Hiển thị các bài đăng có nhãn Du ký - Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du ký - Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng

11 thg 12, 2021

Lên A Lưới, khám phá hang động

Có vẻ như nhắc đến A Lưới, nhiều người đã quá quen với những suối thác, du lịch sinh thái, cộng đồng. Thế nhưng, nếu có dịp tìm hiểu về mảnh đất miền sơn cước ấy, khám phá những hang động, địa đạo nơi đây cũng sẽ đem lại rất nhiều cảm xúc.

Bảng chỉ dẫn vào di tích lịch sử cách mạng địa đạo A Đon

7 thg 12, 2021

Độc đáo làng đá ong ven biển

Ngôi nhà đá ong của ông Nguyễn Ngọc Thanh. Ảnh: Hà Thương

Cùng với sự biến thiên của vạn vật, đá ong dần vắng bóng, nhưng tại một ngôi làng ven biển miền Trung, dưới lớp rong rêu kia, đá ong vẫn đang “sống”, vẫn thở những nhịp bình yên giữa sự hối hả, xô bồ của thời hiện đại.

5 thg 12, 2021

Thủy điện Ankroet - Giá trị kiến trúc và công nghệ độc đáo

Là công trình thủy điện được xây dựng đầu tiên tại Việt Nam, Thủy điện Ankroet thuộc địa phận xã Lát (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), do người Pháp thi công trong nhiều năm mới hoàn thành trong bối cảnh chủ yếu dựa vào sức người và công cụ hỗ trợ thô sơ. Trải qua gần 80 năm xây dựng và vận hành, Thủy điện Ankroet luôn để lại những giá trị cốt lõi mà giới chuyên môn và du khách trong và ngoài nước từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Đập tràn của Thủy điện Ankroet được xây dựng bằng đá chẻ hiếm có và độc đáo là một trong những điểm du lịch sinh thái nhiều ấn tượng

1 thg 12, 2021

Gốm sứ Bình Dương – Tinh hoa gốm Việt

Gốm sứ có xuất xứ từ Bình Dương trong thời gian qua đã gắn liền với nhiều sự kiện đối ngoại và đối nội quan trọng của quốc gia như làm quà tặng trong các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, APEC 2006 và 2017 được tổ chức tại Việt Nam, 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Hội nghị ASEAN 17… Đặc biệt, các sản phẩm sứ cao cấp Bình Dương với thương hiệu gốm sứ Minh Long 1 được chọn làm quốc phẩm trong chuyến công du của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước trao tặng cho hơn 40 nguyên thủ các nước trên thế giới. Chúng tôi đã về Bình Dương, sau đợt dịch Covid lần thứ 4 để tìm hiều về nghề gốm nổi danh trên “bản đồ gốm sứ thế giới” ở vùng đất này.

Đất Bình Dương bén duyên nghề làm gốm

Được biết, nghề làm gốm ở Bình Dương xuất hiện vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỷ 19 do các di dân người Hoa đến lập nghiệp ở vùng đất này. Ở Bình Dương có ba làng nghề làm gốm lâu đời và nổi tiếng, đó là Tân Phước Khánh, Lái Thiêu và Chánh Nghĩa. Đặc điểm chung của gốm Bình Dương chính là sử dụng nguồn nguyên liệu từ loại đất sét có độ dẻo, độ kết dính cao nằm dọc theo những con sông ở địa phương để nhào nặn, cùng với đó là kỹ thuật làm gốm gia truyền của những nghệ nhân gốc Hoa và bí quyết canh nung chín gốm bằng củi để ra được những mẻ gốm hoàn hảo.


Trong giai đoạn 1910-1930, ở Bình Dương chỉ có khoảng 40 lò gốm với khoảng 1.000 lao động, đến năm 1985 có 273 cơ sở gốm thu hút 6.700 lao động. Đến nay có gần 300 cơ sở sản xuất gốm với khoảng 500 lò gốm thu hút hơn 15.000 lao động, cung cấp cho thị trường từ 130 -150 triệu sản phẩm/năm.
Theo ông Quách Hữu, thợ làm gốm có kinh nghiệm hơn 40 năm ở làng gốm Tân Phước Khánh cho biết: “Nghề làm gốm là nghề cha truyền con nối, đến tôi đã là đời thứ ba. Nghề này thường được ví von là một công việc suốt ngày “chơi” với đất sét, từ các công đoạn lấy đất, chọn lọc, pha trộn và nhồi nặn…, đôi bàn tay lúc nào cũng bị bao phủ bởi lớp đất sét”.

