Hiển thị các bài đăng có nhãn Khánh Hòa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khánh Hòa. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 3, 2017

Nha Trang - lấy tên sông đặt cho thành phố hay dùng tên thành phố gọi tên sông?

Sông Cái (Nha Trang), đoạn qua xã Vĩnh Ngọc. Ảnh: Mai Lĩnh

Có nhiều người cạn nghĩ hễ nghe nói là tin, tin rằng Nha Trang do hai chữ “Nhà Trắng” mà ra. Sự thật không phải thế.

Nha Trang là do tiếng Chàm Ya Tran mà ra. Ya là nước, là sông; Tran nghĩa là cây lau, cây sậy. Ya Tran nghĩa là sông lau. Vì con sông Cái chạy từ Diên Khánh xuống đến biển, mọc đầy lau lách ở hai bên bờ nên người Chàm gọi là Ya Tran. Sau khi đất Chiêm Thành sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam, thì người Việt phiên âm chữ Ya Tran ra Nha Trang để gọi con sông Cái chạy từ Diên Khánh đến biển.

8 thg 2, 2017

Qua đèo Khánh Vĩnh ngày mưa giông

1.
Trước kia, từ Nha Trang qua Đà Lạt phải đi hành trình Nha Trang - Phan Rang theo quốc lộ 1, rồi theo quốc lộ 27 qua đèo Ngoạn Mục để tới Đà Lạt, lộ trình dài khoảng 220 km.

Năm 2002, chính quyền 2 tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng thống nhất mở tuyến đường mới nối liền thành phố biển Nha Trang với thành phố hoa Đà Lạt. Con đường được khởi công năm 2004 và hoàn tất tháng 4 năm 2007. Con đường này đi tắt, vượt qua những dãy núi cao, rút ngắn lộ trình chỉ còn 135 km. Vì đi qua núi nên cung đường qua một con đèo dài, rất dài, dài nhất Việt Nam: 33 km (con đèo dài thứ nhì Việt Nam là đèo Pha Đin, dài 32 km). Chẳng những dài, đèo này còn cao nữa. Ở phía Nha Trang, đèo bắt đầu ở độ cao 200 met tại Khánh Lê, và lên dần đến độ cao gần 1.700 met, sau đó xuống dần một chút về phía Lạc Dương (Lâm Đồng) tới độ cao 1.500 met là hết (Đà Lạt ở độ cao này).

Đèo Khánh Vĩnh. Ảnh Panoramio.com

18 thg 10, 2016

Về Khánh Hòa ăn nhum béo ngậy

Nhum biển béo, dầy cơm, bổ dưỡng của vùng Khánh Hòa những ngày tháng 10 thu hút sự chú ý của dân sành hải sản.

Cầu gai hay nhum biển, nhím biển là động vật da gai sống ở biển. Nơi sống của loại sinh vật này thường các ghềnh đá, bãi đá. Để bắt được nhum biển, ngư dân mang theo bao chứa và phải lặn xuống vài mét nước. Muốn có nhum ngon phải đi bắt vào những ngày tối trời, ngày trăng sáng nhum bắt mồi ít nên bụng rỗng, không ngon. 

17 thg 10, 2016

Đón bình minh miền cực Đông tổ quốc

Lặn lội xuyên qua bốn quả núi, cắm trại ngủ ven bờ biển, chúng tôi mong muốn sẽ dậy thật sớm, leo qua các rặng đá, đón bình minh ở điểm được cho là cực Đông của Việt Nam. Nhưng người tính không bằng trời tính…

Mũi Đôi nằm trên bán đảo Hòn Gốm thuộc vịnh Vân Phong, Khánh Hòa. Dù chưa được nhà nước công nhận chính thức, nhưng theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, đây mới thật sự là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam, là nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên toàn lãnh thổ nước ta. Để ra được Mũi Đôi, du khách sẽ phải đi theo Quốc lộ 1, tới chân đèo Cổ Mã thì rẽ theo hướng đi Đầm Môn. Từ Đầm Môn đi bộ ra Mũi Đôi mất khoảng bốn, năm tiếng đồng hồ, leo qua năm cây số đồi cát và băng tám cây số đường rừng. Tại đây, du khách nên gửi xe máy và đồ đạc không cần thiết tại nhà dân, nếu không, sẽ gặp phải trường hợp dở khóc dở cười như chúng tôi.

Vất vả chinh phục những đồi cát lớn

27 thg 9, 2016

Ngỡ ngàng trước cảnh đẹp vùng giáp ranh xứ trầm hương

Tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên là hai tỉnh giáp ranh đều có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước và cả trong khu vực. 

