Hiển thị các bài đăng có nhãn Hòa Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hòa Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 9, 2013

Mây luồn Thung Khe

Nằm giữa Tân Lạc và Mai Châu (Hòa Bình) trên đường quốc lộ 6, đèo Thung Khe hay đèo Đá Trắng buổi sớm là bầu trời trong trẻo, buổi trưa là nắng gắt trời xanh, buổi chiều dìu dịu với ánh nắng chiều và đêm là sương mù giăng khắp lối.

Đã có rất nhiều người đi qua đèo Thung Khe mà không nhớ tên của con đèo trên mảnh đất Hòa Bình này. Đèo không hùng vĩ như Ô Quy Hồ đất Lào Cai, không cheo leo như Mã Pì Lèng của đất Hà Giang nhưng lại chứa đựng vô vàn hiểm nguy bất ngờ đối với bất kỳ tay lái nào.

Từ Phú Cường, Tân Lạc, con đèo bắt đầu đi mãi dần lên cùng cảnh sắc Hòa Bình thay đổi không ngừng. Đèo dốc chỉ khoảng 7, 8 và cao nhất tầm 10 độ chạy xuyên qua những dãy núi thấp. Quanh cảnh núi đồi chập chùng với thung lũng xanh mát lạnh. Từ xa, đã thấy đỉnh đèo bên dốc đá trắng, nơi luôn có sẵn vài lán bán ngô, bán cơm lam cho khách dừng chân nghỉ ngơi và ngắm cảnh. Dốc xuống xuôi về phía Mai Châu và con đèo kết thúc tại ngã ba Tòng Đậu. Trước đó, bạn có thể ngắm cảnh Mai Châu tuyệt đẹp dưới chân đèo. 

Đường vượt đèo Thung Khe trong buổi trưa là nắng vàng rót mật cùng mây trắng, trời xanh. 

Thung Khe không có những dốc đứng, không có những cua tay áo cháy phanh nhưng lại nguy hiểm bởi những chiếc xe tải ngược xuôi mỗi ngày cùng màn sương mù đặc quánh mỗi chiều xuống và buổi sớm cản trở tầm nhìn.

23 thg 9, 2013

Cá nướng sông Đà thơm lừng đất Hòa Bình

Cách thành phố Hòa Bình 2 km, một dãy hàng cá nướng với vô vàn loài cá thơm ngon níu chân những vị khách phương xa đi qua. Chỉ đơn giản với những que tre cặp cá nướng trên lửa, hương vị cá ngon thật khó khiến bạn từ chối.

Sông Đà từ lâu rất nổi tiếng với nhiều loài cá ngon như cá thiểu, cá trắm đen, cá măng… Tại lưu vực lòng hồ sông Đà (Hòa Bình), cá nướng là món đặc sản. Cá được bán quanh năm nhưng vào mùa nước về tháng 9-10, cá măng, cá trắm, cá thiểu mới được mùa, các cửa hàng mới có nhiều cá tươi bán cho khách. 

Cá nướng trên giàn lửa với đủ loại. 


9 thg 9, 2013

Bí ẩn tòa thành tỉnh đạo Hòa Bình

Những mảng tường bằng đá ong cùng với chiếc cổng thành ở phía Tây còn sót lại đã minh chứng đây là một công trình kiến trúc độc đáo thời xưa. Nhưng tòa thành rộng 4ha này còn chứa đựng rất nhiều chuyện bí ẩn...

Cổng thành phía Tây được xây bằng gạch cổ có kích thước khác nhau

Dấu tích vùi trong cây cỏ

Đã có khá nhiều cái tên được người ta đặt cho tòa thành này, như thành Nhà Mạc, thành Lãnh binh, thành cổ Cao Thắng, thành cổ Hòa Bình... Sau khi được các cụ cao niên ở đây cho biết và một số ý kiến của cơ quan chức năng, đồng thời nó lại nằm ở tỉnh Hòa Bình, nên chúng tôi tạm gọi đây là "thành tỉnh đạo Hòa Bình".

