Hiển thị các bài đăng có nhãn Điểm đến. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điểm đến. Hiển thị tất cả bài đăng

28 thg 10, 2022

Lạc chốn Ngườm Ngao kỳ ảo

Động Ngườm Ngao (hay còn gọi là động Ngao) nằm trong lòng núi thuộc bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ngườm Ngao mang một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, tráng lệ.

Động Ngườm Ngao trong tiếng Tày có nghĩa là Động Hổ (Ngườm: động, Ngao: hổ). Tương truyền, ngày xưa trong động có nhiều hổ dữ gầm rú ngày đêm, nên người Tày nơi đây đặt tên động là Ngườm Ngao.

26 thg 10, 2022

239 bậc đá ong lên chùa Tây Phương

Giữa không gian thanh tịnh được bao trùm bởi cảnh sắc thiên nhiên khoáng đạt trên đỉnh núi, chùa Tây Phương hiện lên với những nét cổ kính, trầm mặc. Lần theo 239 bậc đá ong ngàn năm rêu phong lên "Đệ nhất cổ tự" mà thầm cảm phục tài hoa của người xưa.

Nằm trên ngọn núi Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và đặc biệt có giá trị với những tác phẩm điêu khắc.

Nà Sự - điểm du lịch kỳ thú ở vùng cao Điện Biên

Điểm du lịch cộng đồng Nà Sự, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) vừa chính thức mở cửa đón khách du lịch, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn trên hành trình khám phá miền đất cực Tây của Tổ quốc.

Bản Nà Sự có gần 100 hộ, 100% đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Người dân đã sinh sống lâu đời ở đây và có nhiều nét văn hóa riêng biệt, đặc sắc.

24 thg 10, 2022

Nhà thờ Khoái Đồng, nơi thờ hiện thân của ông già Noel

Nhà thờ Khoái Đồng còn có tên gọi là Khói Đồng, một trong 5 thôn cổ của làng Vị Hoàng, thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định). Nhà thờ Khoái Đồng cùng với nhà thờ Chánh tòa của Đà Lạt là 2 nhà thờ của Việt Nam thờ thánh Nicolais - một vị thánh mà theo truyền thuyết của Thiên Chúa giáo chính là ông già Noel.

Nhà thờ Khoái Đồng xây dựng theo lối kiến trúc Gothic cổ được coi là một trong những kiến trúc độc đáo bậc nhất tại Việt Nam với mái vòm cong được nâng đỡ với hệ thống xà bằng xi măng uốn lượn theo mái tạo ra thế vững chãi.

Trên nhưng bức tường là những cột trụ được tạc công phu tượng những vị thánh Thiên Chúa giáo như thánh Patrick, thánh Peter, Giuse…

Nhà thờ gỗ Kon Tum tường cột xây bằng bùn trộn rơm vẫn trường tồn hơn 1 thế kỷ, đẹp long lanh

Hơn một thế kỷ (103 năm) phơi mình dưới cái nắng, cái gió Tây Nguyên, nhà thờ gỗ Thiên Chúa giáo ở tỉnh Kon Tum xây bằng bùn trộn rơm vẫn vững chãi với thời gian và là một trong những điểm nhấn của kiến trúc cảnh quan, điểm tham quan du lịch của phố núi.

Đây cũng là một trong 10 nhà thờ đạo Thiên Chúa giáo đẹp nhất Việt Nam. Đặc biệt, nhà thờ gỗ Kon Tum có lối kiến trúc khá độc đáo, tường và cột còn được xây bằng bùn và rơm.

Nằm bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và đầy thơ mộng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách yêu thích vẻ đẹp hoang sơ và đầy cổ kính.

Một trong những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Kon Tum được biết đến chính là nhà thờ gỗ Kon Tum, với tuổi đời hơn một thế kỷ và luôn là niềm tự hào của người dân cao nguyên.

