Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

11 thg 2, 2024

Nem chua vào top các món cay ngon nhất thế giới

Món khai vị từ thịt lợn và các gia vị được lên men 3-5 ngày là đại diện duy nhất của Việt Nam có tên trong danh sách món có ớt ngon nhất thế giới.

Ngày 9/2, trang web ẩm thực nổi tiếng thế giới Taste Atlas công bố danh sách 52 món ăn với ớt ngon nhất thế giới. Nem chua đứng thứ 50 và là đại diện ẩm thực duy nhất đến từ Việt Nam.

Các chuyên gia ẩm thực nhận xét nem chua là "một món ăn truyền thống của Việt Nam", được làm từ thịt lên men và ướp muối. Nem chua thường làm từ thịt lợn băm nhỏ trộn cùng da lợn thái sợi, gia vị, ớt và tỏi. Hỗn hợp sau đó được đem gói trong lá chuối và đợi lên men 3-5 ngày. Món nem có vị ngọt, mặn, cay và chua, thường được dùng như món khai vị hoặc ăn nhẹ, chấm cùng tương ớt hoặc có thể nướng. Nem chua phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán tại một số tỉnh thành trong cả nước như Thanh Hóa, Đồng Tháp.

Nem chua được bọc bằng nhiều lớp lá chuối và đợi lên men 3-5 ngày. Ảnh: Ngọc Thành

10 thg 2, 2024

4 món gà của Việt Nam vào top ngon nhất châu Á

Gà luộc, cà ri, gỏi và kho sả là 4 món ăn Việt được các chuyên gia ẩm thực thế giới xếp trong top "65 món làm từ gà ngon nhất châu Á".

Chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới Taste Atlas công bố danh sách 65 món ăn làm từ gà ngon nhất châu Á vào cuối tháng 1. Các chuyên gia ẩm thực, đầu bếp nổi tiếng đã lựa chọn các món ăn này với tiêu chí: đạt chuẩn về hương vị, dễ ăn, mang đặc trưng của điểm đến và nổi tiếng, đều được chấm từ 4 sao trở lên trên thang điểm 5 sao. Danh sách là gợi ý dành cho thực khách đang thắc mắc với câu hỏi: "Ăn gì ngon khi đến châu Á" cho chuyến du lịch sắp tới.

4 món ăn của Việt Nam được nhắc đến là gà kho sả ớt (thứ 36), cà ri gà (39), gỏi gà (57) và gà luộc (60).

Món gà luộc truyền thống của người Việt Nam, phổ biến nhất trong các dịp lễ Tết, giỗ chạp. Ảnh: Thanh Lam

5 thg 2, 2024

Mắm cá chuồn bột

Quảng Nam có nhiều món mắm, cho dù mang nó đến bất kể vùng miền nào cũng không lẫn vào đâu được. Đó là nắm cá cơm than, mắm cá nục, mắm cá thính... Tính đặc trưng của từng loại đã thành đặc sản, ai cũng biết, nếu không nói là đã từng thưởng thức và tấm tắc khen ngon. Đặc biệt, tại làng Xuân Đài (nay thuộc xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn) còn có món mắm rất ngon: mắm cá chuồn bột.

Một dịp đến thăm bác Văn Đức Đổng (92 tuổi), người làng Xuân Đài, trong buổi trò chuyện, bác nhắc đến mẹ của mình về tài chế biến các món ăn dân dã và phù hợp với đồng tiền bát gạo ở nông thôn những năm 1940 - 1965. Một trong những món ăn mà bác nói ngon, ngon lắm là mắm cá chuồn bột.

Độ khoảng tháng Ba âm lịch là mùa cá chuồn đang rộ. Lúc này dù có bận bịu công việc gì, người làng Xuân Đài cũng dàn xếp, rủ nhau mướn ghe bầu đi Cửa Đại mua cá chuồn. Để làm cá chuồn bột nhất định phải chọn loại cá trộng con và tươi xanh mới được.

Độc đáo món bánh gừng xứ Tiên

Đối với mâm cỗ tết, bên cạnh các loại bánh quen thuộc như: bánh chưng, bánh tét, bánh tro, bánh ú, bánh ít..., một số vùng quê ở Tiên Phước hiện còn giữ tục làm một loại bánh rất độc đáo: bánh gừng.

