20 thg 2, 2013

Đám hiếu của người Mông

Theo tục lệ cổ truyền của người Mông, cái chết chỉ là một giấc ngủ mãi mãi. Tiếng khèn sẽ chỉ đường, dẫn lối cho linh hồn người khuất núi về thế giới bên kia

Người Mông là một trong những dân tộc thiểu số cư trú tập trung ở các tỉnh vùng cao như Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Điện Biên... Những khu vực tập trung đông người Mông là Cao nguyên Đồng Văn, Hoàng Su Phì (Hà Giang), Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai), Mù Cang Chải, Trạm Tấu (Yên Bái), Phong Thổ, Sìn Hồ (Lai Châu)…

Theo tục lệ cổ truyền, khi gia đình có người mất, người Mông mời người đến hát bài mở đường rồi mặc quần áo cho người mất. Lúc hát mở đường, đến đoạn đọc sử tích gà dẫn đường người mất về với Tổ tiên, người Mông mang con gà sống đặt trong âu bột ngô cúng với ô giấy và để ở phía đầu người mất cùng với rượu và bột ngô. 

Đám hiếu được tổ chức trên một bãi đất bằng phẳng lưng chừng núi.


Người Mông cho rằng, tiếng khèn sẽ chỉ đường, dẫn lối cho người mất về thế giới bên kia suôn sẻ.

Người thân, xóm làng đến chia buồn với gia đình có người mất. 

Người thân bày tỏ lòng thương tiếc. 

Trong đám hiếu của người Mông, tiếng khèn sẽ chỉ đường, dẫn lối cho linh hồn người mất về thế giới bên kia. Người Mông thường thổi các bài: ăn buổi sáng, ăn buổi trưa, ăn buổi chiều, lên ngựa… bày tỏ nỗi luyến tiếc của người sống đối với người đã khuất núi. Những lễ viếng có người thổi khèn riêng được coi là long trọng. Người đến viếng thường mang đến giấy bản, ngô, rượu; người thân mang thêm cả chăn lanh, lợn. Trong đám hiếu của người Mông không thiếu lợn, trâu hay bò làm vật cúng. 

Người mất được dân làng khiêng lên gò đất hoang. 

Thi thể người mất được quấn nhiều lớp vải mỏng, cố định trên giá làm bằng những thân cây. 

Cúng tế người đã khuất. 

Người Mông không quên chuẩn bị bữa cơm cho người đã khuất coi đó như bữa cơm vĩnh biệt. 

Đại diện gia quyến chỉnh lại trang phục cho người quá cố trước khi đậy nắp quan tài.

Chuẩn bị bữa ăn sau đám hiếu. 

Thân nhân của người quá cố mổ bò mở tiệc mời bà con, dân bản. 

Mèn mén, thắng cố là hai món ăn đặc trưng không thể thiếu trong đám hiếu của người Mông. 

Tiếng khèn tiễn đưa linh hồn người đã khuất. 

Xưa, đám hiếu kéo dài 5, 7 ngày; nay chỉ còn 2, 3 ngày. Chôn cất xong, làng xóm thường đến chơi với gia chủ. Sáng ngày thứ 3, người Mông mang cơm nước ra mả, lấy lá che mả, sau đó đem cơm nước ra tiếp hai bữa nữa. Hôm cuối cùng người Mông nhặt một hòn đá ở mả về để gần bếp coi như chỗ cơm người mất đặt tại đó… 


Thực hiện: Trịnh Văn Bộ

--- Tổng hợp các thông tin về văn hóa và du lịch Việt Nam tại www.amazingvietnam.vn ---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét