Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Lai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Lai. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 12, 2018

Nhâm nhi tách cà phê buổi sáng bên đồi cỏ tuyết ở Gia Lai

Cách trung tâm thành phố Pleiku 30 phút đi xe máy có một nơi ngắm loài “hoa tuyết” mà nhiều người từng đến đây đã đặt cho nó cái tên “thung lũng cỏ hồng Glar”.

Đón ngày mới giữa khung cảnh yên bình ngập màu trắng của "cỏ tuyết". Ảnh: Quốc Phạm

30 thg 11, 2018

Bún cua 'thối', ai lỡ ăn dễ ghiền

Nồi nước dùng lớn chứa nước đen sánh sệt, bên trong có măng, hột vịt. Bếp tăng nhiệt, nồi sôi ùng ục. Bạn có tin không? Đấy là nồi nước dùng cho món bún cua thối của phố núi Gia Lai, khiến biết bao người mê mẩn.

Chủ quán giải thích về tên gọi cũng như hương vị của món ăn này: “Tại vì do mình ủ qua đêm nó bay mùi lên nên gọi là bún cua thối". LÊ NAM 

Từ đầu hẻm, mùi mắm, mùi cua đã dậy lên khá nồng như cuốn chân thực khách bước vào quán. Cả dãy phố Phùng Hưng ở TP. Pleiku nổi tiếng với món này bởi rất nhiều nhà bán bún cua thối. Chúng tôi quyết định bước vào quán cô Chi, nằm tại số 02 Phùng Hưng – quán được nhiều người giới thiệu là 22 năm tuổi.

26 thg 11, 2018

Khám phá tàn tích nhà thờ cổ H'Bâu trăm năm tuổi bên dãy Chư Đang Ya

Qua hơn một trăm năm, ngôi nhà thờ cổ H'Bâu nay chỉ còn lại tàn tích tháp chuông rêu phong giữa màu xanh của cây lá, khiến ta không khỏi nghĩ đến thuở đầu, khi tiếng chuông đầu tiên từ thánh đường này ngân vọng, dội vào vách đá trong thâm sâu đại ngàn.

Nhà thờ cổ H'Bâu nằm dưới chân núi Chư Đang Ya hùng vĩ, thuộc làng Xõa (Chư Păh, Gia Lai). Ảnh: Chu Thế Dũng 

25 thg 11, 2018

Đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai

Hình thành cách đây 100 năm, Biển Hồ chè là điểm tham quan lý tưởng cho người thích thiên nhiên và chụp ảnh sống ảo. 

Đồi chè được trồng từ những năm 1920 nằm trên địa phận huyện Chư Pah, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 13 km. Do nằm ở phía bờ bắc của Biển Hồ (hồ T'Nưng) nên nơi này còn được biết đến với tên gọi Biển Hồ chè. 

23 thg 11, 2018

Bok Wừu - người Anh hùng chống Pháp

Hỏi bất cứ một người già Bana nào ở Đăk Đoa về Bok Wừu hay Anh hùng Wừu, bạn sẽ được kể cho nghe câu chuyện về ông - liệt sỹ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, một trong những biểu tượng của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên tham gia kháng chiến chống Pháp.

"Tôi sẵn sàng chết, chứ không chịu đầu hàng..."

Sau một hồi lòng vòng, chúng tôi mới tìm được nhà của ông Hnhăk - con trai liệt sỹ Bok Wừu dù nhà thơ Tạ Văn Sỹ vốn là “thổ địa” Tây Nguyên đã xung phong dẫn đường. Khác với sự sầm uất của thị trấn trung tâm cùng những căn nhà khang trang nằm thấp thoáng sau bóng cây cà phê, căn nhà của Hnhăk ở làng Tul Đoa, xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa như được phủ bóng thời gian. Mà cũng lạ, bước vào không gian ấy, cả chủ và khách đều cảm thấy mọi thứ như ngưng đọng lại, ông Hnhăk và nhà thơ Tạ Văn Sỹ như chìm vào dòng suy tưởng về người anh hùng của vùng đất bazan. Mỗi người một câu, kẻ tiếng Kinh, người tiếng Bana cứ thế dắt tôi trở lại những tháng ngày Tây Nguyên cháy rực lửa căm thù giặc Pháp.

19 thg 11, 2018

Về chốn bình yên giữa thiền đường trong lòng phố núi

Dù cách trung tâm TP. Pleiku không xa nhưng ít ai biết đến thiền đường Giác Sơn, một chốn an tịnh nằm dưới chân đồi. Bốn mùa chuyển giao, thiền đường luôn được tô điểm bởi hàng trăm loại "kỳ hoa dị thảo", nép mình dưới những tán thông xanh khiến không ít người từng đến đây ngỡ rằng mình vừa lạc lối vào "cõi mơ".

Hoa muồng nở vàng rực phố núi Gia Lai

Những cánh hoa vàng lung linh trong gió, hay khẽ rơi trên mặt hồ làm say mê tâm hồn du khách phương xa.

