12 thg 12, 2014

Mùa nước 'ói', về đầm Ô Loan săn lịch huyết, cua gạch

Từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa mưa lũ, nước từ nhánh sông Kỳ Lộ đổ về làm cho nước trong đầm Ô Loan dâng cao, đục ngầu, người dân quanh vùng gọi là mùa nước “ói”. Mùa này lịch huyết, cua gạch - những đặc sản nổi tiếng của đầm Ô Loan, rất ngon.

Chợ Cồn mùa nước “ói” 

Chợ Cồn ven đầm Ô Loan 

Ô Loan là đầm nước lợ nổi tiếng ở Phú Yên, có diện tích mặt nước hơn 1.200ha, giữa đầm có những hòn núi đá nhỏ gọi là Hòn Lao, Hòn Chùa, Hòn Khô. Cạnh đó có Vũng Lắm, Vũng Diều… mực nước sâu. Từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa mưa lũ, nước từ nhánh sông Kỳ Lộ đổ về làm cho nước trong đầm dâng cao, đục ngầu, người dân quanh vùng gọi là mùa nước “ói”. Mùa mưa nước từ nhánh sông đổ về nhiều, lịch huyết, cua sống trong đầm nước lợ bị sốc nước ngọt, trồi đầu lên. Lúc này người dân sống ven đầm bơi sõng câu (một loại xuồng nhỏ) bắt lịch huyết, cua gạch- đặc sản trong đầm. 

Mê mẩn mắm Châu Đốc

Những dề cá khô xếp dài, hay những “núi” mắm hấp dẫn được xem là đặc sản độc đáo của Châu Đốc mà bất cứ ai khi có dịp đến đây cũng muốn tậu vài ký về làm quà.

Mắm Châu Đốc ngon nổi tiếng 

Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang, cách TP.HCM khoảng 245km. Giáp biên giới Campuchia, Châu Đốc đặc biệt bởi sự pha trộn văn hóa Việt, Hoa, Chăm, Khmer. Điều này được phản ánh không chỉ trong kiến trúc, văn hóa mà còn vô cùng rõ nét trong ẩm thực.

Thành phố nằm bên bờ sông Hậu này có rất nhiều sản vật nhưng dường như người ta chỉ nhớ và nhắc nhiều đến mắm. Cá làm mắm ở Châu Đốc thì có quanh năm nhưng nhiều và ngon nhất là vào mùa lũ. Đó là mùa đánh bắt cá sôi động nhất, cũng là mùa làm mắm của người dân nơi đây. 

Về mảnh sân nhỏ ngày xưa của Bác Hồ

Từ thành phố Vinh, theo tỉnh lộ 49 đến km 13, gặp ngã ba Mậu Tài (tên xưa của làng Sài, quê cụ Hà Thị Hy, bà nội Bác Hồ), rẽ trái, theo đường nhựa khoảng 1km là làng Hoàng Trù, quê ngoại của Bác Hồ.


Như bao làng quê khác của Việt Nam cách đây hơn một thế kỷ, làng Chùa (tên địa phương của làng Hoàng Trù) bình dị với cây đa, bến nước, những hàng dâm bụt cùng lũy tre xanh ngắt...

10 thg 12, 2014

Chuyện một ông giám đốc ngân hàng về làm nghệ nhân

Ông tên Võ văn Tạng. Hơn 10 năm trước ông là giám đốc Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Thoại Sơn, An Giang, còn bây giờ ông là nghệ nhân vẽ tranh trên lá thốt nốt ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn.

Thật ra từ bé và trong thời gian làm quản lý ngân hàng, ông Tạng đã đam mê vẽ tranh rồi, thế nhưng cơ duyên dẫn ông đến chuyện làm tranh bằng lá thốt nốt bắt nguồn từ một chuyến tham quan cơ sở đề xét cho vay vốn cho một hộ nông dân Khmer ở xã Vọng Thê năm 1998. Người nông dân này vay vốn để làm quạt bằng lá thốt nốt. Ông Tạng nhận thấy lá thốt nốt đẹp, bền, có thể làm tranh được. Rồi khi đến chùa Skvong ở Tịnh Biên, ông thấy những bộ kinh xưa viết trên lá thốt nốt đã hàng trăm năm vẫn còn nguyên vẹn. Thế là ông quyết tâm vẽ tranh bằng lá thốt nốt.

Cây và lá thốt nốt

Mãn nhãn trước vẻ đẹp của 'vương quốc trà' Bảo Lộc

Mùa đông đang gõ cửa, sẽ thật tuyệt nếu bạn chọn Bảo Lộc làm điểm dừng chân, đến những đồi trà, quan sát cảnh thu hoạch và thưởng thức những tách trà nóng thơm ngát giữa không gian tươi mát.


Được xem là "vương quốc trà", Bảo Lộc là nơi có nhiều nhãn hiệu nổi tiếng mà nếu muốn bạn có thể ghé qua thưởng trà, cũng như thưởng thức một buổi biểu diễn trà đạo của các nghệ nhân địa phương. Tuy vậy, sẽ thú vị hơn nếu bạn đến tận đồi trà, quan sát cảnh thu hoạch và thưởng thức những tách trà nóng thơm ngát giữa không gian mát rượi. 

Ngày bình yên ở thung lũng Mai Châu

Với 1 ngày ở Hà Nội mà muốn khám phá Tây Bắc, bạn có thể lựa chọn Mai Châu. Bạn có thể đăng ký tour hoặc tự đi xe máy, đón xe buýt lên ngắm thung lũng đẹp như tranh nơi miền cao.