Nhà thờ gỗ Kon Tum hay còn gọi là nhà thờ Chánh tòa Kon Tum,

Chùa Bà Già

Ở làng Phú Gia, phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội, chùa Bà Già là một công trình kiến trúc Phật giáo, có niên đại hơn 1.000 năm.

Chùa nằm trong thôn Bà Già nên được gọi là chùa Bà Già. Tên gọi “Bà Già” có nghĩa là gì, huyền tích về “Bà Già” như thế nào thì có rất ít tài liệu giải thích, đề cập đến.

Năm 1985, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thông qua quyển “Bản xã thần ký” ghi chép về thần phả của làng Phú Gia nên đã giải mã một số thông tin về địa danh “thôn Bà Già”.

Theo các bậc cao niên, từ những năm 1980, một cố lão làng Phú Gia dịch cuốn “Bản xã thần ký”. Nội dung thần tích có nói thuở xa xưa, làng quê này có tên là Bà Già hương (hương Bà Già). Đến thời kỳ nước ta bị nhà Đường đô hộ (thế kỷ VIII), hương Bà Già được đổi là An Dưỡng phường.

Chùa Bà Già. Ảnh: St

Đại Từ Ân – ngôi chùa giữa khu đô thị sinh thái

Tọa lạc đắc địa tại thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng và nằm trên cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội, chùa Đại Từ Ân như một điểm nhấn nổi bật trong Khu đô thị sinh thái cao cấp The Phoenix Garden.


Không quá khó để tìm đến chùa Đại Từ Ân đối với những người đến lần đầu, bởi nơi đây có hệ thống kết nối giao thông vô cùng thuận tiện và tiếp giáp với những trục đường chính: đường 32, đường Tây Thăng Long, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, giáp đường vành đai 04 đều có thể đi tới chùa.


Chùa Đại Từ Ân được khởi công xây dựng vào ngày 9/5/2010, với diện tích 19.275 m² mang phong cách kiến trúc thiết kế Bắc bộ được quy hoạch trọng điểm và tượng Phật A Di Đà cao 25 m đặt giữa trung tâm tạo ra sự kết nối linh thiêng cho toàn khu đô thị.

Chùa được xây dựng 2 tầng với các hạng mục: Tam bảo, nhà Tổ, nhà Tăng, giảng đường, khu ký túc xá, khu phụ…sau khi các hạng mục hoàn thành, nơi đây hiện tại là Trung tâm đào tạo tăng tài của Thành hội Phật giáo Hà Nội (Trường TCPH Hà Nội).

Tên chùa Đại Từ Ân được đức Pháp chủ GHPGVN Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đặt năm 2008.

Những năm qua, chùa Đại Từ Ân đã tổ chức các khóa tu Tịnh độ hàng tháng của hàng phật tử tại gia cũng như tổ chức các Pháp hội lớn và các lễ trọng của Phật giáo: Phật đản, Vu Lan, Khánh đản Phật A Di Đà, Phật thành đạo….

Ngày 20/5/Ất Mùi (5/7/2015) hạ trường Đại Từ Ân đã tổ chức khóa An cư Kiết hạ lần đầu tiên, với 262 hành giả an cư, 34 vị Tỳ khiêu, 44 Tỳ khiêu ni, 55 vị Thức xoa, 49 vị Sa di, 60 vị Sa di ni, 6 Hình đồng, 14 Hình đồng ni. Được biết 100% tăng, ni sinh đều ở nội trú.


Toàn bộ chi phí xây dựng chùa do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển DIA – Hà Tây cũ, (nay là Công ty Cổ phần Đầu tư DIA) công đức với số tiền khoảng 120 tỷ đồng.

Đây sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần của cộng đồng dân cư sinh sống trong khu nhà vườn, đặc biệt phù hợp cho người cao tuổi, thích hợp với giới trẻ. Đây cũng là dự án duy nhất trong các Khu đô thị có sự phục vụ tâm linh cho cư dân.


TT.Thích Tiến Đạt, Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Trưởng ban TT Ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, trụ trì chùa cho biết thêm đây là Khu đô thị mới đầu tiên tại miền Bắc rộng 45 hecta có nét độc đáo vì nơi đây có chùa Đại Từ Ân đáp ứng đời sống tâm linh cho người dân sống trong khu dự án cũng như du khách thập phương.

Khu đô thị sinh thái cao cấp The Phoenix Garden toạ lạc tại Thị trấn Phùng, Đan Phượng quy mô 45 hecta; bốn phía đều tiếp giáp với trục đường chính có hệ thống giao thông thuận tiện giáp đường Tây Thăng Long, Hoàng Quốc Việt kéo dài và giáp đường Vành đai 4, The Phoenix Garden chỉ cách Mỹ Đình 20 phút đi xe và di chuyển vào trung tâm Hà Nội.

The Phoenix Garden có “kiến trúc thiết kế độc đáo”, ẩn hiện dưới các đồi thông với diện tích phân lô lớn từ 400 – 600 – 800 m²/căn biệt thự, mật độ xây dựng thấp, cây xanh nhiều, hồ điều hòa trải dài, các tiểu cảnh nội khu hài hoà thoáng đãng, không gian trong lành.

Anh Minh

23 thg 10, 2022

Tượng Phật lộ thiên - Tuyệt tác của thế kỷ tại Thiền Tôn Phật Quang

 


Tổ đình Tế Xuyên, nơi phát xuất nhiều vị cao tăng Phật giáo

Tổ đình Tế Xuyên được xây dựng trên một khu đất cao, rộng gần 3 mẫu, mặt quay về hướng tây, nay thuộc thôn Tế Xuyên, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Chùa Tế Xuyên gồm 3 tòa nhà xây kiểu chữ nhị, hậu chữ đinh cùng với hệ thống tường bao phía trước, hai dãy tăng phòng hai bên và nhà Tổ phía sau tạo thành kiểu nội công ngoại quốc hài hòa, kín đáo.

Di tích chùa Láng, Hà Nội

Cách trung tâm Hà Nội 5 km về phía Tây có một ngôi chùa cổ tên nôm gọi là chùa Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa. Tên chữ Hán là “Chiêu Thiền tự”, nhưng mọi người thường gọi theo tên nôm là chùa Láng theo danh xưng của làng Láng và vùng Láng nổi tiếng kinh thành xưa.

21 thg 10, 2022

Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tọa lạc tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nơi đây ghi lại nấu ấn sâu đậm về Nguyễn Đức Cảnh, một trong 7 đảng viên đầu tiên sáng lập ra Đảng Cộng sản, một cán bộ lãnh đạo đầu tiên của Công đoàn Việt Nam.

Đến thăm khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh, du khách có cơ hội được biết thêm về mảnh đất quê hương Diêm Điền, nơi đã sinh ra người chiến sỹ cộng sản kiên trung của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông không chỉ là cán bộ cách mạng lỗi lạc mà còn là nhà lý luận với những tác phẩm báo chí đầy tính chiến đấu. Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Nguyễn Đức Cảnh mãi mãi là tấm gương sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng để lại cho mỗi thế hệ chúng ta hôm nay và mai sau.

Khu lưu niệm được xây dựng trên chính mảnh đất hương hoả của 8 gia đình trong thân tộc cùng sinh sống, có diện tích rộng 1.600 m². Khung cảnh nếp nhà xưa của gia đình đồng chí Nguyễn Đức Cảnh lúc sinh thời gồm: Ngôi nhà thờ Tổ (vốn là trường dạy học của ông thân sinh ra đồng chí Nguyễn Đức Cảnh), nhà ở, nhà bếp được dựng lại nguyên vẹn trên nền đất cũ. Không gian giản dị, khiêm nhường, gợi lại hình ảnh nền nếp, gia phong của một gia đình nho giáo thời xưa.

Khu tưởng niệm cũng được xây dựng trên đúng mảnh đất nơi đồng chí sinh ra và lớn lên.

20 thg 10, 2022

Vĩnh Phúc cổ tự, nơi ghi dấu thăng trầm của Phật giáo Hà Tĩnh

Từ trung tâm Hành chính tỉnh Hà Tĩnh, đi ngược theo Tỉnh lộ 15 (đường đi hồ Kẻ Gỗ) qua đường tránh thành phố Hà Tĩnh chừng 800m, rẽ phải chừng 500m, rẽ trái 300m là đến ngôi chùa cổ Vĩnh Phúc, thuộc xã Thạch Hương, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).


Chùa Vĩnh Phúc, thường gọi là chùa Sắt, xưa có tên Nông Sắt, ở xã Hương Bộc, tổng Thượng Nhất, nay là xóm 11, xã Thạch Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

19 thg 10, 2022

Đình cổ ở quê Bình Mỹ

Đình thần Bình Mỹ là ngôi đình cổ nằm bình yên bên một bờ rạch ở làng quê Bình Mỹ (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang). Sau bao thăng trầm lịch sử, nhưng đình vẫn giữ lại phần lớn nét cổ kính, bình yên vốn có hàng trăm năm nay...


Đình Bình Mỹ được xây dựng lần đầu vào những năm cuối thế kỷ XVIII, bằng mái tranh, vách lá, nằm bên vàm rạch Trà Vơ (cách đình hiện nay 2,5 km về hướng Tây Bắc), với tên gọi đình thần Long Mỹ. Năm 1815, ngôi đình bị cháy. Sau đó, được xây dựng lại, đổi tên thành đình Bình Mỹ, theo tên của thôn Bình Mỹ, tổng Định Thành, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Năm 1890, đình được dựng lại, sau khi bị cháy lần thứ 2.

18 thg 10, 2022

Minh Giác cổ tự làng Bồ Mưng

Từ Nghĩa trang liệt sĩ Điện Bàn theo quốc lộ 1A về hướng Bắc đến đường số 1, Bồ Mưng 1, rẽ phải khoảng 500 mét là đến chùa Minh Giác. Đây là ngôi chùa cổ có niên đại gần 400 năm, tọa lạc tại xứ đất Bồ Minh, nay là thôn Bồ Mưng 1, xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Chùa Giác Minh sau khi trùng tu. Ảnh: H.S

Ông Nguyễn Đức Triêm, 80 tuổi hiện là Trưởng ban Hộ tự chùa Minh Giác kể, ngày trước, đây là ngôi chùa làng do tứ tộc tiền hiền của làng Bồ Mưng xây dựng (Nguyễn Lương, Nguyễn Đăng-Văn, Nguyễn Hữu, Nguyễn Đức). Ban đầu chùa được làm bằng tranh tre để thờ cúng chư vị Thành hoàng.

Chùa Âng – Di tích nghìn năm tuổi ở Trà Vinh

Chùa Ang Kon Raig Borei còn gọi là chùa Âng, tọa lạc khóm 4, phường 8, Tp.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Ngôi chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ X (năm 1534 Phật lịch, tức năm 990 Dương lịch). Chính điện được xây dựng vào năm 2386 Phật lịch, tức năm 1842 Dương lịch với những giá trị kiến trúc độc đáo còn lưu giữ đến hôm nay. Cổng chùa ở hướng đông được xây dựng với ba ngọn tháp ở trên, trang trí các hình tượng truyền thống của người Khmer như Yăk (chằn), Key No (tiên nữ), Krud (chim thần)… Bên trong hàng rào bao quanh chùa Âng là hào nước.

16 thg 10, 2022

Hồ Tràm - nơi thư giãn cuối tuần gần TP HCM

Du khách có thể tham gia các hoat động vui chơi giải trí, ngắm hoàng hôn, thưởng thức hải sản tươi... trong hai ngày cuối tuần.

Cách TP HCM khoảng 120 km, Hồ Tràm gây ấn tượng với biển xanh, bờ cát mịn, không gian yên tĩnh, thích hợp để nghỉ dưỡng. Nếu có 2 ngày nghỉ cuối tuần, bạn và gia đình có thể tham quan nhiều điểm đến, thưởng thức hải sản tươi ngon cùng các dịch vụ vui chơi giải trí thú vị.

Đi lại

Có nhiều cách đến Hồ Tràm, phổ biến là bằng xe ôtô cá nhân, xe limousine, xe máy... Di chuyển bằng xe máy được nhiều bạn trẻ và những người yêu thích phượt lựa chọn vì chủ động được thời gian. Nếu đi bằng xe limousine, bạn nên chọn các hãng chạy tuyến TP HCM - Hồ Tràm cho thuận tiện. Hiện nhiều resort như ở The Grand Ho Tram Strip còn có sẵn dịch vụ đưa đón khách từ TP HCM đến Hồ Tràm và ngược lại miễn phí.

Chuyện nữ anh hùng Neáng Nghés

Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Neáng Nghés đã hy sinh từ 60 năm trước, khi chị tròn đôi mươi. Nhưng với người dân xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), chị sống mãi cùng phum sóc, cùng Tha la Păng-xây, cánh đồng phum Chông Khsách nơi xứ mình…


Xã Ô Lâm có hơn 97% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer. Trong chiến tranh, nhân dân Ô Lâm kiên cường chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, xuất hiện nhiều tấm gương anh dũng, bất khuất, trong đó có nữ anh hùng Neáng Nghés.

Chùa Tông Kim Quang – Sirīsuvaṇṇavaṅsā

1. Lược sử về ngôi chùa

Chùa Sirīsuvaṇṇavaṅsā Tông Kim Quang, còn được gọi là chùa Nước Vàng ở cách xa Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại đường ĐH502, ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Chùa được thành lập theo Quyết định số 6103/UBND-VX ngày 17 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Quyết định số 027/ QĐ-BTS của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương ngày 20 tháng 3 năm 2019 trên phần đất có diện 3.804 m2 do gia đình đại thí chủ Thái Oanh – Nguyễn Thị Tâm Phượng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Công Thành (thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) cúng dường Hòa thượng Danh Lung (đương vị Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trụ trì chùa Candaraṅsī – số 164/235, đường Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu (phường 7 cũ), quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).

15 thg 10, 2022

Nhà thờ Kẻ Bưởi, phong cách kiến trúc độc đáo trăm năm giữa lòng Hà Nội

Nằm sâu trong con ngõ số 460 trên phố Thuỵ Khuê, Hà Nội, có một nhà thờ nhỏ, cổ kính mang tên Nhà thờ giáo xứ An Thái hay còn được biết đến với cái tên nhà thờ Kẻ Bưởi. Đây là một trong những nhà thờ có lối kiến trúc vô cùng đặc sắc, được giữ nguyên vẹn từ hơn 100 năm nay.

Nhà thờ Kẻ Bưởi, hay còn có tên khác là nhà thờ An Thái, được xây dựng vào những năm 1893-1907 (theo lời người dân kể lại). Nằm sâu trong ngõ 460, phố Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phục Hưng với những họa tiết trang trí tinh tế. Dù quy mô khiêm tốn nhưng tổng thể nhà thờ vẫn toát lên vẻ vững chãi và uy nghiêm. Mặt trước nhà thờ có dòng chữ tiếng Latinh "Mater Dolorosa ora pro nobis", có nghĩa là Đức mẹ Thống khổ, hãy nguyện cầu cho chúng con".

Chùa BodhiSathārāma Bồ Đề

1. Lược sử ngôi chùa

Bồ Đề, theo tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là tỉnh thức, giác ngộ. Đây cũng là một trong những nội dung cốt lõi của Phật giáo Nam tông. Với ý nghĩa như vậy, chùa Bồ Đề là nơi giúp chúng sanh có thể thấu hiểu được chân lý cao cả của đạo Phật: Giác ngộ, qua đó, giúp họ tự “giải thoát”, vượt qua “bể khổ trần gian”.