30 thg 11, 2021

Kết nối du lịch Long An

Là tỉnh thành duy nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long giáp với Tp. Hồ Chí Minh, là cửa ngõ nối liền các tỉnh phía Đông và phía Tây Nam bộ, cùng với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, Long An được xem là thị trường có tiềm năng và lợi thế để phát triển nhiều loại hình du lịch đặc trưng.

Long An mang đầy đủ các đặc trưng của một tỉnh miền Tây với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng như: du lịch gắn với sông nước miệt vườn, du lịch khám phá, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch ẩm thực… được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Hiện nay, Long An đang tận dụng khai thác tối đa các tour du lịch ngắn ngày có điểm khởi hành từ Tp. Hồ Chí Minh.

20 thg 11, 2021

Mây luồn trên đèo Khau Phạ

Địa danh đèo Khau Phạ (huyện Mù Căng Chải – Yên Bái) không chỉ hút hồn du khách vào mùa nước đổ hoặc lúa chín mà còn đẹp đến độ diễm lệ khi mây đến vờn bay trên núi rừng, ruộng bâc thang và bản làng của người Mông, người Thái.

Theo các chỉ dẫn du lịch của dân phượt, các hãng du lịch lữ hành thì mùa mây Tây bắc chỉ giới thiệu ở các vùng nổi tiếng như Tà Xùa, Mộc Châu (Sơn La), Hoàng Liên Sơn, Y Tý (Lào Cai) nhưng ít nhắc đến vẻ đẹp của mùa mây ở đèo Khau Phạ. Chúng tôi đã có gần 10 năm, mỗi năm 2 lần lên nơi này nhưng để gặp cảnh mây tràn vào bản làng, vào ruộng bậc thang chỉ có một lần duy nhất.
Mùa mây ở đèo Khau Phạ thường xuất hiện từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau.

Người Mông ở bản Lìm Mông xã Cao Phạ cho biết, ở dãy núi Khau Phạ này, mù nhiều hơn mây, có nghĩa là, có những tháng, cả con đèo huyền thoại này chìm trong màn mù khổng lồ, người đứng cách người vài mét là không nhìn thấy nhau.

15 thg 11, 2021

Chinh phục 'đỉnh Everest xứ Lạng'

Háo hức, trầm trồ, sợ hãi, chiến thắng bản thân là những cảm xúc khi chinh phục đỉnh Phia Pò.

Nhắc đến Lạng Sơn, chắc hẳn ai cũng nhớ đến câu "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh" với những địa danh đều là điểm đến được khách du lịch quan tâm từ lâu. Thời gian gần đây, xứ Lạng còn thu hút du khách ngắm băng tuyết vào mùa đông tại đỉnh Mẫu Sơn. Ẩn chứa nhiều giai thoại, cũng như được biết đến là nơi có khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông, đối với nhiều người, Mẫu Sơn là địa điểm chỉ nghe đến cũng đủ thấy "thử thách".

Trong quần thể Mẫu Sơn, Phia Pò, hay còn gọi là đỉnh Núi Cha, cao nhất với 1.541 m. Đây là địa điểm trekking còn mới mẻ với nhiều du khách nên giữ được vẻ đẹp hoang sơ. Độ cao không quá lớn nhưng cung đường hiểm trở, đa dạng địa hình nên Phia Pò được đánh giá là cung trekking tương đối khó. Háo hức, trầm trồ, sợ hãi và chiến thắng bản thân là những cảm xúc khi chinh phục được "đỉnh Everest xứ Lạng".

Cảm xúc dâng trào với cung đường trekking lên "đỉnh Everest" xứ Lạng. Ảnh: Duy Nghĩa

12 thg 11, 2021

Trên núi Cấm - Rảo bước năm non

 Tiếp tục với chuyến du khảo của học giả Nguyễn văn Hầu, sau khi qua đêm ở vồ Bồ Hong thì ông và các bạn đi thăm các vồ khác của núi Cấm. Trong các vồ này thì chắc chắn du khách đi cáp treo lên núi Cấm sẽ đến được một vồ, đó là vồ Ông Bướm. Lý do đơn giản: ga đến cáp treo được xây dựng ngay trên vồ Ông Bướm. Còn các vồ khác thôi thì ta đọc qua lời kể của một khách du hành từ 70 năm trước vậy nhé. Như bài trước, trong bài này ông cũng kể thêm những câu chuyện lịch sử liên quan, và giải thích một số từ ngữ địa phương.