Bánh gừng truyền thống ở Tiên Phước.

Nói đến bánh gừng, nhiều người nhầm tưởng đây là loại bánh quen thuộc của người Chăm hay xa hơn, là loại bánh gừng đậm chất truyền thống gắn liền với tên vị tu sĩ Gregory của xứ Armenia từ thế kỷ 10. Bánh gừng xứ Tiên có cách làm và hình thức, hương vị đặc biệt.

2 thg 2, 2024

Thương vị mứt quê

Cuối năm, dù hối hả nhưng nhà tôi giữ thói quen quây quần cùng nhau, liu riu lửa hồng, tự tay làm thức quà quê dung dị. 

Thơm vị đồng quê. ảnh: THIÊN THU

Quê tôi mùa này, ngó ra đồng lún phún mạ non, từng mái nhà lô nhô dưới vòm lá biếc xanh, má tôi lại đỏ lửa làm thức quà đón tết từ nguyên liệu chủ yếu có sẵn nơi đồng quê bồi bãi, vừa thanh sạch lại vừa “độc lạ”.

28 thg 1, 2024

Rau kiệu xào tóp mỡ

Mùa xuân về, cây kiệu được trồng khắp các làng quê xứ Quảng. Kiệu được chế biến nhiều món ngon, nhưng món tôi thích nhất là kiệu xào tóp mỡ.

Để làm món kiệu xào tóp mỡ, mẹ tôi đi chợ từ sáng sớm. Mẹ chọn những bó kiệu tươi, lá xanh mướt, củ kiệu không non cũng không già. Mẹ bảo như vậy món ăn mới ngon, vừa đủ độ thơm nồng mà không có mùi hăng, ngai ngái của cây kiệu. Cây kiệu ngắt hết lá vàng, cắt khúc vừa phải. Phần củ và rễ kiệu giữ nguyên. Củ kiệu nào to thì chẻ ra làm đôi. Lá và củ kiệu để riêng, rửa sạch và để ráo nước. Thịt heo mỡ rửa sạch, xắt nhỏ hình ô vuông. Sau đó, trụng thịt sơ qua nước sôi, rồi để ráo nước.

Món kiệu xào tốp mỡ.

24 thg 1, 2024

Bánh mì siêu mỏng chỉ có ở Huế, khách ta lẫn Tây đều ít biết

Bánh mì ép là đặc sản Huế ít thực khách biết đến. Hình dáng của món ăn này khá hài hước đối với nhiều người, một số ví như bản in 2D của bánh mì.

Bánh ép vốn là món ăn vặt phổ biến ở Huế, nhưng không phải khách du lịch nào cũng biết một biến tấu thú vị của đặc sản này là bánh mì ép. Khác với bánh ép vốn là bột lọc đổ vào khuôn cho chín sau đó mới thêm nhân, bánh mì sẽ được cho nhân vào bên trong từ đầu.

Sau đó, bánh mì sẽ được đem ép dẹp bằng chảo gang nóng. Thường bánh mì ép có nhân pate, trứng, chà bông, xúc xích... Bánh sẽ được ép giòn, sau đó cắt miếng vừa ăn hoặc thực khách tự xé tùy ý.

Bánh mì ép mỏng dẹt như tệp giấy. Ảnh: Foody

22 thg 1, 2024

No bụng cùng cơm thố

Nhắc đến Tiệm ăn Chợ Lớn (Đà Nẵng), hẳn thực khách sẽ nghĩ ngay đến những thố cơm nóng giòn, đậm đà hương vị, hoặc nghĩ đến món mì vịt quay, mì xá xíu hay mì gà da giòn… Những hạt cơm dẻo thơm được nấu từ nồi đất, phảng phất hương vị đồng quê giúp quán ăn ngày càng đông khách.

Thố cơm gà áp chảo hấp dẫn tại Tiệm ăn Chợ Lớn. Ảnh: H.L

15 thg 1, 2024

Lạ miệng với chả cá lóc

Đối với cá lóc, ngoài những món chính như nấu canh chua, kho nghệ, nướng trui, hấp bầu… thì chả cá cũng là một trong những món ăn lạ miệng không thể bỏ qua.