Đặc biệt, có tuyến đường QL1 đi qua Đèo Cả có tổng chiều dài trên 12 km. Đây là con đèo khá ngoạn mục, bởi có nhiều đoạn quanh co, uốn lượn qua những cánh đồng, cánh rừng và đặc biệt là cả vùng biển phía Đông con đèo rất đẹp.

Ðá Bia, thuộc tỉnh Phú Yên, một di tích lịch sử từ ngàn xưa và là một thắng cảnh tuyệt đẹp. Ðường lên đỉnh Ðá Bia có nhiều trạm nghỉ để du khách dừng chân chiêm ngưỡng phong cảnh.

Phóng tầm mắt nhìn về bốn hướng, du khách sẽ thấy non xanh nước biếc, làng mạc, quê hương như một bức tranh hùng tráng. Nhìn xuống phía đông, Vũng Rô hiện ra phẳng lặng, huyền ảo dưới những đám mây bồng bềnh. Hướng tây, đường lên Ðèo Cả như những dấu hỏi, dấu ngã, những nét vẽ ngoằn ngoèo ngộ nghĩnh; từ quốc lộ 1A những khúc quanh Hảo Sơn như những nét chấm phá tương phản với biển, hồ, với dòng Bàn Thạch loang nước. Thỉnh thoảng hiện ra những ô ruộng mới sạ vuông vắn của cánh đồng bát ngát dưới chân núi.

21 thg 9, 2016

Kỳ thú đảo Phật nằm

Chơi vơi giữa sóng nước của vịnh Vân Phong, toàn cảnh hòn đảo giống như hình tượng Phật đang nằm, toàn thân và chân tay trong tư thế thiền tụng. Cái tên đảo “Phật nằm” cũng xuất phát từ ấy. 

Con đường cát trên biển nối liền hòn Giữa và hòn Đuốc (đảo Phật nằm) nhìn từ trên cao - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Người dân địa phương gọi đảo này là hòn Ó. Còn trên bản đồ, hòn đảo có tên hòn Đuốc, là một trong ba hòn đảo nhỏ thuộc quần thể đảo Điệp Sơn, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. So với Điệp Sơn, đảo Phật nằm - hòn Đuốc là điểm tham quan mới lạ, hoang sơ và ẩn chứa nhiều điều kỳ thú.

14 thg 9, 2016

Con đường nằm dưới mực nước biển ở Khánh Hòa

Buổi sáng, khi thủy triều hạ xuống, Điệp Sơn thủy đạo lại xuất hiện, nối liền 3 hòn đảo ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. 


Thôn đảo Điệp Sơn (xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) cách cảng cá Vạn Giã khoảng 30 phút đi xe máy, cách bờ Tân Dân khoảng 15 phút chạy ghe. Dù rất gần bờ, nơi đây còn giữ nhiều nét hoang sơ, bình dị, không có xe máy, mỗi ngày chỉ có điện 3 tiếng. 

12 thg 8, 2016

Chiêm bái chùa cổ Đông Phước, Khánh Hòa

Từ Trung tâm thành phố biển Nha Trang, đi dọc theo con đường Trần Phú bao quanh bờ biển về hướng Nam khoảng 3 km, đến Vĩnh Nguyên rẽ vào con đường tỉnh lộ đường Võ Thị Sáu, đi một khoảng nửa đến đường chùa Đông Phước. Đó là con đường được mang tên theo tên chùa cổ Đông Phước.

Chùa Đông Phước tọa lạc tại số 20/7 đường chùa Đông Phước, phường Phước Long, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chùa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 4km.

Chùa cổ Đông Phước nhìn từ cổng Tam quan vào

8 thg 8, 2016

Những con đường đất giữa biển Việt Nam

Đến đảo Điệp Sơn (Khánh Hòa), Cái Chiên (Quảng Ninh), Hòn Bà (Vũng Tàu) hay ở Nhất Tự Sơn (Phú Yên), bạn có thể tản bộ giữa bốn bề biển cả. 

700m đường giữa vịnh Vân Phong 

Đảo Điệp Sơn, Khánh Hòa nhìn từ trên cao. 

Điệp Sơn là một dải 3 đảo nhỏ, trong vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Hòn đảo này nổi tiếng với con đường đi giữa biển dài gần 700 m, nối liền đảo giữa với đảo Điệp Sơn lớn. 

20 thg 7, 2016

Cỏ hoa Khánh Vĩnh níu chân người

Trong các cuộc hành trình du lịch và khám phá mọi miền đất nước, việc chọn những nơi có hoa để vui chơi và chụp ảnh là điều không chỉ những người trẻ mà hầu như lứa tuổi nào cũng thích. Vào những mùa hoa, các đơn vị du lịch luôn lên chương trình, mời gọi du khách. Chẳng hạn đã có các tour khám phá mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang, mùa hoa hướng dương ở Nghệ An, mùa hoa cúc họa mi ở Hà Nội, hoặc đến các cánh đồng hoa lavender ở Đà Lạt…


Ngay bản thân tôi, một người đi đây đi đó nhiều, cũng luôn tìm đến những cánh đồng hoa, mê hoặc với chúng, ngẩn ngơ với chúng.

