Hiển thị các bài đăng có nhãn Đắk Nông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đắk Nông. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 12, 2019

Vẻ kỳ vĩ của hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á tại Công viên địa chất Đắk Nông

Công viên địa chất Đắk Nông vừa được Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu (Global Geoparks Network) đề cử Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét, công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Đây là tin vui cho các nhà quản lý, nhà khoa học, du khách mê khám phá, mạo hiểm cũng như mỗi người dân Đắk Nông.

Miệng hang động núi lửa C7, Công viên Địa chất Đắk Nông. Ảnh: TTXVN phát

8 thg 11, 2019

Quả núc nác: Món ăn, vị thuốc quý của đồng bào Tây Nguyên

Với cuộc sống gắn bó từ thiên nhiên nên đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng như đồng bào M’nông, Mạ, Ê đê ở tỉnh ta đều xem những loại cây trái trong tự nhiên đều là sản vật và có thể chế biến thành món ăn ưa thích. Một trong những món ăn từ cây rừng được đồng bào chuộng dùng là quả núc nác.

Quả núc nác 

Núc nác là cây thuộc họ cây bồ kết, có quả từng chùm và mọc nhiều ở trong rừng. Theo đồng bào, từ ngọn non tới quả của cây núc nác đều được tận dụng làm bữa ăn hàng ngày. Các món ăn làm từ quả núc nác không phải ai cũng ăn được, vì nó có vị hơi đắng và hăng. Những ngọn non được luộc chấm cùng nước cốt chanh, hay quả núc nác có thể chế biến làm món xào, luộc, nấu canh nhưng ngon nhất vẫn là món gỏi. Để có món ăn ngon chế biến từ núc nác, đồng bào thường chọn hái những quả non độ “bánh tẻ”, chưa già, có màu xanh nhạt. 

23 thg 10, 2019

Những tập quán sinh hoạt đáng trân trọng của đồng bào dân tộc M’nông

Vấn đề về tập tục, về văn hóa, tín ngưỡng… của người M’nông là những đề tài khá rộng nên trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập vài nét nhỏ về tập quán, đời sống sinh hoạt và tính cách con người M’nông xưa, từ khoảng thập niên 80 của thế kỷ 20 trở về trước.

Đồng bào M'nông hát Tâm Pớt trong Hội xuân Mậu Tuất 2018. Ảnh: Mỹ Hằng 

Trước ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam tháng 4/1975, người M’nông vùng Quảng Đức (Đắk Nông) còn lạc hậu, chậm phát triển. Nhưng họ lại là tộc người có tính cộng đồng cao, với cuộc sống hết sức đơn giản, thật thà, thương người và có lòng sẻ chia. Một tính cách vô cùng đáng yêu, đáng trân trọng mà người viết đã từng gần gũi, tiếp xúc trong những năm của thập niên 60, 70, 80 của thế kỷ trước.

21 thg 10, 2019

Ấn tượng trang sức bạc trên trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ

Người Dao đỏ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông sống tập trung ở các xã: Đắk R’la, Đắk N’Drót, Long Sơn (Đắk Mil); Nâm N’Đir (Krông Nô); Đắk Wil (Cư Jút)… Trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày, người Dao đỏ rất quý trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Bạc được đính nhiều nhất trên áo phụ nữ Dao đỏ 

Trang phục của phụ nữ Dao đỏ mang những nét riêng trong cách tạo bố cục, bài trí trang phục. Trong đó, phải kể đến những trang sức bạc quý giá được đính kèm trên bộ trang phục truyền thống tạo nên sự độc đáo không lẫn vào đâu được. Không chỉ thể hiện nếp sống sinh hoạt thường ngày, bộ trang phục truyền thống còn thể hiện đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người Dao đỏ. Một bộ trang phục của phụ nữ Dao đỏ bao gồm: áo dài, yếm, xà cạp, khăn vấn đầu, dây lưng... 

19 thg 10, 2019

Thưởng thức món thịt khô gác bếp của đồng bào các dân tộc thiểu số

Người Thái, Dao, Mông, Tày,… trên địa bàn tỉnh cùng có món thịt khô gác bếp (thịt khô) rất độc đáo bắt nguồn từ xa xưa. 

