn, vùng núi cao Tây Bắc, đồng bào dân tộc như vẫn còn Tết, lễ hội và lễ cưới nhộn nhịp cả một vùng.

Đám cưới của người Dao ở Hà Giang, nhiều món ngon đặc sắc của đồng bào nhưng người đi dự đám cưới vẫn nhớ nhất món thịt treo xào cải nương ngọt giòn, thơm ngậy của đồng bào. Những chảo rau xào còn xanh nón nóng hổi, đôi tay thoăn thoắt đảo của những người phụ nữ Dao. Thịt treo trên cao chuẩn bị được mang xuống để xào. Đó là những hình ảnh ấn tượng khi lần đầu tiên được dự đám cưới của người Dao ở tận bản làng xa xôi.


Phố “nôi” miền Hương - Ngự

Đường Lê Duẩn bắt đầu từ đèn xanh đèn đỏ cầu Giả Viên ra phía Bắc đến cửa Chánh Tây người Huế đặt tên là “phố nôi”. Xóm đan nôi khoảng chục hộ; trong số đó là họ hàng với nhau, gọi cửa hiệu theo tên tục như hiệu nôi ông Thành, ông Tuấn, nôi mệ Hoa, chị Thương... 

Nghề “gia truyền”

Xóm đan nôi mây tre ở đây không nhiều, khoảng chục hộ theo nghề truyền thống. Không ai nhớ chính xác nghề đan nôi mây tre ở đây có từ bao giờ. Chỉ biết đến bây giờ, họ đều là đời thứ 3, thứ 4 theo nghề gia truyền. Tới phố “nôi” tôi được gặp bà Trần Thị Hoa, cái tên nổi bật nhất ở đây. Đã hơn 70 tuổi bà vẫn ngồi đan nôi mà không cần đeo kính lão. Tay liên tục rút tao mây nhanh nhẹn, bà Hoa cho biết: Dọc theo đường Lê Duẩn ở Huế có đến chục gia đình theo nghề làm nôi mây tre từ những năm 40 đến nay. 

Sản xuất nôi trẻ em loại bình dân (bốn tao nôi bằng dây thừng) ở làng nghề Bao La (Phong Điền, Thừa Thiên - Huế). 

Duyên dáng trang phục dân tộc Dao Khâu

Từ lâu đời, người Dao Khâu đã biết trồng cây bông, kéo sợi, làm nguyên liệu để thêu, dệt tạo ra những sản phẩm thổ cẩm riêng biệt mang đậm bản sắc tộc người.

Tinh tế trong từng đường thêu
Người Dao Khâu hay còn gọi là Kim Miền (hoặc Kìm Miền), là một trong những nhánh Dao di cư sang Việt Nam sớm nhất nên họ được xem như thuộc nhóm Dao đại bản. Đây là nhóm người Dao tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Dao ở Việt Nam. Hiện nay, đồng bào sinh sống tập trung ở các huyện Than Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ thuộc tỉnh Lai Châu. Người dân địa phương gọi nhóm dân tộc Dao này là Dao Khâu, bởi chiếc khăn của người phụ nữ quấn trên đầu trông giống như chiếc sừng. Trong tiếng Thái, “khâu” có nghĩa là “cái sừng”.

Trang phục lễ hội của thiếu nữ Dao Khâu. 

25 thg 8, 2019

Hấp dẫn với gỏi rong biển Lý Sơn

Rong biển là món ăn giàu chất dinh dưỡng. Còn ở huyện đảo Lý Sơn, món gỏi rong biển - được xem là rau xanh của biển cả, là một biến tấu hấp dẫn khi du khách bốn phương có dịp ghé đến đảo.
Cứ mỗi khi thủy triều xuống mạnh, nước cạn, rong biển lại nằm phơi mình la liệt trên những rặng san hô. Mỗi ngày, người dân đảo vớt được khoảng 10kg rong biển. Để làm món gỏi rong biển ngon và không có vị tanh của biển, người ta chỉ chọn những cọng rong nhỏ vì thường có nhiều chất dinh dưỡng lại dễ ăn hơn, và phải rửa qua nhiều lần trong nước có vắt cốt chanh. Loại rong biển ở Lý Sơn có hình dạng giống như sợi bún, trong vắt và có nhiều màu sắc đa dạng từ xanh mướt cho đến vàng mơ. 


