Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 7, 2020

Chùa Rạch Giồng – Ngôi chùa Khmer cổ xưa nhất ở Cà Mau

Cà Mau là nơi dừng chân của nhiều lớp người đi khẩn hoang mở đất, chinh phục thiên nhiên nên vì thế cũng là nơi hội tụ những điểm tâm linh của các cộng đồng dân tộc Kinh-Hoa- Khmer. Dân tộc Khmer có nền văn hóa hết sức đa dạng và phong phú, được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Những ngôi chùa và lễ hội ở các ngôi chùa Khmer trở thành địa điểm du lịch Cà Mau hấp dẫn du khách. Trong đó không thể không nhắc đến chùa Rạch Giồng, một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất và lâu đời nhất ở Cà Mau.

Chánh điện

Chùa Cao Dân – Di Tích Cấp Quốc Gia của Cà Mau

Chùa Cao Dân là một trong những ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi nuôi giấu cán bộ hoạt động trong hai cuộc kháng chiến và cũng là điểm sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng tôn giáo của người Kinh và Khmer quanh vùng.

Chánh điện chùa Cao Dân

Chùa Cao Dân hay Chùa Sareymenchey tọa lạc tại Ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, chùa được xây dựng từ năm 1922 và đến năm 1958 được dời đến địa điểm hiện tại.

Khám phá Đảo Hòn Chuối – Cà Mau

Đảo Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cách đất liền 32km về phía Tây, diện tích đảo khoảng 7 km vuông, điểm cao nhất so với mực nước biển gần 170 m. Hòn Chuối, tuy không có nhiều cảnh đẹp và sự trù phú như những Đảo khác nhưng lại là nơi chất chứa nhiều câu chuyện ấm áp đầy chân thành, mộc mạc của tình quân nhân.

Hòn Chuối nhìn từ xa

Hòn Chuối là một trong những đảo tiền tiêu quan trọng phía Tây Nam của Tổ quốc; là một trong 5 đảo của Đề án xây dựng đảo Thanh niên (giai đoạn 2013 – 2020) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đảo có địa hình rất phức tạp, độ dốc cao, điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt.

29 thg 6, 2020

Chùa Thiền Lâm – Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Cà Mau

Chùa Thiền Lâm tọa lạc tại khóm 4, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Nằm cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 9 km về hướng Đông, chùa Thiền Lâm uy nghiêm thanh tịnh là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của mảnh đất cực Nam tổ quốc, thu hút tín đồ Phật tử và nhiều du khách đến tham quan chiêm bái. 

Chùa Thiền Lâm được xây dựng vào khoảng năm 1810, trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, kiến trúc chùa ngày nay khang trang, bề thế, chạm trổ rồng tinh xảo, với mái chùa cong mang phong cách đền chùa của người Hoa.

Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến cổng Tam Quan của chùa Thiền Lâm, du khách sẽ ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp hào nhoáng của cổng chùa. Cổng Tam quan của chùa Thiền Lâm rất cao, rộng lớn và có mái rồng uy nghiêm. 


Đền thờ 10 Liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai – Cà Mau

Đền thờ 10 liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai tại Khóm 6, Phường 9, TP. Cà Mau là nơi thể hiện lòng tri ân sâu sắc của quân và dân tỉnh Cà Mau đối với những anh hùng liệt sĩ đã khuất. Di tích này cũng chính là nơi thầy giáo Phan Ngọc Hiển cùng đồng đội của mình an nghỉ, được UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 6/4/2011.


Năm 2016, di tích được tôn tạo, trùng tu với quy mô lớn trên diện tích hơn 8 ngàn mét vuông và đến ngày 13/12/2018, đền thờ được khánh thành đúng vào dịp Kỷ niệm Ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau.

25 thg 6, 2020

Di tích Hồng Anh Thư Quán – Cà Mau

Cà Mau mảnh đất cực Nam tổ quốc có một di tích lịch sử cách mạng hết sức giá trị đó là Hồng Anh Thư quán, tọa lạc tại số 43, đường Phạm Văn Ký, phường 2, thành phố Cà Mau. Trải qua thời gian dài với chiến tranh ác liệt nhưng đến nay di tích vẫn giữ nguyên kiến trúc của ngôi nhà gốc, được trùng tu, tôn tạo, gìn giữ nguyên giá trị.