Vồ Ông Bướm là nơi đặt ga đến của tuyến cáp treo Núi Cấm. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

11 thg 11, 2021

Vồ Bồ Hong trên núi Cấm

Vồ Bồ Hong là vồ cao nhất trong 5 cái vồ của núi Cấm (tức Năm non trong thành ngữ Năm non bảy núi), và như vậy cũng chính là đỉnh cao nhất của núi Cấm. Độ cao của vồ Bồ Hong (cũng là của núi Cấm) là 705 met.

Khi bạn đi cáp treo hoặc xe hơi thì bạn chỉ có thể tới khu vực hồ Thủy Liêm, tới chùa Vạn Linh. Chùa này nằm ở chân vồ Bồ Hong, độ cao là 535 met, còn cách đỉnh núi 170 met. Từ chùa Vạn Linh lên vồ Bồ Hong - ở đó có một điện thờ nên còn gọi là điện Bồ Hong - cho đến giờ chỉ có cách đi bộ, leo núi. Theo kinh nghiệm của những người đã lên đến vồ Bồ Hong thì thời gian vượt 170 met độ cao từ chùa Vạn Linh đến điện Bồ Hong là... 2 tiếng! Hic, mặc dù lên núi Cấm nhiều lần nhưng tui đều đi với tư cách quý tộc già lão nên chỉ tới chùa Vạn Linh thôi chớ chưa bao giờ lên tới vồ Bồ Hong, tức chưa bao giờ có thể nói mình chinh phục đỉnh núi Cấm. 

Vồ Bồ Hong trên núi Cấm. Ảnh: Bùi Thuy Đào Nguyên trên Wikipedia

6 thg 11, 2021

Đường lên núi Cấm - Chùa Phật Lớn

Du khách tham quan khu du lịch Núi Cấm bằng cáp treo hoặc bằng xe hơi (như hối còn cho xe hơi lên núi) thì hầu như điểm đến chỉ là khu Trung tâm hành hương, tức vùng cảnh quan hồ Thủy Liêm. Nơi đây tập trung các điểm tham quan ấn tượng (và đi lại thuận tiện) như tượng Phật Di Lặc trên núi lớn nhất châu Á, chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh...


Bản đồ các vùng cảnh quan trên núi Cấm

Huế - Nơi lưu giữ tinh hoa nghề Việt

Trong hơn 300 năm (1636-1945), Huế đóng vai trò là thủ phủ rồi kinh đô của các triều đại quân chủ, trong đó có 13 triều vua nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - nên đây là nơi hội tụ của rất nhiều nghề thủ công truyền thống, trong đó có những nghề đặc biệt vốn có nguồn gốc từ các quan xưởng, hay làng nghề cổ chuyên phục vụ cho triều đình, giai cấp quan lại… Có lẽ vì thế mà nghề truyền thống Huế hình thành nên hai hình thái khá rõ rệt là nghề cung đình và nghề dân gian. Đến nay, dù trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, cố đô Huế vẫn bảo tồn được một hệ thống làng nghề phong phú, độc đáo và được xem là nơi lưu giữ nhiều tinh hoa nghề Việt.

Dấu ấn quan xưởng triều Nguyễn

Dẫu đã qua hàng trăm năm sương gió, Huế vẫn rực rỡ vàng son với lớp lớp cung vàng điện ngọc, thành quách, lăng tẩm đền đài và vô số bảo vật của các triều đại phong kiến để lại, góp phần tạo nên một di sản văn hóa thế giới có một không hai của nhân loại.

4 thg 11, 2021

Đường lên núi Cấm - thuở xưa

Năm 1951, học giả Nguyễn văn Hầu cùng 3 người bạn làm một chuyến du hành Thất Sơn, và sau đó ông viết thành bút ký Nửa tháng trong miền Thất Sơn. Chương VIII của bút ký là 30 giờ trên núi Cấm kể về hành trình lên ngọn núi này. Thời điểm ông thực hiện chuyến đi đường sá đã thuận tiện hơn thuở trước rất nhiều nhưng so với 70 năm sau - tức hiện nay - cũng là rất khác. Tui trích đăng câu chuyện kể của ông năm 1951 kèm theo hình minh họa chụp trong chuyến hành trình 3 giờ trên núi Cấm của tui hồi đầu năm nay để... so sánh (3 giờ là tính luôn giờ... ăn bánh xèo á!).