30 thg 8, 2013

Ẩm thực Hòa Bình gợi miền sơn cước

Các món ăn nơi đây còn vương vất màu sắc của dân tộc Mường rất độc đáo sẽ thỏa mãn bất cứ vị khách khó tính nào. 

Không quá xa Hà Nội, Hòa Bình là điểm đến khá thú vị với cảnh sắc thiên nhiên phong phú. Mỗi địa hình tiêu biểu của Hòa Bình đều có những đại diện món ăn ấn tượng.

Vùng trung du đồi thấp Lương Sơn có thịt trâu lá lồm, vùng núi đá vôi địa hình karst trùng trùng Kim Bôi, Lạc Sơn, Cao Phong với gà nuôi thả, cho tới vùng lòng hồ mênh mông sông Đà với đa dạng các loại cá ngon và vùng núi cao Mai Châu với một phần dãy Pù Luông nổi tiếng cùng các loại rau lá rừng tạo thành món ngon.

Cá sông Đà nướng đồ

Vùng lòng hồ sông Đà chứa trong nó rất nhiều loại cá nước ngọt ngon lành. Nào là trắm, chép, lăng, nheo… có thể làm ra hàng chục món khác nhau. Trong đó, không thể không kể đến món cá nướng đồ.

27 thg 7, 2013

Nhìn từ thủy điện sông Đà

Nhà máy thủy điện sông Đà (còn gọi là thủy điện Hòa Bình) là một điểm tham quan thú vị đối với khách du lịch khi đến với tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh các địa danh như Mai Châu, Thung Nai…, tới công trình thủy điện sông Đà, ngoài nhà máy sản xuất điện, du khách cũng sẽ có dịp ngắm nhìn cảnh quan, không gian tươi đẹp xung quanh.

Một góc nhìn về công trình thủy điện sông Đà từ trên cao. Xa xa là dòng sông Đà chảy qua thành phố Hòa Bình. Ngoài nhiệm vụ là nguồn cung cấp chủ lực cho toàn hệ thống điện Việt Nam, Thủy điện sông Đà còn có nhiệm vụ chống lũ và điều tiết nguồn nước phục vụ nông nghiệp cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Công trình này còn giúp cải thiện việc đi lại bằng đường thủy kể cả hạ lưu và thượng lưu sông Đà.

17 thg 7, 2013

Khám phá “vịnh Hạ Long trên cạn”

Thoát khỏi cảnh hỗn loạn xe cộ của Hà Nội, vượt 100km là có thể đứng trước vùng trời nước mênh mông của vùng lòng hồ sông Đà tại Thung Nai, Hòa Bình.

Du khách khám phá lòng hồ sông Đà - Ảnh: HÙNG SƠN

Xuất phát từ 6g sáng để tránh tắc đường ở cửa ngõ thành phố, gần 8g chúng tôi đã đến thành phố Hòa Bình. Từ dốc Cun, 25km đường núi quanh co, gập ghềnh sẽ kết thúc ở bến Thung Nai.


8 thg 7, 2013

Nhà cộng đồng Suối Rè

Với lối kiến trúc độc đáo mang đậm tính sinh thái, công trình Nhà cộng đồng thôn Suối Rè ở xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được xây dựng bằng những vật liệu sẵn có từ thiên nhiên như tranh, tre, nứa, lá... đã xuất sắc giành Giải thưởng Green Good Design 2012 của Mỹ, Giải International Architecture Awards (IAA) của Mỹ và lọt vào Top 7 Giải thưởng Ecowan của Tổ chức World Architecture News.

Nhà cộng đồng Suối Rè nằm lưng chừng quả đồi thôn Suối Rè, được xây dựng bằng vật liệu đất, tranh, tre, nứa, lá... và nhân công sẵn có ở địa phương. Nhà hai tầng liên thông, mỗi tầng rộng 
90m2. Nhìn từ chân đồi lên, nhà lợp lá cọ trông tựa cây nấm hình chữ nhật úp xuống lưng đồi. Công trình do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, kiến trúc sư Nguyễn Duy Thanh và Công ty 1+1>2 thiết kế, xây dựng.