Tranh vẽ Hồng Anh Thư Quán trước đây

14 thg 6, 2020

Thăm Đình Tân Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Cà Mau

Trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, quân và dân tỉnh Cà Mau đã anh dũng chiến đấu với nhiều chiến công hiển hách đã đi vào lịch sử. Và trên mảnh đất Cà Mau anh hùng này đã ghi dấu bằng nhiều khu di tích lịch sử cách mạng ý nghĩa, trong đó không thể không nhắc đến Đình Tân Hưng. Đây là nơi treo cờ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên tại Cà Mau (năm 1930) và còn là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Mặt trận Tân Hưng, mặt trận chống Pháp tại Cà Mau.

Đình Tân Hưng tọa lạc tại ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau. Đình Tân Hưng cách thành phố Cà Mau 4 km về phía Nam tuyến kênh Rạch Rập, đường đi huyện Cái Nước.


Ảnh:camautourism

10 thg 5, 2020

Người Anh hùng đất Mũi

Nơi đây một con người ghi dấu ấn trong lịch sử về bài ca giữ đất, bảo vệ non sông Tổ quốc, mãi mãi bất tử. Đó là liệt sĩ Anh hùng Phan Ngọc Hiển.

Đất mũi Cà Mau luôn luôn xanh tươi với thời gian. Diện tích mỗi ngày một mở rộng. Rừng đước, rừng tràm mỗi ngày một ngát hương. Con sông Cửa Lớn ôm chặt lấy miền đất trẻ cuộn sóng ngày đêm chảy ra biển Đông. Và nơi đây một con người ghi dấu ấn trong lịch sử về bài ca giữ đất, bảo vệ non sông Tổ quốc, mãi mãi bất tử. Đó là liệt sĩ Anh hùng Phan Ngọc Hiển.
Âm vang chiến công Hòn Khoai
Cụm đảo Hòn Khoai cách đất liền chừng 14,50km, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đó là một dấu mốc tiền tiêu cho mảnh đất non trẻ được hình thành theo thời gian. Hoang vu, mang nét đẹp thần tiên ẩn giấu với bãi cát vàng trải dài kỳ thú. Cùng với đó là những bãi đá trứng tròn sắp đặt tự nhiên yên hòa dưới làn nước xanh trong bất tận. Sóng vỗ hiền hòa. Ngọn núi điệp trùng rậm rạp và cô đơn giữa biển khơi. Hòn Khoai chỉ cao hơn 300m, với cây đèn biển cục mịch, cần mẫn ngày đêm chiếu sáng về phía chân trời. Ngày ấy còn u tịch hoang vu lắm. Khi thầy giáo Phan Ngọc Hiển ra mở trường dạy học, đảo chỉ có độ mươi người, chủ yếu là những nhân viên trông coi đèn biển trên đỉnh núi, dưới sự chỉ huy của tên sĩ quan Pháp, tên là Oliver. Đó là câu chuyện cách đây 77 năm...

Bia tưởng niệm nơi liệt sĩ Anh hùng Phan Ngọc Hiển bị xử bắn cùng đồng đội.

8 thg 3, 2020

“Săn” cua đá ở hòn Đá Bạc

Ở ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, có gần chục hộ dân làm nghề "săn" cua đá cặp theo tuyến bờ kè hoặc vách đá. Mùa trở chướng, công việc của họ dường như "nhộn" hơn. 

Ông Hai Sồi (Phan Văn Sồi), ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây được xem là người tiên phong làm nghề đặt cua đá ở đây. Ông Hai tâm sự: “Cũng nhờ nghề này mà tôi nuôi các con ăn học, cất nhà cửa… Giờ ổn định lắm rồi”.

Khoảng 15 giờ chiều, vợ chồng ông Hai Sồi bắt đầu "hành quân" ra bến để đặt cua đá, dụng cụ là cái lờ, mồi là cá lù đù. Kiểm tra lờ xem có rách chỗ nào, ông Hai Sồi vá lại, móc mồi xong ông tìm chỗ đặt. Ông Hai cho biết, mồi nhỏ thì để nguyên con, còn lớn thì cắt ra. Bởi mồi dài thì cua kẹp, không vô, mồi nhỏ quá cua ăn xong, xé lờ đi, nên mồi phải vừa tầm con cua.