Món thịt khô không chỉ là một trong những cách bảo quản thịt hữu hiệu mà trở thành đặc sản ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số. Món ăn phần nào nói lên được phong tục và đời sống sinh hoạt thường ngày của các dân tộc. 

Đồng bào Dao ở xã Nâm N'Đir (Krông Nô) treo từng miếng thịt lợn để hun khói 

Khi chưa có cách bảo quản thịt như ngày nay, đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng cách hun khói (xông khói). Các loại thịt thường dùng là thịt lợn, bò, trâu, nai… Sự khác biệt trong món thịt khô của các dân tộc thường ở công đoạn tẩm ướp.

16 thg 10, 2019

Nồng nàn làn điệu Tâm Pớt

Trong đời sống tinh thần của đồng bào M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Tâm Pớt là làn điệu dân ca được hát theo phong cách ngẫu hứng mang đầy màu sắc văn hóa được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. 

Trong âm thanh của cồng chiêng, bên bếp lửa bập bùng, làn điệu Tâm Pớt được cất lên thu hút sự quan tâm của cộng đồng cũng như du khách. 

Hát Tâm Pớt luôn có mặt trong các lễ hội truyền thống của người M'nông 

Theo Nghệ nhân Nhân dân Điểu Marin ở bon Bu Brâng, xã Đắk N’drung (Đắk Song), hát Tâm Pớt là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người M’nông. Người M’nông có thể hát kể Tâm Pớt khi kết bạn, giao duyên, lúc uống rượu cần hay trong nhà, bon làng có khách quý… Mỗi bài hát Tâm Pớt gồm nhiều câu và mỗi ý được người hát ứng đối dài hay ngắn tùy theo nội dung được đề cập. Tùy theo tính chất và mục đích mà người hát Tâm Pớt thể hiện nội dung phù hợp.

Dẻo thơm gói xôi dâng cúng tổ tiên của người Dao

Xôi là một trong những món ăn ngon quen thuộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Có nhiều loại xôi thường được nhắc đến như xôi trắng, xôi gấc, xôi đậu, xôi cốm, xôi bắp, xôi ngũ sắc… Tuy nhiên, mỗi dân tộc thường có cách nấu và loại xôi đặc biệt để sử dụng vào những dịp khác nhau. 

Người Dao trên địa bàn tỉnh ta nổi tiếng với nhiều loại xôi dẻo thơm, ngọt bùi như xôi trắng, xôi sắn và xôi ngũ sắc. Ngày thường, người Dao thích làm xôi sắn cho bữa ăn hằng ngày hay mang theo làm lương thực những lúc lên nương rẫy xa. Xôi ngũ sắc được nấu trong ngày đặc biệt như đám cưới, Tết Thanh minh, Rằm tháng Bảy hay khi có khách quý đến chơi nhà. Vào những dịp quan trọng như Lễ cúng cơm mới hay Lễ cấp sắc, người Dao luôn chuẩn bị những gói xôi nếp trắng làm lễ vật dâng cúng thần linh, tổ tiên. 

Lá dong được người Dao dùng để gói xôi dâng cúng 

Mùa măng rừng

Hàng năm cứ vào độ tháng 9-10, người dân ở các huyện trong tỉnh Đắk Nông lại hăm hở đi hái măng rừng về bán. Tuy vất vả nhưng việc hái măng rừng cũng giúp người dân có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống ngày mưa gió.

Mùa mưa là mùa các gia đình hái măng về bán kiếm thêm thu nhập 

7 thg 9, 2019

Nhân văn Lễ cúng vào nhà mới của người M’nông

Từ bao đời nay, người M’nông trên địa bàn tỉnh vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình; trong đó lễ cúng vào nhà mới là một trong những nghi lễ quan trọng. 

Ngôi nhà không chỉ là nơi cư trú của các thành viên trong gia đình mà còn là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng liên quan đến đời sống tâm linh của cộng đồng. Vì vậy, mỗi khi làm xong nhà, người M’nông thường tổ chức lễ cúng vào nhà mới, với những nghi thức, tục lệ mang đậm bản sắc dân tộc, ẩn chứa nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. 