Sau những ngày khám phá phố cổ, mua sắm, hay loanh quanh phố xá ăn uống ở Hà Nội, nhiều người thường có ý tưởng khép lại trọn vẹn chuyến du lịch của mình bằng chuyến đi ngắn ngày đến thung lũng vàng Mai Châu, Hòa Bình. Đây thật sự là lựa chọn tuyệt vời để bạn khám phá vẻ đẹp hiếm có của ngôi làng giữa thung lũng trù phú. 

Đặc sản tép chua của người Tày bên hồ Ba Bể

Vị chua dịu của tép tươi và dẻo quánh của gạo nương lên men hòa quyện vào nhau, tạo nên hương vị khác biệt cho món tép chua trong bữa cơm của người Tày.

Hồ Ba Bể thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách Hà Nội khoảng 230 km, là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Đến đây, du khách không chỉ thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên đẹp, mà còn được nếm thử những đặc sản riêng nuôi dưới hồ như cá, tôm cùng nhiều món khác như gà đồi, rau dớn, lợn sữa, nếp nương, măng trúc…

Nếu qua đêm ở bản Pác Ngòi, được ăn bữa cơm dân tộc bên bếp lửa nhà sàn, bạn hãy thử một lần nếm hương vị của món tép hồ muối chua nổi tiếng. Đặc sản tép chua Ba Bể làm từ tép tươi và gạo nương, được dân làng chế biến theo bí quyết riêng để có hương vị thơm ngon đặc biệt, khác hẳn so với những nơi khác. 

Tép phơi cho ráo trước khi cho vào hũ muối. 

Bạt ngàn cánh đồng cây rễ tại Côn Sơn

Cây rễ ở Chí Linh, Hải Dương vào mùa đông trở nên xanh tốt, đơm hoa trắng li ti với hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng trong gió, là điểm thu hút các bạn trẻ hay cặp đôi đến tham quan và chụp hình.

Bãi rễ nằm cạnh rừng thông ở phía nam chân núi Côn Sơn, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Dạo bước giữa cánh đồng rễ bạt ngàn trong gió, hương thơm tỏa ra dịu dàng, ngái ngái gợi nhớ một thời Nguyễn Trãi xa xưa, nơi “ông trồng thông, bà trồng rễ”.

6 đặc sản nổi tiếng ở hồ Ba Bể

Tôm chua, cá hồ nướng, thịt lợn gác bếp, chuối rừng… là những đặc sản hấp dẫn tại hồ Ba Bể đối với đa số du khách.

Ở độ cao khoảng 145 m so với mặt nước biển, Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Nơi đây là điểm dừng chân thú vị cho du khách khi muốn tránh xa cuộc sống ồn ào chốn thị thành để trải lòng cùng thiên nhiên hoang sơ, mênh mông và huyền ảo.

Ngoài những phút giây thư giãn cùng cảnh vật khi du thuyền trên mặt hồ, du khách còn có thể nghỉ tại bản Pác Ngòi để hiểu hơn về đặc trưng văn hóa người Tày sống ở ven hồ, cũng như thưởng thức món ăn mang đậm phong vị địa phương trên núi.

Cá nướng 

Vị cá thơm lừng, mềm, béo bùi và dai. Giá 10.000 đồng cho 3 xiên cá nóng hổi thơm ngon. Ảnh: Lê Thương. 

8 thg 12, 2014

Cây ca cao ở Phong Điền, Cần Thơ

Nhắc đến ca cao người ta thường nghĩ đến cà phê, hai loại thức uống thông dụng và có tính kích thích giống nhau (chẳng thế mà có Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam). Hai loại này lại giống nhau ở chỗ phải qua nhiều công đoạn chế biến từ trái - hột - phơi - rang - xay mới trở thành thức uống quen thuộc của chúng ta. Nói đến cây cà phê người ta nghĩ đến nơi trồng là Tây nguyên, là miền Đông Nam bộ, còn nếu ai nghĩ rằng cà phê trồng ở miền Tây Nam bộ như... cây lúa sẽ bị cười cho. Thế nhưng cây ca cao thì lại trồng nhiều ở miền Tây, như Bến Tre, Cần Thơ...

Một chế phẩm từ ca cao rất được ưa chuộng, thậm chí là quà tặng trong ngày lễ Tình nhân, đó là chocolate. Thế nhưng có lẽ nhiều chàng, nàng và em bé đã từng ăn chocolate và tặng chocolate cho nhau lại chưa hề biết cái thứ dùng để chế biến ra chocolate ấy nó như thế nào. Vậy hãy theo tui vô một vườn ca cao cho biết nha!

Nơi tui tới là vườn ca cao của ông Lâm Thế Cương (thường gọi là Mười Cương) ở ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Cần Thơ. Vườn ca cao của ông Mười Cương chỉ hơn 1 ha, và có chừng 2.000 gốc ca cao.


Ông Mười Cương đang nói về trái ca cao

Chiều tắt nắng bên 'xóm đường tàu' Hà Nội

Một chiều gần tắt nắng, đi dọc theo đoạn đường tàu chạy qua phố Khâm Thiên đến cầu Long Biên lộng gió, bạn sẽ thấy một góc khuất của thủ đô Hà Nội luôn ồn ào, náo nhiệt. Và bạn sẽ nhận ra cuộc sống này thật muôn màu.