Hơn 5 giờ sáng hôm sau, vợ chồng ông Hai Sồi thu chiến lợi phẩm. Ông Hai Sồi có 40 cái lờ, mỗi ngày ông thu hoạch khoảng 4-5 kg cua đá, bán với giá 120 ngàn đồng/kg. “Con nào thấy bán được thì mình bắt, con nào nhỏ thả lại, để có thể thu hoạch xuyên suốt”, bà Huỳnh Thu Hà, vợ ông Hai Sồi, chia sẻ.

Mồi để đánh bắt cua đá là cá nhỏ, cá tạp… 

16 thg 11, 2019

Quyến rũ du lịch sinh thái Sông Trẹm

Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm cách trung tâm huyện U Minh chưa đầy 20 km về hướng Ðông Bắc. Khu du lịch này nằm giữa rừng tràm U Minh Hạ, thuộc Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh. Phong cảnh thiên nhiên yên tĩnh, bốn bề là màu xanh của cây tràm, rất phù hợp để thư giãn, nghỉ ngơi vào những dịp lễ, Tết, những ngày nghỉ cuối tuần. 

Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm cách trung tâm huyện U Minh chưa đầy 20 km về hướng Ðông Bắc. Khu du lịch này nằm giữa rừng tràm U Minh Hạ, thuộc Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh. Phong cảnh thiên nhiên yên tĩnh, bốn bề là màu xanh của cây tràm, rất phù hợp để thư giãn, nghỉ ngơi vào những dịp lễ, Tết, những ngày nghỉ cuối tuần.

Mùa này, Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm rực rỡ sắc tím của hoa sen, mùi thơm ngào ngạt của hoa tràm mời dụ đàn ong tìm mật. Tiếng lá xạc xào trên cao tạo nên một thứ âm thanh vui nhộn, như thúc giục du khách. Những chiếc cầu xuyên rừng được làm bằng bê-tông sẽ dẫn du khách đi tham quan rừng tràm nguyên sinh, ở đó có những chú khỉ nghịch ngợm và thân thiện đang chờ đợi du khách mang đến cho chúng thức ăn. Khu vực nuôi nhốt thú nằm dọc ao sen là điểm dừng chân cuối cùng của hành trình. Dọc hành trình, du khách thoả thích chụp ảnh “tự sướng”.

14 thg 11, 2019

Về Đất Mũi

Cách thành phố Cà Mau khoảng 100km, Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Ngoài là một điểm đến thiêng liêng của đất nước thì Mũi Cà Mau còn thu hút du khách trong và ngoài nước bởi một hệ sinh thái đặc trưng hiếm có cùng nhiều hoạt động du lịch, khám phá thú vị.

Năm 2018, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn nối các huyện Năm Căn và Ngọc Hiển được đi vào hoạt động, du khách đến với Đất Mũi được thuận tiện hơn với nhiều hình thức di chuyển thuận lợi, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội thu hút và phát triển du lịch nơi đây.

Đến Mũi Cà Mau, trước tiên đa phần du khách đều muốn được nhìn thấy cột mốc quốc gia thiêng liêng và biểu tượng là một con tàu quay ra hướng biển. Được biết, Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều.

Du khách di chuyển bằng đường sông khám phá Đất Mũi. Ảnh: Huỳnh Lâm

3 thg 11, 2019

Thứ cua cốm Cà Mau khờ khạo, 2 da, lông màu đỏ, khó bắt, cực hiếm

Cua cốm hay còn gọi là cua 2 da. Cua cốm thực ra là cua biển sắp đến ngày lột xác (lột vỏ) để lớn lên và chuẩn bị thành cua lột. So với các loại cua biển khác như yếm vuông, y nhất, y nhì, y ba, gạch son thì cua cốm là loại cua rất hiếm và ngon nhất trong tất cả các loại cua. 

Sở dĩ cua cốm hiếm là do trong khoảng thời gian lột xác, cua cốm vào hang trú ngụ, không di chuyển và lấp kín miệng hang để trốn tránh kẻ thù. Do đó, để bắt được cua cốm, phần lớn người dân chỉ dùng cách đào hang rất khó khăn, vất vả nên số lượng cua cốm bán trên thị trường là không nhiều. 