Bức tranh mùa hoa muồng vàng đẹp rực rỡ nhìn từ trên cao - Ảnh: PHAN NGUYÊN

Cây muồng được trồng nhiều ở đô thị như Nha Trang, Đà Lạt, Đà Nẵng hay Sài Gòn, nhưng có lẽ những hàng cây muồng mọc hoang dã ở vùng đồi núi Tây Nguyên được cho là đẹp nhất.

Thảm dã quỳ trên núi lửa Chư Đăng Ya hùng vĩ

Viên ngọc ẩn mình giữa Tây Nguyên - núi lửa Chư Đăng Ya - đang là điểm đến cuốn hút du khách tại Gia Lai với những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng.

Đường lên núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ trên cao - Ảnh: THẾ DŨNG

Tây Nguyên mùa này vàng rực hoa dã quỳ, mọc nhiều nhất ở ven đường, trên khắp những ngọn đồi và triền núi. Tại Chư Đăng Ya, Gia Lai, hoa dã quỳ nở vào cuối tháng 10 đến hết tháng 12 hàng năm.

13 thg 11, 2018

Núi lửa Chư Đăng Ya - Thiên đường của Hoa dã quỳ

Ngày 10/11, Lễ hội Hoa dã quỳ diễn ra tại làng Ia Gri nơi có núi lửa Chư Đăng Ya được mệnh danh là thiên đường của hoa dã quỳ.

Núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ xa

11 thg 11, 2018

Lễ hội Hoa dã quỳ khai mạc trên núi lửa Chư Đăng Ya



Tháng 11, cùng với cái nắng cái gió ở Tây Nguyên, dã quỳ bắt đầu vẽ lên muôn bức tranh vàng ẩn hiện trên khắp các sườn đồi… Đó cũng là lúc lễ hội Hoa dã quỳ diễn ra ở núi lửa Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). 

Tháng 11 là tháng đẹp nhất ở các tỉnh miền núi Tây Nguyên. Đây cũng là mùa dã quỳ rực vàng trên các triền đồi. Trong ảnh: dã quỳ nở trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya - Ảnh: DOÃN VINH

Hoa dã quỳ, loài hoa đặc trưng của Tây Nguyên đang trong những ngày khoe sắc thắm. Trong đó, núi lửa Chư Đăng Ya được mệnh danh là thiên đường của hoa dã quỳ.

24 thg 10, 2018

Chùa Bửu Minh - chốn du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến với Pleiku

Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Tây Nguyên do sự yên bình từ khung cảnh. Tháp chùa trang nghiêm, quanh năm đứng giữa bốn bề là những đồi chè xanh hút mắt

Chùa Bửu Minh - một trong những ngôi chùa ra đời sớm nhất tại Gia Lai. Ảnh: Chu Thế Dũng

8 thg 10, 2018

Cơn sốt mang tên “hoa muồng vàng”

Liên tiếp những tấm ảnh đầy ấn tượng đã “chớp” được khoảnh khắc hàng nghìn nhánh hoa muồng vàng căng nhựa, bắt đầu lả tả rơi cánh trong tiết trời mùa thu dễ chịu của vùng "trà" trứ danh Bàu Cạn (Gia Lai)


Những bức hình này được chụp tại nông trường chè Bàu Cạn thuộc thôn Tây Hồ, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 40 phút đi xe máy.

14 thg 9, 2018

Trekking thác Hang Én

Nằm giữa Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng (Kbang, Gia Lai) thác Hang Én là điểm đến không hề dễ chinh phục vì đường đi hiểm trở cùng những mối đe dọa giữa chốn “thâm sơn cùng cốc”. Cũng chính nét đẹp hoang dã đã mời gọi rất nhiều bước chân của những con người mến thích thiên nhiên xốc ba lô lên và đi.

Ảnh: Nguyen Huu Que 

Thác Hang Én hay còn được gọi bằng cái tên thác K50, nằm ở phần giáp ranh giữa Gia Lai và Bình Định, thuộc huyện Kbang (Gia Lai), cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 80km. Hiện nay trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng có trên 8 con thác khác nhau nhưng đẹp và hùng vĩ nhất là thác Hang Én. Kế đến là thác K40 hay còn gọi thác Ba Tầng, cũng được xem là một trong những dải thác đẹp ở Tây Nguyên.

30 thg 8, 2018

Hành trình leo núi lửa ở Gia Lai ngắm hoa dong riềng bung nở

Đường lên núi Chư Đăng Ya có nhiều thử thách nhưng lãng mạn nhờ những ruộng hoa đỏ rực. 

Cách TP Pleiku khoảng 30 km về hướng Đông Bắc, núi lửa Chư Đăng Ya (tiếng J’rai nghĩa là củ gừng dại) là điểm đến mới nổi với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ. Vào mùa mưa, hoa dong riềng trên núi bung nở rực rỡ. Tuy nhiên, đường lên đỉnh núi này là thử thách đối với du khách bởi sườn dốc 45 độ, khúc khuỷu và lầy lội, dễ trơn trượt. 