Theo kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sự gia tăng cách biệt giữa thành thị với nông thôn do quá trình bùng nổ đô thị và phát triển kinh tế khiến mối liên hệ cộng đồng ngày càng lỏng lẻo và có nguy cơ tan rã. Tại các thôn bản vùng núi, trung du, những không gian sinh hoạt cộng đồng, những trường lớp mẫu giáo, trạm thông tin, thư viện vẫn là thứ xa xỉ, nếu có thì hết sức tạm bợ, rơi vào hình thức không bản sắc. Chính vì vậy, nhóm kiến trúc sư đã thiết kế, xây dựng nên mô hình Nhà cộng đồng đa năng thôn Suối Rè với ý tưởng sẽ khắc phục những vấn đề trên nhằm đem lại một mô hình kiến trúc mới phù hợp cho môi trường sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi trong thời buổi hiện đại.

Ngôi nhà nằm lưng chừng một quả đồi nhỏ và ẩn mình dưới tán cây xanh.

7 thg 6, 2013

Đường 6 - Một dòng sông cạn

Chẳng rõ xưa kia con đường nào đã khởi đầu cho sự can trường và sự háo hức kiếm tìm của người Việt cổ để ruổi rong xa mã. 


Nói đến Tây Bắc, hẳn phải là đò dọc ngược sông Đà, trao gửi sinh mệnh cho ông lái đò vượt thác, lách đá ngầm mới thú. Hay chí ít là ngồi trên boong tàu mà thưởng lãm cảnh hoàng hôn núi rừng như láng mật ong vàng trên những mái nhà lợp đá đen dọc bờ Nậm Ban hoang dại.

Nhưng, Tây Bắc còn có một cuộc đời khác. Ấy là con đường 6 đầy ký ức và thảng thốt những giấc mơ trưa mỗi độ Thu về heo may đèo vắng. Trong tĩnh lặng chợt nhớ thuở người Pháp mở con đường uốn như chiếc thắt lưng xanh cô gái Thái đen vắt qua đèo dốc, men xuống suối sâu rồi bắt vào tỉnh lỵ Hòa Bình.

25 thg 4, 2013

Bò nấu lá moi

Nghe tin tôi về quê ngoại ở Hòa Bình, mấy anh bạn cùng phòng nhấm nháy dặn dò “về kiếm giùm anh ít lá moi nhé!”. 

Bò nấu lá moi - Ảnh: Thảo Nga

Cứ mỗi lần về ngoại, các dì tôi lại kiếm bằng được nắm lá moi về làm món thịt bò nấu lá moi để đãi đứa cháu trên thành phố về. Các dì tôi rất tự hào vì đây là món đặc trưng của người dân tộc Mường - Hòa Bình, mà bất cứ nơi đâu dù có cũng không ngon bằng. 



8 thg 4, 2013

Tây Tiến năm xưa đã trải hoa

Với tôi, cái tên Hoà Bình, nghe thật chẳng có gì gợi cảm cả. Vì Hoà Bình, vốn trừu tượng và hay bị người ta lôi ra để rao giảng, để trả lời như một bài ca cũ. Nhưng lần này ra Hà Nội, bạn bảo tôi nhất định phải lên Hoà Bình. 

Bếp Mường, liệu sau này lớp trẻ có còn nhóm lửa? 

Và bạn nói thế, vì Hoà Bình có hoa và có con đường hành quân của đội quân không mọc tóc đóng quân nơi Tây Tiến đã từ thơ của thi sĩ Quang Dũng đi vào lòng người cách đây từ nửa thế kỷ. Nhưng tôi lên Hoà Bình với một tâm thế khác, đi theo một người đàn ông kỳ lạ. Người vẽ những bức tranh nhục cảm bên cạnh tượng Phật. Người yêu vô cùng đàn bà nhưng bị dị ứng bởi một người đàn bà. Người tận tâm với tất cả nhưng lại tự hành xác. Người mê viết sách kể những chuyện cổ xưa. Người say trăng mà không thích uống rượu. Người đẫm tình nhưng lại cố vẻ yêu. Bỗng dưng xứ sở này có một người đàn ông như thế hiện diện. Vì vậy kéo theo biết bao nhiêu điều.