Cá lóc được tách riêng phần thịt để làm món chả thơm ngon - Ảnh: H.T

Mỗi khi ra chợ, thấy những giỏ cá lóc đồng được các o, các mệ bày bán nơi góc chợ, bước chân tôi ngập ngừng không muốn đi. Và cho dù trong tủ lạnh có đầy đồ chưa ăn đến, tôi vẫn cứ dừng lại để mua. Cá lóc là loài cá thịt ngon và hiền nhất trong các loài cá đồng, lại ít xương và nhiều đạm. Ngon nhất là vào đầu mùa mưa, con nào con nấy chứa đầy bụng trứng hoặc ra giêng cá trưởng thành, con nào cũng tròn lẳn.

14 thg 1, 2024

Món ngon từ những loại rau trồng bờ rào

Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong mâm cơm của mỗi gia đình Việt. Những loại rau thông thường được trồng, chăm sóc kỹ lưỡng cho ra những sản phẩm tươi ngon để chế biến cho bữa cơm ấm nồng. Ấy thế mà có những loại rau được trồng làm bờ rào, phên giậu không ngờ lại cho ra các món ăn được xem là "mĩ vị nhân gian", chỉ ăn một lần là ghiền.

Rau sen – thơm ngát ngọt ngào


Rau sen là loại rau đặc hữu của làng Đại Bình, huyện Nông Sơn. Loài rau được công nhận đạt chuẩn VietGAP. Đặc biệt đây là loại rau được trồng để làm hàng rào vì không cần chăm bón gì nhiều, lại cho màu xanh ngọc đẹp mắt nên các gia đình nơi đây dùng để làm hàng rào.

Ấy thế mà loại rau này lại cho hương vị vô cùng thơm ngon. Ngọn rau xanh ngọc mơn mởn, mềm mướt này khi nấu lên cho mùi thơm thanh nhẹ độc đáo, lại mang vị ngọt đậm đà. Mỗi khi nấu canh hay luộc hoặc xào thì nức cả gian bếp. Những cọng rau mềm mượt lại ngọt vị khi đã thưởng thức đều để lại dư vị thơm ngon không thể nào quên được.

Canh rau sen

Vọng lời rao "ai đậu hũ không"...

Ở vùng thung lũng này, buổi chiều mùa đông, sương lạnh mịt mù, đặc quánh phủ trắng núi đồi. Trong cái lạnh quấn lấy mình, vọng lại tiếng rao “ai đậu hũ không...”. Ngó quanh quất tìm nơi có tiếng rao; tôi dừng xe, sà ngay lại gánh đậu hũ của cô bán hàng. 

Tô đậu hũ đường đen ngày mưa lạnh. Ảnh: MINH TÂM

Đặt quang gánh ngay ngắn, cô bán hàng mở thùng rồi múc từng miếng đậu hũ mềm mịn vào tô, thoăn thoắt giống bà Ba bán đậu hũ ở xóm tôi ngày trước. Thời ấy, nói tới đậu hũ bà Ba con nít cả xóm ai cũng biết và thèm thuồng.

13 thg 1, 2024

Ốc bươu đồng xào lá đa đa

Mùa này, nước ngập mé ruộng, ốc bươu tha hồ tung tăng kiếm ăn. Chiều chiều, sau buổi làm đồng, mẹ mang về không biết bao nhiêu là ốc. Mỗi lần như vậy, mẹ lại gọi điện mong ngóng chị em tôi trở về nhà để cùng thưởng thức những món ngon từ ốc bươu đồng.

Ngày trước, chỉ cần nhìn thấy mẹ về đến đầu ngõ, lũ trẻ chúng tôi thường tíu tít chạy ra mừng rỡ. Chỉ cần mẹ đặt bao ốc xuống là bao nhiêu nỗi tò mò của chúng tôi vỡ òa. Trong bao ốc có khi có con cua, con lươn, con cá, nhưng nhiều nhất vẫn là ốc bươu đồng. Nghe lời mẹ, chúng tôi mang ốc bươu đổ ra thau, loại bỏ cỏ rác, rồi rửa sạch bùn. Sau đó, ngâm với nước vo gạo hoặc ớt đập dập chừng 3 đến 4 tiếng để ốc nhả hết chất cặn bã. Đối với món ăn sử dụng phần thịt ốc, thì đem đập vỏ, cắt lấy phần đầu ốc rồi ngâm rửa với nước muối pha loãng, sau đó để ráo nước.