Mượt mà câu hát ống

“Em đố chàng: Hoa gì sớm nở tối tàn/ Trắng, hồng, đỏ thẫm, tím than trong ngày?/ Hoa gì trắng đỏ cùng cây?/ Hoa gì đêm nở, ban ngày cấm cung?/ Phù dung sớm nở tối tàn/ Năm màu thay đổi chan chan trong ngày/ Hoa giấy trắng đỏ cùng cây/ Hoa quỳnh đêm nở, ban ngày cấm cung…”.
Lời điệu hát ống, hát ví ngọt ngào, da diết ấy đã được người dân thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đánh thức sau nhiều năm chìm trong quên lãng.

Vang từ ruộng lúa
Tưởng như hát ống, hát ví giờ chỉ còn trong ký ức của nhiều người, bởi loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo này đã chính thức vắng bóng từ những năm 60 của thế kỷ trước. Vậy mà giờ đây, những điệu hát dân dã, ngọt ngào ấy đã “sống” lại nhờ sự tâm huyết của người dân thôn Hậu. Với tôi, lần đầu tiên được thưởng hát ống, hát ví quả thật lạ lẫm và cuốn hút. Chỉ qua những nhạc cụ thô sơ là ống tre ngà, sợi tơ mỏng manh đã tạo nên một “đặc sản” tinh thần hiếm nơi nào có được. Theo những cụ cao niên trong thôn, hình thức nghệ thuật này thường được hát trong các buổi đi cấy, đi cày, làm cỏ, tát nước… những người nông dân Liên Chung lại hát đối đáp, giao duyên để bớt đi những mệt nhọc ngày mùa. Chính vì thế, người Liên Chung gọi hình thức hát này với những cái tên mộc mạc hơn, gần gũi hơn: hát cày, hát cấy, hát vơ cỏ…

Chiếc ống được xem như là một cái loa để nghe và cũng là Micro để hát. 

19 thg 8, 2019

Giải mã ché thiêng của người Ê Đê

Người Ê Đê có kho tàng văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc, trong đó, ché không chỉ là vật dụng để ủ rượu cần mà còn là báu vật thiêng - hội tụ các giá trị văn hóa, lịch sử của người Ê Đê. Tìm hiểu về ché để giải mã những bí ẩn và thông điệp của người xưa gửi gắm.

Sự sáng tạo đặc biệt


Trong văn hóa truyền thống, dân gian của người Ê Đê, những biểu tượng văn hóa của đồng bào thường là những vật có kích thước khá to lớn, được coi như là báu vật, thể hiện thế lực và sự giàu có cũng như sự linh thiêng: Nhà dài, dàn chiêng đồng, trống h’gơr, ghế k’pan và ché rượu cần. 

Ché không chỉ để chứa rượu cần mà còn là vật thiêng trú ngụ của các vị thần, luôn có mặt trong các nghi thức tín ngưỡng của người Ê Đê. 

Rộn ràng lễ mừng cơm mới của đồng bào Si La

Lễ mừng cơm mới (ồ ứng khẹ ê) là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Si La (xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), được cộng đồng người Si La trân trọng gìn giữ từ đời này sang đời khác, với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng ấm no, sung túc.