18 thg 7, 2016

Yang Bay đẹp lên từng ngày

Yang Bay đang vào mùa lễ hội, nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước tấp nập đến với khu du lịch rừng xanh - thác trắng này. 

Cách TP Nha Trang khoảng 45km, Yang Bay tọa lạc giữa một thung lũng trải rộng với diện tích 570ha ở độ cao 100m so với mực nước biển, thuộc địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa). Yang Bay hấp dẫn du khách bởi vẻ hoang sơ của vùng rừng núi bạt ngàn cỏ cây và thác nước. Theo cách gọi của người Raglai, Yang Bay có nghĩa là “thác trời”.

Hòa mình với thiên nhiên

Mùa lễ hội năm nay (lễ hội diễn ra vào ngày 9-7), Yang Bay đưa vào hoạt động khu nhà nghỉ và giới thiệu sản phẩm mới. Du khách sẽ đến Yang Bay vào chiều hôm trước, ở lại trong những phòng nghỉ tiện nghi. Sau bữa tối, du khách sẽ được nhân viên ở đây dẫn đi kéo lưới, câu cá, đặt ống lươn, bẫy cua đá và tự tay chế biến những món ăn dân dã từ các sản phẩm đã đánh bắt được. Bên bếp lửa bập bùng, du khách sẽ vừa thưởng thức các món ăn, uống rượu cần, vừa đàn hát cùng nhau giữa không gian đại ngàn.

25 thg 6, 2016

Sao Biển – chỗ hẹn hò

Khi chuẩn bị tư thế của một sự thất vọng khi tìm đến khu du lịch nào đó. Ngay cả khu du lịch có tên Sao Biển này. Bởi tôi mới nhìn thấy những hình ảnh qua mạng, mà như mọi người vẫn thường nói sự lừa dối số một chính là những tấm ảnh.

Căn lều có mái tam giác nhỏ bằng gỗ, diện tích chừng 6 m2, đặt vừa vặn trong đó một chiếc nệm.

Sao Biển nằm ở Bình Lập, một địa danh của xã Cam Lập, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Đi theo con đường Cam Lập – Vĩnh Hy khoảng 10 km, bên trái có một con đường nhỏ chồm lên con dốc cao, đó là con đường đi Bình Lập.

17 thg 6, 2016

Mùa rêu xanh giữa lòng phố biển Nha Trang

16g, nước triều dần rút để lộ những thảm rêu xanh non trên một góc bờ biển Trần Phú, TP Nha Trang, Khánh Hòa. Hàng trăm người dân và du khách lại kéo đến đây để ngắm cảnh và chụp hình. 

Nước triều rút xuống để lộ thảm rêu xanh non trên biển Nha Trang. Trong ảnh: các nhân vật Minion ngộ nghĩnh được một bạn trẻ xếp trên rêu - Ảnh: Thanh Trúc 

8 thg 5, 2016

Một làng có 3 cụ cây gần 300 năm tuổi

Cả ba cây cổ thụ có tuổi đời gần ba thế kỷ rất xanh tốt và đều ở thôn Điềm Tịnh, xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa).

Theo hồ sơ khảo sát của Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa (lưu giữ tại chùa Thiên Bửu) và qua những tài liệu lịch sử đã thu thập được cho thấy ngôi chùa Thiên Bửu, tọa lạc tại thôn Điềm Tịnh hiện có diện tích khoảng 4.000 m2, do cố Hòa thượng Tế Hiển, pháp danh Bửu Dương là người phát tâm xây dựng chùa vào những năm trước 1763 và được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2013. 

Bảo tháp và gốc cây gạo.

2 thg 5, 2016

Suối Cá ở Cam Lâm


Trên con đường đèo từ xã Suối Cát lên đỉnh Hòn Bà dài 38 km thì suối Cá nằm đúng ngay ở giữa: cây số 19. Xét về đoạn đường thì đã đi được nửa đường, nhưng xét về độ cao thì chỉ mới được 1/3 thôi: đỉnh Hòn Bà cao 1.578 met, còn nơi đây chỉ ở độ cao khoảng 500 met.

28 thg 4, 2016

Dừng chân ở Nha Trang, ăn bánh canh lòng cá ngừ

Lòng cá ngừ đại dương vừa giòn vừa thơm ngọt lạ lùng kết hợp với bánh canh bột gạo, là món đặc sản mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến thành phố biển Nha Trang.