27 thg 2, 2013

Về với xứ Mường

Nằm cách Hà Nội chừng 45km, thuộc địa phận xã Cự Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Khu du lịch sinh thái Việt - Pháp Vịt Cổ Xanh mang đến cho du khách một không gian yên bình, một điểm đến gắn kết du lịch xanh với bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mường... 

Từ Hà Nội, chỉ mất hơn tiếng đồng hồ, du khách đã có mặt tại Khu du lịch sinh thái Việt - Pháp Vịt Cổ Xanh (KDLVCX). Nằm xen kẽ giữa núi rừng hùng vĩ, nơi đây hiện là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của tỉnh Hòa Bình. KDLVCX được xây dựng từ năm 2004 theo ý tưởng của hai vợ chồng người Pháp An Trần Chassedieu với mong muốn khôi phục lại những nét văn hóa truyền thống dân tộc Mường.

KDLVCX có diện tích trên 25ha, bao quanh bởi quần thể thiên nhiên 100ha rừng cây, đồi chè, hồ nước... Tọa lạc ở trung tâm là tòa nhà Phong Lan mang phong cách nhà sàn Việt Nam kết hợp với kiến trúc nhà vùng Côte d’Azur, miền Nam nước Pháp, quê hương của chồng bà An Trần Chassedieu. Nằm rải rác trên các sườn đồi, thấp thoáng sau những khu vườn xanh mướt, bên cạnh hồ nước với cái tên giản dị Đập Đom là 12 khu nhà nghỉ xinh xắn, mộc mạc. Đặc biệt, tại các khu nhà nghỉ này, bà An Trần Chassedieu chủ trương không trang bị điều hòa, máy lạnh, tivi, giúp du khách có những ngày trở về cuộc sống giản dị, đời thường và cảm nhận trọn vẹn không khí mát lành của thiên nhiên.

Một góc khu du lịch sinh thái Việt - Pháp Vịt Cổ Xanh.

24 thg 2, 2013

"Vịnh Hạ Long" trên núi

Lâu nay, vùng Tây Bắc Việt Nam nổi danh với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, trong đó Thung Nai (huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) nằm trong danh sách ấy. Với vẻ đẹp kỳ thú, Thung Nai được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu mến gọi là “Vịnh Hạ Long trên núi".

Từ thành phố Hòa Bình, theo một con đường đèo quanh co khoảng hơn 20km, Thung Nai hiện ra trong sương sớm với vẻ đẹp huyền ảo hiếm có. Giữa những đỉnh núi cao hiểm trở, một vùng nước rộng lớn mở ra trước mắt, lại kỳ ảo hơn với những hòn đảo nhỏ nhấp nhô trên sóng nước.

Với hệ thống núi đá vôi rất đặc trưng của Hòa Bình, khi ngập nước, Thung Nai chẳng khác nào một Hạ Long thu nhỏ.

23 thg 2, 2013

Nghề làm giấy của người Mông

Giấy được dùng rất phổ biến trong đời sống người Mông nhưng thường chỉ để dùng trong các hoạt động phục vụ tín ngưỡng vào mỗi dịp hội hè, lễ Tết. 

Người Mông có chữ viết riêng được soạn thảo theo bộ vần quốc ngữ nhưng họ không viết chữ lên giấy bản truyền thống. Giấy thờ, giấy cắt vào dịp Tết, dịp lễ... tất cả đều là thông điệp cầu mong những điều tốt lành, may mắn của người sống gửi tới Tổ tiên, thần linh. Người Mông quan niệm, nếu muốn những lời cầu khấn thành kính mau linh nghiệm tốt nhất là dùng giấy truyền thống do chính tay mình làm. Với quan niệm đó, ở chợ phiên lúc nào cũng có những gian hàng bán giấy bản, nhất là vào dịp Tết, ai đến chợ cũng thường ghé qua đây, mua một xấp giấy mang về nhà trang trí hay dùng cho những việc đầu Xuân, năm mới. 

Người Mông lột vỏ cây giang non làm nguyên liệu làm giấy truyền thống. 