Nét đẹp văn hóa


Theo truyền thống của người Si La, lễ mừng cơm mới được tổ chức đầu vụ thu hoạch vào ngày Hợi, Ngọ, Tỵ, Thân hoặc Thìn tháng 8 âm lịch hàng năm và diễn ra trong một ngày tại gia đình trưởng mỗi dòng họ. Gia đình trưởng dòng họ có bàn thờ và trưởng họ thường là người thay mặt cho cả dòng họ làm các thủ tục trong các nghi lễ cúng. Tuy nhiên, vì lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ đặc trưng tiêu biểu của đồng bào Si La nên không chỉ tổ chức tại mỗi gia đình trưởng dòng họ riêng, mà tại tất cả các dòng họ khác trong bản cũng đều tổ chức lễ mừng cơm mới và sau các nghi lễ cúng mời tổ tiên, các gia đình trong họ sẽ đến dự bữa cơm mừng cơm mới tại nhà trưởng dòng họ. 

Các điệu múa mô phỏng sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Si La như giã gao, sàng gạo.... 

1 thg 7, 2019

Như Quỳnh – Vùng đất trồng hoa lớn nhất Hưng Yên

Là một huyện hoạt động nông nghiệp chiếm hơn 50% trong tỉ trọng cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh, cuộc sống của người dân Như Quỳnh – Hưng Yên chủ yếu gắn liền với cây lúa, cây rau màu. Hiện nay, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích trồng hoa cây cảnh.

Dọc theo quốc lộ 5A, đoạn qua thị trấn Như Quỳnh, vào dịp này, hai bên đường, những cánh đồng bắt đầu rực rỡ sắc màu các loại hoa như thược dược, cúc, hồng, ly ly, cẩm chướng, đồng tiền… Với diện tích khoảng hơn 20 ha đất trồng hoa, Như Quỳnh được xem là vùng trồng hoa lớn nhất của Hưng Yên. 

Trăm sắc đua nở báo hiệu rực rỡ sắc màu một vụ hoa được mùa. 

Chùa am Ngọa Vân - nơi tưởng nhớ Phật hoàng Trần Nhân Tông

Chùa am Ngọa Vân là một di tích quan trọng nằm trong vùng địa linh của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt, chùa - am Ngọa Vân có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi nơi đây chính là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Nơi lịch sử ngưng đọng


Ngọa Vân Tự nghĩa là “chùa nằm trên mây”. Ở độ cao hơn 500 m so với mực nước biển, chùa có địa thế đẹp, tựa lưng vào đỉnh Ngọa Vân mây phủ, có hai dãy núi ôm vòng hai bên, phía trước có ngọn núi nhỏ làm án, phía xa là thung lũng với dòng sông Cầm uốn quanh. Chùa được xây dựng vào thời Trần, được tôn tạo vào thời Hậu Lê. Kiến trúc của khu vực chùa có ba lớp. Trên cùng là am Ngọa Vân. Trong am có bệ thờ, trên đặt tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông trong tư thế nhập Niết bàn.

Toàn cảnh chùa Ngọa Vân. 

29 thg 5, 2019

Lễ Tơ Mon của đồng bào Ba Na

Đồng bào dân tộc Ba Na xã Tơ Tung, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, quê hương của anh hùng Núp đã tổ chức Lễ Tơ Mon hay Lễ kết nghĩa tại Làng Văn hóa – Du lịch các dận tộc Việt Nam. Sự kiện nằm trong hoạt động Tháng 5 “Hát về Người”.

Bao đời qua, người Ba Na kết nghĩa anh em, cha con, mẹ con hay kết nghĩa thành anh chị em với nhau vì nhiều lý do như để được thân mật hơn, hoặc để giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Lễ Tơ Mon là lễ mang đậm tính nhân văn cũng như phát huy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn khó khăn cũng như chia sẻ những niềm vui gia đình và cộng đồng.

Gia đình cha nuôi (mẹ nuôi) đón gia đình nhà con nuôi từ ngoài cổng làng. 