Ốc bươu đồng xào lá đa đa tạo nên hương vị thơm ngon quyến rũ. Ảnh: HẢI CHÂU

Nhớ bún ốc bươu đồng

Thong dong qua những cánh đồng ngày đông, tôi chợt thấy các bác nông dân đang cặm cụi bắt ốc trên những thửa ruộng sắp sửa vào vụ gieo sạ. Lòng tôi chợt nhớ về món bún ốc bươu đồng do chính tay mẹ nấu.

Món bún ốc bươu đồng.

Những ngày còn nhỏ, tôi thường theo mẹ ra đồng để bắt ốc bươu. Ngày ấy, vì hoàn cảnh khốn khó, nên món ốc luộc và ốc xào được mẹ nấu lặp đi lặp lại trong các bữa ăn. Chỉ khi thấy chị em chúng tôi kêu ca vì ngán, mẹ mới chuyển sang nấu bún ốc. Cũng phải thôi, vì bún ốc bươu đồng là một món ăn tuy dân dã, nhưng lại khá cầu kỳ trong cách chế biến.

12 thg 1, 2024

Ngọt thơm chè bông cau

Khi những cơn gió lạnh ùa về, cũng là lúc mọi người đặc biệt yêu thích các món ăn nóng hổi, trong đó không thể bỏ qua món chè bông cau. Chè có vị ngọt thanh, hạt đậu xanh chín mềm, béo ngậy của nước cốt dừa, đánh thức mọi giác quan của những ai thưởng thức nó.

Món chè bông cau.

Nguyên liệu nấu chè bông cau khá đơn giản, chỉ gồm có đậu xanh đã bóc vỏ, đường, nước cốt dừa. Ngày ấy, bà tôi có một gánh chè bán các loại như chè đậu đen, chè bột lọc và chè bông cau. Hằng ngày bà phải dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị. Tỉ mẩn trong từng công đoạn, những chén chè thơm ngọt vị đường, vị béo của dừa đã trở thành món quà vặt dân dã được nhiều người trong làng yêu thích.

Đặc sản làm từ rêu đá của người dân xứ Nghệ

Những ngày mùa Đông, người dân vùng cao Nghệ An lại tìm về các dòng sông, con suối để vớt rêu đá. Đây là món ăn không thể thiếu đối với đồng bào các dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An trong những ngày lễ, tết.

Bắt đầu từ tháng 11 – 12 (âm lịch), trên các con sông, khe suối ở vùng cao Nghệ An, rêu đá phát triển rất nhiều. Đây là thời điểm thuận lợi để người dân vớt rêu đá về chế biến các món ăn truyền thống của dân tộc. Ảnh: Đào Thọ 

9 thg 1, 2024

Ram chay khoai môn

Mùa đông với những cơn mưa rả rích kéo dài dễ làm người mềm lòng và nhớ da diết ngày xưa cũ. Nhớ mùa này, mạ đã xuống xanh đồng, ba mẹ lại tất bật với luống rau, luống kiệu cho kịp ăn Tết Nguyên đán.

Ram chay khoai môn vị thanh đạm.

Nhớ đám khoai môn trong vườn lá đã cao ngang gối, củ đã to, có thể chế biến nhiều món ngon mà không gây ngấy như sắn. Nào là canh môn nấu cua đồng, nấu cả củ cái, củ đến cọng môn; nào món môn chiên, chè môn... Nhưng cái món mà mẹ thử thách tính cẩn thận, tỉ mỉ của chị em tôi, đó là món ram chay từ khoai môn.

6 thg 1, 2024

Sưởi ấm mùa Đông bằng những thức đặc sản cay nồng xứ Nghệ

Trong cái lạnh của mùa Đông, những món ăn có vị cay được nhiều người ưa chuộng hơn cả. Dù ở trên rừng, dưới biển hay giữa lòng thành phố, người Nghệ đều sẵn cho mình những lựa chọn ẩm thực đặc sắc.

Súp lươn

Nhắc đến đặc sản xứ Nghệ, không thể không nhắc đến món súp lươn cay. Đây cũng là món ăn được người miền Trung “gọi tên” nhiều nhất trong những ngày đầu tháng, đầu năm, với hy vọng mọi việc sẽ hanh thông, trôi chảy, “đầu xuôi đuôi lọt”. 