Đã rất lâu rồi tôi lại mới đi dọc trên những đường ray chạy qua thành phố 

Khám phá ngôi chùa lập 11 kỷ lục Việt Nam

Đó là chùa Linh Phước tọa lạc tại 120 Trai Mát, phường 11, cách trung tâm thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 8km về hướng Đông.

Chùa Linh Phước – công trình kiến trúc khảm sành 

Chùa được xây dựng từ năm 1949, đến năm 1990 chùa được xây dựng lại với qui mô lớn hơn nhiều lần, là công trình kiến trúc khảm sành độc đáo.

Nhiều năm qua được mệnh danh là “Chùa ve chai”, nơi đây có một tượng rồng dài 49m, rộng 1,3m, được làm bằng 12.000 vỏ chai bia.

Từ năm 2010 đến nay, nhiều công trình, tác phẩm nghệ thuật tại chùa Linh Phước được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục quốc gia. Đặc biệt bên cạnh tháp chuông cao nhất Việt Nam (36m), có tượng Bồ tát Quán Thế Âm làm bằng 650.000 bông hoa bất tử, cao 18m đạt kỷ lục châu Á.

Một lần đến thung lũng sâm đắng

Vào “thung lũng sâm đắng” Măng Ri, thật bất ngờ trước một tuyệt cảnh đẹp như bức tranh sơn dầu hiện ra ở nơi cao nhất của đỉnh Trường Sơn.

Ảnh: Thái Bá Dũng 

Một cộng đồng Xê Đăng với những ngôi làng quần tụ thành vòng tròn sống bình yên trên đỉnh núi, như chưa từng bị loang lổ bởi những xô bồ, ồn ã của cuộc sống nơi thành phố.

Măng Ri được mệnh danh là “thung lũng sâm đắng”, nằm dưới chân núi Ngọc Linh, cách trung tâm TP Kon Tum khoảng 130km. Nhiều năm trước, vùng đất này “nổi sóng” bởi việc truy lùng cây sâm Ngọc Linh quý giá, nhưng giờ đây sâm chỉ còn lại trong những câu chuyện kể của già làng.

7 thg 12, 2014

Sông dài

Sông dài là tên một vở cải lương nổi tiếng của cặp soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng từ cách đây hơn nửa thế kỷ. Nội dung vở tuồng kể về chuyện tình của đôi trai gái quê, nàng là Lượm - bị mù từ thuở bé, và chàng là Niễng - bị thọt chân và nám mặt. Dù qua bao trắc trở nhưng cuộc tình đôi lứa vẫn thủy chung son sắt, như câu ca dao:

Sông dài con cá lội biệt tăm
Phải duyên phu phụ, ngàn năm em vẫn chờ

Vở cải lương này thu hút khán giả đến nỗi hơn 50 năm qua rồi mà vẫn được diễn đi diễn lại, đã được chuyển thể thành kịch diễn trên sân khấu với bao nhiêu thế hệ nghệ sĩ khác nhau. Mới đây, Sông dài còn được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều tập.

Làng quê trong câu chuyện được gọi là Vĩnh TrạchVậy thôi, không thêm chi tiết nào nữa cả!

Nào giờ khi xem Sông dài tôi vẫn nghĩ Vĩnh Trạch là một cái tên do tác giả tưởng tượng ra. Nó không cần có thật, miễn là người xem hiểu nó là một vùng quê miền Tây Nam bộ là được.

Cà phê mèo giữa lòng Cần Thơ

Nằm trên đường Trần Hoàng Na, Cat Coffee được thiết kế theo dạng căn nhà rộng một lầu. Dưới bảng hiệu Cat Coffee là dòng chữ hội yêu mèo Cần Thơ vì đây là nơi tiếp nhận sự đóng góp của tất cả mọi người dành cho những chú mèo cơ nhỡ được hội cưu mang. 

Một góc nhỏ trong Cat Coffee. Ảnh: Lan Thoa 

Không gian trong quán ấm cúng với cách bày trí tuy đơn giản nhưng khá bắt mắt, bao gồm các bức tranh nhỏ trắng đen đóng khung giả, một số loại hoa nhựa treo tường. Bàn ghế bệt với những chiếc bàn học mini được chủ quán chế tác thành bàn ngồi uống nước bằng cách đóng 4 chai thủy tinh làm chân bàn cho bốn góc.

Pa pỉnh tộp, món cá nướng đặc biệt của người Thái

Món cá nướng (pa pỉnh tộp, nghĩa là cá gập nướng) thường có cách làm cầu kỳ ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Trong đó, người dân tộc Thái thường sử dụng cá chép tươi, còn nguyên con để nướng. 

Cá được tẩm ướp các loại gia vị và rau thơm. 

Tiếp theo, cá được sát qua chút muối cùng ớt bột khô để khử bớt mùi tanh và chắc thịt. Những gia vị là các loại rau thơm như quả mắc khén (một loại hạt tiêu rừng), gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng, ớt bột... băm nhỏ, trộn lẫn với nhau và sát đều lên mình, đồng thời nhồi vào trong bụng cá. 

Tép bạc miền Tây Nam Bộ

Ca dao có câu Buổi chợ đương đông con cá lòng tong còn chê lạt/ Buổi chợ tan rồi con tép bạc khen ngon; đây chỉ là cách chơi chữ theo cách hiểu ngược nghĩa của người bình dân: mượn từ bạc để liên tưởng đến sự bạc bẽo của thói đời là nghĩa hàm ẩn mà câu ca dao muốn gửi đến người nghe, chứ thực ra tép bạc hẳn ngon hơn cá lòng tong nhiều lắm!