Chủ lễ mang cục than hồng, bầu nước khấn xin vào nhà mới 

20 thg 8, 2019

Ý nghĩa lễ nâng khăn đầu trong đám cưới của người Mạ

Cùng với sự giao thoa văn hóa và thay đổi thích nghi trong đời sống hiện đại, đám cưới của người Mạ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng có sự biến đổi theo hướng tối giản hơn. Nhiều nghi lễ rườm rà và hủ tục được xóa bỏ, nhưng một số nghi thức mang ý nghĩa tốt đẹp vẫn được giữ gìn, thực hiện qua nhiều thế hệ như lễ nâng khăn đầu (còn gọi là lễ nâng đầu), lễ cúng thần linh - tổ tiên, lễ trùm chăn,...

Chú rể đặt lễ vật tặng lên đầu người thân 

Đám cưới của người Mạ hiện nay thường diễn ra trong 2 ngày tại nhà gái. Ngày đầu tiên sẽ thực hiện các nghi thức truyền trống, ngày thứ hai tổ chức tiệc cưới mời khách như kiểu người Kinh. Lễ nâng khăn đầu diễn ra trong buổi sáng ngày đầu tiên. Buổi lễ được tổ chức với ý nghĩa cô dâu - chú rể tôn trọng dòng họ hai bên, từ nay trở thành người thân, ruột thịt. Sau lễ này, cô dâu - chú rể cũng sẽ đổi cách xưng hô với mọi người hai bên gia đình.

Lễ cúng rào bon trồng cây của người M’nông ở xã Nâm Nung

Mới đây, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, đồng bào M’nông ở xã Nâm Nung (Krông Nô) đã tổ chức Lễ cúng rào bon trồng cây (Tăm Blang m’prang bon). 

Đây là một trong những nghi lễ tiêu biểu của người M’nông Preh được tổ chức 3-5 năm một lần với sự tham gia của nhiều bon làng trên địa bàn nhằm cảm tạ trời đất ban cho mưa thuận gió hòa, cây Blang đã bảo vệ che chở dân làng vượt qua bao gian khó của cuộc sống. 

Lễ cúng rào bon trồng cây là lễ hội tiêu biểu của người M'nông Preh được tổ chức 3-5 năm một lần 

13 thg 7, 2019

Lễ cúng sức khoẻ của người M’nông

Nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số M’nông sinh sống tại tỉnh Đắk Nông rất phong phú và đa dạng. Hầu hết các nghi lễ đều thể hiện tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con người trong cuộc sống. Lễ cúng sức khỏe là một trong những nghi lễ đặc trưng thường được tổ chức trong những ngày đầu năm mới. 

Nghi lễ cúng sức khỏe theo tiếng M’nông gọi là Ôp Brah Broh Srê, là lễ cúng diễn ra thường niên tại các buôn làng, để cầu mong các đấng thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu không bị ốm đau bệnh tật, người đang bị ốm thì nhanh chóng phục hồi sức khỏe, dân làng có cuộc sống bình yên hạnh phúc.

Để chuẩn bị cho lễ cúng, già làng kêu gọi con cháu thực hiện các công đoạn như khoanh vùng, dựng hàng rào, làm bàn cúng, dựng cây nêu, chuẩn bị lễ vật, giã gạo, nẩu cơm...

Bao quanh khu vực diễn ra lễ cúng là một hàng rào được làm bằng những cây có gai, cây chông. Quan niệm của người xưa cho rằng, những cây gai, cây chông này sẽ cản ruồi muỗi và những con vật gây hại đền sức khỏe con người xâm nhập vào buôn làng, để cho dân làng luôn được khỏe mạnh, bình an. Đây là một khâu chuẩn bị rất quan trọng, không thể thiếu trong lễ cúng sức khỏe.

Lễ cúng sức khỏe là lễ cúng diễn ra thường niên tại các buôn làng.

