Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Thái Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Thái Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 11, 2017

Tôm cuốn Thùa Lâm

Người dân thôn Thù Lâm, xã Tiên Phong (T.X Phổ Yên, Thái Nguyên) có một món ăn độc đáo và lâu đời, đó là món tôm cuốn tổng hợp. Đặc biệt, món ăn này mới được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam bầu chọn vào Top 100 món ăn ẩm thực, đặc sản tiêu biểu của cả nước trong giai đoạn 2011-2016. 


Tên món ăn “Tôm cuốn Thùa Lâm” khiến chúng tôi băn khoăn, bởi tra cứu mãi mà không thấy ở Thái Nguyên có địa danh Thùa Lâm. Hỏi thăm nhiều cụ cao niên mới vỡ lẽ, Thùa Lâm với Thù Lâm (thuộc xã Tiên Phong, T.X Phổ Yên) là một. Xưa kia, người dân các vùng lân cận thường gọi miền đất Tiên Phong là Thùa. 

5 thg 11, 2017

Tây Thiên Trúc - Ngôi chùa ghi đậm dấu ấn lịch sử

Di tích lịch sử Trung đội Giải phóng quân Phạm Hồng Thái ở xóm Hoà Bình, xã Quân Chu (Đại Từ). 

Nằm trên sườn đông của núi Tam Đảo, cách Đại Từ và Phổ Yên chừng 20 km, chùa Tây Thiên Trúc thuộc địa phận xóm Hoà Bình, xã Quân Chu (Đại Từ) hiện lên thật cổ kính và trang nghiêm. Xung quanh chùa, cây rừng xào xạc, hương hoa rừng thoang thoảng mùi thơm mát dịu. Đứng trước cổng chùa, phóng tầm mắt ra xa, cả một vùng đồi núi rộng lớn thu vào tầm mắt. Ở mảnh đất Thái Nguyên này, hiếm nơi nào có ngôi chùa mang vẻ đẹp hữu tình như chùa Tây Thiên Trúc. 

4 thg 11, 2017

Chợ Sông Đào

Vùng đất Phú Thượng (Võ Nhai) trước đây từng có một khu chợ nổi tiếng đi vào thơ ca: “Chợ Sông Đào một tháng sáu phiên / Anh bán nâu, vỏ, kiếm tiền em tiêu”.


Đây là khu chợ duy nhất của cả một vùng rộng lớn Bắc Sơn - Võ Nhai. Lúc đầu, chợ có tên là Đình Cả, tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng thuộc hữu ngạn sông Dong, ngay ngã ba Gốc Gạo - nơi giao cắt giữa tuyến đường từ Bắc Giang lên Tràng Xá rồi ra thị trấn Đình Cả với Quốc lộ 1B. Khu ngã ba này có một cây gạo rất to, thân thẳng và nở nhiều hoa mỗi độ xuân về.

Bo Táng - nét xưa của Làng Quặng

 Cứ mỗi lần có dịp về xóm Làng Quặng, xã Định Biên (Định Hóa) là tôi thường được nghe mọi người kể về chiếc giếng Làng Quặng với một tình yêu, coi như vật báu của làng nhưng cũng đầy sự bí ẩn. Tôi quyết định trở lại Làng Quặng để tìm hiểu về chiếc giếng.


Làng Quặng không chỉ có một chiếc giếng mà có tới ba chiếc giếng cổ.  Bo Ong (theo tiếng Tày, Bo là giếng) ở Làng Quặng A, Bo Táng và giếng Chùa ở Làng Quặng B. Tuy nhiên, theo các cụ kể lại, Bo Táng là chiếc giếng ở cuối làng đã có hàng trăm năm, được thường xuyên sử dụng và chứa đựng nhiều điều bí ẩn hơn cả.

28 thg 10, 2017

Tiến sĩ Nguyễn Cấu

Khu Lưu niệm Tiến sĩ Nguyễn Cấu. 

Rêu phong, cổ kính, gần 500 tuổi, nhưng Khu Lưu niệm Tiến sĩ Nguyễn Cấu, ngự ở xóm Phong Niên, xã Tân Hương (T.X Phổ Yên) luôn tươi mới bởi hằng ngày cháu, con dòng họ Nguyễn, và nhân dân thập phương về hương khói phụng thờ. 

Tiến sĩ Nguyễn Cấu có tên tự là Phúc Trung, sinh năm 1442, tại làng Thanh Thù, tổng Tiểu Lễ, huyện Thiên Phúc, phủ Bắc Hà, xứ Kinh Bắc, nay là xóm Thanh Xuân, phường Đồng Tiến (T.X Phổ Yên). Năm 21 tuổi (1463) cụ đỗ Tiến sĩ (Tên của cụ được khắc trên bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội). Sau khi vinh quy bái tổ, cụ được triều đình bổ nhiệm làm quan, được Vua Lê Thánh Tông ban tặng tên Cấu (Nguyễn Cấu). 