Khu du lịch Lâm viên Núi Cấm. Mua vé đi cáp treo ở đây nghe quý vị.

2 thg 11, 2021

Đường lên núi Cấm - không cấm - cấm

Nhiều người muốn lên núi Cấm, nó gợi lên sự kích thích lẫn cảm giác huyền bí. Kích thích vì giữa miền đồng bằng sông nước bỗng hiện lên dãy Thất Sơn, rừng núi hoang vu hiểm trở, và núi Cấm chính là ngọn cao nhất. Chốn non cao rừng thẳm là nơi thích hợp cho các bậc chân tu tìm nơi ẩn dật, là nơi các đạo sĩ luyện phép thuật - và cũng là nơi ẩn náu của cường sơn thảo khấu. Chính những yếu tố đó tạo nên những truyền thuyết, những câu chuyện huyền bí về núi Cấm. Kích thích còn bởi vì chính cái tên Cấm của nó, bởi vì cái gì cấm thì càng gợi lên sự tò mò. Mà quả thật, đã có thời gian dài có lệnh cấm lên núi.

Núi Cấm. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên trên Wikipedia

25 thg 10, 2021

Bí mật lịch sử của hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế

Hệ thống thủy đạo của Kinh thành Huế không chỉ có tác dụng lớn về an ninh quốc phòng, giao thông vận tải, cấp và thoát nước, đồng thời còn đảm nhận vai trò cân bằng môi trường sinh thái, tạo cảnh quan đẹp cho Cố đô.

Theo TS sử học Phan Thanh Hải (báo Thừa Thiên Huế), một trong những yếu tố quan trọng góp phần khẳng định giá trị di sản của Cố đô Huế là hệ thống thủy đạo Kinh thành được xây dựng thời nhà Nguyễn. Ảnh:Cống Tây Thành Thủy Quan, một công trình thuộc hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế.

24 thg 10, 2021

Thú vị ba khu “phố Ta”, “phố Tàu”, “phố Tây” ở Cố đô Huế

Ngoài các công trình gắn với Di sản văn hóa thế giới - Quần thể di tích Cố đô Huế, các khu “phố Ta”, “phố Tàu” và “phố Tây” cũng là những địa điểm lý thú rất đáng khám phá ở thành phố Huế.

1. Khu "phố Ta" của Cố đô Huế là phố cổ Bao Vinh, dãy phố chạy dọc theo bờ sông Hương ở phía Bắc của Kinh thành Huế. Trong quá khứ, phố cổ Bao Vinh là một trung tâm thương mại quan trọng ở khu vực, từng có lúc phồn thịnh không kém gì phố cổ Hội An ở Quảng Nam.

23 thg 10, 2021

Bảo vật quốc gia và mong mỏi ở Tháp Nhạn

Thông tin về câu chuyện phát hiện ra hộp đựng xá lị ở Tháp Nhạn thuộc xã Hồng Long, huyện Nam Đàn đã cuốn hút chúng tôi từ lâu. Hôm nay có dịp đến mảnh đất này mới cảm nhận được ẩn sau vẻ bình dị một làng quê xứ Nghệ bên dòng sông Lam là cả kho tàng lịch sử, văn hóa đồ sộ đáng ngưỡng mộ. Song xen lẫn đó là cảm giác tiếc nuối khi những giá trị đặc sắc này vẫn ngủ quên dưới lớp bụi thời gian.

Chứng tích buổi đầu Phật giáo ở Nghệ An

Tọa lạc trong khuôn viên đền Hồng Long, một di tích lịch sử cấp quốc gia và là địa điểm rất linh thiêng trong đời sống văn hóa, tâm linh của người dân địa phương là dấu tích của Tháp Nhạn. Cùng Chủ tịch UBND xã Hồng Long Phạm Hồng Sơn bước đi trên nền đất cổ, trực tiếp chạm tay vào viên gạch đã ố màu theo tháng năm, nghe câu chuyện mà người dân địa phương bao đời truyền nhau về công trình Phật giáo có niên đại cách đây 14 thế kỷ, chúng tôi thực sự bị mê hoặc về những điều bí ẩn quanh ngôi tháp. Bao nhiêu câu hỏi về công trình của tiền nhân còn sót lại dù chỉ là phế tích cứ mãi vương vấn.