Cua cốm vừa mới đào hang bắt được. Ảnh: Huỳnh Lâm. 

29 thg 10, 2019

Thử một lần đi xóm chợ cuối cùng nơi cực Nam Việt Nam: Dung dị, bình yên!

Chợ Đất Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) là khu chợ cực Nam cuối cùng (trên đất liền) của nước ta. Nhiều người đến đây ấn tượng bởi nét dung dị, đặc trưng của một khu chợ miền biển cuối trời. 

Toàn cảnh khu vực chợ Đất Mũi. Khu chợ này nằm ven ngã ba sông nước, thuộc địa phận xã Đất Mũi của huyện Ngọc Hiển. 

18 thg 9, 2019

Về Cà Mau ăn mắm ong rừng

Biết tôi thích khám phá ẩm thực, nhân chuyến về Cà Mau thăm quê, bạn tặng cho một hũ mắm ong rừng. Cầm món quà, tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú vì từ trước tới nay chỉ biết mật ong rừng nổi tiếng ở địa phương này còn mắm ong rừng thì đúng là quá xa lạ.

Mắm ong rừng Cà Mau - Ảnh: Thanh Tâm

Tò mò, không “giấu dốt”, tôi liền hỏi bạn cách chế biến cũng như việc thưởng thức món ăn quá đỗi lạ lùng này. Thấy tôi “hai lúa” thứ thiệt, bạn hào hứng kể ngay.

4 thg 9, 2019

Đất mũi Cà Mau - nơi “đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”

Cà Mau là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch. Một trong những thế mạnh đó là vị trí địa lý mà nổi bật nhất là Mũi Cà Mau. Đây cũng là nơi duy nhất trong đất liền mà cùng ở một địa điểm vừa có thể ngắm mặt trời mọc ở biển Đông và mặt trời lặn ở hướng Tây.
Đất mũi - Cà Mau là phần nhô ra ở biển Đông, nằm ở cực Nam của Tổ quốc, thuộc xóm Mũi - xã Đất Mũi - huyện Ngọc Hiển. Từ trung tâm thành phố chạy thẳng hơn 100 cây số là đã đến Đất Mũi. Đến nơi này, người phương xa sẽ thật sự đắm mình với vùng đất còn lưu giữ nhiều nét hoang sơ, lưu dấu thời khẩn hoang. 

Đường về Đất Mũi thẳng tấp, xanh ngát một màu 

11 thg 7, 2019

Về Cà Mau thưởng thức quy trình làm món 'độc' tiết canh cua

Tiết canh cua ăn là lạ, phần thịt cua mềm lẫn với tiết cua, thêm vào đó vị ngọt béo của gạch cua cho ta một hỗn hợp: mằn mặn, ngòn ngọt khiến dễ hình dung đến những lần trên bãi biển ta ăn cua luộc mà miệng và tay còn dính nước biển.

Khi cua chín, gỡ lấy từng miếng nạc cua, cho vào đĩa để nguội rồi trộn với gia vị cho đậm đà

Tiết canh cua ra đời từ đâu? Ai là đầu bếp đầu tiên chế biến nên món ăn có hương vị rất riêng của miền đất cuối trời này?

Có lão ngư miệt biển kể lại rằng: Xưa kia, trong những chuyến đi biển dài ngày, khi nước uống trên thuyền cạn, không kịp trở về hoặc ghé đảo Hòn Khoai để lấy nước ngọt, người đi biển thường bẻ càng cua, hứng lấy chất dịch bên trong để uống. Vị mằn mặn, ngòn ngọt trong càng cua dễ uống hơn nước biển, lại không tanh.

5 thg 3, 2019

Sản vật đậm chất quê ở Đất Mũi Cà Mau

Là tỉnh có diện tích phần đất nội đồng rộng, có nhiều sông ngòi, kênh rạch hướng ra biển lớn, ấy vậy mà vùng đất Cà Mau từ xa xưa đã rất nổi tiếng với những loại “sản vật” đặc trưng. Những loại sản vật ấy được sinh ra từ chính thiên nhiên của miệt rừng U Minh hạ; từ chính những cánh đồng lúa, từ môi trường biển mặn dạt dào...