18 thg 2, 2013

Khách nhà sàn

Với người Thái ở Tây Bắc, từ “khách nhà sàn” dùng để chỉ những người khách quý, họ hàng ở bản xa đến chơi nhà. Nhưng, riêng người Thái ở Bản Lác (Mai Châu - Hòa Bình) từ cửa miệng “khách nhà sàn” như dùng để chỉ một sản phẩm du lịch độc đáo chỉ nơi này mới có.

Có lẽ vì thế, khi chúng tôi đặt chân đến nhà sàn của anh Hà Văn Minh lần đầu đã có một cảm giác quen thuộc. Sàn nhà được dát bằng tre rộng mênh mông, đệm gối sắp đều tăm tắp. Đây là gian nghỉ ngơi của chúng tôi vào buổi đêm. Dưới gầm sàn là nơi để ngồi ăn cơm, uống trà. Anh chủ nhà vừa rót ly trà nóng vừa bảo: “Nấu cơm cho hai người, nếp Mai Châu, luộc con gà, làm bát canh cá chép măng chua nhắm rượu với thịt trâu gác bếp nhé ?”, chúng tôi đã ứa nước miếng.



Nhà sàn ở bản Lác được ví như những “Hotel” giữa núi rừng, rất thích hợp cho các kỳ nghỉ cuối tuần.

12 thg 2, 2013

Lịch Đoi xứ Mường

Trong nền văn hóa lâu đời của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, có rất nhiều di sản văn hóa cổ đến nay vẫn còn lưu giữ được. Một trong số đó là lịch Đoi, một bộ lịch cổ với cách tính lịch hết sức lạ kì. Ngày nay, lịch Đoi và cách tính lịch Đoi ít người biết đến, may chăng chỉ còn lại một số ít thầy mo hoặc các cụ già trong các bản Mường là còn biết đến loại lịch cổ này. 

Ngày xưa, cộng đồng người Mường ở Hòa Bình được chia thành bốn vùng Mường là: Mường Bi (nay là huyện Tân Lạc); Mường Vang (nay là huyện Lạc Sơn); Mường Thàng (nay là huyện Cao Phong); Mường Động (nay là huyện Kim Bôi). Trong đó Mường Bi được xem là Mường lớn, nơi tập trung nhiều nét đặc sắc của văn hóa xứ Mường, và cũng chính là nơi còn lưu giữ được lịch Đoi và cách xem lịch Đoi. 

Tại nhà ông Bùi Văn Ểu (Mường Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc) hiện vẫn còn một bộ lịch Đoi cổ, và theo như lời ông nói thì bộ lịch này được tổ tiên nhà ông cất giữ và truyền lại qua rất nhiều đời. Ông Ểu là một thầy mo hiếm hoi trong vùng hiện còn biết xem và sử dụng lịch Đoi. Ông cho biết, lịch Đoi được tính theo cách vận hành của sao Thần Nông (người Mường gọi là sao Đoi) khi đi qua mặt Trăng để xác định ngày tháng cho việc gieo trồng, đánh bắt, hay ngày có mưa lũ…

Những bản làng người Mường ở Hòa Bình ẩn chứa nhiều điều thú vị mà ta chưa khám phá hết.

11 thg 2, 2013

Cung đường Tây Bắc

Mỗi lần lên Tây Bắc là mỗi lần có cảm xúc khác nhau, đó là cảm nhận của nhiều người khi khám phá cung đường Tây Bắc qua những bản làng và địa danh du lịch nổi tiếng của 8 tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình. 

Đoàn chúng tôi tham gia hành trình khám phá “Cung đường Tây Bắc” vào những ngày mùa thu tháng Tám trong tiết trời trong xanh, mát mẻ. Điểm khởi đầu của chuyến đi là tỉnh Hoà Bình. Ở Hòa Bình, đoàn đã đi thăm Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình, bản Lác, động Thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc... 