Không phai mờ giá trị văn hóa người Cờ Lao

Người Cờ Lao có nhiều nét văn hóa độc đáo riêng biệt. Trong xu thế hội nhập hiện nay, những giá trị văn hóa truyền thống vẫn luôn được các thế hệ người Cờ Lao gìn giữ và lưu truyền từ đời này qua đời khác, tạo nên một điểm nhấn riêng biệt trong “tấm thảm” văn hóa nhiều sắc màu của cộng đồng dân tộc anh em sinh sống nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc.

Vẻ mộc mạc về nơi sống
Ở miền đá Hà Giang, cộng đồng dân tộc Cờ Lao là một trong những dân tộc rất ít người, sinh sống rải rác ở các huyện Hoàng Su Phì, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Đến các bản: Phìn Sư, Tà Chải, Khu Trù Sán, Túng Quá Lìn (xã Túng Sán, Hoàng Su Phì) có thể dễ dàng bắt gặp những bản làng người Cờ Lao nằm nép mình bên sườn đồi xen lẫn giữa những thửa ruộng bậc thang và những đồi chè xanh mướt dưới chân dải núi Tây Côn Lĩnh. 

Phụ nữ Cờ Lao thu hái chè Shan tuyết cổ thụ. 

Làng Mường đậm nét văn hóa thung lũng

Làng Mường được ôm trọn trong một vùng thung lũng núi đồi, ở đó cảnh sắc giao hòa đủ để quần tụ những mái nhà sàn khum khum hình mai rùa núp dưới bóng vườn cây, những lối mòn uốn lượn lên rừng xuống suối, xuống ruộng, lên nương và đi tới các Mường bản lân cận.

Nét văn hóa bản địa là đặc trưng
Làng Mường truyền thống thường được neo đậu ở những chân núi ven đồi, bìa rừng. Nơi ấy đất thoai thoải, không ở độ dốc cao cũng không là nơi quá bằng phẳng. Sự lựa chọn cư trú này tránh được nguy cơ lở đất, lũ ống lũ quét. Điều không thể thiếu ở làng Mường đó là có rừng phòng hộ, có nguồn sinh thủy gần nguồn nước, cận kề sông suối, hồ...

Chiêng đồng là biểu tượng uy quyền của các mường trong xứ Mường xưa. 

20 thg 5, 2019

Khèn - biểu tượng văn hóa của người Mông

Vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, khèn của người Mông cũng vừa là nhạc khí thiêng kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh nhưng cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, chia sẻ tâm tư tình cảm, giúp chủ thể văn hóa thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời.

Từ trong truyền thuyết
Trong truyền thuyết truyền miệng của người Mông, nguồn gốc chiếc khèn được kể về một gia đình có 6 người con, ai cũng hát hay, sáo giỏi. Tiếng sáo của 6 anh em lại rời rạc khi không khi thổi cùng nhau. Khi cùng nhau thổi, tiếng sáo cất như vi vút như cây rừng gặp gió, véo von như chim trên cành và rì rào như suối reo, ào ạt như thác đổ. Đến khi họ đều có gia đình, những lúc không hợp đủ cả 6 người, tiếng sáo trở nên rời rạc, lạc điệu. Họ đã bàn nhau chế tác ra thứ nhạc cụ hợp nhất nhiều thứ. Người anh cả nghĩ ra cái bầu, anh thứ hai nghĩ ra ống thổi dài, 4 người còn lại nghĩ ra những ống thổi tiếp theo. Tất cả là 6 ống, thay cho 6 anh em. Lạ thay, thứ nhạc cụ lạ lùng ấy khi hoàn thiện, thổi lên tạo ra nhiều tầng âm thanh có sức quyến rũ kỳ lạ… Đó là chiếc khèn Mông ngày nay.

Diễn tấu khèn Mông. 

