Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 1, 2024

Nghề “làm hàng” thuở trước

Quảng Ngãi xưa nổi tiếng là xứ sở mía đường. Để nấu được đường thì đầu tiên phải ép mía lấy nước. Để ép mía người xưa dùng bộ che ba trục tròn có răng truyền động (ba ông che), hay là một “cỗ máy” mang đậm tính chất tiền công nghiệp. Không có che mía thì không thể ép mía nấu đường và không thể có xứ sở mía đường.

Một thứ công nghệ thiết yếu như vậy, nhưng các sách vở ghi về nghề mía đường trước nay chỉ chăm chăm mô tả bộ che, không đả động gì chuyện ai đã làm che, làm như thế nào. Bây giờ tìm ra thợ làm che thì không thể. Tôi đi đến những làng quê giàu truyền thống làm mía đường, gặp những người thợ nấu đường lớn tuổi để hỏi việc làm che.

Ba ông che.

Mùa hoa cải bên sông Trà

Những ngày cuối tháng Chạp, bờ sông Trà Khúc, đoạn chảy qua thôn Tăng Long, xã Tịnh Long (TP. Quảng Ngãi) được nhuộm vàng bởi hoa cải. Những vạt hoa cải vàng rực rỡ ven sông do các thành viên của hợp tác xã Du lịch và Nông nghiệp sạch Sung Tích trồng và chính thức mở cửa phục vụ du khách tham quan, chụp ảnh từ ngày 28/1/2024.

Bờ bắc sông Trà Khúc, đoạn qua thôn Tăng Long, xã Tịnh Long, nơi chỉ cách cầu Trà Khúc khoảng 5km về phía đông, ngập sắc vàng hoa cải.

13 thg 1, 2024

Ốc bươu đồng xào lá đa đa

Mùa này, nước ngập mé ruộng, ốc bươu tha hồ tung tăng kiếm ăn. Chiều chiều, sau buổi làm đồng, mẹ mang về không biết bao nhiêu là ốc. Mỗi lần như vậy, mẹ lại gọi điện mong ngóng chị em tôi trở về nhà để cùng thưởng thức những món ngon từ ốc bươu đồng.

Ngày trước, chỉ cần nhìn thấy mẹ về đến đầu ngõ, lũ trẻ chúng tôi thường tíu tít chạy ra mừng rỡ. Chỉ cần mẹ đặt bao ốc xuống là bao nhiêu nỗi tò mò của chúng tôi vỡ òa. Trong bao ốc có khi có con cua, con lươn, con cá, nhưng nhiều nhất vẫn là ốc bươu đồng. Nghe lời mẹ, chúng tôi mang ốc bươu đổ ra thau, loại bỏ cỏ rác, rồi rửa sạch bùn. Sau đó, ngâm với nước vo gạo hoặc ớt đập dập chừng 3 đến 4 tiếng để ốc nhả hết chất cặn bã. Đối với món ăn sử dụng phần thịt ốc, thì đem đập vỏ, cắt lấy phần đầu ốc rồi ngâm rửa với nước muối pha loãng, sau đó để ráo nước.

Ốc bươu đồng xào lá đa đa tạo nên hương vị thơm ngon quyến rũ. Ảnh: HẢI CHÂU

Nhớ bún ốc bươu đồng

Thong dong qua những cánh đồng ngày đông, tôi chợt thấy các bác nông dân đang cặm cụi bắt ốc trên những thửa ruộng sắp sửa vào vụ gieo sạ. Lòng tôi chợt nhớ về món bún ốc bươu đồng do chính tay mẹ nấu.

Món bún ốc bươu đồng.

Những ngày còn nhỏ, tôi thường theo mẹ ra đồng để bắt ốc bươu. Ngày ấy, vì hoàn cảnh khốn khó, nên món ốc luộc và ốc xào được mẹ nấu lặp đi lặp lại trong các bữa ăn. Chỉ khi thấy chị em chúng tôi kêu ca vì ngán, mẹ mới chuyển sang nấu bún ốc. Cũng phải thôi, vì bún ốc bươu đồng là một món ăn tuy dân dã, nhưng lại khá cầu kỳ trong cách chế biến.

12 thg 1, 2024

Ngọt thơm chè bông cau

Khi những cơn gió lạnh ùa về, cũng là lúc mọi người đặc biệt yêu thích các món ăn nóng hổi, trong đó không thể bỏ qua món chè bông cau. Chè có vị ngọt thanh, hạt đậu xanh chín mềm, béo ngậy của nước cốt dừa, đánh thức mọi giác quan của những ai thưởng thức nó.

Món chè bông cau.