Ở miền Tây Nam bộ, người ta bắt tép bạc bằng cách đặt nò, cất vó hay đặt đuôi chuột (dụng cụ bắt cá làm bằng lưới dày, thân kéo dài nhỏ dần về sau, nên được gọi vậy). Tép bạc con cỡ ngón tay cái, sống ở vùng nước mặn, nước lợ.

Khám phá 4 làng nghề hấp dẫn nhất Phan Thiết

Nếu chỉ đến Phan Thiết để ngắm cảnh, nghỉ dưỡng, vài lần bạn sẽ cảm thấy chẳng còn gì khám phá. Bạn có thể làm mới chuyến đi của mình bằng tour tham quan 4 làng nghề nổi tiếng Phan Thiết: nước mắm, dông, tranh cát, bánh kẹo.

Phan Thiết có vô vàn đặc sản, sẽ thật thú vị nếu bạn có dịp ghé thăm, tiếp cận cách thức người dân nơi đây tạo ra các đặc sản như: nước mắm, các món ngon từ dông đất, cốm sữa, tranh cát…

Xưởng nước mắm 


Nước mắm và nghề làm nước mắm gắn bó với người dân Phan Thiết từ những ngày đầu lập địa và đến tận bây giờ nó vẫn là một trong những nghề thủ công lâu đời nhất tại đây. Phổ biến đến độ, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những sân mắm, những thùng lều cao nghều trải dài… cảm nhận vị mặn chát của muối, hương đặc trưng của cá, mắm khi vừa bước đến ngưỡng cửa Phan Thiết, đặc biệt là những ngày mùa. 

4 thg 12, 2014

Ngỡ ngàng trước “sóng núi” Chợ Chu

Cảnh đúng là “thiên tạo” với những “sóng núi” sừng sững, nhấp nhô uốn lượn quanh thung lũng. Ai một lần đến Định Hóa, Thái Nguyên cũng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của phố núi Chợ Chu. 

Phố núi Chợ Chu nằm yên bình dưới chân núi- Ảnh: N.T.Lượng 

Đi theo quốc lộ 3 Thái Nguyên - Bắc Cạn, cách thành phố Thái Nguyên 50km sẽ gặp thị trấn Chợ Chu bình dị có tự bao đời nay.

Ngắm dã quỳ trên núi lửa Chư Đăng Ya

Tây nguyên giữa tháng 11, hoa dã quỳ đã bung nở khắp nơi mời gọi du khách bốn phương. Là những đường hoa lên Đà Lạt mộng mơ, những thảm hoa vàng rực trải dọc quốc lộ 14 đi phố núi Buôn Ma Thuột... 

Du khách thưởng ngoạn dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya mùa hoa dã quỳ - Ảnh: Tiến Thành 

Và có lẽ hùng vĩ hơn cả là những rừng hoa khổng lồ trên sườn núi lửa Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), một địa danh còn ít người biết tới. Đây chính là một trong những dấu tích núi lửa điển hình có từ hàng triệu năm trước.

Chùa Keo - Kiến trúc chùa đẹp bậc nhất Việt Nam

Ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, một trong những công trình kiến trúc chùa đẹp nhất Việt Nam, sẽ là điểm dừng chân thú vị với du khách ghé thăm Thái Bình.

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được khởi công xây dựng từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê. 

5 đặc sản quen thuộc ở Việt Yên, Bắc Giang

Sinh hoạt ăn uống của người dân Việt Yên, Bắc Giang chủ yếu duy trì nhờ cách chế biến nguồn sản vật có sẵn trong tự nhiên. Lâu dần, những món ăn này trở thành một phần không thể thiếu trong các bữa cơm thường nhật, đãi khách, tiệc tùng... và được nâng lên thành đặc sản.

Lươn om

Đầu tiên, đậu hũ được rán, kết hợp thịt ba chỉ thái nhỏ xào và chuối xanh cắt khoanh, thêm củ sả, tương, mẻ và gia vị muối mắm. Tất cả sẽ được đưa vào nồi om.

Riêng lươn sau khi làm sạch, thái đoạn ngắn xong cũng cho vào nồi tiếp tục om chín. Món ăn được dọn ra có mùi thơm sả, tương, mẻ hòa trong từng miếng lươn béo ngậy rất hấp dẫn và kích thích vị giác. 

Lươn om chuối xanh nóng hổi, phù hợp cho những ngày se lạnh. Ảnh: Lê Thương 

3 thg 12, 2014

Lừng lựng mùa sơn tra Tây Bắc

Mùa này, khách du lịch trên hành trình về Tây Bắc bị quyến rũ bởi sắc vàng sơn tra trong mùa chín rộ. Những quả chín vàng ươm theo khách về xuôi như một thứ quà của rừng.

Những trái sơn tra từ rừng già - Ảnh: N.T.Lượng 

Từ giữa thu cho đến đầu đông, trên những dải núi cao Tây Bắc tràn ngập sắc vàng của những trái sơn tra thơm lựng, “người bạn” rất mực thủy chung của người Mông.

Mênh mang sóng nước Đầm Nại

Với không gian tĩnh lặng, quang cảnh thơ mộng hòa trong nhịp sống thường nhật của ngư dân vùng biển, Đầm Nại làm say đắm lòng người trên những chuyến hành trình về miền đất nắng.

Vốn được thiên nhiên ban tặng với nhiều giá trị khác nhau từ việc khai thác du lịch, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, Đầm Nại hiện có diện tích khoảng 1.200 ha và hơn 320 loài thủy hải sản sinh sống. Đây là một trong những đầm phá quan trọng của nước ta và được xem như lá phổi thanh lọc môi trường sinh thái được trong sạch hơn. 