9 thg 5, 2019

Giá trị nhân văn trong lễ cưới truyền thống của người M’nông

Ngoài những nghi lễ liên quan đến lao động, sản xuất, người M’nông còn có hệ thống nghi lễ liên quan đến vòng đời người như: lễ mừng sức khỏe, lễ đặt tên cho con, lễ trưởng thành, lễ cưới… Trong đó, lễ cưới bao gồm các bước: dạm ngõ, ăn hỏi, cưới, lại mặt. 

Quá trình cộng cư, giao lưu văn hóa và hội nhập đời sống hiện đại, lễ cưới của người M’nông có sự thay đổi theo hướng tối giản hơn, nhiều hủ tục xóa bỏ. Mặc dù vậy, một số nghi thức truyền thống độc đáo vẫn được người M’nông lưu giữ, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.

Nhà trai chuẩn bị lễ vật đến hỏi cưới cô gái 

25 thg 4, 2019

Độc đáo Lễ lên nhà mới của người Mạ

Nhà là nơi cư trú, sinh hoạt, gắn kết các thành viên trong gia đình của cộng đồng người Mạ ở Đắk Nông. Để dựng được ngôi nhà, đặc biệt là ngôi nhà dài dành cho đại gia đình nhiều thế hệ cần có sự chung sức, đồng lòng, tương trợ của các thành viên trong gia đình, dòng tộc và bà con trong bon làng.

Mỗi khi làm xong ngôi nhà sàn, việc chuyển về nhà mới là sự kiện rất hệ trọng. Người Mạ sẽ làm lễ cúng thần nhà trước khi lên ở nhà mới. 

Nghi thức hiến tế để kết nối với thần linh tại cây nêu 

22 thg 12, 2018

Bon B’lân, xã Đắk Môl, huyện Đắk Song: Cây cà gai

Theo già làng Bu Cle NSrôi, dân tộc M’nông, ngày xưa, người có uy tín trong bon vận động người dân dùng cây cà gai dại trồng làm cổng, bờ rào che chắn bon làng để tránh thú giữ và giặc vào tàn phá… Từ đó, người dân đã đặt tên cho bon là B’lân, nghĩa là bon cây cà gai.

Hiện nay, bon B’lân có 175 hộ với hơn 830 khẩu, trong đó người M’nông chiếm trên 95%. Nhờ sự giúp đỡ về cơ sở hạ tầng, hướng dẫn khoa học kỹ thuật cùng với sự chăm lo lao động sản xuất nên cuộc sống của người dân ngày càng ổn định, phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 còn 14 hộ. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 40 triệu đồng/người/năm. 

Cà phê là cây trồng chính của bon, năng suất trung bình đạt trên 3 tấn/ha 

Bon R’lông, xã Đắk Môl, huyện Đắk Song: Chiếc chuông lớn

Theo già làng Y’Đách, dân tộc M’nông, từ thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ, người có uy tín trong bon dùng một chiếc chuông lớn để làm tín hiệu báo cho người dân biết mỗi khi có công chuyện vui, buồn hoặc giặc vào tàn phá bon làng để tránh…

Nghĩa của R'lông là cái chuông lớn. Từ cái chuông dùng làm tín hiệu đó, người dân đã đặt tên cho bon là R’lông, nghĩa là bon chuông lớn. Hiện nay, bon R’lông có 150 hộ với hơn 800 khẩu, chủ yếu là người M’nông. Nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt và sự nỗ lực lao động sản xuất nên cuộc sống của người dân trong bon đã có nhiều khởi sắc và ngày càng ổn định. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 20 triệu đồng/người/năm. 

Một góc bon R’lông hôm nay 

18 thg 11, 2018

Lễ cúng thần rừng của người Mạ

Mới đây, được sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan chức năng, đồng bào Mạ ở bon B'Năm Prăng Răh, xã Đắk P'lao (Đắk Glong) đã trọng thể tổ chức Lễ cúng thần rừng để cảm tạ thần linh đã che chở, bảo vệ, giúp cho mùa màng tươi tốt bội thu và cầu mong bon làng ngày càng giàu mạnh. 