Đồn Đình Cả - Nơi lưu giữ giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học


Địa điểm di tích đồn Đình Cả thuộc xóm Tiền Phong, thị trấn Đình Cả, là một trong những di tích lịch sử quan trọng gắn với giai đoạn tiền khởi nghĩa và cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân các dân tộc huyện Võ Nhai. Di tích này chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học.

Theo các tài liệu lịch sử, đồn Đình Cả được thực dân Pháp cho xây dựng năm 1914 sau khi chiếm được Võ Nhai, nhằm kiểm soát và trấn áp phong trào cách mạng ở địa phương. Đồn được xây dựng khá kiên cố trên một ngọn đồi cao, với các lô cốt bằng đá vôi và bê tông, kết nối với nhau bởi hệ thống giao thông hào. Lực lượng địch đóng tại đây gồm 2 trung đội lính khố xanh dưới sự chỉ huy của tên Đồn trưởng người Pháp, được trang bị các loại súng máy, súng trường. Đây là đồn mạnh nhất và có vị trí trọng yếu của địch ở Võ Nhai, từ đây chúng có thể khống chế toàn bộ phố Đình Cả và tuyến đường từ Thái Nguyên lên Lạng Sơn. 

Đền Đình Cả - di tích lịch sử cấp tỉnh Thái Nguyên


Theo lý lịch di tích và lời kể của các nhân chứng, Đình – Đền Đình Cả được xây dựng vào năm 1920 thờ Hùng Vương, Đức thánh Trần Hưng Đạo, thần Cao Sơn Quý Minh và Tứ phủ. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, từ năm 1947 đến 1949, khuôn viên Đình – Đền là nơi đóng quân của một bộ phận thuộc Nhà máy Quân giới A3.

Trải qua 2 cuộc chiến tranh, thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”, nhân dân trong vùng phải sơ tán đi nhiều nơi, Đình – Đền không được quan tâm tu bổ, không có người trông coi nên bị xuống cấp nặng, một số tài liệu, hiện vật bị thất tán. Sau này, khu đất thuộc khuôn viên Đình – Đền được sử dụng làm trụ sở Hợp tác xã Mua bán huyện Võ Nhai, làm trụ sở UBND thị trấn Đình Cả từ 1991 đến 1993.

Một mái chùa mang hùng thiêng sông núi

Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại chùa Thịnh Đán. 

Đứng bên dòng sông Công, vẳng nghe tiếng mõ rơi vào chiều tím, lòng cảm hoài về một miền xa ngái đã đi qua bao đời kiếp con người, nhưng có gì đó gần gụi, thương mến mà thiêng liêng. Tiếng mõ chùa đã làm tôi ngẩn ngơ, nghĩ suy và chợt nhận ra ở nơi này, có một mái chùa che chở bao đức tin con người, và là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp lựa chọn làm điểm tập kết khi đưa quân chủ lực từ Cây đa Tân Trào (Sơn Dương - Tuyên Quang) sang giải phóng T.X Thái Nguyên (ngày 16-8-1945). 

26 thg 2, 2013

Kho tàng ca dao, phương ngôn Thái Nguyên

Cùng với kho tàng ca dao, phương ngôn chung của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, người Thái Nguyên còn có những câu ca dao, tục ngữ, phương ngôn riêng rất độc đáo.

Chùa Phù Liễn, một trong những địa danh đã đi vào ca dao

Về ca dao, ở Thái Nguyên hầu hết mỗi câu ca dao chỉ một địa danh nào đó để mỗi người dân đều dễ nhớ dễ thuộc:

Qua Đu, tới Đuổm, lên Chào
Rẽ qua phố Ngữ thì vào chợ Chu

24 thg 1, 2013

Hồ Núi Cốc - một bức tranh thiên nhiên kì thú

Hồ Núi Cốc thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15km về hướng tây nam. Nơi đây nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo tự bao năm nay và bởi cả sắc màu huyền thoại của truyền thuyết nàng Công - chàng Cốc. 

Hồ Núi Cốc có 89 hòn đảo lớn nhỏ. 

Hồ Núi Cốc nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, sơn thuỷ hữu tình. Mặt hồ rộng mênh mông, có 89 hòn đảo lớn nhỏ. Không khí ở đây hết sức trong lành và tinh khiết. Những dãy núi dài lấp ló trong mây, tựa như một cô gái đang nằm xoã tóc, dưới chân núi là mặt hồ êm ru sóng gợn.