Món súp lươn là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của Nghệ An. Ảnh tư liệu: Trung tâm xúc tiến đầu tư Nghệ An

4 thg 1, 2024

Bánh bèo Hải Phòng - thức quà khoái khẩu của người đất Cảng

Ở Hải Phòng những ngày mùa đông, đĩa bánh bèo “lộ nhân” ăn kèm với bát nước chấm ấm nóng đã trở thành thức quà lót dạ cho những chiếc bụng đói.

Lang thang Hải Phòng những ngày đông, vẻ đẹp cổ kính pha lẫn sự thanh lịch của Nhà hát Lớn hay cái đẹp mộc mạc, nên thơ của phố Tam Bạc đã khiến nhiều du khách mải mê khám phá quên trời, quên đất. Để rồi khi mỏi bước chân, đứng giữa gió lạnh ù ù trên những cành phượng khẳng khiu, du khách mới nhận ra, cái bụng mình reo lên từ bao giờ.

Giữa phố phường Hải Phòng, muốn ăn cái gì ấm ấm, nhẹ nhàng để dành bụng ăn bữa cơm tối với người thân, món bánh bèo Hải Phòng đã trở thành lựa chọn của nhiều thực khách.

Chọn món này, vì nghe cái tên “bèo” lắm. Nó khiến người ta liên tưởng một món ăn lót dạ “nhẹ như bèo”, cả về giá cả lẫn khẩu phần ăn. Để ăn bánh bèo không cần phải ngó nghiêng tìm kiếm quá lâu. Cứ dưới những mái nhà cạnh mặt phố, các hàng bánh bèo hay ở ngay đó chờ thực khách.

Bánh bèo là món ăn đã gắn bó với tuổi thơ nhiều người tại Hải Phòng. Ảnh: Mai Hương

Giống như nhiều món ăn vỉa hè khác, người nấu ngồi một góc, thực khách ngồi ăn ngay cạnh đó. Trong lúc chờ đồ ăn lên, thực khách có thể ngắm nghía nhịp sống phố phường Hải Phòng buổi xế chiều, hoặc ngắm người bán hàng tất bật chuẩn bị phần ăn của mình.

Bà Dung, người phụ nữ đã bán bánh bèo hơn 40 năm ở trên phố Lê Đại Hành thoăn thoắt chuẩn bị đồ ăn. Bánh bèo được bà ủ trong thùng giữ nhiệt, bên trên lại phủ thêm một lớp vải trắng. Lấy từ thùng xốp lên một cặp bánh bèo, bà Dung nhẹ nhàng mở một mặt lá chuối rồi dùng con dao nhỏ cắt bánh thành sáu đến tám miếng.

Đĩa bánh đặt trước mặt, nhưng ai mới thưởng thức lần đầu chớ vội ăn ngay. Bà Dung ra nồi nước chấm, múc một bát nước con, rồi thả vào đó một viên chả thịt và hai viên chả quế. Một đĩa bánh bèo, một bát nước chấm, thế mới là đủ món.

Trên bàn của thực khách có thêm ớt xắt lát, rau mùi, quất. Thường là bát nước chấm sẽ có vị đặm nhẹ, ngọt thanh, ai thích ăn có vị chua dịu thì vắt thêm quất. Thực khách cho vào bát rau mùi trước, rồi mới thả ớt lên để miếng ớt nổi lên trên nền xanh, coi mới đẹp mắt.

Bánh bèo là món ăn mang đậm nét truyền thống với những nguyên liệu quen thuộc và có nước chấm ăn cùng. Ảnh: Lê Tuyến

Bánh bèo Hải Phòng ăn bằng dĩa, đó là loại dĩa nhỏ hay có trên bàn nhậu. Khẽ khàng xiên một miếng bánh, chấm ngập vào chén nước chấm rồi ăn. Vỏ bánh có ba phần đanh, bảy phần mềm, thơm mùi bột gạo. Phần nhân thơm phức mùi thịt, có chút ngậy, béo nhẹ của thịt mỡ, cái giòn sần sật của mộc nhĩ.

Bà Dung cho biết, nước chấm được hầm từ xương lợn đến nửa ngày trời, sau đó pha chế với nước mắm gia truyền theo công thức của bà. Một chén nước chấm ngon sẽ giúp phần bánh bèo thêm đậm vị, không nhanh ngán. Thực khách nào thích còn có thể húp chén nước chấm cho ấm bụng như món canh trong mâm cơm nhà.