Già làng K'Krang chuẩn bị mâm lễ vật để cúng thần rừng 

Được xem là một trong những lễ hội lớn của đồng bào, nên bà con được hỗ trợ toàn bộ kinh phí để tổ chức và mọi nghi thức đều được tiến hành theo đúng phong tục, gồm các nghi thức truyền thống như: Nghi lễ xin phép, nghi lễ dựng cây nêu, nghi thức gieo hạt... Địa điểm diễn ra lễ cúng là khu vực rừng thiêng nằm cạnh chân thác C’roah của bon B'Năm Prăng Răh. Dù con đường vào khu hành lễ rất khó khăn, phải di chuyển bằng xe cày nhưng bà con trong bon và ở các vùng lân cận cũng có mặt đông đủ để tham dự lễ cúng.

Nghệ thuật chế tác tượng nhà mồ

Mới đây, đến Bào tàng tỉnh Đắk Nông vào một ngày trong tuần, chúng tôi rất ngạc nhiên và thú vị khi được chứng kiến tận mắt những tác phẩm nghệ thuật tượng nhà mồ bằng gỗ của đồng bào các dân tộc M’nông, Ê đê… đang được lưu giữ tại đây.

Tượng nhà mồ không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn thể hiện được đời sống tâm linh của người Ê đê, M'nông 

Theo ông Nguyễn Anh Bằng, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, những bức tượng nhà mồ nói trên vừa được đơn vị mời các nghệ nhân chế tác theo sự định hướng, chỉ đạo của tỉnh. Sau khi tiếp nhận một số lượng gỗ du sam và nghiên cứu để sử dụng hiệu quả trong việc lưu giữ văn hóa truyền thống của các dân tộc, Bảo tàng tỉnh đã mời các nghệ nhân có tay nghề cao, biết tạc tượng nhà mồ của người M’nông, Ê đê… đang sinh sống trên địa bàn tỉnh về tham gia chế tác. Trên cơ sở đó, các nghệ nhân được tiếp xúc, tìm hiểu một số đặc trưng về tượng nhà mồ Tây Nguyên và dựa vào đó để chế tác.

14 thg 11, 2018

Lễ đặt tên cho con của người Mạ

Dân tộc Mạ là 1 trong 3 dân tộc thiểu số tại chỗ ở Đắk Nông, hiện có khoảng 10.000 người, chủ yếu cư trú ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa), huyện Đắk Glong và một phần của huyện Đắk R’lấp.

Người Mạ có rất nhiều nghi lễ độc đáo như lễ cúng thần rừng, lễ cúng bến nước, lễ mừng lúa mới... Trong đó, nghi lễ đặt tên cho con mang ý nghĩa quan trọng đặc biệt của vòng đời người. Nghi lễ này nhằm để dòng họ công nhận đứa trẻ chính thức là một thành viên mới trong gia đình và là dấu mốc đầu tiên trong đời người. 


Sau khi chủ lễ làm Lễ đặt tên xong, các thành viên trong gia đình đứa trẻ đeo dây hạt cườm để cầu chúc cho đứa trẻ luôn khỏe mạnh, chóng lớn 

8 thg 10, 2018

Đi tìm Ot N’rông trên cao nguyên M’nông

Dân tộc M’nông đã sáng tạo ra nhiều giá trị văn hóa độc đáo, được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực văn học dân gian truyền miệng, dân tộc M’nông đã tích lũy kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, lời nói vần, những truyện cổ, truyền thuyết, thần thoại và nổi bật hơn, qui mô hơn hết là thể loại sử thi, trường ca Ot N’rông. 

Hành trình đi tìm sử thi Ot N’rông


Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu, sưu tầm ngỡ rằng dân tộc M’nông không có loại sử thi như các dân tộc láng giềng ở Tây Nguyên. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, người M’nông cũng có hình thức sử thi, nhưng tìm ra cái tên gọi bản địa nó là gì, hình hài của nó ra sao, thì vẫn là một câu hỏi chưa được giải đáp. Cuối năm 1988, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Viện Văn hóa dân gian tiến hành điền dã, trong đó, người viết bài này cũng may mắn là một thành viên trong đoàn, đã phát hiện ra sử thi M’nông từ nghệ nhân Y Đôn sống ở bon (buôn) Bu Dop, xã Dak Mon, huyện Dak Min, tỉnh Đắk Nông.

Nhịp chiêng trong sử thi M'nông.