Những chuyến thuyền tấp nập cập bờ vào buổi sáng ở Đầm Nại. Ảnh: Xuân Lộc 

Vẻ đẹp bình dị của Phú Yên

Ghé thăm Phú Yên với những điểm dừng chân thú vị, du khách sẽ ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp hoang sơ thuần khiết và yên bình của biển trời nơi đây.

Phú Yên là một tỉnh ven biển miền trung thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cách Hà Nội 1.160 km về phía Bắc, cách TP HCM 561 km về phía Nam theo tuyến quốc lộ 1A. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bức tranh thiên nhiên đẹp hài hòa đầy thơ mộng. 

4 món quà vặt lạ miệng ở thủ đô

Ở Hà Nội, ngoài những đồ ăn vặt đã trở nên phổ biến như bánh đa cua, nem chua rán, phô mai que..., nhiều món lạ khác không phải ai cũng từng nếm thử. Dưới đây là gợi ý một số quà vặt ngon, hương vị mới để bạn thưởng thức.

Nộm lim 

Nộm lim bán nhiều tại phố Phạm Hồng Thái. Giá khoảng 15.000 đồng một đĩa. 

Cũng sử dụng nguyên liệu thịt bò, rau thơm, lạc, đu đủ bào mỏng..., nộm lim lại có phần khác biệt so với các món cùng loại khác. Lý do chính là phần thịt bò không xé nhỏ mà để nguyên miếng lớn khiến thực khách ít nhiều liên tưởng đến hình ảnh mảng gỗ lim. Cái tên "nộm lim" từ đó mà ra đời.

Nếp nhà trăm tuổi xứ Thanh

Những ngôi nhà cổ với tuổi thọ hàng trăm năm, rêu phong phủ mái là hình ảnh quen thuộc và bình dị, góp phần làm nên nét thanh sơ cho không gian xung quanh khu vực di tích Thành nhà Hồ.

Thôn Thọ Vực, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cách không xa di tích thành nhà Hồ, là nơi còn lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ với niên đại trên dưới 100 năm tuổi. 

Theo chân người Tây Nguyên vào mùa thu hoạch cà phê

Du khách ghé thăm Tây Nguyên vào tháng 9, 10 Âm lịch sẽ thấy không khí rộn ràng, người người nhà nhà tấp nập trên những nương cà phê và cả trong các khoảng sân phơi.

Hàng năm, khi tới tháng 9, 10 Âm lịch, khắp miền đất đỏ bazan lại rộn ràng mùa cà phê chín mọng sau một năm chăm sóc vất vả. Du khách tới Tây Nguyên hầu như lúc nào cũng thấy không khí rộn ràng, người người nhà nhà tấp nập từ nương rẫy cà phê tới những khoảng sân phơi. 

Mùa thu hoạch cà phê thường rơi vào khoảng tháng 9, 10 âm lịch. Ảnh: Bọ Ngựa. 

1 thg 12, 2014

Cù lao Ông Hổ

An Giang có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: núi Cấm, núi Sam, đồi Tức Dụp, rừng Tràm Trà Sư, núi Ba Thê... nhưng hầu hết đều ở xa, cách thành phố Long Xuyên từ vài chục đến hàng trăm cây số. Còn ở ngay thành phố Long Xuyên, hình như chỉ có cù lao Ông Hổ.

Chính vì vậy, những khi có dịp đến Long Xuyên, An Giang mà không có nhiều thời giờ thì tôi chỉ có đi lang thang ra cù lao Ông Hổ mà thôi. Và thú thiệt, đã ra đó không biết bao nhiêu lần!

Nét đặc sắc khiến du lịch An Giang khác hẳn các tỉnh miền Tây Nam bộ khác là ở đây có núi. Thất Sơn huyền bí luôn hấp dẫn khách phương xa. Thêm vào đó là những khu rừng tràm mênh mông mùa nước nổi. Cù lao Ông Hổ thì không có những nét đặc sắc đó, vì nó ở ngay thành phố, thế nhưng đến đây cũng... đỡ ghiền!


Món ngon khó quên trên đất Hải Dương

Dù chưa nổi tiếng về du lịch, Hải Dương vẫn hấp dẫn du khách bởi những món ăn ngon dưới đây.

Vải thiều 

Vải thiều thường có hạt nhỏ và cùi dầy hấp dẫn. Ảnh: Thanh Hà. 

Là loại quả nổi tiếng của Hải Dương, vải thiều đặc biệt gắn liền với vùng quê Thanh Hà. Từng quả có kích thước nhỏ, chỉ nặng 18-20g và không quá khó để nhận biết.

Lễ hội cầu mưa đặc sắc của người Gia Rai

Thể hiện sự tin tưởng vào trời đất và mong muốn những mùa màng ấm no, hạnh phúc, người Gia Rai (Kon Tum) thường tổ chức lễ hội cầu mưa vào tháng 4, 5 hàng năm.

Lễ hội cầu thần mưa không chỉ quan trọng với người Gia Rai (Kon Tum) mà còn cả cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên. Trước khi làm lễ, mọi người trong làng chuẩn bị sẵn các vật tế như heo, gà, ghè rượu... 

3 ngôi đình nổi tiếng nhất xứ Đoài

Xứ Đoài (gồm Ba Vì, Sơn Tây của Hà Nội) có những ngôi đình nổi tiếng như Mông Phụ, Tây Đằng, Chu Quyến... mà du khách có thể tham quan, khám phá chỉ trong một ngày.