Dấu tích móng Tháp Nhạn ở Hồng Long, Nam Đàn được xây giật cấp. Ảnh: Thành Duy

4 thg 10, 2021

Núi Mồng Gà - nơi phát tích nhiều chuyện lạ

Theo “Nghệ An ký”, núi Mồng Gà, tên chữ là “Kê Quan” ở xã Quy Lăng, huyện Đông Thành, là núi có tiếng ở trong huyện Yên Thành.

Yên Thành là một trong những huyện đồng bằng trù phú của tỉnh Nghệ An. Rải rác trên bề mặt đất đai, nơi đây cũng có một số núi non. Cao nhất trong đó là ngọn Vàng Tâm, cao khoảng 544 mét. Và thấp nhất là ngọn Tù Và chỉ với 249 mét. Tuy nhiên, trong sách “Nghệ An ký” của mình, về phần núi non ở huyện Yên Thành, Hoàng giáp Bùi Dương Lịch chỉ nói đến ngọn Mồng Gà.

Cánh đồng lúa ở huyện Yên Thành. Ảnh tư liệu: Sách Nguyễn

1 thg 10, 2021

Đội đá vá trời

 Đất nước ta có khá nhiều tảng đá khổng lồ đứng chênh vênh như sắp rớt, tạo dáng vẻ ly kỳ cho người đứng kế nó. Quen thuộc và nổi tiếng nhất có lẽ là Đá Ba Chồng ở Định Quán (Đồng Nai), bởi vì nó nằm ven quốc lộ 20 trên đường đi Đà Lạt. Tuy nhiên, vì khối đá quá to và mọi người ít có dịp tiếp cận gần nên không có ảnh tạo dáng chung với đá.


Đá Ba Chồng, Định Quán

23 thg 8, 2021

Ngày thu, thăm lại làng cổ Tiên Điền ở Hà Tĩnh

Mỗi lần đến Tiên Điền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), tôi lại có một cảm thức khác nhau. Lần này bằng cách khai mở những trầm tích văn hóa, tôi suy nghĩ đến khởi nguồn đã làm nên miền đất này.

Không gian rợp bóng cây xanh trước cổng vào Khu di tích Nguyễn Du

Mùa thu ở Tiên Điền không nhuốm màu “quan san” từ những rừng phong như trong câu Kiều của Nguyễn Du. Điểm tô khí thu trên vùng quê nông thôn mới đang bừng sáng là chút tĩnh lặng đầy thi vị của hàng liễu xanh rũ bóng xuống dòng kênh phẳng lặng trước khu di tích đại thi hào.

Trong căn phòng làm việc chất đầy những tư liệu nghiên cứu về Tiên Điền, dòng họ Nguyễn và tác gia Truyện Kiều, ông Hồ Bách Khoa - Trưởng ban Quản lý di tích Nguyễn Du pha ấm trà Ô Long mời khách. Ngày dịch, khu di tích vắng người đến, hương trà thơm lan ra khắp căn phòng. Đối ẩm với tôi lúc này không phải là một người quản lý hành chính di tích, mà là một người yêu văn hóa, say mê nghiên cứu những giá trị lịch sử.

Pải Lủng - Những con dốc mang hình dấu hỏi

Ở Việt Nam có lẽ không có con đường nào mang lại nhiều cảm xúc cho những người yêu xê dịch như cung đường 4C. Với chiều dài hơn 180km, đường 4C từ Tp. Hà Giang ngược lên Cao nguyên đá Đồng Văn với vô số đèo vực quanh co, vắt qua núi non hùng vĩ. Nhưng trên cung đường ấy còn có một con dốc đặc biệt mang hình những dấu hỏi có tên Pải Lủng. Dừng chân ở dốc Pải Lủng để khám phá khung cảnh tuyệt đẹp và cũng để du khách tìm hiểu vì sao con đường 4C còn mang tên Con đường Hạnh Phúc.

Dốc Pải Lủng thuộc địa phận xã Pải Lủng, huyện Đồng Văn. Theo người dân địa phương Pải Lủng nghĩa là rồng trắng. Nhìn từ trên cao xuống, khúc cua tay áo lọt thỏm giữa bốn bề núi đá ở độ cao hơn 1400m so với mặt nước biển giống hệt một con rồng.

Nằm ở vị trí cửa ngõ chuẩn bị tiến vào đại đỉnh đèo Mã Pì Lèng, những góc cua thay đổi đến chóng mặt tại dốc Pải Lủng đủ hiểm trở tạo nên một thử thách thực sự cho những tay lái miền xuôi trước khi bất chợt thấy trước mặt sừng sững cụm tượng đài tưởng niệm những người mở đường.