Nói đến Nha Trang, người ta nghĩ ngay đến thành phố biển có bãi cát trắng trải dài, nước biển xanh ngắt, gió biển mát rượi, với bình minh rạng người, hay hoàng hôn tiếc nhớ. Người ta cũng nhắc đến những món ngon được chế biến từ hải sản. Trong đó, bún sứa được nhắc đến như sự lựa chọn đầu tiên. Thế nhưng, còn có bánh canh lòng cá ngừ, một món ăn vừa ngon vừa rẻ, lại đảm bảo vệ sinh. 

Bánh canh lòng cá ngừ đại dương tại Nha Trang rất nổi tiếng, ai đã ăn một lần là nhớ mãi không thôi. 

27 thg 4, 2016

Suối Đá Giăng ở Cam Lâm

Con đường từ ngã ba Suối Cát lên đến đỉnh Hòn Bà dài 38 km nhưng không nhàm chán. Cảnh quan bên đèo tuyệt vời. Đặc biệt là có những dòng suối thơ mộng chảy men theo sườn núi và dọc theo con đường. Từ dưới chân núi đi lên ta lần lượt qua suối Dầu (chỗ bác sĩ Yersin lập trại chăn nuôi và trồng cao su), suối Đá Giăng, suối Đá Hàn rồi suối Cá. Thật ra, từ trên cao 2 dòng suối Cá và suối Đá Hàn nhập lại ở độ cao khoảng 300 m thành suối Đá Giăng. Tên suối là Đá Giăng vì nơi đây có những tảng đá lớn giăng mắc giữa dòng suối. Dòng nước len qua những tảng đá tạo nên cảnh quan kỳ thú.

Tiếng là nằm dọc đường lên núi, nhưng suối Đá Giăng nằm ở đoạn gần chân núi, độ cao chỉ khoảng dưới 300 met và cách ngã ba Suối Cát chưa tới 15 km. Đường xe hơi đi được. Chính vì thế, nếu không muốn lên đến đỉnh Hòn Bà xa và cao, du khách có thể dừng tại đây để ngoạn cảnh, tắm suối trong một khung cảnh sơn thủy hữu tình.



Về Nha Trang chớ quên bánh xoài dẻo ngon

Bánh xoài hay bánh tráng xoài là đặc sản nổi tiếng của Nha Trang, có vị chua thanh, ngọt vừa, phảng phất mùi thơm tự nhiên của xoài, rất thích hợp để ăn chơi chơi. 

Món bánh tráng xoài xuất hiện từ khoảng những năm 1980 ở Cam Ranh, vùng đất vốn được mệnh danh là xứ sở của xoài. Xoài ở đây đa phần là giống xoài canh nông, quả tròn, khi chưa chín rất chua nhưng chín vàng thì ngọt đậm và sắc. Lúc xoài chín rộ không bán kịp, người dân đã có sáng kiến chế biến thành món bánh có thể dùng được quanh năm và dần dần bánh xoài trở thành món đặc sản nổi tiếng của nơi đây. 

Bánh xoài là đặc sản nổi tiếng của Nha Trang. 

26 thg 4, 2016

Đường lên Hòn Bà

Hòn Bà, cái tên nghe giống một hòn đảo, thế nhưng đó lại là tên một ngọn núi ở huyện Cam Lâm, Khánh Hòa. Dân Khánh Hòa cũng vui tính, hầu hết các ngọn núi ở đây đều được gọi là Hòn: Hòn Giữ, Hòn Ngang, Hòn Giút, Hòn Chảo, Hòn Chát...

Hòn Bà là một trong những ngọn núi cao ở Khánh Hòa. Độ cao chính xác đo được hiện nay là 1.578 met. (Sách Non nước Khánh Hòa của Nguyễn Đình Tư viết năm 1967 chỉ ghi chiều cao Hòn Bà khiêm tốn là 1.356 met, có lẽ lúc đó chưa có điều kiện đo đạc chính xác).


6 thg 4, 2016

Nhà thờ Hà Dừa

Nhà thờ Hà Dừa tọa lạc tại Diên Khánh, ngoại thành thành phố Nha Trang. Đây không phải là điểm đến quen thuộc của du khách đến thành phố biển (bằng chứng là trong sách Nha Trang điểm hẹn, của Đào thị Thanh Tuyền không nhắc đến ngôi nhà thờ này, dù quê của tác giả chính là Diên Khánh). Thế nhưng nếu bạn có đến thành cổ Diên Khánh thì chắc chắn phải chú ý đến ngôi nhà thờ này, bởi vì qua cổng Tây thành khoảng 200 met, nhìn bên tay trái bạn sẽ nhìn thấy một kiến trúc cổ hết sức ấn tượng.

Cổng và nhà thờ Hà Dừa. Ảnh: Phạm Hoài Nhân