Đình Chu Quyến (hay còn gọi là đình Chàng) thuộc làng Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội là di tích nghệ thuật khá độc đáo và có niên đại cuối thế kỷ 17. 

Vương quốc của các loài cò ở Hải Dương

Hàng vạn chú cò vạc từ khắp nơi bay về tổ đậu san sát trên các ngọn tre, nhìn từ xa giống như những cành hoa điểm đầy bông trắng là cảnh tượng ngoạn mục ở Đảo Cò tỉnh Hải Dương.

Đảo Cò Chi Lăng Nam nằm ở giữa lòng hồ An Dương, thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, cách trung tâm Thành phố Hải Dương khoảng 30 km về phía Nam, theo hướng Quốc lộ 39B. Ảnh: DLHD. 

30 thg 11, 2014

Ngõ đá trăm tuổi, riêng có nơi xứ Quảng

Những con ngõ bằng đá sâu hút mắt, được xây từ hàng trăm năm dẫn lên ngôi nhà cổ thuộc làng Lộc Yên, xã Tiên Cảnh (Tiên Phước, Quảng Nam) khiến những ai lần đầu đặt chân đến phải ngẩn ngơ ngắm nhìn.

“Lúc tui sinh ra đã thấy cái ngõ đá này rồi. Ở miền rừng núi trước khi dựng nhà là phải mở đường xây ngõ vòng vèo, nên ngõ thường có trước cả nhà. Mỗi ngõ đá là một câu chuyện đời người với bao thăng trầm, gian khổ buồn vui của bà con tui nơi miệt rừng này” - ông Nguyễn Đình Hoan, chủ nhân ngôi nhà cổ có ngõ đá đẹp nhất xã Tiên Cảnh, kể.

Lên thăm làng cổ Lộc Yên vào cuối đông là thời khắc mà nhiều người cho rằng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp kỳ ảo của những ngõ đá rêu phong, uốn lượn dưới tán cây xanh dẫn đến những ngôi nhà cổ nằm lưng chừng núi.

Hỏi chuyện người dân làng cổ về những ngõ đá có từ bao giờ, tất cả đều lắc đầu bảo khi sinh ra đã nhìn thấy chúng.

Bức tưởng rêu phong nhuốm màu thời gian

27 thg 11, 2014

Đền Ấn Độ Administ Pagode Chetty ở Sài Gòn

Giữa thế kỷ 19, người Pháp chiếm đóng Nam kỳ lục tỉnh. Đến cuối thế kỷ này họ đưa người Ấn Độ ở nhượng địa của mình đến để tham gia công việc kinh doanh. Những người Ấn này có 2 nhóm chính: một nhóm gốc người Bombay, Delhi, Benares thường kinh doanh vải sợi, người Việt thường gọi là Chà Bombay; nhóm còn lại là người Tamil ở Nam Ấn thuộc cộng đồng người Chetty thường cho vay và kinh doanh địa ốc, người Việt thường gọi là Chà Chetty.

Chính những người Chà Chetty này đã xây dựng nên những ngôi đền Ấn Độ nguy nga ở Sài Gòn để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của mình từ cuối thế kỷ 19. Hiện nay ở TPHCM còn 3 ngôi đền Ấn Độ.

Ngôi đền Ấn Độ ở 66 Tôn Thất Thiệp, quận 1 có tên là Administ Pagode Chetty. Đền này thờ thần Murugan là tên của thần Subramaniam Swami lúc trẻ, ngoài ra còn thờ các vị thần khác của đạo Hindu như Shiva, Vishnu, Brahma... (Chữ ghi trên cửa đền là Sri. Thendy Yutthapani)

Chùa Ấn giáo ở 66 Tôn Thất Thiệp

Đặc sản nòng nọc om măng ở Thanh Hóa

Những chú nòng nọc bụng trắng tinh, béo mẫm và mềm mại nằm ngon lành trên bát măng om nghi ngút khói là thứ đặc sản làm không ít người phải ngại ngần khi lần đầu thưởng thức.

Người Mường ở miền Tây Thanh Hóa từ lâu đã có thói quen ăn nòng nọc (theo tiếng địa phương là bu bu hoặc bâu bâu). Vào các tháng 6 đến 11 âm lịch hàng năm, người địa phương thường vào rừng từ đầu giờ sáng hoặc lúc chiều muộn để bắt nòng nọc. Lúc này nước ở các con suối mát và khá yên tĩnh, nòng nọc thường lượn lờ kiếm ăn ở các khe đá nhỏ. 

Dụng cụ dùng để bắt nòng nọc rất đơn giản, chỉ gồm một chiếc dậm và một chiếc rỏ tre, vài ba lá khoắn làm mồi nhử. Ảnh: vtc. 

Vẻ đẹp bất ngờ của lăng có kiến trúc cổ nhất Sài Gòn

Lăng Ông Bà Chiểu là một trong những địa danh quen thuộc với nhiều người Sài Gòn. Tuy vậy, nếu có dịp khám phá kỹ hơn nơi này, bạn chắc chắn sẽ bất ngờ trước vẻ đẹp của lăng mộ cổ nhất Sài Gòn.


Lăng Ông Bà Chiểu, hay còn gọi là lăng Ông là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832). Do lệ kiêng cữ tên nên không biết từ lúc nào người dân đã ghép “lăng Ông” với “Bà Chiểu” (tên khu chợ kế bên) để chỉ khu lăng của Tả Quân. Điều này khiến nhiều người nhầm rằng đây là lăng thờ ông và bà tên Chiểu! 