Rời Hòa Bình, đoàn tiếp tục chuyến hành trình đến với tỉnh Sơn La. Tại đây, mọi người được đắm mình trong không gian thảo nguyên xanh thơ mộng của huyện Mộc Châu, nơi có nông trường bò sữa nổi tiếng cả nước, và tham quan di tích lịch sử nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1908 trên đỉnh đồi Khau Cả để làm nơi giam cầm những nhà cách mạng Việt Nam và những người yêu nước khác. 



Đêm khai mạc chương trình Du lịch qua miền Tây Bắc - năm 2011. Ảnh: Trịnh Văn Bộ

10 thg 2, 2013

Bí ẩn mồ ma Đống Thếch

Ở xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, cách trung tâm thành phố Hoà Bình chừng hơn 20 cây số về phía Đông Nam, có khu mộ cổ Đống Thếch của dòng họ Đinh, một dòng họ quan lang có thế lực của người Mường Động xưa… được đánh giá là một di chỉ khảo cổ và văn hóa có giá trị đặc sắc.

Khu mộ cổ Đống Thếch nằm ở đầu thung lũng Mường Động, một thung lũng nhỏ quang đãng, bằng phẳng, trong đó nhấp nhô hàng trăm bia mộ được làm bằng các tảng đá trồng chỉa thẳng lên trời. Vây quanh ba mặt khu mộ là những quả đồi thấp. Theo cách lí giải của cư dân trong vùng, trong tiếng Mường, “Đống” là nơi mồ mả, chôn cất người chết, “Thếch” là địa danh chỉ vùng đất, vì thế khu mộ này mới có tên là Đống Thếch.

Khu mộ cổ Đống Thếch của dòng họ Đinh nằm trong một thung lũng nhỏ và bằng phẳng ở Mường Động.

6 thg 2, 2013

“Vịnh Hạ Long” trên sông Đà

Đà Giang như một dải lụa kỳ vĩ vắt qua vùng đất Tây Bắc của Tổ quốc. Nếu ngược từ lòng hồ thủy điện về phía thượng nguồn sẽ bắt gặp một “vịnh Hạ Long” trên sóng nước Đà Giang cực kỳ ấn tượng.

Du khách như lạc vào những cảnh sắc của truyền thuyết, huyền thoại về mảnh đất này.


Thung lũng Thung Nai tích nước xây dựng thủy điện Hòa Bình đã tạo nên một “vịnh Hạ Long” trên sông tuyệt đẹp - Ảnh: Hải Dương


24 thg 1, 2013

Thung Nai

Vừa kết thúc năm học, chúng tôi quyết định tìm một nơi để thư giãn sau kỳ thi căng thẳng ở trường. Liệt kê một loạt các địa điểm, cuối cùng chúng tôi lựa chọn Thung Nai, là một xã lòng hồ sông Đà thuộc huyện Cao Phong, nằm cách thị xã Hoà bình 25km và cách Hà Nội khoảng 110km.


Cối Xay Gió, nhà nghỉ duy nhất ở Thung Nai, nằm ở vị trí rât thơ mộng, thuận tiện để ngắm cảnh lòng hồ

Từ Hà Nội xuất phát, trời chỉ có mưa rào nhỏ, nhưng với chặng đường 80km thì đó quả là một thử thách khá lớn đối với những tay “xế” trẻ như chúng tôi.


9 thg 1, 2013

Uống trà Chi Lê

Hôm nay Hai Ẩu đã chia tay vùng đất Hà Nam - Nam Định của Mẹ Bụ được gần 1 tháng rồi, nhưng có một chuyện này làm Hai Ẩu mắc cỡ (tức là xấu hổ, nói theo miền Bắc) lắm, giấu kỹ, giờ mới kể.


Làng quê Vụ Bản, Nam Định

Hôm ấy Mẹ Bụ và bạn đưa Hai Ẩu ghé thăm trang trại xinh xắn của gia đình bạn ấy. Trang trại đẹp lắm, hoa này, cây cảnh này, ao cá này... nói chung là rất sướng để phiêu diêu.

Hai nàng ấy chiêu đãi hai anh em Hai Ẩu món trà huỳnh mai, nghe nói là ở Chi Nê mang về. Và hình như còn giới thiệu vài thứ hoa cảnh gì đó xuất xứ từ Chi Nê.