Nguyên liệu nấu chè bông cau khá đơn giản, chỉ gồm có đậu xanh đã bóc vỏ, đường, nước cốt dừa. Ngày ấy, bà tôi có một gánh chè bán các loại như chè đậu đen, chè bột lọc và chè bông cau. Hằng ngày bà phải dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị. Tỉ mẩn trong từng công đoạn, những chén chè thơm ngọt vị đường, vị béo của dừa đã trở thành món quà vặt dân dã được nhiều người trong làng yêu thích.

Xưởng in tín phiếu của Liên khu 5

Xóm Xà Nây, thôn Chàm Rao, xã Sơn Nham (Sơn Hà) là nơi đặt xưởng in tín phiếu của Liên khu 5 trong kháng chiến chống Pháp. Đây là nơi ghi dấu sự lãnh đạo tài tình của đồng chí Phạm Văn Đồng khi được cử làm đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam Trung Bộ.

Một quyết sách tài tình

Để chủ động về mặt tài chính phục vụ kháng chiến kiến quốc trước sự bao vây, phong tỏa kinh tế của thực dân Pháp hòng ngăn chặn việc vận chuyển vũ khí, hàng hóa, tài chính từ trung ương vào vùng tự do Liên khu 5, đồng chí Phạm Văn Đồng đã đề xuất giải pháp cho phép chính quyền miền Nam Trung Bộ in và phát hành tín phiếu ở vùng tự do Liên khu 5.

Một trong số 3 khuôn in tín phiếu được lưu giiữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh.

25 thg 12, 2023

Thơm ngon bánh bèo thịt quay

Ở Quảng Ngãi, bánh bèo là món ăn phổ biến, trăm người trăm biết. Nhưng món bánh bèo ăn với thịt quay, rau sống thì có lẽ chưa có nhiều người dùng.

Ghé các quán bình dân, mái lợp tranh ven bãi biển Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ), bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon mà giá cả rất bình dân. “Mưa lay phay mà thịt quay bánh bèo thì ai mà chịu nổi”, chị chủ quán chào khách bằng một câu rất... kích thích dạ dày. Thoăn thoắt dỡ bánh từ nồi hấp đang bốc khói nghi ngút, chị nhanh tay xắt thịt quay. Từng miếng thịt nhỏ sắp ngay ngắn trên dĩa sứ trắng trông rất hấp dẫn.

Bánh bèo ăn cùng thịt heo quay rất hấp dẫn.

16 thg 12, 2023

Mùa săn cá đồng



Vào mùa mưa, nhiều người dân ở vùng thôn quê thường tranh thủ đi bắt cá đồng để cải thiện bữa ăn gia đình và có thêm thu nhập. Nghề này cũng có rất nhiều thú vui.

15 thg 12, 2023

“Hải trình chí lược” tư liệu quý về Lý Sơn

“Hải trình chí lược” (lược ghi trên đường vượt biển) của Phan Huy Chú (1782 - 1840) là thư tịch quý về biển đảo Việt Nam thời Nguyễn. Đây là tác phẩm sớm nhất ghi lại hành trình vượt biển đi xuống phương Nam của người Việt, là tư liệu quan trọng về tình hình biển đảo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.

Tác phẩm “Hải trình chí lược” ra đời năm 1833, ghi lại hành trình vượt biển của Phan Huy Chú và phái bộ vào mùa đông năm 1832, đi xuống phương Nam, đến Tân Gia Ba (Singapore) và Lưu Giang Ba (Batavia, một đảo thuộc Indonesia) - nơi có sự hiện diện của người phương Tây, với mục đích xem xét phong tục của các nước lân bang cho triều đình.

Đình làng An Hải (Lý Sơn). ẢNH: VÕ MINH TUẤN

14 thg 12, 2023

Ngọt thanh mướp xào nấm rơm

Mướp xào nấm rơm là món ăn mang đậm hương vị quê nhà, với mùi thơm và ngọt thanh đặc trưng của mướp và nấm rơm.

Người dân ở quê tôi dự trữ thức ăn cho trâu, bò bằng cách dựng các cây rơm. Nhớ ngày trước, những cây rơm của hàng xóm không chỉ là nơi tụi trẻ chúng tôi chơi trốn tìm, mà ở đó còn thú vị bởi nấm rơm mọc quanh. Cứ đôi ba tuần, tụi trẻ con chúng tôi lại cắp rổ đi khắp các cây rơm để hái nấm. Có hôm, tôi hái được nhiều nấm, vội chạy về khoe với bà, với mẹ. Bà thường chế biến các món ăn từ nấm, mà tôi thích nhất là mướp xào nấm rơm.

Món mướp xào với nấm rơm.

27 thg 11, 2023

Ram tôm đất

Mẹ tôi đi chợ sớm mua được vài lạng tôm đất còn nhảy tanh tách. Đúng ngày cuối tuần, các thành viên trong gia đình quây quần làm món ram tôm đất và thưởng thức món ăn đậm đà hương vị quê nhà.