24 thg 11, 2014

Những hình ảnh thân thuộc của Sài Gòn đã và đang mất

Những biểu tượng, kiến trúc, hình ảnh, điểm đến quen thuộc của Sài Gòn đang mất dần đi. Dù hiểu đổi thay để thành phố hiện đại, văn minh hơn, nhưng thực tế ấy vẫn làm nhiều người bùi ngùi tiếc nuối.

Hình ảnh quen thuộc của tượng đài Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành 

Thương hiệu Sa Pa qua những món ngon

Nhâm nhi cá suối chiên giòn rụm hay xuýt xoa với vị ngăm ngăm đắng của cải mèo là ấn tượng khó quên về ẩm thực phố núi Sa Pa.

Thị trấn vùng cao Sa Pa không chỉ hấp dẫn du khách bởi khung cảnh quyến rũ của núi đồi mà còn cả những món ăn ngon. Bên cạnh các sản phẩm có thể mua làm quà như mận, nấm hương, rượu ngô..., nơi đây còn nhiều món ngon hấp dẫn khác mà chỉ Sa Pa mới có.

Cá hồi 

Cá hồi Sa Pa có màu bắt mắt được chế biến thành các món ngon như lẩu, chiên xù... Ảnh: Diệu Huyền. 

Đêm Sài Gòn qua những con phố

Khác với vẻ yên tĩnh, thơ mộng của Hà Nội, Sài Gòn về đêm đầy náo nhiệt và sôi động với những sắc màu rực rỡ.

Khi màn đêm vừa buông, Sài Gòn bắt đầu nhộn nhịp đến lạ thường. Mọi người tất bật đổ ra đường trong tiết trời mát dịu. Mọi con đường, khu phố đầy ắp người đi bộ. 

Các tòa nhà cao tầng cũng bắt đầu rực sáng, tô điểm cho thành phố thêm nhiều sắc màu tráng lệ. 

Vẻ đẹp hoang sơ của Cồn Ấu trên sông Hậu

Phía trong cồn Ấu là không gian xanh với hàng trăm loại cây ăn trái và vườn rau của các hộ dân. Các con đường nhỏ nơi đây rợp bóng dừa trong khi những chùm xoài, mận nặng trĩu.

Thuộc địa phận phường Hưng Lợi, quận Cái Răng (Cần Thơ), Cồn Ấu được xem là đẹp nhất trong chuỗi các cồn nằm ven sông Hậu. Tên Cồn Ấu xuất phát từ cách gọi của người dân sinh sống nơi đây. Ngày trước, lúc dọn nhà qua cồn sinh sống, họ thấy rất nhiều cây ấu nên đặt tên là Cồn Ấu. Sau này, khi khai hoang trồng các loại cây ăn trái, ấu cũng mất dần. 

Một phần cảnh màu xanh bao phủ trên Cồn Ẩu. Ảnh: dccd 

Một ngày ở Đà Nẵng

Được đánh giá là nơi đáng sống nhất Việt Nam, Đà Nẵng không thắng cảnh vẫn đầy sức hấp dẫn. Bạn có thể đến nhiều lần mà không chán, có khi chỉ loanh quanh trong phố, dạo biển, uống cà phê vỉa hè, thưởng thức những món quà vặt trong hẻm nhỏ.

Bên cạnh những thắng cảnh nổi tiếng, điều khiến du khách quay lại Đà Nẵng nhiều lần chính là nhịp sống thân thiện nơi đây. Đến Đà Nẵng, có 3 điều bạn nên trải nghiệm là dạo biển, uống cà phê vỉa hè và thưởng thức những món quà vặt trong hẻm nhỏ.

Những khu làng chài thân thiện

Có một nơi chỉ đến một lần rồi thôi. Nhưng với Đà Nẵng, tôi biết rằng khi đã đến, tôi sẽ còn phải quay trở lại rất nhiều lần. 

Bãi biển Đà Nẵng đẹp mê hoặc 

22 thg 11, 2014

Dự lễ hội Katê Chăm - biết thêm những điều ít biết

Katê của đồng bào Chăm năm nay rơi vào cuối tháng 10 dương lịch: từ ngày 22 đến 24-10.

Thanh tẩy tượng thần - Ảnh: Inrajaya 

Cộng đồng Chăm ở VN có ba tôn giáo chính: Bà La Môn, Bà Ni, Islam và hai lễ lớn: Katê và Ramưwan. Ramưwan là biến thể từ Ramadan của Hồi giáo. Hồi giáo vào Champa thế kỷ thứ 14, sau đó được bản địa hóa thành Bà Ni.

Ramưwan được tổ chức định kỳ vào tháng 9 Hồi lịch. Katê cũng định kỳ: đầu tháng 7 lịch Chăm. Định kỳ nhưng so với ngày tháng dương lịch luôn xê xích.


Trải nghiệm đáng nhớ cho người lần đầu đến Đắk Lắk

Chèo thuyền khám phá Hồ Lắk, cưỡi voi vượt sông Sêrepok hay ngắm trời thu vàng rực của sắc hoa dã quỳ là "đặc sản" hấp dẫn của xứ sở nắng gió Tây Nguyên.

Nếu có dịp du lịch đến Đắk Lắk du khách đừng quên trải nghiệm những điều thú vị dưới đây.