11 thg 8, 2018

Chùa Minh Thành: Nét đẹp mơ màng nơi phố núi

Thanh tịnh, trang nghiêm như bao nhiêu ngôi chùa khác, chùa Minh Thành còn tạo nên điểm nhấn bởi kiến trúc hiện đại, hài hòa với thiên nhiên và đẹp mơ màng trong cái se lạnh và mưa buồn của Gia Lai.


Tọa lạc ở số 14A, đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, chùa Minh Thành trở thành dấu ấn lớn góp phần làm nên vẻ đẹp của phố núi.

Được xây dựng vào năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo, chùa Minh Thành có diện tích khoảng 20.000 
, là nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng.

10 thg 8, 2018

Huyền sử Jơ Rai về sự hình thành “Đôi mắt Pleiku”

Chỉ tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp hoang dại của “đôi mắt Pleiku” mà chưa nghe qua những sự tích truyền miệng về sự hình thành của nó thì giống như mới chỉ biết đến một nửa vẻ đẹp của danh thắng này.

9 thg 8, 2018

Gỗ hoá thạch triệu năm tuổi gần 8 tấn ở Gia Lai

Những cánh rừng cổ thụ ở Gia Lai qua hàng triệu năm bị chôn vùi dưới dòng nham thạch núi lửa tạo nên loại gỗ hóa thạch tuyệt đẹp. 

Các nhà khoa học đã chứng minh khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Gia Lai vốn tồn tại hàng chục ngọn núi lửa. Cùng với quá trình biến đổi địa chất hàng triệu năm, gỗ hóa thạch được tạo nên từ sự phân hủy của các chất hữu cơ trong thân gỗ diễn ra suốt một thời gian dài đó. 

11 thg 7, 2018

Núi rừng Gia Lai đẹp huyền ảo

“Buổi sáng ở núi rừng Gia Lai đẹp nhẹ nhàng khó tả. Những làn sương mai sớm, dòng sông mây bồng bềnh trôi một cách huyền ảo”, Ngô Thành Công, nhiếp ảnh gia trẻ tuổi chia sẻ. 


Nhiếp ảnh gia Ngô Thành Công sinh ra và lớn lên ở thành phố Pleiku, Gia Lai. Gắn bó với nhiếp ảnh 7 năm nay, Thành Công đam mê ghi lại những khoảnh khắc đẹp và ấn tượng của phố núi Tây Nguyên. 

3 thg 6, 2018

Lễ dựng cây nêu của người Ba Na

Đối với đồng bào Ba Na, hình ảnh cây nêu, ghè rượu, cồng chiêng, là những thứ không thể thiếu trong những hội hè, lễ, Tết. Trải qua bao thế hệ, in sâu trong tiềm thức của người Ba Na, cây nêu được ví như biểu tượng của sức mạnh, sự giàu có trường tồn. Trong tín ngưỡng của người Ba Na cây nêu còn có ý nghĩa tâm linh - nơi giúp người làng tiến gần hơn với thế giới của các vị thần.

Cây nêu - biểu tượng, hồn cốt của người Ba Na


Cũng như các dân tộc anh em cùng chung sống ở tỉnh Kon Tum, mỗi khi lập làng mới, người Ba Na thường chọn vị trí trung tâm của làng để dựng nhà rông. Người Ba Na gọi nhà rông là Hnam Rôông, Jơng hoặc là Jôông. Bởi đối với người Ba Na, nhà rông không những thể hiện uy lực, sức mạnh mà còn là sự tài hoa, tính đoàn kết của dân làng. Nhà rông chính là trung tâm của làng, là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của cộng đồng: Lễ hội, vui chơi, hội họp, đón tiếp khách quý và giải quyết các vụ việc liên quan đến cộng đồng làng... Trong lễ mừng nhà rông mới của người Ba Na, không thể thiếu nghi thức dựng nêu cùng các nghi lễ hiến sinh để thể hiện lòng thành và sự kính trọng của dân làng đối với các vị thần linh.

Lễ hội xung quanh cây nêu. 

2 thg 5, 2018

Chư Pah (Gia Lai): Thiên đường xanh của Gia Lai

Cánh đồng chè tuyệt đẹp ở Chư Pah. 

Mây xanh, hoa lá bung nụ cùng nhau hòa quyện giữa bầu trời huyện Chư Pah, Gia Lai. Trên cao nhìn xuống, những cánh đồng cỏ xanh nhưng những tấm lụa sặc sỡ, vắt ngang qua đỉnh núi Chư Đăng Ya - một thắng cảnh nổi tiếng của vùng Tây Nguyên. 


Chư Pah tháng 4 nắng vàng. Trên cao mây bồng bềnh, phủ trắng cả những quả đồi xanh ngát. Đến Chư Pah, không ghé cánh đồng chè là sự thiếu sót của du khách. Ở Gia Lai, nếu cánh đồng chè Chư Pah "khiêm nhường" chọn vị trí cảnh đẹp thứ 2 thì không đồi chè nơi nào "dám" chọn vị thế số 1. Cánh đồng chè ở đây được phân ô, chia luống thắng tắp. Những bông hoa muồng vàng nở rộ, điểm xuyến như tô vẽ, khắc họa nên một bức tranh tuyệt đẹp.