Các nguyên liệu để làm món ram tôm đất.

Tôm đất là loại tôm sống ở vùng nước ngọt tự nhiên như sông, hồ, đầm... Tôm đất có vỏ mỏng, thịt ngọt nên làm món gì cũng ngon, trong đó có món ram tôm đất được nhiều người yêu thích.

Thơm ngon gỏi củ hủ dừa

Biết tin chị em tôi chuẩn bị về thăm quê, bà nội gọi điện thoại bảo đã để dành củ hủ dừa để trộn gỏi. Đây là món ăn dân dã, thơm ngon mà gia đình tôi ai cũng thích.

Món gỏi củ hủ dừa.

Ngày trước, ở xóm tôi, hầu như nhà nào cũng có vườn dừa cao ngút, sai trĩu quả. Dừa nhiều đến nỗi, để trên cây đợi khô rụng nhặt vào nấu chè, nấu xôi, làm kẹo dừa. Duy nhất chỉ có củ hủ dừa là lâu lắm mới có dịp được thưởng thức. Bởi củ hủ dừa là phần lõi non trong ngọn cây, để lấy củ hủ dừa, phải đốn hạ cả cây dừa. Tuy nhiên, vì công sức vun trồng, nên trừ khi cây dừa bị sâu bệnh hoặc bão làm gãy ngã, mọi người ở quê tôi mới đành chặt phá.

Ấm lòng xôi nếp củ mì

Nếp dẻo cùng với củ mì bùi mịn tỏa hương thơm làm ấm lòng trong ngày mưa lạnh. Xôi nếp củ mì là món ăn dân dã ở quê tôi, món ăn gợi nhớ quê nhà của những người con xa xứ.

Sớm mai, gió mưa xào xạc, trời se lạnh. Tôi chợt thấy thèm chén xôi nếp nấu với củ mì đậm đà hương vị làng quê. Đây là món ăn quen thuộc của người dân quê tôi. Nếp sau khi thu hoạch, đem xay xát rồi cho vào bao ni lông, cất trong khạp và đậy kín nắp để phòng ngừa lũ chuột. Cách làm món xôi nếp củ mì rất đơn giản. Mì gòn trồng trong vườn được nhổ lên bẻ lấy củ, rồi dùng dao lột bỏ lớp vỏ bên ngoài, bên trong là thỏi ruột trắng tinh. Vo sạch nếp trong nồi rồi cho củ mì vào, thêm ít nước vừa đủ chín, nếu nhiều nước sẽ bị nhão.

Món xôi nếp củ mì.

7 thg 11, 2023

Những vị chủ bái ở miếu Bà

Ở xóm Bóng, thôn Vinh Phú, xã Đức Lợi (Mộ Đức) có một ngôi miếu thờ Bà Ngũ hành. Bên trong miếu, người dân địa phương kính cẩn khắc tên 20 vị chủ bái của miếu lên một tấm bia. Họ là những người đại diện cho 9 dòng họ đầu tiên đến khai hoang, lập ấp ở chốn này.

Miếu Bà ở xóm Bóng, thôn Vinh Phú, xã Đức Lợi (Mộ Đức).

6 thg 11, 2023

Thuận Phước, làng xưa dấu cũ


Tên làng hơn 200 năm

Tôi về Thuận Phước dăm ba lần. Lần đầu chỉ lên những chiếc thuyền nhỏ loanh quanh trong đầm nước mặn bàu Cá Cái rợp bóng cây cóc trắng đang mùa lá đỏ, nôn nao nhìn những cánh cò trong nắng, trông những đàn tôm, cá lượn lờ trong làn nước xanh biếc. Nhưng rồi, vài lần sau, những tên đất giản dị, mộc mạc, mà những người chèo thuyền nhắc tới, như Đồng Dài, Đồng Quýt, Cây Thị, Ngòi Thuốc, Bên Sông - là 5 xóm của Thuận Phước bây giờ, rồi cả tên Động Ló, núi Chóp Chài, núi Mình Thịnh, Hòn Cóc... đã thôi thúc tôi tìm về nguồn cội của làng Thuận Phước.

5 thg 11, 2023

Ngày mưa...

Những ai đã từng lớn lên ở vùng quê miền Trung, trong những ngày mưa gió, thường nhớ đến mùi củ mì vừa luộc chín còn nghi ngút hơi nóng, được mẹ ta lấy ra từ chiếc nồi ám khói, đặt vào đĩa hoặc chiếc rổ tre nho nhỏ.