1. Ngắm sắc hoa dã quỳ

Nếu mùa thu ở Tây Bắc có sắc hồng của tam giác mạch thì mùa thu Tây Nguyên có sắc vàng rực của các khóm dã quỳ. Những con đường đất đỏ, những ngọn đồi được bao phủ sắc vàng làm cho đất trời Tây Nguyên thêm phần thi vị. Sáng sớm khí trời Tây Nguyên lạnh dịu, bạn có thể thưởng thức ly cà phê ngắm sắc dã quỳ còn đang ngái ngủ. Khi mặt trời bắt đầu tỏa bóng, những nụ vàng vươn mình khoe sắc tạo thành lớp lớp sóng hoa vàng xô nhau trước những cơn gió trên khắp núi đồi Tây Nguyên. 

Sắc vàng của dã quỳ phủ trọn cả núi đồi Tây Nguyên. Ảnh: Qủy Cốc Tử. 

20 món thịt dê ngon nức tiếng ở Ninh Bình

Ninh Bình không chỉ thu hút đông đảo du khách bởi sở hữu nhiều cảnh sắc thiên nhiên đẹp mà còn làm say lòng những tâm hồn yêu ẩm thực với thực đơn đa dạng các món dê núi trứ danh.

Thịt dê núi từ lâu đã trở thành đặc sản của đất Ninh Bình, được người địa phương chế biến thành hàng chục món ăn mà nghe qua đã thèm như dê tái chanh, xào lăn, nhúng mẻ, hấp, hầm, nướng ngũ vị, nấu cà ri…

1. Dê ủ trấu

Dê núi sau khi cắt tiết được cạo lông sạch sẽ, nhồi lá sả vào bụng. Phủ trấu lên toàn thân dê và đốt rơm để mồi lửa. Nhờ hơi nóng của trấu, thịt dê sẽ chín om, da vàng rộm, tạo ra món tái đúng nghĩa. Dê ủ trấu thành phẩm không chín hoàn toàn, không mất nước, khi thái thịt xoăn thành từng lọn nhỏ ăn mềm, ngọt.

21 thg 11, 2014

Hoa trinh nữ

Hoa trinh nữ là tên một bài hát trữ tình của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh mà chắc nhiều người biết:

Hoa Trinh Nữ không mặn mà bằng nàng hồng kiêu sa 
Hoa đâu dám khoe màu cùng một nàng cúc vàng tươi 
Hoa không bán hương thơm như nàng dạ lý trong vườn
Nhưng hoa Trinh Nữ đẹp tựa chuyện tình hai chúng ta



Loài hoa không hương không sắc màu 
nhưng loài hoa biết khép lá ngây thơ 

Dưới cặp mắt nghệ thuật của các tay săn ảnh thì hoa trinh nữ đẹp lung linh như thế này:


Tri Tôn mùa làm mắm cá chốt

Khi mùa nước nổi đầu nguồn miệt Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) vừa dứt, cũng là lúc mùa làm mắm cá chốt bắt đầu. 

Cá chốt mới đánh bắt - Ảnh: N.T.Đăng 

Một ngày cuối tháng mười, chúng tôi đến thăm địa danh lịch sử cầu Vĩnh Thông (Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang). Thấy dưới chân cầu có nhiều người đang ngồi làm cá chốt và cá chốt được thu mua, tập kết về đây với số lượng lớn nên ai cũng háo hức tới xem.

Hỏi ra mới biết đây là một cơ sở đang chuẩn bị nguyên liệu làm mắm cá chốt.

Bản làng bí hiểm trên tuyến du lịch đắt nhất Việt Nam

Bản Đoòng là đơn vị hành chính thuộc xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) là bản làng duy nhất nằm trên con đường độc đạo trong tour du lịch 6 ngày khám phá Sơn Đoòng. Tour du lịch được xem là đắt giá nhất Việt Nam hiện nay.

Bản Đoòng nằm cách TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) gần 100km. Cách cầu Trạ Ang trên đường Hồ Chí Minh Tây khoảng 7km. 


Nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng. Muốn đến bản Đoòng, chỉ có một con đường độc đạo xuyên rừng nguyên sinh. 

Theo chân du khách nước ngoài học làm nông dân ở làng rau Trà Quế

Là làng rau nổi tiếng nhất nước, Trà Quế đặc biệt có sức hấp dẫn đối với du khách nước ngoài. Họ rất thích đến đây theo kiểu du lịch homestay, học cuốc đất, trồng rau. 

Làng Trà Quế đẹp như tranh vẽ 

Cách phố cổ Hội An chưa đầy 3km, cách trung tâm TP Đà Nẵng 27 km, làng rau thôn Trà Quế xã Cẩm Hà hiện có trên 200 hộ dân làm nông nghiệp, trong đó trên 100 hộ gia đình chuyên trồng đủ các loại rau ăn lá và rau gia vị trên những thửa ruộng, tổng diện tích khoảng 40ha. 

20 thg 11, 2014

Tôi hát bài ca ngợi ca cây... cà phê!

Ở Việt Nam, cây được người ta ăn nhiều nhất là cây lúa. Dĩ nhiên không phải nhai sống cây lúa, mà là ăn những thành phẩm của nó: cơm, cháo, cốm...

Còn cái cây được người ta uống nhiều nhất có lẽ là cây cà phê. Cà phê đen, cà phê đá, cà phê sữa... Có thể nếu tính theo dung tích thì người ta uống bia nhiều hơn, nhưng tính theo số lần uống thí ắt là cà phê nhiều hơn. Vả lại, không nên kể bia vô đây vì nó không phải cây Việt Nam.

Cây cà phê