Cá lóc đồng nướng rơm nơi miệt vườn U Minh Hạ 

2 thg 3, 2019

Tiệm tạp hóa “di động” của người miền Tây

Dọc về các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển… của tỉnh Cà Mau, hoạt đông bán ghe hàng trên sông vẫn còn, dù không nhộn nhịp như ngày trước.

Ghe hàng nơi sông nước Cà Mau 

Cà Mau là vùng đất chằng chịt sông ngòi. Những năm trước ở vùng đất này, bán ghe hàng là một trong những nghề được đông đảo người dân tham gia.

Hiện nay, do giao thông đường bộ phát triển, việc dùng ghe bán hàng trên sông đã không còn thịnh như trước, nhiều người đã bỏ nghề này

19 thg 12, 2018

Đình Tân Hưng – Nét giá trị văn hóa đặc sắc của du lịch Cà Mau

Từ bao đời nay, đối với người dân Cà Mau, ngôi đình là một trong những nét giá trị văn hóa đặc sắc để con người gửi gắm những ước mơ, nguyện vọng về một cuộc sống yên bình, ấm no và hạnh phúc. Là một trong những điểm đến du lịch văn hóa Cà Mau, đình Tân Hưng còn lưu giữ và còn mãi những nét giá trị văn hóa nói trên.

Cổng đình thể hiện sự uy nghiêm, bề thế của đình Tân Hưng

Đình Tân Hưng thuộc ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau, là một ngôi đình cổ thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh được sắc phong từ thời vua Tự Đức đệ ngũ niên (1952) được nhân dân xây dựng vào năm 1907. Với vị thế đối diện với dòng sông, cảnh quang thơ mộng hữu tình rợp bóng cây xanh đã làm cho ngôi đình trở nên nổi bật, sừng sững giữa thiên nhiên và cảnh trời mây nước. Bước đến cổng đình, du khách có thể chiêm ngưỡng lối kiến trúc đình cổ gồm một gian, hai chái, mái lợp ngói âm dương, trên nóc đúc đôi rồng chầu. Phía trước đình có bức bình phong bằng gạch đắp hình hổ, hai bên có hai trụ gạch vuông, đỉnh trụ đắp hình hai bông sen, hai bên sân có hai miếu thờ nhỏ thờ Thần Nông và Thổ Thần. Tất cả như thể hiện rõ sự uy nghiêm, bề thế trước những gì mà các bậc tiền nhân đã đóng góp để có được quê hương giàu đẹp như hôm nay.

Văn hóa chợ trong phát triển du lịch Cà Mau

Không biết từ khi nào người Cà Mau biết đến chợ, có lẽ là từ thời xửa thời xưa khi mà con người đến với vùng đất này khai hoang mở cõi. Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì vùng đất Cà Mau vốn đã hình thành cách đây 300 năm, vào thời Gia Long, người dân đã biết tập trung vào những giồng đất cao ven các con sông Tam Giang, Ông Đốc, Bảy Háp để khai khẩn và nuôi trồng sản xuất. Đến thời Tự Đức vùng đất Cà Mau vẫn còn hoang hóa, một vùng đầm lầy tập trung nhiều cây mắm, cây đước, cây vẹt, cây tràm, đất và nước nhiễm nhiều phèn nên khó khăn cho việc canh tác, nuôi trồng. Mặc dù vậy vẫn xuất hiện những người di dân, họ đến tập trung, trao đổi mua bán hàng hóa và dần dần sinh ra chợ. Với vị trí địa lý đặc thù là địa hình sông nước nên hình thức chợ ban đầu là chợ nổi và phương tiện lưu thông chủ yếu là xuồng ghe.


Thế nên, không phải ngẫu nhiên mà người ta nói đến Cà Mau “xuồng ghe ngày đêm không ngớt”, “Cà Mau đường đi không khó mà chỉ khó có sông vắng đò”. Chợ được hình thành từ yếu tố văn minh sông nước nuôi dưỡng mạch sống và hun đúc trí tuệ con người bao đời trên vùng đất mới.