Ngày trước, có hai loại củ mì phổ biến, là mì nếp và mì gòn. Mì nếp, thân cây và lá có màu vàng - trắng, vỏ củ cũng trắng. Mùi của loại củ này thơm như mùi cơm nếp nhưng dẻo chứ không bở. Còn mì gòn thì thân cây và cuống lá cũng như vỏ củ có màu đỏ tím. Tuy không có mùi thơm như mì nếp nhưng củ rất bở, tinh bột nhiều nên đa số gia đình ở nông thôn chọn loại mì này để ăn vào những ngày mưa lụt. Có khi ăn củ mì như một bữa ăn phụ, ăn thêm cho vui miệng, nhưng cũng có không ít gia đình khó khăn, củ mì là lương thực chính. “Nuốt củ mì trầy o mà nói chuyện thế giới!”, các bác nông dân hay trêu nhau câu ấy mỗi khi nghe ai đó bàn tán về những chuyện xa vời.

Tuyệt cảnh Gành Lá Ngái

Vùng biển Bình Sơn có nhiều gành biển đẹp. Trong số đó không thể thiếu nét đẹp hoang sơ của gành Lá Ngái thuộc thôn An Hải (xã Bình Châu). Vùng biển này khá hoang sơ, được tạo nên bởi những lớp đá đen tỏa sáng, tạo nên một vẻ đẹp độc đáo và cuốn hút, rung động lòng người. ​​​​​​​

Gành Lá Ngái cách trung tâm TP. Quảng Ngãi chừng 20 km, có chiều dài khoảng 2 km. Từ TP.Quảng Ngãi, theo tuyến đường Mỹ Trà – Mỹ Khê đến xã Tịnh Khê, bạn tiếp tục theo Quốc lộ 24B đến chợ Bình Châu rẽ trái đi khoảng vài cây số là đến UBND xã Bình Châu. Bon bon trên con đường trải nhựa thẳng tắp, ở cuối con đường này, chúng ta rẽ phải vào con đường đi vào một xóm nhỏ nằm dọc mép sông là đến gành Lá Ngái.

Gành Lá Ngái nhìn từ trên cao. Ảnh: PTT

Ngọt ngon cá bịp

Ẩn sau lớp da xù xì của cá bịp là thớ thịt trắng ngần, thơm ngon. Cá bịp nướng, kho, chiên đều ngon, để lại dư vị khó quên.

Món cá bịp kho ngọt.


Cá bịp hay còn gọi là cá thóc, cá bã trầu. Cá bịp giá rẻ, nhưng xét về độ thơm ngon thì không thua kém nhiều loại hải sản khác. Nhiều người ưa thích cá bịp nướng chấm muối ớt với cách chế biến khá đơn giản. Móc mang cá và ruột rồi rửa sạch, đặt cá lên vỉ sắt kê trên bếp than hồng. Da cá dần chuyển sang màu nâu xám, bốc mùi thơm phức. Canh lửa vừa phải để thịt cá chín đều. Gỡ lớp da xù xì bên ngoài, lộ ra thớ thịt cá trắng ngần trông rất hấp dẫn. Giã nhuyễn muối hột cùng với vài trái ớt xanh. Cá nướng ăn cùng với muối ớt, thịt cá ngọt mềm hòa cùng vị mặn của muối lẫn với ớt cay, thơm ngon phải biết.

28 thg 10, 2023

Cá đồng, tôm đất kho rim

Cá đồng, tôm, tép là món ăn dân dã. Người dân quê tôi xong buổi làm đồng thường tranh thủ dạo trên những đám ruộng xâm xấp nước để bắt tôm, cá. Nhờ đó mà bữa cơm gia đình trở nên đậm đà với món cá đồng, tôm đất kho rim.

Món cá đồng, tôm đất kho rim.

Chiều nay, bất ngờ mẹ tới thăm. Mẹ nói có mớ cá tôm rột rẹt đây. Nghe từ “rột rẹt" là biết cá, tôm còn sống, quẫy rột rẹt trong thau. Cá, tôm tươi sống kho rim mới ngon. Nồi cá bống kho tiêu cùng với tôm, tép ngon phải biết!

19 thg 10, 2023

Nồng nàn rau nghệ ngày mưa

Đầu mùa mưa, vùng gò đồi ở xã Phổ Châu, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) bắt đầu vào mùa rau nghệ. Gọi là rau nghệ vì thơm mùi nghệ tươi, còn gọi là rau huệ vì cánh hoa giống với hoa huệ. Món rau nghệ mang đậm hương vị quê nhà.

Rau nghệ tươi và món rau nghệ luộc.

Mùa mưa ở miền Trung dầm dề. Cũng ăn theo mùa mưa nhưng mùa rau nghệ thì ngắn thôi, chỉ độ một tháng, cùng lắm là tháng rưỡi. Lý do là rau nghệ chỉ phù hợp với những cơn mưa thưa, đan xen với những ngày nắng nhẹ.