Lại nói đến phần bánh bèo, để ra được những chiếc bánh thơm nịnh mũi, người thợ làm bánh phải xay bột, làm nhân bánh, phi hành, xếp lá vào khuôn. Vỏ bánh được làm bằng gạo tẻ. Sau khi ngâm nước khoảng 6 tiếng, gạo được đem xay nhuyễn thành bột rồi đem nấu chín, quấy đều tay đến khi sánh mịn.

Nhân bánh gồm thịt lợn (thường là phần nạc vai), hành phi, mộc nhĩ xay nhỏ. Phần nhân vừa làm nhân bánh bèo, vừa làm viên chả thịt ăn kèm trong nước chấm. Khác với bánh tẻ, bánh giò, người thợ làm bánh sẽ trộn đều nhân rồi cho vào khuôn cùng vỏ bánh đã hấp trước, hấp cách thủy khoảng một tiếng.

Bánh bèo đưa đến cho thực khách, phần nhân nổi lên khỏi vỏ bánh, lấp ló nhân thịt, mộc nhĩ xay nhỏ, thơm nhẹ mùi lá chuối tươi. Với giá khoảng 30.000 đồng/phần đầy đủ, bánh bèo đã trở thành món quà chiều phổ biến mùa đông dễ tìm như tại 41 Lê Đại Hành, 294 Lạch Tray, 147 Hàng Kênh... ở Hải Phòng. Hay thực khách có thể tìm đến chợ Chu Văn An, chợ Lương Văn Can.

Bánh bèo Hải Phòng tại Hà Nội. Ảnh: Ý Yên

Nếu có rủ ai đi ăn bánh bèo, thực khách nên nói rõ là đi ăn bánh bèo Hải Phòng. Vì cũng cùng cái tên này, ở Huế, Quảng Nam, Sài Gòn cũng có món bánh bèo nhưng cách ăn, hương vị hoàn toàn khác.

Người Hải Phòng chuộng ăn bánh bèo vào buổi chiều, du khách đến du lịch nơi đây phần nhiều cũng vậy. Trên những chiếc bàn nhỏ dưới góc phố, trong khu chợ nhỏ, thưởng thức đĩa bánh bèo béo ngậy, đậm đà, thực khách không chỉ thấy nhịp sống hối hả buổi chiều muộn mà còn được nghe nhiều câu chuyện bình dị của người dân Đất Cảng.

Lê Tuyến

Bánh bèo - đặc sản chỉ một tên nhưng đủ kiểu ăn khác nhau từ Bắc vào Nam

Bánh bèo đặc biệt khi chỉ có một tên gọi nhưng lại có nhiều phiên bản khắp các tỉnh thành ở Việt Nam, khác biệt về cả hương vị lẫn cách ăn.

Vốn có nguồn gốc từ Cố đô Huế, bánh bèo là món ăn dân dã phổ biến ở miền Trung và miền Nam. Cái tên “bánh bèo” độc đáo được đặt bởi món bánh này có hình dáng tương tự với chiếc lá của cây bèo.

Bánh bèo thường được làm từ bột gạo hấp chín, cùng với nước chấm và phần nhân phong phú, đa dạng tùy thuộc vào văn hóa ẩm thực của từng địa phương. Phần nước chấm của bánh bèo với nguyên liệu chính là nước mắm, thường được đổ trực tiếp lên thay vì chấm như những món ăn khác.

Dưới đây là những phiên bản của món ăn truyền thống này các tỉnh thành.

Bánh bèo Hải Phòng

Bánh bèo Hải Phòng có chén nước chấm thêm hai viên chả khiến thực khách liên tưởng đến bánh mì xíu mại Đà Lạt. Ảnh: Toplist

3 thg 1, 2024

Xôi ngọt xứ Quảng, nhớ vị bánh chè Palei

Món xôi ngọt của người Quảng có nét tương đồng với bánh xôi chè của người Chăm và luôn xuất hiện trong các dịp quan trọng như lễ tết, dâng cúng ông bà tổ tiên... 

Muk buh - bà chủ lễ đong gạo nếp làm bánh xôi chè.