29 thg 4, 2019

Độc đáo nhà nửa sàn nửa đất của người Dao

Sống ở miền núi, trong môi trường tự nhiên có rừng cây, đồng bào người Dao đã dùng các loại cây gỗ, tre nứa, lá để làm nhà ở. Đây là các loại cây mọc tự nhiên trong rừng nơi nào cũng sẵn, đồng bào chỉ việc vào rừng lấy về, gia công thành cột, kèo, xà rồi dựng thành nhà ở.

Cấu trúc ngôi nhà

Nhà truyền thống người Dao (Nga Hoàng, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) là nhà nửa sàn, nửa đất, tiếng Dao gọi là “gẳng pằng gẳng thin’’. Nhà được làm trên nền đất dốc, phổ biến là nhà ngoãm nên vì kèo đơn giản. 


23 thg 4, 2019

Nghề nuôi ong trên cao nguyên đá

Nuôi ong lấy mật từ phấn hoa bạc hà là một nghề có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số tại 4 huyện vùng cao nguyên đá của Hà Giang (gồm huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ). 

Có thể gọi đây là một trong những nghề truyền thống của vùng vì trước đây người dân trong vùng đã có thói quen nuôi khoảng 5 - 10 tổ ong trong nhà để lấy mật. Khoảng 5 - 6 năm trở lại đây, nghề nuôi ong lấy mật phát triển nhộn nhịp nhờ đường xá nối giữa miền xuôi với miền ngược thuận tiện hơn.


Làng làm két bạc Đại Tự

Làng Đại Tự (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) có khoảng 450 hộ dân, trong đó 50 hộ làm chủ các xưởng sản xuất, chủ yếu làm két bạc với 40 Giám đốc xuất thân từ nông dân nên nhiều người gọi Đại Tự là làng Giám đốc vùng quê.

Như có sự sắp xếp từ đường lộ biên huyện tới đường trục vào đầu làng có hàng chục nhà xưởng san sát liền kề nhau chuyên sản xuất két bạc mà tên doanh nghiệp đều mở đầu bằng chữ Việt: Việt Á, Việt Quang, Việt Hàn, Việt Đức.

Làm được một chiếc két bạc phải trải qua rất nhiều công đoạn. 

Tới thăm đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Di tích đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - sông Bến Hải là một trong những điểm du lịch Quảng Trị thu hút đông đảo du khách dừng chân ghé thăm, mỗi khi có dịp đến vùng đất này.
Di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải thuộc địa bàn huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là cụm di tích nổi tiếng của Quảng Trị, nằm ở điểm giao nhau giữa đường Quốc lộ 1A và sông Bến Hải kéo dài gần 15 km. Phía Bắc của cụm di tích nằm ở thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; còn phía Nam nằm ở thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Do Linh; cách thị trấn Hồ Xá 7 km về phía Nam và cách Thành phố Đông Hà 22 km về phía Bắc. 

Sông Bến Hải bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn, chảy trên địa hình dài gần 100 km, dọc theo vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông rồi đổ ra cửa biển Cửa Tùng. 

9 thg 4, 2019

Làng nghề bánh tráng Lựu Bảo

Cách Thành phố Huế 8 km, làng Lựu Bảo (Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) từ lâu đã nổi tiếng xa gần với nghề làm bánh tráng, bánh ướt phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài địa phương; sản phẩm có chất lượng cao đã tạo nên thương hiệu làng nghề từ xưa đến nay.

Tảo tần với nghề bánh

Làng Lựu Bảo hình thành vào cuối thế kỷ XV, ca dao Huế nói về làng nghề: “Ai về Lựu Bảo làm chi/ Bánh tráng, bánh ướt gánh đi, gánh về”; tương truyền, bánh tráng là món “lương khô” được ra đời trong thời gian chuẩn bị lương thực cho cuộc hành quân thần tốc Bắc phạt, của nghĩa quân Tây Sơn. Ngày nay, bánh tráng vẫn là một món ăn rất đặc trưng của người miền Trung.

Làm bánh lâu năm bà Bông thao tác rất điêu luyện.